Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013

Mục ngưu đồ tụng/Tụng về tranh chăn trâu-Quá trình rèn luyện của người tu hành

Sau 10 bức tranh chăn trâu của Quách Am hòa thượng, chúng tôi xin giới thiệu tiếp 10 bài tụng tranh chăn trâu của Phổ Minh thiền sư. Cũng là những vần thơ ngộ đạo phỏng theo quy trình chăn trâu. Tuy có khác với Quách Am mà tâm tưởng hướng đạo cũng như nhất vậy. Trâu từ chỗ chưa chăn dắt, hãy còn 1 mầu đen - rồi mới bắt đầu chăn buộc - chịu sự khống chế bó buộc theo quy luật - rồi dần dần quay đầu - đến lúc thuần phục - không còn gì ngăn trở - không trở ngại tâm ý đến mức độ tùy ý sai khiến - rồi cả hai đạt cảnh giới quên hết cả ngã và tướng - rồi hòa quện làm 1 tự chiếu soi rọi lại nội tâm - đỉnh cao là cả hai đều trở nên hư không không còn phân biệt "ngã" và "tha"/"nội" và "ngoại".
Lại hứng thi cao mà vận ý, thôi di được mấy vần. Dưỡng ngôn từ chỉ đạt được đến vậy. Cúi mong biển rộng dung nạp chút tâm tình của kẻ hiếu sự. Còn nhiều điều chưa thỏa cũng cúi tạ muôn vàn không dám ngẩng đầu đối thoại nữa. 
Mục ngưu đồ tụng
牧牛图颂
Phổ Minh[1] thiền sư đời Tống soạn
宋代僧人普明禅师
一未牧  
狰狞头角恣咆哮
   奔走溪山路转遥
一片黑云横谷口
谁知步步犯佳苗  
Hung hăng sừng nhọn với gầm ghè
Đường xa lao nhọc núi với khe
Một đám mây đen trùm cửa động
Mạ tốt đâu hay đạp nát đi
狰狞头角恣咆哮trâu với 2 sừng nhọn uy phong ghê, ta hình dung như một cá nhân con người trẻ tuổi thông minh, có sức khỏe và tuổi thanh xuân phơi phới. Nhưng lại buông mình phóng túng bản thân; Gầm ghè là tiếng thở ra từ mũi trâu, hay cũng như (tiếng người quát tháo đuổi trâu);  “奔走溪山路转遥con trâu trẻ hung hăng không theo chăn dắt  đi đứng loạn cả trên núi lẫn đồng ruộng, càng đi càng xa. Bản tính cá nhân của con người cũng vậy (khôngcó chính đạo dẫn lối) vọng tưởng suy tư cuộc sống càng nhiều cũng không khác gì con  trâu đang càng ngày càng đi xa.;  “一片黑云横谷口trời thì tối đen mờ mịt không biết đi đâu về đâu. Như xã hội trầm luân tăm tối, con người chỉ sống vì cuộc sống để mà sống nhưng mục đích cuộc sống và điểm đến của giá trị nhân văn thì không biết. Câu thứ 4 là câu phản tỉnh. Vọng tưởng dẫn lối đưa con người vào các lối mê lầm.; 谁知步步犯佳苗tự mình lại dẫm đạp, cắt đứt mối thiện mầm thiện của mình đi. Các căn thiện không phát lên được . Đấy là bước đầu tiên của tranh chăn trâu. Bình thường thì vọng tưởng mê lầm mà không biết , suy tư nhiều vẻ kỳ khôi  muốn làm cái này muốn làm cái nọ  như là kiếm tiền làm giàu, thăng quan tiến chức, ra sức này nọ … đều là do vọng tưởng mà ra. Tự mình không giữ được các vọng niệm của mình.
二初调  
我有芒绳蓦鼻穿
   一回奔竞痛加鞭  
从来劣性难调制
犹得山童尽力牵
Sực bỗng sừng gai mũi tớ xuyên
Một phen lồng lộn đánh roi thêm
Từ xưa tính bướng khôn dạy bảo
Cũng bởi người chăn hết sức lên
    Bước thứ 2 là mới bắt đầu vào học , như người mới bước đầu ngồi thiền ngay ngắn , tự xem xét lại bản tâm biết được mình sai lầm, mong muốn kéo giữ nắn sửa bản tâm  chở lại.; 初调là nói muốn phục giữ vọng tưởng của mình lại. ; “我有芒绳蓦鼻穿Sợi  giây buộc mũi trâu  kéo đi  cũng ví như  Phật pháp  đưa con người vào chỗ an nghỉ. Đưa  tâm tính vào chỗ điều tức. ; “一回奔竞痛加鞭” Như ý trâu còn muốn ham đi bừa loạn thì lại thêm roi vọt kiềm chế đưa nó về lối tu dưỡng.; 从来劣性难调制Cái tính ham xưa khó sửa  nên người chăn càng phải gắng “犹得山童尽力牵phải dựa vào người chăn, phải biết vâng phục, đó chính là ý chí chính trực trong sáng, dùng nó mà giữ, gắnghết sức mà giữ.
三受制  
渐调渐伏息奔驰
渡水穿云步步随  
手把芒绳无少缓
牧童终日自忘疲  
Sửa dần ngay thói gan lỳ
Vượt nước xuyên mây theo bước đi
Tay chặt thừng gai phân thứ bực
Mục đồng suốt buổi mệt quên đi
   “渐调渐伏息奔驰từng bước từng bước chấp nhận sự dạy dắt. Trâu cũng vậy mà con gì cũng vậy, khi hung hăng nổi giận, ta từ từ chuyển giây lên phía trên mũi mà kéo nhẹ là nó đi. Phật môn có phép tu An Na Ban Na安那般那, khi ta tâm niệm bấn loạn, cần từ từ bình tĩnh xuống. Lời Phật dạy lấy mắt mà nhìn mũi, lấy mũi mà nhìn tâm眼观鼻,鼻观心,chỉ cần hô hấp được vững vàng thì tâm niệm cũng điều phục.;  “渡水穿云步步随trâu và người mục đồng , người nhỏ tầm 7 – 8 tuổi chăn dắt mà không dám manh động là vì giây nằm trong tay nó. Cái khí lực mạnh đã bị khống chế “手把芒绳无少缓,牧童终日自忘疲Mục đồng tay cầm thừng không buông một bước cũng không lơi ra, cho nên công phu  cũng không được lười biếng . Đầu trâu từ màu đen chuyển sang trắng tỏ ý đã biến đổi rồi. Mục đồng của ta chính là ý thức. Giây chính là hơi thở cần điều thức như phép An Na Ban Na đã nói. Tâm niệm và Ý thức đã chuyên nhất đưa hơi thở về chỗ mềm mại điều hòa. Mục đồng dù cầm roi hay cành cây cũng được. trâu thì đã chuyển đầu trắng biểu tỏ sự thiện lương, trừ nghiệp ác, chịu sự chế phục, công phu điều tức đã hợp nhất
四回首  
日久功深始转头
颠狂心力渐调柔  
山童未肯全相许
犹把芒绳且系留  
Lâu ngày công gắng mới quay đầu
Điên cuồng sức lực cũng mềm theo
Mục đồng chưa thể hoàn toàn hứa
Còn nắm thừng gai để giữ lưu

    Trâu đã quay đầu là nói tâm niệm đã chú vào hơi thở; 日久功深始转头trâu không đi bừa chạy loạn nữa . Tâm đã quy về một “颠狂心力渐调柔cái tâm đi bừa phóng túng đã mềm xuống cùng hơi thở hòa hiệp, rồi dần theo đó mà điều hòa “山童未肯全相许,犹把芒绳且系留Khi ý niệm của ta không còn phóng túng, tâm định thì tất sẽ hợp nhất, hợp nhất nhưng cũng không thể buông lơi. Đầu trâu chuyển trắng , cá tính nhu hòa nhiều rồi, người chăn trâu ở bên cạnh trâu nắm giữ giây không cần dụng tâm nữa mà vẫn nắm lấy thế thôi
心息合一
五驯伏  
绿杨荫下古溪边
放去收来得自然  
日暮碧云芳草地
   牧童归去不须牵 
Khe cũ dương xanh râm bóng êm
Thả ra bắt lại rất tự nhiên
Cỏ biếc mây xanh buổi chiều muộn
Mục đồng lối cũ khỏi lo phiền 
   Thêm một bước thuần phục, “绿杨荫下古溪边trẻ chăn trâu không cần nắm giây kéo nữa nhưng tâm tính tư tưởng không còn loạn động , hơi thở có thể đạt đến giai đoạn ngừng thở; “放去收来得自然thư thái vì trâu đã vâng lời , tư tưởng không động loạn nữa, tuy thời tuy lúc mà đếncảnh giới công phu; “日暮碧云芳草地là cảnh giới thư thái tự nhiên; “牧童归去不须牵trẻ chăn trâu tự cầm thừng dắt trâu về nhà, trâu chẳng cần kéo nữa tự nó đi về. Trâu đen 3 phần đã 2 phần chuyển trắng.
六无碍  
露地安眠意自如
不劳鞭策永无拘  
山童稳坐青松下
   一曲升平乐有余  
Lộ đất ngủ yên ý vẫn như
Chẳng phiền roi vụt với dây thừng
Mục đồng yên chỗ tùng im mát
Một khúc thanh bình vui có dư
    Trâu gần trắng hết cả, tâm tính đã điều phụcchỉ còn cái đuôi hơi đen. Người chăn thì đâu, đang ung dung thổi sáo đi chơi rồi. Trâu tự hoàn trâu người tự  hoàn người  không vướng bận nhau chi, gọi là cảnh giới vô ngại . Công phu gần toàn vẹn.;  “露地安眠意自如lộ ra khoảng đất không mênh mông, ngày đêm công phu tự lộ  ra luôn luôn ở cảnh giới thanh tịnh. Không cần dụng tâm mệt mà cứ thanh tịnh luôn.; “不劳鞭策永无拘trâu không cần chăm nữa, tâm tính vọng tưởng không sinh thì cũng không cần roi đánh quát hét, cũng không cần chú tâm để mắt. Người chăn trâu không để ý nữa mà ngồi thanh thản bên cội tùng thổi sáo một khúc ca thanh bình . Thơ người đời Tống có câu短笛无腔信口吹sáo ngắn không xoang hay miệng thổi”là nói tùy tiện  vậy chứ trâu kia đã về đến nhà hay chưa còn hơi sớm
心无挂碍
七任运  
柳岸春波夕照中
淡烟芳草绿茸茸  
饥餐渴饮随时过
石上山童睡正浓  
Sóng xuân bờ liễu bóng chiều hồng
Cỏ tươi khói nhạt biếc thanh trong
Đói ăn khát uống tùy thời thích
Đá kê con ngủ giấc say nồng

Sóng xuân bờ liễu chiều hồng
Cỏ tươi khói nhạt thanh trong biếc mầu
Đói ăn khát uống tùy đâu
Mục đồng ngon giấc kê đầu đá xanh
    Cuối cùng thì chiếc đuôi đen cũng hóa trắng , thiện nghiệp đủ đầy niệm niệm thanh tĩnh.; “柳岸春波夕照中”, cảnh giới như vẽ “Khói nhạt cỏ xanh淡烟芳草绿茸茸” mưa lẫn khói mênh mang, liễu xanh rủ biếc vọng niệm như tan biến không còn chút phiền não. Thực không phải không còn phiền não, vẫncòn phiền nãonhưng tùy cơ xử lý. Như đói ăn khát uống qua ngày, nhất thiết không trở ngại . Lời Tâm Kinh: Tâm không quái ngại, vì không quái ngại nên không sợ hãi, xa rời mọi vọng tưởng心无挂碍,无挂碍故,无有恐怖,远离颠倒梦想. Người mục đồng thì ngon giấc trên đá. Cảnh giới thư thái , lúc nằm mà trâu chả dám rời nhưng vẫn tự nhiên ăn cỏ, người cứ thanh thản làm việc . Coi tâm mà thưởng thức, lấy vui từ trong tâm, lấy tâm mà nhiếp phục, lấy tâm mà giải thoát
八相忘  
白牛常在白云中
人自无心牛亦同  
月透白云云影白
白云明月任西东
Trâu trắng vẩn vơ mây trắng trong
Người tự vô tâm trâu một lòng
Mây trắng trăng soi mây ảnh trắng
Trăng trong mây trắng khắp tây đông
    Trâu giờ đã thuần phục đến cảnh giới quên  bản thân, hơi thở điều hòa quên cả vọng niệm, quên cả thân thể, quên cả sự hư không, quên cả tri giác
白牛常在白云中”, “人自无心牛亦同”,月透白云云影白trăng soi sáng tỏ “白云明月任西东” ngũ uẩn giai không  
九独照  
牛儿无处牧童闲
一片孤云碧嶂间  
拍手高歌明月下
归来犹有一重关  
Trâu thả không nơi mục đồng nhàn
Một đám mây côi tụ dãy lam
Cao ngâm tay vỗ ánh trăng rạng
Lối về còn chắn một trùng quan

Mục đồng trâu thả nơi không
Một đám mây lẻ giữa vùng núi xanh
Vỗ tay ca dưới trăng thanh
Lối về còn có một vành cửa quan
    Đến mức độ là trâu cũng quên mất, vọng niệm không còn. Người mục đồng đến ý thức về ngủ cũng hết, hết sạch. Trâu đâu không thấy, người chan nhàn rỗi. Thiền sư Bách Trượng nói “灵光独耀,迥脱根尘linh quang độc sáng, thoát hẳn trần căn”. Trời xanh gợn chút mây trắng, cảnh giới thanh sáng. Người chăn hiểu được công phu đạt đến rồi,chỉ còn vỗ tay reo ca dưới trăng ngân. Mọi thứ sạch không, pháp Mật tông giảng đến chỗ Tính không, đã là không thì mọi thứ đều không. Hãy còn sớm quá, hãy còn một cửa ải nữa. vì liễu được cảnh không thì cũng không dụng gì vào đâu được. Chỉ cần tâm động niệm thì thấy ngay sự rối loạn. Đó là công phu vẫn chưa về được đến nhà. Ta mắng ai thì cũng phải từ công việc của họ mà dẫn ra thế mới không loạn. Vậy là khi ta tự sáng thì mới sáng được một mình , mới hiểu được lẽ xuất thế mà chưa hiểu được lẽ nhập thế. Thế thì chưa xong, chưa phải là cảnh giới con đường của Bồ Tát
十双泯  
人牛不见杳无踪
明月光含万象空  
若问其中端的意
   野花芳草自丛丛  
Người trâu chẳng thấy dấu đâu
Đêm thanh trăng sáng sạch mầu thế gian
Ý hay đạo diệu muôn vàn
Hoa đồng cỏ nội hương chàn nơi nơi

Người trâu chẳng thấy dấu mênh mang
Trăng thanh ánh sáng sạch thế gian
Ai hỏi ý hay trong đạo diệu
Hoa đồng cỏ nội hương tỏa lan

Người trâu chẳng thấy dấu đâu
Trăng thanh ánh sáng sạch mầu muôn không
Ý trong huyền diệu ai cùng
Hoa đồng cỏ nội cả vùng thơm lan
   
 Đến bước thứ 10 thì cả hai đều quên hết cả nhau đi, lúc này có thể nhập thế mà cũng có thể xuất thế. Nhấc cũng cân mà buông cũng nhẹ, có cũng như bằng không. Nhập thế làm việc, tại gia cũng hay mà xuất gia cũng giỏi, làm việc trai cũng xứng mà làm than gái cũng vừa. Song dẫn là hết cả đều không có (không – hữu), trâu không quản mà người cũng không hay. 人牛不见杳无踪soi thấy ngũ uẩn đều không . Chỉ một long gương sáng như trăng soi muôn vật明月光含万象空sự có sự không đều thỏa, nhập thế xuất thế, phiền não hay không phiền não đều như nhau. Cảnh giới tu hành đã đến mức thành tựu  gần đền giác ngộ. Như hỏi ý mầu nhiệm trong đạo diệu “若问其中端的意cái gì đúng cái gì là chân lý. Rất là giản dị mà tự nhiên  Đồng không cỏ biếc mọc tươi um, đế nơi nào ra tướng nơi ấy, không nhất thiết là xuất gia hay tại gia mới đạt đến được, thành tự tại bồ tát究竟怎么是对呢?很自然,野花芳草自丛丛,到处都是,不一定出家才能做到,也不一定在家才能够修道。得大自在,就是观自在菩萨。 
10 bức chăn trâu, 10 giai đoạn công phu. Trâu trước mắt giờ đâu phải quản 10 bước công phu, pháp môn tâm địa phối hợp 心地法门,16 đặc thắng giờ đã hiểu thấu[2]
Nguyễn Đức Toàn dịch giới thiệu



[1] Năm sinh năm mất của Phổ Minh thiền sư chưa rõ ràng, chỉ biết ông sống đời nhà Tống.
[2] 16 đặc thắng là thuật số quán sát trong Tứ niệm xứ. Từ Điều tâm đến Bi tưởng, chỗ nào cũng có quán chiếu, khởi phát thiện niệm vô lậu; đè nén cái mất mát do ác nghiệp nên gọi là Đặc thắng. 16 cái là: Tri tức nhập, tri tức xuất, tri tức trường đoản, tri tức biến thân, trừ chư thân hạnh, thụ hỉ, thụ lạc, thụ chư tâm hạnh, tâm tác hỉ, tâm tác nhiếp, tâm tác giải thoát, quán vô thường, quán xuất tán, quán li dục, quán diệt, quán khí xả.

Thứ Ba, 25 tháng 6, 2013

Phật pháp: Bài tựa tỏ ý Kinh Hiền Ngu

Kinh Hiền-Ngu, là một bộ kinh bao-gồm nhiều chuyện-cổ Phật-giáo giảng về lẽ Luân-hồi Báo-ứng từ thời Đức-Phật còn tại-thế, qua lời-kể của các Đệ-tử Đức-Phật. Làm Lành là người-Hiền, tạo Ác là kẻ-Ngu. Sách truyền đến nước-ta thời nào chưa rõ, chỉ phỏng theo bản-in mới trùng-san, lời Tựa của các Cao-tăng nước-nhà. Nhân mùa An cư kiết hạ 2013, Đàn-na Tín-thí công-đức ấn-tống trùng-san nối-bản. Văn-chương nước-nhà về Phật-pháp lại rạng-tỏa. Bản in đẹp, cung-tiến để đạo-hữu gần-xa thưởng-thức cái đại-ý của bản Kinh. Lời dịch đã lâu, mượn lại của đồng đạo xin đưa lên đây, các Chú thích dẫn theo IT. Có gì mạo muội, xin bỏ qua mà bổ khuyết cho.
Hiền Ngu Nhân duyên kinh tự- Lời tựa cho kinh Hiền Ngu nhân duyên






Lúc tôi còn đi giáo hóa ở vùng Nghi Tuyền, chùa Đại Quang. Một hôm nhân giảng bài xong, thấy một vị Sa môn[1] từ ngoài xin yết kiến. Hỏi thăm thì người ấy thưa là: Kẻ ngu vụng con là tòng giả[2] ở chùa Lôi Âm, do nghiêm sư con sưu tập được một bộ Kinh Hiền Ngu, mà nước ta từ xưa chưa hề thấy có bản in này, vậy nên mới sai con đem đến để trình trước bậc tôn đức. Tỏ ý hòa hợp đồng đạo. Đnhững lúc nhàn rỗi duyệt xem cho. Tôi nghe những lời đó mà khắc ghi trong lòng, cũng chẳng biết từ đâu mà Kinh có tên là Hiền Ngu. Bèn kêu lấy nước, rửa tay, chỉnh lại y phục, nâng lên mà xem. Lướt qua đã thấy được những ý vị rất hay, liền sai môn thuộc chép lại đầy đủ để cất giữ, sắp xếp lại tổng cộng gồm chín quyển, trong đó có đầy đủ cả bốn mươi bảy chương. Mỗi kỳ Hạ[3] lại đem ra tụng đọc, thấy nói: Đức Phật ta vì chúng sinh cầu đạo xả thân, thương bọn Lục sư[4] khoe phép thuật mà không biết thẹn, còn những chuyện thiện ác báo ứng, lẽ âm dương không mảy may sai sót. Họa phúc quyền hành, lẽ đất trời không bỏ sót chút nào. Kẻ làm ác thì đời sau báo khổ; người làm thiện thì tái thế được vinh hoa. Có người thì lên cõi trời ưu du vui vẻ, do duyên xưa kết thành thiện niệm; có người bị đọa địa ngục mà chìm đắm trong trầm luân, bởi lẽ ngày trước gieo mầm ác. Còn đến như trộm cắp tà dâm, nói xằng nói bậy, nịnh hót chủ để mong được yêu mến, dấy binh nhung mà cướp đoạt gái đẹp. Ở trần gian này tuy tạo tác khác nhau nhưng báo ứng cũng chỉ có khác hình với bóng. Cứ như vậy mà lúc cùng lúc thông biến hóa, biện luận cát hung. Ấy là ngài Tôn giả A Nan khi đứng hầu đức Phật, xin đức Phật thần thông chỉ dạy. Nhưng mà cái đáng bàn, là mọi Kinh sách đều có phần tự phẩm, dẫn lời các đệ tử trước sau tham khảo vào đó. Còn bộ Kinh này thì không thấy như thế. Ai là người xem thấu được những lưới ngờ đan xen của người ta. Do đó xem kĩ đầu đuôi, thẩm câu rõ ràng, biết rõ là lời Phật dạy trong các kinh, xen lẫn với những giáo lý ở các bộ. Đến đời nhà Ngụy, có ngài Thiền sư Tuệ Giác 慧觉đọc hết Tam tạng, khảo cứu Ngũ thời[5], phàm những thiên về tội phúc thì sao ra mà soạn thành một bộ, xem cái người làm thiện được hưởng phúc há chẳng phải là ở hiền mà được sao! Làm ác mà mắc phải tai ương chẳng phải ngu dốt mà chịu sao! Thu thập lại mà đặt tên là Hiền Ngu để lưu truyền cõi này. Nay ở đất Bách Việt có các vị Tịch Mỹ, Tịch Mạch, Tịch Yên tu đạo hạnh khổ không, tu tâm trai giới. Khi nghe đến lời lời tán về tội phúc phân minh, thì phát tâm thiện niệm, thỉnh về in ấn. Trải khắp những nơi gác tía lầu son, đem tấc lòng giáo hóa tám cõi[6]. Lê gót từ chốn kinh kỳ đến vùng thôn dã, gom vạn thiện vào một nhà, tiền tài đã đủ, tai nải cũng vừa[7]. Sai cho thợ giỏi để san khắc, mua ván mà in lưu tán rộng rãi hai cõi Tăng tục. Để cho hiểu việc tội phúc mà mở mang, chuyển thiện diệt ác, để thoát khỏi ngu muội tiểu nhân, chính tâm mà tu thân, để trở thành hiền minh quân tử. Ai ai cũng được tăng thêm phúc đức, người người dứt hết họa căn. Chứng một đời mà cùng được lên cõi trời, vượt khỏi Cửu hữu[8] mà không sa vào địa ngục. Vậy thôi!
Thời năm Gia Long thứ 11 (1812), ngày lành tháng đầu đông ( tháng 10) năm Nhâm Thân.
Sắc Phong cho Đạo Nguyên Tăng Thông Tỷ Khiêu Thanh Lãng.
Chùa Diên Phúc Tịch Nguyên kính viết.
Đào Nguyễn Viên phụng bái thư.
Các Sa Môn chứng san:
Chùa Diên Trường Tỷ Khiêu tự là Hải Nguyên Thích Bình Bình.
Chùa Nguyệt Quang Tỷ Khiêu tự là Tính Tĩnh Thích Liễu Liễu.
Chùa Từ Quang tự Hải Ngự.
Chùa Giao Tất Trúc Lâm Tuệ Hải Pháp hiệu Nhân Đồng.
Hộ Kinh
Chùa Kim Liên Tỷ Khiêu tự là Tịch Nhiên.
Chùa Sùng Ân tự là Tịch Mỹ.
Chùa Phổ Quang Tỷ Khiêu tự Tịch Khuông.



[1] Dịch từ nguyên văn Viên đỉnh phương bào: đầu tròn áo vuông, chỉ người xuất gia.
[2] Tòng giả: chỉ người theo hầu hạ. Đây khiêm xưng mình là kẻ theo hầu bậc đại sư ở chùa Lôi Âm
[3] Kỳ An Cư Kiết Hạ của chư Tăng Ni Phật giáo, gọi tắt là Kỳ Hạ.
[4] Lục sư: tức là Lục sư ngoại đạo, nói những bậc trí thức ngoài Phật giáo thời Phật mới thành đạo, đem trí tuệ ngoại đạo để biện bạch với Thế tôn mà không hơn được, là các vị: San-xà-da Tì-la-chi-tử (珊闍耶毘羅胝子): chủ trương chủ nghĩa hoài nghi; A-kì-đa Sí-xá-khâm-bà-la (阿耆多翅舍欽婆羅): chủ trương duy vật luận; Mạt-già-lê Câu-xá-lê (末伽梨拘舍梨): chủ trương thuyết định mệnh; Phú-lan-na Ca-diếp (富蘭那迦葉): phủ nhận giá trị chân thật của thiện ác, do vậy không quý trọng đạo đức; Ca-la-cưu-đà Ca-chiên-diên (迦羅鳩馱迦旃延): giải thích sự hiện hữu của thế giới thông qua 7 yếu tố cơ bản; Ni-kiền-đà Nhã-đề-tử (尼乾陀若提子): người sáng lập Kì-na giáo, theo chủ thuyết tương đối.(theo kinh Tạp A-hàm quyển 43, kinh Tiễn mao thuộc Trung A-hàm quyển 57). 
[5] Tức Ngũ thời bát giáo 五時八教5 thời 8 giáo do ngài Trí Khải tông Thiên Thai thành lập. Đại sư Trí Khải căn cứ vào nội dung các kinh điển do đức Phật nói để phân loại, giải thích, rồi theo thứ tự thời gian đức Phật thuyết pháp mà chia làm 5 thời. Lại căn cứ theo phương pháp đức Phật dắt dẫn chúng sinh mà chia giáo pháp của Ngài làm 8 giáo, gọi chung là Ngũ thời bát giáo. I. Ngũ thời: 1. Thời Hoa Nghiêm: Đức Phật nói kinh Hoa Nghiêm trong 21 ngày đầu tiên sau khi Ngài thành đạo cho chúng Đại bồ tát Biệt giáo và các vị ưu tú trong Viên giáo nghe. Kinh Hoa Nghiêm có chia ra phần trước và phần sau khác nhau. Phần trước là giáo pháp nói trong 21 ngày đầu, không có hàng Thanh văn tham dự; phần sau như phẩm Nhập pháp giới thì có các vị Thanh văn như ngài Xá lợi phất... (được nói trong khoảng thời gian Phật đi giáo hoá chúng sinh) Nhưng giáo pháp của thời kì này quá cao, hàng Thanh văn đều như điếc như câm nên chưa thể nhận lãnh được hiệu quả lợi ích của sự giáo hoá. 2. Thời Lộc uyển: Trong khoảng 12 năm sau khi đức Phật nói kinh Hoa Nghiêm, là thời kì Phật nói 4 bộ kinh A hàm trong phạm vi 16 nước lớn. Vì nơi nói pháp đầu tiên trong thời kì này là vườn Lộc dã, nên gọi là thời Lộc uyển (thời vườn nai), lại lấy tên kinh đã nói nên cũng gọi là thời A hàm. 3. Thời Phương đẳng: Thời kì Phật nói các kinh Đại thừa như Duy ma, Tư ích, Thắng man,... trong khoảng 8 năm sau thời Lộc uyển. 4. Thời Bát nhã: Chỉ cho thời kì Phật nói các kinh Bát nhã, trong khoảng 22 năm sau thời Phương đẳng. 5.Thời Pháp hoa Niết bàn: Chỉ cho thời kì làm cho người nghe pháp tiến đến cảnh giới cao nhất và chứng nhập tri kiến Phật. Đây là thời kì đức Phật nói kinh Pháp hoa trong 8 năm sau cùng và nói kinh Niết bàn 1 ngày 1 đêm trước khi Ngài nhập diệt. 
[6] Nguyên văn là Bát Biểu, chỉ tám cõi
[7] Nguyên văn phương huynh chi lai dã hữu phu, yêu tử chi tuyền kì bất phạp
[8]  Chín cõi chỉ là một cách phân chia khác của “ba cõi” hay “sáu nẻo”, đều chỉ cho cái vòng sinh tử luân hồi.
Hiền Ngu Nhân Duyên Kinh Tân Dẫn- Lời dẫn mới cho kinh Hiền Ngu Nhân Duyên




Người xưa nói rằng: thiện ác hai cửa, thấu qua được cửa này thì mới là Hiền Ngu hai thể dạng, mà tỏ được thể dạng của nó được chăng? Thế cho nên kinh rằng: người phàm ở đời chia ra tôn ty sang hèn, giàu nghèo sướng khổ đều do nghiệp đời trước mà có. Thế cho nên mới biết rằng nhân từ, khiêm thuận là người sang, còn bọn hung bạo ác ôn là bọn tiện nhân. Từ đó mà có Hiền và Ngu vậy. Kính nghe lúc đức Phật giảng, lời lời sáng tỏ. Câu Như thị ngã văn/Như tôi được nghe, sang sảng không mờ. Có người thụ Bát quan[1] nguyện được làm quốc vương, có người  chia đồ ăn cho ngạ quỷ mà được lên thiên giới. Gọi là Sa Bà khổ đấy, Sa Bà khổ đấy. Đức Phật nói bỏ thân, bỏ mắt, bỏ đầu, đổi báo thân mà mong lấy Pháp thân. Lấy cái khó xả mà tâm phải xả, nghĩ tới Tây phương là sướng, Tây phương là sướng. Chỉ thẳng về nguồn. Bởi thế bố thí cây, bố thí của cải, bố thí đất. Lấy ác báo mà thay thế hảo báo. Vận số có thể lưu hành, mà chí nguyện thi hành. Trong Lục độ thì bố thí đứng đầu, bỏ của nhà mà làm đồ trai cúng. Tám phúc điền[2] thì xem bệnh là nhất, cắt thịt mình mà làm thuốc cứu tăng. Thần công xoay chuyển, diệu vận không khác. Phép Lục Thông[3] hàng phục ngoại đạo, sức thánh viên dung mà không hề gián cách. Thập thiện giáo hóa dân sinh, Trần Như năm người[4] được biết trước mùi Pháp. Lam bà năm trăm kẻ[5] trông vọng mây lành. Phân giáo bộ làm Tam Thừa. Không quản ngươi là ăn mày. Coi chúng sinh như con một, đâu sót mấy kẻ mù lòa. Không gì là không phải gieo trồng mầm thiện, mà đạt quả ở tương lai đó sao? Nài chi hoa mọc lúc tạnh lúc rườm, đêm dài lắm mộng. Những con ngu giết nhầm cha, nghe mẹ mà chửi sư tăng, thì kiếp trước, kiếp này, kiếp nữa, kiếp lai sinh, oán kết biết bao đời mới cởi bỏ được. Bọn ngoại đạo tranh kì lạ, lũ Lục sư[6] tranh hơn thua, thế nên tướng người tướng ta, tướng thọ, tướng chúng sinh, bốn tướng đó ràng buộc biết bao giờ thôi. Có người nhầm lối tu hành, không xét đến ý này. Có kẻ chỉ biết vục đầu vào cơm nước, cũng không hết một đời. Há có biết được giác tính Bồ Đề lúc nào cũng viên mãn, hay đâu gốc thiện Bát Nhã người người đều có, âý là lòng trời thương xót, mà thoát được mầm mống điên đảo. Cũng biết đó là đại sự nhân duyên. Phá tan hết chướng ngại của vòng luân hồi. Đấng Đại Phạm thiên có 6 lần thỉnh giảng Thủ kinh. Văn chương Năm bộ diệu lưu thông. Dựng sừng thỏ lông rùa[7] làm tiêu chuẩn, nhất tâm cầu đến phẩm cuối cùng để lên cõi trời. Tám đức trong mát[8] tưới phun, tẩy sạch cõi hoang vu nơi Kê Viên, Lộc Uyển[9]. Có khi là Phật Pháp phù trợ, là oai lực của chư thiên đó chăng? Ngu tôi được dự vào hàng tăng lữ, có biết một chút giáo lý, sợ bụi trần mà lấy giới luật nghiêm thân, chỉ lo theo dấu người trước, xét các đời đều lấy sách dạy người. Vậy nên cho san khắc ra mà truyền bá lâu dài. Nay việc đã thành hơn cả chí nguyện. Có mấy lời trong lòng, tự biết tài năng không đủ, mạo muội viết lời tựa này.



[1] Bát quan trai giới là một phép tu hành của người tại gia áp dụng trong một ngày một đêm (24 giờ).Chữ "Quan" là cửa, cửa ngăn chặn 8 điều tội lỗi. Chữ "Trai", tiếng Phạn là Posadha, nghĩa là khi đã qua giờ ngọ (12 giờ trưa) không được ăn nữa. Vậy "Bát quan trai giới" là sự giữ gìn cho thân tâm được thanh tịnh trong 24 tiếng đồng hồ bằng cách ngăn chặn 8 điều tội lỗi sau đây:1. Không được sát sanh; 2. Không được trộm cướp; 3. Không được dâm dục; 4. Không được nói dối; 5. Không được uống rượu; 6. Không được trang điểm, thoa dầu thơm, múa hát và xem múa hát; 7. Không được nằm ngồi giường cao rộng đẹp đẽ; 8. Không được ăn quá giờ ngọ. (http://www.buddhismtoday.com/viet/batdau/gioi-16-batquantrai.htm)
[2] Phúc điền: ruộng Phúc. Theo Phật giáo làm phúc là gieo mầm thiện cho cội phúc lâu dài có 8 loại: Phật điền, Thành nhân điền, Tăng điền, Hòa Thượng điền, Xà Lê điền, Phụ điền, Mẫu điền, bệnh điền. Làm việc phúc đức với các ruộng ấy để thiện báo lâu dài về sau.
[3] Lục thông (六通) nghĩa là Sáu phép thần thông, biểu hiện năng lực trí tuệ của chư Phật và Bồ tát: 1.Thân như ý thông, còn gọi là Thần túc thông: biến hiện tuỳ theo ý muốn, thân có thể bay lên trời, đi trên biển, chui vào trong núi... tất cả mọi động tác đều tuỳ theo ý muốn, không hề chướng ngại. 2. Thiên nhãn thông: nhìn thấy tất cả mọi hình sắc ở gần hay ở xa trong cả thế gian, nhìn thấy mọi hình tướng khổ vui của chúng sinh trong sáu nẻo luân hồi. 3. Thiên nhĩ thông: nghe và hiểu hết mọi âm thanh trong thế gian, nghe và hiểu hết mọi ngôn ngữ của chúng sinh trong sáu nẻo luân hồi. 4. Tha tâm thông: biết hết tất cả mọi ý nghĩ trong tâm của chúng sinh trong lục đạo. 5. Túc mệnh thông,  còn gọi là Túc mệnh minh: biết được kiếp trước của chính bản thân mình và của chúng sinh trong lục đạo, từ một đời, hai đời cho đến trăm ngàn vạn đời trước đều biết rõ, nhớ rõ sinh ra ở đâu, cha mẹ là ai, tên gì, làm gì.... 6. Lậu tận thông: lậu tức là kiến hoặc và tư hoặc trong ba cõi. Lậu tận thông là dứt trừ toàn bộ kiến hoặc và tư hoặc trong ba cõi, không còn sinh tử luân hồi trong ba cõi, được giải thoát hoàn toàn. Căn cứ Luận câu xá quyển 27, trong 6 phép thần thông trên, 5 phép thần thông đầu thì mọi người đều có thể đạt được, duy nhất phép thần thông thứ 6 thì chỉ có những bậc thánh mới có thể đạt được. (http://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%A5c_th%C3%B4ng)
[4] Năm đại đệ tử đầu tiên của đức Thế Tôn, đứng đầu là Kiều Trần Như và Bạt Đề, Bà Sư Ba, Ma Ha Nam, A Thuyết Thị. 
[5] Nói đến 500 đệ tử theo nghe giảng Pháp của Thế tôn ở Lam bà
[6] Xem chú thích số 4.
[7] Sừng thỏ, lông rùa là các thuật ngữ trừu tượng trong Phật giáo để chỉ cái vi diệu không có trên đời này
[8] Dịch từ Bát công đức thủy: Bát công đức thủy là chỉ cho thứ nước có tám công đức, tám đức tánh, ấy là thứ nước ở trong ao hồ nơi cõi Cực Lạc cũng là nước nơi suối A Na Bà Đạp Đa trong núi Hương sơn ở dãy núi Hy Mã Lạp Sơn ở miền nam Diêm Phù Đề. Tám công đức đó là: Trừng tịnh: Nước lóng sạch; Thanh lãnh: Nước trong mát; Cam mỹ: Nước ngon ngọt; Khinh nhuyễn: Nước uống vào nhẹ nhàng; Nhuận trạch: Nước uống nhuận trơn; An hòa: Nước uống rồi vui vẻ hòa nhã; Trừ cơ cẩn: Nước uống rồi trừ đói khát, bệnh hoạn; Trưởng dưỡng: Nước uống vào thân thể tinh thần, khoan khái định lực tăng trưởng. http://www.hoalinhthoai.com/buddhistdictionary/detail/char-3079/.html
[9] Kê Viên, Lộc Uyển: những địa danh nơi đức Thế Tôn thuyết pháp.