Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2013

Khẩu ngữ tiếng Đức


KHẨU NGỮ TIẾNG ĐỨC
Nguyễn Đức Toàn chuyển Việt ngữ từ IT tiếng Hoa
1. CHào hỏi & Hỏi thăm
Các cách biểu đạt thường dùng:
1、Guten Tag! Tag!
Xin chào!(có nơi dịch là Chào buổi sáng)Thường dùng cho chào hỏi khi gặp gỡ vào ban ngày。
2、Guten Morgen! Morgen!
Chào buổi sáng. Dùng cho khoảng thời gian từ trước 9 giờ sáng。
3、Guten Abend! Abend!
Chào buổi tối. Dùng cho khoảng thời gian trước khi đi ngủ。
4、Gute Nacht!
Chúc ngủ ngon!(Chú ý, đuôi từ Gute không có “n“,vì danh từ “Nacht“ thuộc Giống Cái。)Dùng chúc nhau trước khi ngủ. Giống Good Night trong tiếng Anh。
5、Grüß Gott!
Xin chào!(Đây là cách chào theo phương ngữ của vùng Miền Nam nước Đức, các vùng thuộc nước Áo)
6、Grüß dich!
Chào bạn!(Là phương ngôn của vùng Nam Đức và Áo, thanh niên rất hay dùng)
7、Hallo!
Hallo!(Để đánh tiếng khi chào nhau)
8、Hei!
Hei!(Cũng Để đánh tiếng khi chào nhau)
9、Servus!
Dùng để chào cả khi gặp mặt và từ biệt( là phương ngôn của vùng Nam Đức)
10、Herzlich willkommen!
Chân thành hoan nghênh!
11、Wie geht es Ihnen?
Ngài có khỏe không?
12、Wie geht es dir?
Cậu khỏe không?
13、Wie geht’s?
Khỏe chứ?
14、Wie geht es Ihrer Familie?
Gia đình ông/bà khỏe chứ?
15、Wie geht es Ihrer Frau?
Vợ ông có khỏe không?
16、Wie geht’s zu Hause?
Nhà ông thế nào, có khỏe không?
17、Wie steht es? Wie steht’s?
Tình hình dạo này thế nào/Dạo này thế nào rồi, khỏe không?
18、Wie steht es mit Ihrem Studium?
TÌnh hình học tập thế nào rồi?
19、Lange nicht gesehen, wie geht’s?
Lâu không gặp, cậu khỏe chứ?
20、Was macht Ihre Frau?
Vợ ông khỏe chứ?
21、Wie geht Ihre Arbeit?
Công việc của cậu dạo này thế nào?
22、Was gibt’s Neues?
Có gì mới không?
23、Gut, vielen Dank! Und Ihnen? Und dir?
Tốt, cám ơn cậu!Thế còn cậu thì sao/ còn ông thì sao?
24、Nicht schlecht.
Không tồi lắm!
25、Sehr gut!
Rất tốt!
26、Ganz gut!
Rất tốt!
27、Mir geht es sehr gut.
Tôi khỏe。(Đấy là mấy hình thức trả lời khi gặp mặt)
28、Ich kann nicht klagen!
Tôi không có gì phải phàn nàn(Ý nói không có gì kêu ca. Tức là rất tốt)(klagen: khiếu nại)
29、Wie gewöhnlich!
Vẫn thường thường thôi mà/ Vẫn như thế thôi!(gewöhnlich: thường)
30、Soso lala!
Vẫn thế mà. Tạm được。
31、Nichts besonders!
Không có gì đặc biệt。
32、Gar nicht gut!
Chả tốt tí nào cả
 33、Es geht!
Cũng được, tạm ổn。
34、Ich freue mich, Sie kennen zu lernen.
Rất vui được biết bạn/được làm quen!
35、Ich freue mich, Sie hier zu sehen!
Tôi rất vui được gặp bạn ở đây。
36、Ich begrüße Sie im Namen ...!
Nhân danh … nhiệt liệt hoan nghênh, chào mừng ngài!
37、Das freut mich auch!
Tôi cũng rất hân hạnh。
38、So eine Überraschung, Sie hier zu treffen!
Thật bất ngờ, được gặp anh ở đây。
39、Ich habe Sie so lange nicht gesehen!
Lâu rồi tôi không gặp anh。
40、Ich habe nicht gedacht, Sie hier sehen zu können!
Tôi không ngờ được gặp anh ở đây.
41、Wer hätte gedacht, Sie hier treffen zu können!
Ai mà biêt được, lại được gặp anh ở đây。
42、Schön, euch zu sehen.
Hay quá, được gặp mọi người thật vui。
2. Tự giới thiệu bản thân
1、Können Sie sich vorstellen?
Xin ngài tự giới thiệu được không?
2、Könnten Sie sich vorstellen?
Xin ngài tự giới thiệu được không?
(là cách nói giả định, tăng thêm ý nghĩa xã giao)
3、Bitte stellen Sie sich vor!
Ngài có thể tự giới thiệu về mình !(Câu có ý yêu cầu)
4、Darf ich mich vorstellen?
Cho phép tôi được giới thiệu về bản thân?
5、Darf ich mich mal kurz vorstellen?
Cho phép tôi được giới thiệu 1 chút về bản thân?
6、Erlauben Sie, dass ich mich vorstelle?
Ngài có thể cho fép tôi giới thiệu về mình không?
7、Gestatten Sie, dass ich mich vorstelle?
Ngài có thể cho fép tôi giới thiệu về mình không?
8、Darf ich mich bekannt machen?
Tôi có thể tự giới thiệu về mình được không?
9、Darf ich Sie bekannt machen?
Tôi xin tự giới thiệu với ngài được không?
10、Wie heißen Sie? Wie heißt du?
Ngài tên gì?Bạn tên gì?
Ich heiße ...
Tôi tên là ……
11、Wie ist Ihr Name? Wie ist Ihr Vorname? Wie ist Ihr Familienname?
Tên ngài là gì ạ? Tên bạn tên là gì? Họ của bạn là gì?
Mein Name ist ..., ... ist mein Vorname, ... ist mein Familienname.
Tên tôi là……,…… là tên của tôi,……là họ của tôi。
12、Wer sind Sie?
Bạn là ai?
Ich bin .... Ich bin Freundin von Herrn .... Ich bin Freund von Frau ....
Tôi là……。Tôi là bạn gái của anh ...。Tôi là bạn trai của cô ...。
13、Woher kommen Sie? Woher sind Sie?
Bạn từ đâu đến ? Bạn là người ở đâu?(dùng để hỏi người từ đâu, ở đâu)
Ich komme aus .... Ich bin aus ...
Tôi từ ……。
(Nếu như nói tôi đến từ Bắc Kinh, Trung Quốc thì có thể nói địa điểm to trước, rồi địa điểm bé sau. Ví dụ: Ich komme aus China, aus Beijing./ Tôi đến từ Trung Quốc, từ Bắc Kinh
14、Das ist meine Visitenkarte.
Đây là danh thiếp của tôi。(Danh thiếp-Visitenkarte có thể chỉ cần nói là : Karte. Cũng được)
15、Wie alt sind Sie? Wie alt bist du?
Bạn bao nhiêu tuổi?Cậu bao nhiêu tuổi?(Chú ý, phải tùy theo lễ nghi xã giao. Một số trường hợp không được hỏi tuổi của người khác. Đặc biệt là người nước ngoài。)
Ich bin 20 Jahre alt.
Tôi 20 tuổi。
16、Was sind Sie von Beruf? Was bist du von Beruf?
Bạn làm nghề gì?Cậu làm nghề gì?
Ich bin Student von der Universität .... Ich bin Ingenieur von der Firma Siemens.
Tôi là sinh viên trường …。Tôi là kỹ sư của công ty Siemens(西门子)。
17、Was machen Sie beruflich?
Công việc của bạn là gì?
Ich bin Mechaniker.
Tôi là kỹ thuật viên。
18、Wo wohnen Sie?
Bạn sống ở đâu?
Ich wohne im Studentenwohnheim.
Tôi ở Ký túc xá sinh viên。
Ich wohne in einem Hotel.
Tôi ở Khách sạn。
19、Wo arbeiten Sie?
Bạn làm việc ở đâu?
20、Wie lange sind Sie hier?
Bạn ở đây được bao lâu rồi?
Seit zwei Wochen bin ich hier.
Tôi ở đây được 2 tuần rồi。
21、Wie gefällt Ihnen hier?
Bạn thích nơi này như thế nào/ Bạn thích nơi này không?
22、Kommen Sie aus China?
Bạn đến từ Trung Quốc à?(Có ý nói: Bạn là người Trung Quốc hả?)
23、Sind Sie Chinese?
Bạn là người Trung Quốc hả?
24、Sind Sie allein hier?
Bạn ở đây có 1 mình à?
25、Sind Sie verheiratet?
Bạn đã kết hôn chưa?
verheiratet : có ý là đã kết hôn
ledig : có ý là chưa lập gia đình
verwitwet : có ý là góa chồng hoặc góa vợ
26、Haben Sie Kinder?
Bạn có con không ?
Wie viele Kinder haben Sie?
Bạn có mấy cháu?
27、Wann sind Sie geboren?
Bạn sinh khi nào?
28、Wann wurden Sie geboren?
Bạn được sinh năm nào?
29、Wann und wo wurden Sie geboren?
Bạn được sinh ra năm nào, ở đâu?
30、Ich bin Mitglied der Gruppe ...
Tôi là thành viên của nhóm…。
31、Was machen Sie hier?
Bạn làm gì ở đây?
32、Arbeiten Sie hier?
Bạn làm việc ở đây à?
33、Studieren Sie hier?
Bạn học ở đây à?
3. Giới thiệu người khác& Làm quen với nhau
1、Darf ich vorstellen: das ist Herr ... .
Tôi có thể giới thiệu: Đây là ông ... 。
2、Darf ich bekannt machen: das ist Frau ....
Cho tôi làm quen nhé: Đây là bà ...。
3、Darf ich Sie mit meiner Kollegin bekannt machen? Frau ...
Tôi có thể giới thiệu bạn với đồng nghiệp của tôi, Bà … không ?
4、Darf ich vorstellen: das sind Herr und Frau Meyer, Sie kommen aus Deutschland, aus Dortmund, Herr Meyer ist Ingenieur bei Siemens, Frau Meyer ist Lehrerin an der Uni Dortmund. Sie machen hier einen Urlaub.
Tôi xin phép giới thiệu, đây là ông bà Meyer, đến từ Dortmund 多特蒙– Đức. Ông Meyer là Kỹ sư của công ty Siemen西门子, bà Meyer là Giáo viên của Trường ĐH Dortmund. Hai ông bà đang nghỉ phép tại đây
5、Ist das Herr Schneider?
Đây có phải ngài Schneider không ?
6、Kommt er aus Berlin?
Ông ấy đến từ Berlin 柏林phải không?
7、Was ist er von Beruf?
Ông ấy làm nghề gì?
8、Was macht er beruflich?
Công việc của ông ấy làm gì?
9、Wer sind das?
Đây là ai?
10、Wo wohnt er jetzt?
Ông ấy sống ở đâu?
11、Kennen Sie schon Herrn ...?
Bạn có biết ngài ... không ?
12、Sehr angenehm, Sie kennen zu lernen.
Rất hân hạnh được biết ngài。
13、Ich auch. / Das freut mich auch.
Tôi cũng vậy。/ Tôi cũng rất vui。
14、Guten Tag, Sind Sie Herr Zhang aus China?
Xin chào, ông có phải là ông Trương(Zhang张)từ Trung Quốc đến không?
Ja, der bin ich.
Phải. Chính là tôi
15、Guten Tag, danke für Ihren Empfang auf dem Flughafen!
Xin chào. Cám ơn ngài đã đón tiếp ở Sân bay。
Gern geschehen.
Tôi rất vui được gặp mặt.
16、Das ist Ihre Frau, nicht wahr?
Đây là Phu nhân của ngài, có phải không?
4. Từ biệt
1、Auf Wiedersehen!
Hẹn gặp lại!
2、Wiedersehen!
Gặp lại nhé!
3、Bis baldiges Wiedersehen!
Sớm gặp lại nhé!
4、Tschüs!
Chào!
5、Servus!
Chào nhé!(Phương ngữ vùng miền Nam nước Đức)
6、Adieu!
Chào(Phương ngôn các vùng Nam Đức, Áo, Ý)
7、Bis dann!
Gặp sau nhé!
8、Bis bald!
Sớm gặp nhé!
9、Bis später!
Gặp sau nhé!
10、Bis gleich!
Sớm gặp nhé!
11、Bis Morgen!
Mai gặp lại!
12、Alles Gute!
Mọi sự tốt đẹp!
13、Mach’s gut!
Làm tốt nhé!
14、Auf Wiederhören!
Tạm biệt!(Chỉ dùng cho giao tiếp điện thoại, tỏ ý từ biệt)
15、Ciao!
Chào!(Phương ngôn gốc Ý)
16、Tschau!
Chào!(Phương ngữ)
17、Viel Spaß!
Vui vẻ nhé!
18、Viel Vergnügen!
Vui vẻ nhé!
19、Leb wohl!
Bảo trọng nhé!
20、Kommen Sie gut nach Hause!
Đi cẩn thận nhé!
21、Fahren Sie gut heim!
Đi cẩn thận nhé!
22、Schlaf gut!
Ngủ ngon nhé!
23、Grüßen Sie bitte zu Hause!
Chào cả nhà nhé!
24、Viele Grüße an Ihre Frau!
Chào vợ ông cho tôi nhé!
25、Gute Reise!
đi chơi vui nhé!
26、Schönes Wochenende!
Chúc cuối tuần vui vẻ nhé!
27、Gute Besserung!
Mau bình phục nhé!
28、Gute Erholung!
Nghỉ ngơi vui vẻ nhé!
29、Gute Unterhaltung!
Nghỉ ngơi vui nhé!
30、Viel Glück dabei!
Chúc nhiều may mắn!
31、Viel Erfolg!
Nhiều thành công !
32、Ich drüche Ihnen den Daumen!
Tôi chúc bạn thành công!
33、Toi, toi, toi!
Cố lên !Cố lên !
5. Yêu Cầu và hỏi thăm
1、Wie bitte?
Cái gì ạ?(Có ý khác là:Bạn nói gì?)
2、Sie wünschen?
Bạn muốn gì?
3、Was möchten Sie?
Bạn muốn gì?
4、Was wünschen Sie?
Bạn muốn gì?
5、Sagen Sie mir, bitte!
Xin hãy nói cho tôi !
6、Bitte helfen Sie mir!
Xin hãy giúp đỡ!
7、Ich bitte Sie, ...
Tôi xin phép,……
8、Ich bitte Sie um ...
Tôi xin phép về việc……
9、Ich möchte Sie bitten, ...
Tôi muốn xin phép ……
10、Würden Sie mir ... geben?
Bạn có thế đưa tôi … ?
11、Seien Sie so nett, .... zu ...?
Bạn tốt quá, … cho tôi …
12、Seien Sie so freundlich, ... zu ...?
Bạn tốt quan,có thể … không?
13、Könnten Sie mir nicht sagen, ... ?
Bạn có thể nói cho tôi, …… không?
14、Ich habe eine Bitte. ...
Tôi có một thỉnh cầu,……
15、Darf ich ... ?
Tôi có thể……?
16、Kann ich ...?
Tôi có thể……吗?
17、Darf ich Sie um ...bitten?
Tôi có thể xin bạn …… không?
18、Kann ich Ihnen helfen?
Tôi có thể giúp bạn không?
19、Haben Sie ... für mich?
Bạn có thể làm …… cho tôi không?
20、Ich möchte .... haben.
Tôi muốn có ……。
21、Ich möchte lieber ...
Tôi thích ……。
22、Ich hätte gern ...
Tôi muốn ……。
23、Könnten Sie mir helfen?
Bạn có thể giúp tôi không?
24、Würden Sie mir helfen?
Bạn sẽ giúp tôi chứ?
25、Ich wäre Ihnen sehr dankbar, wenn Sie ...
Tôi rất là cám ơn, nếu bạn ……,!
26、Machen Sie mir doch das Vergnügen!
Bạn có thể làm cho tôi vui 1 cái không!
27、Kann ich Ihnen behilflich sein?
Tôi có thể giúp đỡ bạn chứ?
28、Anlässlich ... wünsche ich ....
Nhân vì ……tôi mong rằng……。
6. Mời mọc và Từ chối
1、Ich möchte Sie zum Essen einladen.
Tôi muốn mới bạn đi ăn。
2、Ich lade dich zu uns ein.
Tôi muốn mời bạn đến chỗ tôi。
3、Haben Sie Zeit, ich möchte Sie zu uns einladen?
Bạn Có thời gian không? Tôi muốn mời bạn đến chỗ tôi。
4、Wir möchten Ihre Frau und Sie zu uns einladen. Wir werden uns freuen, wenn Sie kommen.
Tôi muốn mời vợ ông và ông đến chỗ tôi。Chúng tôi rất vui nếu các bạn đến。
5、Du bist herzlich dazu eingeladen. Ich freue mich auf dein Kommen.
Tôi chân thành mời bạn đến chỗ tôi. Tôi rất vui nếu bạn đến
6、Aus diesem Anlass laden wir Sie zu dieser Konferenz ein.
Nhân dịp này chúng tôi mời bạn tham dự hội nghị này。
7、Ich lade Sie ins Kino ein.
Tôi mời bạn đi xem phim。
8、Er ist miteingeladen.
Anh ấy được mời。
9、Eingeladen haben wir noch Karl, Heinz, Peter und Daniel.
Chúng tôi còn mời cả Karl, Heinz, Peter và Daniel.
10、Falls Sie Zeit und Lust hätten, wäre es mir ein großes Vergnügen, Sie ins Kino
einladen zu dürfen.
Nếu có thời gian và thích, thì vui với tôi, tôi có thể mời bạn đi xem phim。
11、Haben Sie am Wochenende etwas vor? Ich mache eine Party und möchte Sie dazu
einladen. Haben Sie Lust?
Bạn có dự định gì cuối tuần chưa?Tôi có một bữa tiệc và muốn mời bạn. Bạn có thích thamgia không。
12、Ich habe eine Einladung bekommen.
Tôi có lời mời rồi。
13、Vielen Dank für Ihre Einladung!
Cám ơn vì lời mời của bạn!
14、Danke für Ihre Einladung, ich komme sehr gern.
Cám ơn vì lời mời của bạn. Tôi sẽ đến。
15、Ich möchte dich nach dem Abendessen zu einem Spaziergang einladen.Tôi muốn mời bạn đi dạo sau bữa tối。
16、Wir möchten Sie zu einer Tasse Kaffee einladen.
Chúng tôi muốn mời bạn 1 tách cafee
17、Ich habe leider keine Zeit. Ich habe schon etwas vor.
 Tiếc là tôi không có thời gian. Tôi đã có dự định rồi。
18、Ich habe keine Lust dazu. Schade!
Tôi thực sự không có hứng thú. Tiếc quá。
19、Ich habe schon eine Verabredung. Aber danke für Ihre Einladung.
Tôi đã có hẹn rồi nhưng cũng cám ơn lời mời của bạn。
20、Ich habe noch viel zu tun. Ich kann nicht kommen. Entschuldigung!
Tôi có nhiều việc phải làm. Xin lỗi nhé
21、Gern. Danke für Ihre Einladung. Das ist sehr nett von Ihnen.
Ow Tôi thích. Cám ơn lời mời của bạn. Bạn thật là tuyệt đấy。
7. Bày tỏ cảm ơn
1、Danke!
Cám ơn!
2、Danke sehr!
Rất cám ơn!
3、Danke schön!
Cám ơn !
4、Vielen Dank!
Cám ơn nhiều!
5、Danke sehr!
Rất cám ơn!
6、Besten Dank!
cực kỳ cám ơn!
7、Schönsten Dank!
Rất chi là cám ơn!
8、Recht herzlichen Dank!
Thực lòng cám ơn!
9、Ich bin Ihnen sehr dankbar!
Tôi rất biết ơn bạn!
10、Ich danke Ihnen!
Tôi cám ơn bạn!
11、Ich danke Ihnen sehr dafür!
Tôi cám ơn bạn về điều đó!
12、Ich danke vielmals!
Tôi cám ơn rất nhiều!
13、Ich danke Ihnen im Voraus!
Cám ơn bạn trước
14、Danke, das ist sehr nett von Ihnen.
Cám ơn, bạn tốt quá
15、Bitte nehmen Sie meinen herzlichen Dank entgegen! (sự đáp lại)
Xin nhận lấy lòng biết ơn chân thành đáp lại của tôi!
16、Ich weiß nicht, wie ich Ihnen danken soll.
Tôi không biết nên cám ơn bạn như thế nào。
17、Ich bedanke mich bei Ihnen für ...
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn về việc ……
18、Ich danke Ihnen vielmals für ...
Tôi cám ơn bạn rất nhiều về việc ……
19、Ich möchte bei dieser Gelegenheit (cơ hội) unseren Dank für ... aussprechen.
Tôi muốn nhân cơ hội này nói lời cám ơn về
20、Vielen Dank für Ihre Antwort.
Cảm ơn vềsự trả lời!
21、Ich danke Ihnen für die Aufmerksamkeit!
Cám ơn bạn về sự quan tâm!
22、Ich habe Ihnen viel zu verdanken! (nhờ vả)
Tôi đã nhờ bạn rất nhiều!
23、Ich werde Ihnen sehr dankbar sein!
Tôi đã rất biết ơn bạn!
24、Darf ich Ihnen für ... meinen Dank ausdrücken.
CHo tôi được bày tỏ lời cảm ơn bạn về việc ……!
25、Wie dankbar ich Ihnen bin!
Tôi biết cám ơn bạn như thế nào。
26、Ich bin Ihnen zutiefst dankbar!
Tôi biết ơn bạn một cách sâu sắc。
27、Wir danken Ihnen für die geleistete Arbeit!
Chúng tôi cám ơn bạn về những gì bạn đã làm。
28、Bitte bitte!
Không có gì!
29、Bitte schön!
Không có gì!
30、Bitte sehr!
Không có gì!
31、Ich bitte Sie!
Tôi xin!
32、Keine Ursache!
Không sao!
33、Gern geschehen!
Rất vui!
34、Nichts zu danken!
Không có gì phải cám ơn!
35、Es war mir ein Vergnügen!
Tôi rất vui vì đã làm thế
36、Das war doch nicht der Rede wert.
Có gì phải nhắc đến đâu!
37、Davon kann keine Rede sein!
Không phải nhắc nưã
38、Auf keinen Fall!
Có gì đâu!
8. Biểu thị thái độ: Khẳng định hay từ chối
Khẳng định Bejahung
1. Ja. Đúng。Tốt。
2. Gewiss. Nhất định。
3. Selbstverständlich. Đương nhiên。
4. Sehr gern. Rất thích。
5. Gut. Tốt。
6. Richtig. Đúng。Chính xác。
7. Vollkommen richtig. Hoàn toàn chính xác。
8. Prima. Tốt lắm。Tuyệt quá。
9. Natürlich. Đương nhiên rồi。
10. Unbedingt. Nhất định thế。
11. Zweifellos. Không có ý thứ 2. Không nghi ngờ gì cả。
12. Einverstanden. Tán thành。
13. Jawohl! Đích thị!
14. Klar! Rõ rồi!
15. Kein Problem! Không vấn đề!
16. Keine Frage. Không còn câu hỏi nào nữa。
17. So ist es recht! Như thế là được!
18. Das ist gerade das Richtige! Cứ thế đúng đấy!
19. Ich bin ganz Ihrer Meinung! Tôi hoàn toàn tán thành ý kiến của bạn!
20. Ganz wie es Ihnen passt! Hoàn toàn phù hợp với ý kiến của anh!
21. Darauf können Sie sich verlassen! Về việc đó, bạn có thể yên tâm!
22. Das will ich gern glauben! Tôi cũng nghĩ như vậy!
23. Da kann ich Ihnen nur zustimmen! Việc đó tôi chỉ có thể đồng ý với bạn!
24. Genau, das meine ich auch. Chính xác, ý tôi cũng thế。
25. Darüber kann es nur eine Meinung geben! Việc đó chỉ có thể 1 ý như vậy。
26. Den Eindruck habe ich auch. Tôi cũng có ấn tượng như vậy。
27. Sie sprechen mir aus der Seele. Bạn đã nói ra được tiếng lòng của tôi rồi。
28. Wenn es niemandem etwas ausmacht, so habe ich meinerseits nichts dagegen.
Nếu không có ai đề cập nữa, tôi cũng không phản đối.
29. Da gibt es keine Zweifel. Không còn nghi vấn gì nữa。
30. Das versteht sich doch von selbst. Tự nó đã hiểu rồi/ rõ rồi。
31. Ich stimme Ihnen restlos zu. Tôi hoàn toàn đồng ý với bạn (không còn gì)。
Phủ định Verneinung
1. Nein. Không。
2. Keinesfalls! Không khi naò!
3. Auf keinen Fall! Không bao giờ!
4. Niemals! Không bao giờ!
5. Gar nicht! Không một chút nào。
6. Ganz und gar nicht. Hoàn toàn không một chút nào。
7. Das geht nicht. Thế không được。
8. Unmöglich. Không thể được。
9. Ausgeschlossen. Loại trừ/ Không thể。
10. Das geht leider nicht. Tiếc là không thể được。
11. Ganz im Gegenteil! Hoàn tòan trái ngược。
12. Kommt nicht in Frage. Không thể hỏi thêm。
13. Kommt nicht in Betracht. Không thể xem xét。
14. Das ist mir leider nicht möglich. Tiếc là tôi không thể。
15. Darüber bin ich ganz anderer Meinung. Về việc này tôi có ý kiến hoàn toàn khác。
16. Ich denke nicht daran. Tôi không nghĩ đến việc này。
17. Das fällt mir nicht im Traum ein. Trong mơ tôi cũng không nghĩ ra thế。/ Ý nói không thể
18. Ich kann Ihnen in dieser Hinsicht nicht zustimmen. Tôi không thể chắc chắn với bạn trong điều khoản này。
19. Ich muss diese Auffassung kategorisch ablehnen. Tôi dứt khoát từ chối xem xét quan điểm này。
20. Ich bedaure sehr, aber ... Tôi rất là tiếc,nhưng mà……
21. Ich bin nicht in der Lage, ... Tôi không thể……
22. Es steht nicht in meinen Kräften, ... Nó không nằm trong khả năng của tôi……
23. Das dürfen Sie nicht. Bạn không như thế được。
24. Ich kann Ihre Bitte nicht erfüllen. Tôi không thể đáp ứng yêu cầu của bạn。
25. Entschuldigung, das weiß ich nicht. Xin lỗi tôi không biết。
26. Das kann ich Ihnen nicht sagen. Tôi không thể nói với bạn điều này。
27. Ich bin mit Ihnen nicht einverstanden. Tôi không đồng ý với bạn。
28. Ich stimme Ihrer Meinung nicht zu. Tôi chắc chắn không đồng tình với bạn。
9. Bày tỏ chúc mừng
1. Ich gratuliere Ihnen. Chúc mừng bạn!
2. Ich gratuliere Ihnen zum Geburtstag! Chúc mừng anh ngày sinh nhật!
3. Ich gratuliere Ihnen herzlich zur Hochzeit! Chúc mừng bạn trong kỳ hônlễ!
4. Ich gratuliere Ihnen zu diesem Erfolg! Chúc mừng bạn đã thành công。
5. Herzlichen Glückwunsch! Chúc may mắn!
6. Herzliche Glückwünsche! Chúc may mắn!
7. Herzlichen Glückwunsch zum Geburtstag! Chân thành chúc mừng nhân dịp sinh nhật!
8. Frohe Weihnachten! Giáng sinh nhiều vui vẻ!
9. Frohes Weihnachtsfest! Giáng sinh vui vẻ!
10. Glückliches Neujahr! Năm mới may mắn!
11. Ein glückliches neues Jahr! Một năm mới may mắn!
12. Einen guten Rutsch ins Neue Jahr! Qua năm mới vui vẻ nhé!
13. Prosit Neujahr! Chúc mừng Năm mới!
14. Gute Reise! Đi may mắn nhé!
15. Gute Fahrt! Thượng lộ bình an!
16. Gute Erholung! Nghỉ ngơi vui vẻ nhé!
17. Gute Besserung! Chúc mau bình phục!
18. Baldige Besserung! Sớm bình phục nhé!
19. Alles Gute! Mọi sự tốt đẹp!
20. Hals- und Beinbruch! Mọi sự thuận lợi/ Nghĩa đen: Dập cổ và đùi. ý nói trên dưới đều hoạt động tốt!
21. Viel Erfolg! Nhiều thành đath!
22. Ich wünsche Ihnen weitere Erfolg! Chúc bạn tiếp tục thành công。
23. Ich wünsche Ihnen viel Erfolg bei der Prüfung. Chúc bạn nhiều thànhcông trong kỳthi!
24. Viel Glück! Nhiều may mắn nhé!
25. Angenehme Feiertage! Chúc ngày nghỉ dễ chịu!
26. Frohes Fest! Kỳ nghỉ vui vẻ nhé!
27. Schönen Urlaub! Kỳ nghỉ tuyệt vời nhé!
28. Ich gratuliere zur Geburt Ihres Sohns. Chúc mừng bạn sinh cháu trai。
29. Im Namen ... beglückwünsche ich Sie zu ... Với danh nghĩa……tôi chúc bạn …
30. Im Auftrag ... beglück wünsche ich Sie zu ... Với danh nghĩa của ……tôi chúc bạn ……
31. Ich möchte Ihnen zu ... gratulieren. Tôi muốn chúc bạn ……
32. Bleib gesund. Bảo trọng nhé。
33. Guten Appetit! Chúc ngon miệng!
34. Baldige Genesung. Sớm hồi phục nhé!
35. Fröhliche Weihnachten und alles Gute zum neuen Jahr! Auch Ihrer Familie!
Giáng sinh vui vẻ và năm mới nhiều tốt lành với cả gia đình!
36. Hoffentlich fühlen Sie sich wohl bei uns.
Hi vọng bạn sẽ cảm thấy vui vẻ ở chỗ chúng tôi!
10. Đề nghị
1. Ich schlage vor, ....Tôi xin đề nghị ……
2. Ich schlage Ihnen vor, ... Tôi đề nghị bạn ……
3. Ich habe einen Vorschlag, ... Tôi có 1 đề nghị,……
4. Darf ich Ihnen raten, ... ?Tôi có thể góp ý, ....……?
5. Ich rate Ihnen, ... Tôi xin góp ý với bạn ……
6. Ich kann Ihnen nur raten, ... Tôi chỉ xin góp ý bạn, ……
7. Ich rate Ihnen, unbedingt ... Tôi góp ý bạn, nhất thiết là, ... ……
8. Erlauben Sie, dass ich Ihnen rate. Cho phép tôi góp ý bạn thế này
9. Erlauben Sie, dass ich Ihnen einen Rat geben. Cho phép tôi góp một ý kiến。
10. Gestatten Sie, dass ich Ihnen einen Vorschlag mache.
Bạn cho phép tôi được đề nghị bạn。
11. Ich möchte dir einen Rat geben, nicht so viel zu trinken.
Tôi muốn cho bạn 1 lời góp ý,không nên uống quá nhiều。
12. Woher raten Sie mir zu fahren?
Bạn khuyên tôi đi đâu?
13. Dürfte ich einen Rat geben, ...?
Tôi có thể cho bạn 1 lời khuyên không?
14. Es wäre gut, wenn ...
Thật tốt, nếu ……,。
15. Wie wär’s mit ...? Với …… thì thế nào?
16. Wie wäre es mit einem Ausflug am Wochenende?Với kỳ nghỉ cuối tuần thế nào?
17. Wenn es Ihnen recht wäre, möchte ich Ihnen einen Rat geben.
Nếu bạn thấy khá, tôi muốn cho bạn 1 lời khuyên。
18. Gibt es Vorschläge?
Có kiến nghị gì không?
11. Hỏi về thời gian
1. Wie spät ist es? Mấy giờ rồi?
2. Wie spät ist es jetzt? bây giờ là mấy giờ?
3. Wie viel Uhr ist es jetzt? Bây giờ là giờ bao nhiêu?
4. Was ist die Uhr? Đồng hồ mấy giờ?
5. Welche Zeit ist es? Bây giờ mấy giờ?
6. Welche Zeit haben wir? Bây giờ chúng ta là mấy giờ?
7. Es ist eins. Là 1 giờ。
8. Es ist ein Uhr. Là 1 giờ rồi。
9. Es ist ungefähr zwei Uhr . Bây giờ khoảng độ 2 giờ。
10. Es ist genau drei Uhr. Bây giờ chính xác là 3 giờ。
11. Es ist halb vier.Bâygiờ là 3 rưỡi。
12. Es ist Viertel fünf.Bây giờ là 4 giờ 15。
13. Es ist Viertel nach sechs.Bây giờ là 6 giờ kém。
14. Es ist Punkt sieben. Đúng 7 giờ。
15. Es ist drei Viertel acht. 7 giờ 45 phút/ 8giờ kém 15。
16. Kurz nach neuen.Chín giờ kém。
17. Haben Sie genaue Zeit? Đồng hồ có đúng không?
18. Geht diese Uhr richtig? Đồng hồ chạy chuẩn không?
19. Wann isst du zu Mittag? Bạn ăn trưa khi nào?
20. Um wie viel Uhr stehst du auf? Ngủ dậy lúc mấy giờ?
21. Meine Uhr geht vor. Đồng hồ tôi chạy nhanh。
22. Meine Uhr geht 10 Minuten vor. Đồng hồ tôi nhanh 10 phút
23. Meine Uhr geht nach. Đồng hồ tôi chạy chậm。
24. Meine Uhr steht. Đồng hồ tôi đứng rồi。
25. Meine Uhr ist kaputt. Đồng hồ tôi hỏng rồi。
26. Es ist zu spät. Muộn quá rồi。
27. Es ist noch zu früh. Hãng còn sớm
28. Es wird gleich Mittag sein. Đã đến trưa rồi。
29. In zehn Minuten ist zehn Uhr. 10 phút nữa là 10 giờ
30. Um sieben Uhr morgens habe ich meine Uhr nach der Radiozeit gestellt. 7 giờ sáng tôi sẽ lấy lại giờ theo giờ đài
12. Hỏi ngày tháng
1. Welcher Tag ist heute?
Hôm nay là thứ mấy?
2. Heute ist Freitag.
Hôm nay là thứ 6。
3. Welchen Tag haben wir heute?
Hôm nay là ngày thứ mấy?
4. Heute haben wir Freitag.
Hôm nay là thứ 6。
5. Der wievielte ist heute?
Hôm nay là ngày thứ mấy?
6. Heute ist der achtundzwanzigste September.
Hôm nay là ngày 28 tháng 9。
7. Den wievielten haben wir heute?
Hôm nay của mình là ngày mấy?
8. Heute haben wir den achtundzwanzigsten September.
Hôm nay ngày 28 tháng 9。
9. Welches Datum ist heute?
Hôm nay là ngày bao nhiêu?
10. Heute ist der 28. September.
Hôm nay ngày 28 tháng 9。
11. Welches Datum haben wir heute?
Hôm nay của mình là ngày bao nhiêu?
12. Heute haben wir den 28. September.
Hôm nay là 28-9。
13. Welches Datum hatten wir da?
Hôm nay mùng mấy?
14. Das war der 12. August.
Hôm nay đã là 12tháng 8。
15. Wann hast du Geburtstag?
Khi nào là sinh nhật bạn?
16. Wann sind Sie hier angekommen?
Bạn đến đây khi nào?
17. Am 10. März bin ich hier angekommen.
Tôi đến đây ngày 10 tháng 3。
18. Wie viele Tage hat die Woche?
Một tuần có mấy ngày?
19. Sagen Sie bitte die Namen der sieben Wochentage?
Bạn nói cho biết tên các ngày trong tuần。
20. Welchen Monat haben wir?
Bây giờ là tháng mấy?
21. Nennen Sie mir die zwölf Monate.
Bạn kê ra cho tôi 12 tháng đi 。
22. Vielen Dank für Ihren Brief vom 10. September.
Cám ơn về lá thư của bạn hôm 10/9 。


Ngô Đức Thọ: Thái tể Tuyền quận công Nguyễn Duy Thì











Nguyên văn bài dạng Text
THÁI TỂ TUYỀN QUẬN CÔNG
NGUYỄN DUY THÌ DUY THÌ
NGUY N DUY THÌ 阮惟時(1572-1651)
Người xã Yên Lãng huyện Yên Lãng – Nay là thôn Hợp Lễ xã Thanh Lãng
huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc. Cha Nguyễn Duy Hiểu.
27 tuổi đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân (Hoàng giáp) khoa Mậu Tuất niên hiệu
Quang Hưng 21 (1598) đời Lê Thế Tông.
Ông từng đi sứ sang nhà Minh. Làm quan đến chức Tham tụng, Hộ bộ Thượng
thư kiêm chưởng lục bộ sự, Thái phó, tước Tuyền quận công 泉郡公, vinh phong Tá lý
công thần, được mở phủ Bỉnh Quân 秉鈞府. Thọ 81 tuổi. Sau khi mất được truy tặng
chức tặng Thái tể, thuỵ là Hành Độ 衡度 .
LTĐK(III,2a); LĐĐK, 118a; ĐKSB, 63b;
LHĐK(I,47a); T.Thư (BK 18); N°1339.
0B 􀁒
Sử không ghi thoạt đầu Hoàng giáp được bổ chức gì. Nhưng bản Khai hành trạng
Công thần do dòng họ Nguyên Duy làng Hợp Lễ xã An Lãng soạn, đề ngày 20 tháng
8 năm Cảnh Hưng 37 (DL 2-10-1776) do Công thần tôn Nguyễn Duy Lỗi cùng 7 công
thần tôn khác và toàn họ cùng ký cho biết về những năm đầu trong cuộc đời làm quan
của Thái tể Nguyễn Duy Thì:
Đền thờ Thái tể tướng công NGUYỄN DUY THÌ ở làng Hợp Lễ xã An Lãng
huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc
Sau khi thi đỗ (1598) Hoàng giáp Nguyễn Duy Thì được bổ chức Hàn lâm Hiệu
lý Viện Hàn lâm giúp các việc từ hàn trong triều Lê trung hưng thời Triết vương
Trịnh Tùng.
Năm Canh Tí ( 1600) Nguyeãn Duy Thì theo ngự giá vua Lê chúa Trịnh về trấn
sở Thanh Hoa.
Năm Tân Sửu (1601) giữ chức Hộ khoa Cấp sự trung, tước tử.
Năm Bính ngọ (1606) làm Phó sứ trong sứ bộ sang nhà Minh.
Thời gian này nhà Lê Trung hưng mới thu phục kinh đô Thăng Long (23-2-
1593), nhưng nhà Mạc vẫn còn chiếm Cao Bằng và vùng biên giới Đông bắc.
Nhà Mạc liên tục sai sứ sang kêu cứu và tố cáo ly gián để nhà Minh không thừa
nhận triều Lê Trịnh. Sứ bộ Phùng Khắc Khoan (1596) được đón tiếp trọng thị nhưng
vua Minh vẫn chưa chịu phong vương cho họ Lê. Đến năm này (1606), chúa Trịnh
Tùng sắp xếp hai sứ bộ: một Đoàn do Hoàng giáp Lê Bật Tứ làm chánh sứ sang đáp lễ
cảm ơn; một sứ bộ khác hùng hậu hơn, do hai Hoàng giáp Ngô Trí Hoà, Nguyễn Thực
làm chánhsứ và 5 người khác làm phó sứ mang quốc thư cầu phong cũng lên đường đi
tiếp sau. Trong sứ bộ này có một Phó sứ là hoàng giáp Nguyễn Duy Thì.
Thời trước đi sứ là công việc rất quan trọng,
ì thế chúng ta cũng cần biết về chuyến đi sứ này
của Hoàng giáp Nguyễn Duy Thì. Chỉ mới đăng
khoa khoảng 7 năm, lúc ấy ông Hoàng giáp
Nguyễn Duy Thì còn rất trẻ (34 tuổi) giữ chức
Cấp sự trung (tương đương như Trưởng phòng
cấp Bộ), nhưng ông được sung chức Phó sứ vì
theo thông lệ chánh phó sứ phải là các vị Chánh
Tiến sĩ (tức từ Hoàng giáp trở lên).
Về năm Bính Ngọ niên hiệu Hoằng Định 17
(1606) đời vua Kính Tông Lê Duy Tân, sử nước
ta, Cương mục bỏ trống, còn Toàn thư chỉ có vài
dòng ghi đúng một việc tức là việc đi sứ sang nhà
Minh năm này. Tư liệu quá hiếm đến nỗi sử cũng
không ghi được sứ bộ lên đường ngày nào tháng
nào, chỉ ghi vào đầu năm:
“Bính Ngọ, [Hoằng Định] năm thứ 7 [1606], (Minh Vạn Lịch năm thứ 34) Sai
chánh sứ Lê Bật Tứ, phó sứ Nguyễn Dụng và Ngyễn Khắc Khoan sang nhà Minh
dâng lễ tạ ơn. Lại sai hai sứ bộ
gồm bọn chánh sứ Ngô Trí Hoà, Nguyễn Thực, các phó sứ Phạm Hồng Nho, Nguyễn
Danh Thế, Nguyễn Úc, Nguyễn Duy Thì sang tuế cống nhà Minh”. (Toàn thư, BK18-
7a).
Chuyến đi sứ này Lê Bật Tứ và Nguyễn Thực lầm Chánh sứ, Hoàng giáp
Nguyễn Duy Thì làm Phó sứ - là chuyến thứ hai triều Lê trung hưng phái sứ bộ sang
Yên Kinh.
Minh thực lục không ghi tên tên chánh phó sứ, nhưng có nói về công việc của
sứ bộ An Nam (đối nội, nhà Lê vẫn gọi quốc hiệu Đại Việt, nhưng đối ngoại với nhà
Minh các vua Lê vẫn tự gọi tên nước là An Nam) Chuyến đi này của hai sứ bộ nước ta
diễn ra trong tình hình có phần hơi đặc biệt. Trước đó nửa năm (đầu tháng 7-1605)
Bản khai Hành trạng công thần
Thái tể Nguyễn Duy Thì
thủ lĩnh một bộ tộc người Tày Nùng ở Lộc Châu (Lạng Sơn) là Vi Đạt Lễ đưa quân
sang đánh chiếm trị sở châu Tư Lăng, bắt châu quan là Vi Thiệu Tăng và đoạt lấy
châu ấn - Sử Việt Nam không có thông tin gì về vụ này – sau đó nhà Minh đã dụ Đạt
Lễ ra hàng, trả lại châu ấn, nhưng vẫn gay gắt đòi đích danh “đầu mục Trịnh Tùng”
phải chú ý việc này và nhất là đòi Trịnh Tùng phải bắt cho được người cầm đầu của
quân “phản loan” là Lục Hữu. Chuyến công du này của hai sứ bộ nhà Lê phải đối diện
với vấn đề nan giải này.
Minh thực lục về ngày 5 tháng 2 năm Vạn Lịch thứ 34 (13-3-1606) chép “ Lê
Duy Tân, con Đô thống Sứ An Nam Lê Duy Đàm, cống sản vật địa phương, xin
phong tước”. Tuy chỉ chép việc gọn như thế, nhưng nhân đó Minh thực lục lược thuật
các diễn biến chính ở An Nam khởi từ Lê Lợi đến Lê Huệ (Chiêu Tông) mất ngôi về
nhà Mạc. Rồi Lê Ninh dấy quân ở vùng sông Tất Mã. Xem những đoạn ghi này
chúng ta thấy bọn họ hiểu rất rõ tình hình ở An Nam. Họ nói “ căn cứ lời báo cáo của
điệp viên” do Tuần phủ Quảng Tây điều khiển thường xuyên gửi về. Khi hai sứ
bộđang ở Yên Kinh, trong nước triều đình dẹp được cuộc phản loạn của Lục Hữu, lại
bắt được Vi Đạt Lễ, chém đầu, đựng thủ cấp trong hộp cho người chuyển sang trao
cho nhà Minh. Vì thế nhà Minh đáp ứng cấp cho Lê Duy Tân (Kính Tông) ấn bạc
(trước chỉ được cấp ấn đồng), nhưng tước hiệu thì vẫn chỉ An Nam Đô thống sứ như
cũ.Minh thực lục, Q.418, 3 ab. Hồ Bạch Thảo dịch )
Sứ bộ vừa đi đường, làm việc và nghỉ ở Yên Kinh đến giữa năm 1607. Minh
thực lục ghi ngày 22 tháng 5 Vạn Lịch 35 (tức 16 - 6 -1607) nhà Minh sai Quang lộc
tự thừa Phạm Quang Dụ hộ tống cống sứ An Nam về nước (Minh thực lục, Q.431.
Bản dịch đã dẫn, tr.250.
Năm Giáp Thân (1608) đi sứ trở về, Nguyễn Duy Thì được thăng chức Thiêm
đô ngự sử, tuớc bá (Phương Tuyền bá 芳泉伯 ), được cấp cho hai xã Yên Lãng và
Hợp Lễ (sau đổi là xã Yên Lãng) để phục dịch (Công thần hành trạng)
Chính quyền Lê - Trịnh tuy đã ổn định,
trong nước đã tương đối được yên bình, nhưng
cuộc nội chiến với nhà Mạc suốt mấy chục năm
khiến cho sản xuất nông nghiệp đình đốn, làng
xóm tiêu điều chưa phục hồi, mất mùa liên tiếp
nhiều năm. Làm việc ở Ngự sử đài, Phương Tuyền
bá có điều kiện đi kinh lý các nơi, nhờ đó hiểu
được tình cảnh nghèo đói của dân chúng, cùng là
sự cai trị của bọn quan tham lại nhũng ở nhiều địa
phương. Bức xúc vì thấy bọn quan lại tham nhũng
làm khổ người dân “mọi việc nhiễu dân, không
điều gì không làm”, tháng 8 năm Hoằng Định 13
(9-1612) Ngự sử đài Thiêm đô ngự sử Nguyễn
Duy Thì (liên danh cùngGiám sát ngự sử Phạm
Trân và mấy đồng liêu khác) dâng lên chúa Trịnh
Tùng một bản Khải văn (Triều Lê Trung hưng
quy định đại thần tấu lên vua thì gọi là “tấu” như
cũ, nhưng tâu việc lên chúa Trịnh thì gọi là “khải”)
Khải văn năm 1612 của Phương Tuyền
bá (Toàn thư, BK18-8ab)
bày tỏ ý kiến trước hiện tình triều chính.có nhiều việc cấp thiết phải tu chỉnh.Khải văn
viết:"Dân là gốc của nước, đạo trị nước chỉ là yên dân mà thôi. Lại nghĩ rằng : rời với
dân cùng một lẽ, lòng dân vui thích tức là được ý trời rồi. Cho nên người giỏi trị
nước, yêu dân như cha mẹ yêu con, thấY họ đói rét thì thương, thấY họ lao khổ thì
xót, cấm hà khắc bạo ngược, ngăn thuế khoá bừa bãi, để cho dân được thoả sống mà
không còn tiếng sầu hận oán than. Thế mới là biết đạo trị nước, biết cách sai dân. Nay
Thánh thượng (chỉ chúa Trịnh) để ý tới dân, thi hành một chính sách cốt để nuôi dân,
ban ra một mệnh lệnh, cũng nghiêm răn nhiễu dân. Lòng yêu dân đó, thực là lượng cả
của trời đất cha mẹ vậy. Nhưng kẻ thừa hành thì chưa biết thể theo đức ý của bề trên,
chỉ chăm làm điều hà khắc bạo ngược, đua nhau xa xỉ, coi một huyện thì làm khổ dân
một huyện, coi một xã thì làm khổ dân một xã, mọi việc nhiễu dân, không điều gì
không làm, khiến dân trong nước, con trai thì không có áo, con gái thì không có váy,
tiệc hát xướng không còn, lễ cưới xin không đủ, sống nuôi chết đưa, không trông cậy
vào đâu, ăn uống chi dùng hàng ngày mọi bề đều thiếu, dân mọn nghèo hèn cho đến
sâu bọ cỏ cây đều không sống nổi.
Vì thế, cảm động đến đất trời, khiến cho lòng trời ở trên không thuận tai hoạ lũ
lụt tràn ngập quá
mứ cthường, chắc là có quan hệ với chính sự hiện nay, há chẳng nên sợ hãi, tu
tỉnh, nghĩ đến tội lỗi gây nên thế sao? Nếu biết thi hành chính sách bảo vệ dân thì
dưới thuận lòng người,trên hợp ý trời, và chuyển tai hoạ thành điềm lành, lúa được
mùa luôn, người người no đủ, trong nước thái bình, cơ nghiệp ức muôn năm của nước
nhà từ nay cũng do đó mà bền vững lâu dài vậy". (Toàn thư, BK18 -8 ab)
Phan Huy Chú cho biết Triết vương Trịnh Tùng “khen và nhận lời” các điều nói
trong bài khải của Nguyễn Duy Thì (LTHCLC, Nhân vật chí). Khoảng cuối năm 1613
triều đình “sai triều thần chia nhau đi các xứ xét hỏi nỗi đau khổ của dân gian. Người
phiêu giạt thì tha tạp dịch ba năm để về yên cư phục nghiệp” (Toàn thư, BK18-10a)
Năm Bính Thìn Hoằng Định 17,tháng 2 (3-1616) Nguyễn Duy Thì được thăng
Phó đô ngự Sử (Hành trạng chép năm Tân Hợi [1611] có thể nhầm).
Tháng 2 năm Hoằng Định 19 (3-1618) Nuyễn Duy Thì làm Đốc thị trong cánh
quân do Xuân quận công Trịnh Xuân chỉ huy phối hợp với quân do Thanh quận công
Trịnh Tráng cùng tiến đánh quân của Khánh vương nhà Mạc. Thế lực quân Lê Trịnh
trong trận này rất lớn, quân Mạc không dám giao chiến.
Quý Hợi (1623), tháng 6 – Hành trạng ghi là “Hữu sự nhật” (ngày xấy ra sự
việc”), chỉ sự việc ngày 18 tháng 6 Triết vương Trịnh Tùng bị ốm, lấy thế tử là Thanh
quận công Trịnh Tráng giữ binh quyền. Con thứ là Vạn quận công Trịnh Xuân gây
nội biến, chúa Trịnh Tùng phải chạy ra Hoàng Mai (Thanh Trì), rồi mất ở quán Thanh
Xuân. Trong cuộc biến này, Phương Tuyền bá Nguyễn Duy Thì bảo vệ chính thống
của thế tử Trịnh Tráng, ông giúp việc quân theo Trịnh Tráng đưa vua Lê Thần Tông
lánh về Thanh Hoa để lo việc dẹp loạn. Nhà Mạc nhân lúc Thăng Long có biến tiến
quân về tận Đông Dư, Thổ Khối (Gia Lâm). Trịnh Tráng tập hợp lực lượng xong tiến
đánh thu phục, lại rước vua Lê về Thăng Long.
Giáp Tí (1624) Phương Tuyền hầu vâng mệnh làm Đốc suất (giám chiến) trong
cánh quân của Thái bảo Luân quận công tiến đánh Cao Bằng, truy đuổi đến tận
“Thiện Thắng quốc 善勝國” của nhà Mạc (tên gọi này chưa thấy tư liệu nào nói
đến),bắt được Mạc Kiền Thống giải về kinh sư.
Thanh vương Trịnh Tráng lên ngôi, xét công phò tá truy tuỳ, thăng Phương
Tuyền bá Nguyễn Duy Thì làm Lại bộ Tả thị lang kiêm Quốc Tử giám Tư nghiệp,
tước Phương Tuyền hầu (Sắc phong 01 ngày 16 tháng 11 Vĩnh Tộ 7 (15-12- 1625 ).
Năm Bính Dần (1626) Phương Tuyền hầu vâng mệnh làm Đốc suất (giám chiến)
trong cánh quân của Thái bảo Lân quận công tái tiến đánh Cao Bằng, giết tại trận Thái
bảo Lâm quận công của nhà Mạc. (Hành trạng ghi: khi thắng trận trở về được thăng
Công bộ thượng thư; Sắc Phong NDT 02 , Vĩnh Tộ 8, ngày 13-5).
Năm Đinh Mão Vĩnh Tộ 9 (1627) Trịnh Tráng lấy danh nghĩa vua Lê viết thư
cho chúa Nguyễn Phúc Nguyên ở Đằng Trong, đại khái nhắc tình nghĩa hai họ Trịnh
Nguyễn cùng ý nguyện tôn phù nhà Lê, chỉ vì kẻ xấu ly gián nên mới thành ra cái thế
đối địch. Nay “nếu ngươi cố giúp triều Lê ta để nhà vua được mạnh thì thân danh của
ngươi cùng nước cùng vinh hiển…. Nếu vẫn chấp mê, đem quân chống mệnh, thì oai
trời đến đâu chỉ trong chớp mắt núi cao cũng thành ra đất bằng…”
Toàn thư chép gần hết bức thư ấy (BK 18- ), và ghi: “ Mùa xuân sai quan mang
sắc dụ Thái bảo Thuỵ quận công Nguyễn Phúc Nguyên”, nhưng không nói rõ phái ai
mang sắc thư đi. Nhưng bản Hành trạng của Tuyền quận công có ghi việc ấy: “Năm
Đinh Mão (1627) Phương Tuyền hầu Nguyễn Duy Thì vâng mệnh mang sắc chỉ của
vua Lê vào Thuận Hoá dụ họ Nguyễn. Ông trình bày các điều lợi hại để khuyên họ
Nguyễn trở về phục mệnh triều đình nhà Lê. Nhưng họ Nguyễn không nghe, lại còn
bắt bẻ làm nhục sứ giả. Nhưng ông vẫn cứng cỏi không chịu chịu khuẤt, khi về được
triều đình rất khen ngợi”
Sử nhà Nguyễn, cả Đại Nam thực lục Tiền biên và Cương mục đều không nói gì
đến việc vua Lê chúa Trịnh gửi thư lần ấy. Bản Hành trạng.... do có tư liệu gia đình
nên khai khớp với sử liệu của Toàn thư là điều dễ hiểu. Nhưng một điều rất đặc biệt
và thú vị là cuốn Nam triều công nghiệp diễn chí do Bảng Trung hầu Nguyễn Khoa
Chiêm (1650-1736 ) một quan chức ở Đàng Trong biên soạn cũng ghi đựoc sự kiện
Phương Tuyền hầu là người đưa sắc dụ ấy của vua Lê vào Đàng Trong. Cuốn sách
này tuy là thể truyện (diễn chí), nhưng thiên về sử và từng được Sử quán triều Nguyền
dùng làm tài liệu tham khảo cơ sở để soạn bộ Đại Nam thực lục tiền biên (tức sử nhà
Nguyễn chép về thời các chúa Nguyễn):
“Năm ấy, các quan triều đình bẩm với Thanh Đô vương rằng: Thuỵ quận công
[Nguyễn Phúc Nguyên] ở Nam trấn giữ hai xứ Thuận Hoá-Quảng Nam đã nhiều năm
không nộp tô thuế. Trịnh Tráng cả giận, bèn sai Thượng thư bộ công kiêm Tư nghiệp
Quốc Tử Giám là Phương Tuyền hầu Nguyễn Duy Thì làm Trung sứ, cùng với bọn
Sắc phong 01, ngày 16 -11 Vĩnh Tộ
7(15-12- 1625 ).
Sắc Phong 02 , Vĩnh Tộ 8, ngày 13-5
Bá Khê hầu Phan Văn Trị vào xứ Nam trách hỏi. Duy Thì, Văn Trị rong ruổi đến
Thuận Hoá, vào công phủ của Thuỵ quận công truyền dụ rằng:
“Hoàng thượng đặc cách sai chúng tôi vào đây để hỏi ông về các khoản thóc
tiền của hai xứ. Vả lại việc to thuế có quan hệ lớn nước nhà, minh công đã mấy năm
không đem ra nộp là do vì sao?”
Sãi vương [tức Nguyễn Phúc Nguyên] đáp:
Nhà nước chứa trữ lương tiền là để dùng vào việc binh. Nhưng mấy năm nay
mùa màng Thất bát, trăm họ thiếu ăn, gần đây đã có người chết đói. Tôi thường nghe
người xưa nói rằng: Dân là gốc lớn của nước. Muốn nuôi dưỡng lòng dân không nỡ
thu tô đòi thuế trong những năm mất mùa. Các năm về sau mùa màng lúa tốt, sẽ xin
thu đem ra giao nộp, há phải là kẻ quay lưng làm phản để chiếm đoạt too thuế của
hoàng thượng đâu!”
Sứ giả của Bắc triều nghe chúa Nam nói có lý, không dám gạn hỏi, bèn cáo từ
về Bắc, trình lên để Thanh Đô vương biết. Trịnh Tráng cũng làm ngơ đi, không hỏi
đến việc ấy nữa.”F
1
Sở dĩ Nguyễn Khoa Chiêm biết việc Nguyễn Duy Thì làm sứ giả vào Thuân
Hoá là vì khi soạn Nam triều công nghiệp diễn chí, Nguyễn Khoa Chiêm đã làm quan
đến cấp Cai bạ Phó đoán sự thuộc hàng quan chức cao cấp được tham dự chính sụ
trong cung phủ của chúa Nguyễn Phúc Chu đang lưu trữu rất nhiều văn kiện tài liệu từ
thời các chúa trước. Như lời kể của Nguyễn Khoa Chiêm thì Nguyễn Duy Thì thực
hiện sứ mệnh chuyển giao sắc dụ của vua Lê cho chúa Nguyễn Phúc Nguyên không
mấy khó khăn. Thời gian ấy Nguyễn Phúc Nguyên chưa đương diện chống lại mệnh
lệnh của triều Lê -Trịnh, và cái cớ Thuận Hoá chậm nộp tô thuế là vì mấy năm liền
mùa màng Thất bát. Phương Tuyền bá Nguyễn Duy Thì có thể biết là Nguyễn Phúc
Nguyên không nói sự thật, nhưng vì mất mùa, đã có người dân bị chết đói thì lý do
khẤt tô thuế là điều nhà cầm quyền theo đạo lý không thể không xem xét tới. Vì vậy
chúng ta không thấy Nguyễn Duy Thì ỷ thế thừa hành lệnh vua mà có thái độ gì có thể
coi là hống hách gây khó cho Thuỵ quận công. Việc này cho thấy ở Nguyễn Duy Thì
một tấm lòng trung thực nhân ái. Chuyến đi vào Thuận Hoá nếu lấy việc thu thuế làm
mục đích thì không đạt, nhưng với lý do mất mùa dân đói thì triều đình ở Thăng Long
cũng không có cớ gì để phàn nàn về trách vụ của Nguyễn Duy Thì. Về sự việc này,
bản khai Hành trạng có chỗ nói chúa Nguyễn làm nhục sứ giả tại phủ đường v.v...,
theo ý riêng của bút giả, có thề đó là do các vị con cháu công thần theo quan điểm
chính thống của triều Lê Trịnh, khi thụât sự việc có xu hướng làm “trầm trọng hoá”
vấn đề để nhấn mạnh thành tích của cụ Thái tể, đó cũng là hiện tượng tâm lý thông
thường, có thể lý giải được..
Năm Kỷ Tỵ (1629): Phương Tuyền hầu làm Đốc suất (giám chiến) trong cánh
quân do Thái bảo Nhạc quận công tiến đánh giặc “Uy Lãng”, không giao chiến, chỉ
tuyên dụ mà Uy Lãng quy hàng. Về triều được ngợi khen là “nhất ngôn thắng thập
vạn sư” (Một lời thắng mười vạn quân) (Hành trạng ghi sau trận này ông được thăng
tước Quận công. (Chính xác phải đến 1632 Nguyễn Duy Thì mới được phong Tuyền
1 Nguyễn Khoa Chiêm. Nam triều công nghiệp diễn chí. Ngô Đức Thọ- nguyễn Thuý Nga dịch chú.
Ngô Đức Thọ giới thiệu. Trong Tổng tập Tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam (Trần Nghĩa chủ biên).
H.,Nxb.Thế giới, 1997. tr. 218. Cũng xem: Tổng tập văn học Việt Nam T.3. H., Nxb. KHXH.,2000.
Tr.208.
quận công với các chức tước đã dẫn trên (x.Sắc phong NDT 03). Hành trạng ghi: cấp
cho hai huyện Đông Ngàn và Ninh Giang “vi chế”[làm chế độ], có lẽ là quy chế ruộng
ngụ lộc như đã nói ở các trang trước)
Năm Đức Long 4, ngày 15 tháng Tư (tức DL 2-6-1632) Nguyễn Duy Thì được
thăng Công bộ thượng thư kiêm Quốc Tử Giám Tư nghiệp Thiếu phó Tuyền quận
công Thượng trụ quốc thượng trật. (Toàn thư, BK 18-31b); Sắc phong NDT 03 [2- 6-
1632)
Tháng 10 năm Đức Long 2 (11-
1630) nhà Minh sai hai sứ bộ sang đòi lễ
cống. Trịnh Tráng phái Nguyễn Duy Thì,
Giang Văn Minh, Lê Khả Trù, Thân
Khuê lên cửa Nam quan đợi đón sứ giả
(BK18-28a ).
Tháng 12 năm Đinh Sửu Dương Hoà
3 (quy ngang là năm 1637, nhưng đầu
tháng Chạp thì đã sang tháng 1-1738)
triều đình một lúc cử hai sứ bộ sang sứ
nhà Minh. Một Đoàn do Hoàng giáp
Nguyễn Duy Hiểu con trưởng của Thiếu phó Nguyễn Duy Thì làm chánh sứ, một
Đoàn Đoàn do Hoàng giáp Giang Văn Minh làm chánh sứ. Về hai sứ bộ này Toàn thư
chỉ ghi có mỗi câu như vậy. Cương mục thì bỏ qua không nói đến. Nhưng Lịch triều
hiến chương loại chí của Phan Huy Chú nói đến hai lần, cho biết rõ hơn.
Sở dĩ có lệ cả hai sứ bộ cùng đi vì lệ cũ 3 năm một kỳ tuế cống, từ năm 1584 đời
Mạc Mậu Hợp định lệ cứ 6 năm cống hai lễ (x. Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương
loại chí, Bang giao chí). Toàn thư ghi chung vào một mục, không nói rõ Đoàn nào đi
trước Đoàn nào đi sau, chứng tỏ chi tiết ấy không mấy quan trọng, có thể hiểu cả khi
đi và khi về cả hai Đoàn nhập chung với nhau. Chuyến đi sứ này rất nổi tiếng, nhưng
ngày nay sách báo hầu như chỉ nói về chánh sứ Giang Văn Minh là người đã ứng khẩu
câu “Đằng Giang tự cổ huyết do hồng” để đối đáp với vế xuất ngạo mạn của một viên
quan nhà Minh. Nhưng chuyến đi sứ ấy không kết quả, vua Minh vẫn không chịu
phong vương cho vua An Nam, chánh sứ Giang Văn Minh lại bị chết trên đường về.
Một chuyến đi sứ khi trở về chết cả hai viên chánh sứ, thật là một đau thương động
trời, nhưng đáng tiếc, sử sách không ghi lấy một dòng! Không chỉ Toàn thư, cả Cương
mục cũng không hề ghi về hai Đoàn đi sứ năm ấy! Việc tang của quan đại thần đầu
triều như vậy mà Toàn thư bỏ qua không chép, chỉ ghi khoảng sau tháng 4 Dương
Hoà 5 (5-1639) “ Sai Thiếu phó Nguyễn Duy Thì cùng các ông Nguyễn Thọ Xuân,
Nguyễn Xuân Chính, Nguyễn Quang Nhạc, Phạm Phúc Khánh vâng mệnh lên cửa
Nam quan đợi đón sứ thần về nước (Toàn thư, BK 18 -35b)
Hai cha con làm quan đồng triều,
nhưng đau xót là người con lại phải ra đi
trước cha già! Tuyền quận công Nguyễn
Duy Thì nén lòng chịu nỗi đau ấy để cáng
đáng thêm các trọng trách mới: Từ đầu
năm Canh Thìn Dương Hoà 6 ông đảm
trách thêm chức vụ Tế tửu Quốc Tử Giám
và Chưởng Hàn lâm viện sự - tức đứng Sắc phong 04 ngày 3 tháng 9 Dương
Hoà 6 (29-4-1640).
Sắc phong NDT 03 ngày 15 tháng 4 Đức
L 4(2 6 1632)
đầu Quốc Tử Giám và Viện Hàn lâm (Sắc
phong NDT 04 ngày 3 tháng 9 Dương Hoà 6 ( DL ngày 29-4-1640).
Hai năm sau vua Lê và chúa Trịnh chọn ông giữ chức Thượng thư bộ Binh (Sắc
phong NDT 05 ngày 27 -4 Dương Hoà 8 tức DL ngày 27-5-1642.)
Ba năm sau vua Lê Thần Tông và chúa Trịnh Tráng đổi chức Thượng thư bộ
Lại cho ông (thôi Thượng thư bộ Binh), nhưng lại kiêm nhiệm trọng trách lớn: Lại bộ
thượng thư kiêm Chưởng Lục bộ sự - Tức chức vụ Tể tướng thứ hai sau Thanh vương
Trịnh Tráng (Sắc phong NDT 06 ngày 26 - 4 Phúc Thái 3 (tức DL ngày 21-5-1645).
Lúc này ông đã 73 tuổi. Theo lệ đời Trung hưng, các đại thần 70 tuổi về trí sĩ. Nhưng
Trịnh Tráng đặc cách mời giữ không cho ông về trí sĩ. Chúa Trịnh Tráng đặc cách cho
dựng phủ đệ ở ngay làng Láng quê cụ, đặt tên là phủ Bỉnh Quân 秉鈞府 ( Bỉnh quân
dấu hỏi ở chữ Bỉnh, chứ khong phải dấu huyền, nghĩa là “nắm giữ sự điều hoà, điều
phối”) để quan Chưởng lục bộ làm việc tại gia. Các bộ viện có điều gì khải trình thì
cho người chạy ngựa chuyển đến phủ Bỉnh Quân phê duyệt. Từ phủ Bỉnh Quân về
kinh những khi đẹp trời ông tự mình cưỡi ngựa, chỉ lấy mấy tên lính kỵ theo hầu. Có
khi gặp kỳ bình văn ông đến ngay trường Giám để dự rồi mới vào triều. Ồng vừa làm
việc ở phủ Lục bộ (phủ Tể tướng) tại Thăng Long, vừa làm việc tại phủ Bỉnh Quân
cho đến năm Khánh Đức 3 lâm bệnh nhẹ, ngày 19 tháng 9 Canh Dần (tức DL ngày 1-
11-1651) viên mãn thọ chung tại phủ đệ Bỉnh Quân tại quê nhà, hưởng thọ 81 tuổi.
Vua Lê Thần Tông và chúa Trịnh Tráng truyền lục bộ binh dân tổ chức phục dịch
tang lễ rất mực trọng thể.
Hơn 50 năm giữ trọng trách dưới ba triều vua hai đời chúa, uy danh Thái tể
Nguyễn Duy Thì lừng lẫy một giai đoạn nhiều biến động lịch sử đầu thời Lê Trung
hưng. Đó là những năm tháng cuộc Trung hưng của nhà Lê mới thành công. Tuyền
quận công Nguyễn Duy Thì tuy cũng có tham gia một số trận đánh (giữ chức giám
chiến), nhưng chủ yếu ông thực hiện nhiều trọng trách dân sự, phủ dụ binh dân những
địa phương vốn là chỗ dựa của nhà Mạc, chiêu tập dân xiêu dạt đưa về quê quán khôi
phục sản xuất, ổn định đời sống, sau vài chục năm đã có thể thấy được cảnh thế thăng
bình. Nguyễn Duy Thì là nhà chính trị có tài, biết lắng nghe và thấu hiểu nguyện vọng
của người dân. Ông căm ghét bọn quan lại tham nhũng “chỉ chăm làm điều hà khắc
bạo ngược, đua nhau xa xỉ, coi một huyện thì làm khổ dân một huyện, coi một xã thì
làm khổ dân một xã, mọi việc nhiễu dân, không điều gì không làm”. Bản thân ông làm
Sắc phong 05 ngày 27 -4 Dương Hoà 8
tức DL ngày 27-5-1642.
Sắc phong 06 ngày 26 - 4 Phúc Thái 3
(tức DL ngày 21-5-1645
quan nổi tiếng thanh liêm nên mới có tư cách của bậc trung thần gay gắt lên án bọn
quan lại tham nhũng hại dân. Ông nghiêm khắc thi hành pháp luật, nhưng khi ngờ có
oan sai thì không ngần ngại giảm nhẹ hình án như danh sĩ Phạm Đình Hổ đã chép ở
truyện Nguyễn Duy Thì trong Tang thương ngẫu lục ( x. Phụ lục 2). Tờ Khải năm
1612 của ông không chỉ có tác dụng cảnh tỉnh đối với đương thời mà còn được lưu
trong sử sách để giáo dục cho hậu thế. Ông là tấm gương một nhà Nho có uy vọng,
nhiều năm giữ chức Tế tửu Quốc Tử Giám - trường đại học đào tạo nhân tài Nho học
cho các triều đại Việt Nam. Câu đối khắc cột đình bia trên mộ ông phần nào bao quát
được những cống hiến lớn lao của danh nhân Nguyễn Duy Thì:
八袞外春秋累朝元老(Cột bên trái)
四十年宰輔萬古名家(Cột bên phải )
Bát cổn ngoại xuân thu, luỹ triều nguyên lão,
Tứ thập niên tể phụ, vạn cổ danh gia.
Dịch
Tám chục lẻ xuân thu, bậc nguyên lão mấy triều,
Bốn mươi năm Tể tướng, vị danh nhân muôn đời.
(N.Đ.T)
Một văn bản có giá trị lịch sử trong việc đánh giá danh nhân Nguyễn Duy Thì là
bản sắc chỉ của vua Lê Thần Tông tuyên phong công trạng của quan Tể tướng: Sau
khi trang trọng nhắc lại đầy đủ chức tước của người quá cố, lời văn của sắc chỉ hàm
súc bao quát xứng tầm kính trọng đối với một bậc đại nguyên lão của triều đình:
為為勳臣始終全節多有勳勞於國在職 薨逝
“ Vị vi huân thần, thuỷ chung toàn tiết, đa hữu huân lao ư quốc, tại chức hoăng
thệ
Là bậc huân thần trước sau vẹn toàn phẩm tiết, có nhiều công lao với quốc gia,
qua đời khi đang tại chức.”
Xét công lao đó của Tuyền quận công Nguyễn Duy Thì, vua Lê Thần Tông đã
truy tặng ông chức Thái tể và ban tên thuỵ là Hành Độ 衡度 (nghĩa là: Nắm giữ pháp
độ). Toàn văn bản sắc chỉ truy tặng:
Sắc: Dực vận Tán trị công thần Đặc tiến Kim tử vinh lộc đại phu, Lại bộ
Thượng thư, kiêm Chưởng Lục bộ sự, kiêm Quốc Tử Giám Tế tửu, Hàn lâm viện Thị
độc, Chưởng Hàn lâm viện sự ,Thái phó, Tuyền quận công, Thượng trụ quốc thượng
Sắc phong 07 ngày 19 tháng 9 năm
Khánh Đức 3 (tức ngày 1-11-1651)
Sắc phong ngày 19 tháng 9 năm Khánh Đ
ức 3 (tức ngày 1-11-1651)
trật Nguyễn Duy Thì vị vi huân thần, thuỷ chung toàn tiết, đa hữu huân lao ư quốc, tại
chức hoăng thệ, ưng gia tặng tứ thuỵ.
Khả tặng Thái tể, thuỵ Hành Độ. Cố sắc.
KhánhĐức tam niên cửu nguyệt thập cửu nhật.
Dịch:Sắc (truyền lệnh) cho:
Dực vận Tán trị công thần Đặc tiến Kim tử vinh lộc đại phu, Lại bộ Thượng thư,
kiêm Chưởng Lục bộ sự, kiêm Quốc Tử Giám Tế tửu, Hàn lâm viện Thị độc, Chưởng
Hàn lâm viện sự ,Thái phó, Tuyền quận công, Thượng trụ quốc thượng trật Nguyễn
Duy Thì
Về việc: Là bậc huân thần thuỷ chung ven toàn phẩm tiết, có nhiều công lao với
quốc gia, qua đời khi đang tại chức, nên được gia tặng và ban tên thuỵ.Nay tặng chức
Thái tể và ban tên thuỵ là Hành Độ (Nắm giữ pháp độ)”Niên hiệ Khánh Đức 3, ngày
19 tháng Chín (DL ngày 1-11-1651)
Bát cổn ngoại xuân thu, luỹ triều nguyên lão,
Tứ thập niên tể phụ, vạn cổ danh gia.
Dịch
Tám chục lẻ xuân thu, bậc nguyên lão
mấy triều,
Bốn mươi năm Tể tướng, vị danh nhân
muôn đời.
(N.Đ.T)
Tác phẩm:
-Thơ chữ Hán: 02 bài Thất ngôn chép trong
TVTL:
􀁺彭城懷古和正使阮朴甫韻Bành Thành
hoài cổ, hoạ Chính sứ Nguyễn Phác Phủ (TVTL,
Q.23 -94b)
􀁺泊舟彭城遇雪次正使阮朴甫韻 Bạc chu
Bành Thành, ngộ tuyết thứ, hoạ Chính sứ Nguyễn
Phác Phủ vận (TVTL,Q.23 -95a)
-VĂN BIA: 02 bài
􀁺興功修造/渡沫寺碑 Hưng công tu tạo Đò
Mát tự bi, № 2569-70
􀁺靜慮禪寺碑/功德信施 Tĩnh Lự thiền tự
bi, № 4484 -85
Chùa Tĩnh Lự thôn An Phong xã Lãng Ngâm
tổng Đông Cứu huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh.là
nơi danh lam cổ tích xưa của bản huyện. Năm
Ất Dậu, Tây Quốc công (Trịnh Tạc) đi tuần du
thấy chùa phong cảnhđẹp đẽ, liền ủy thác cho Đô
đốc Gia Quận công Nguyễn Công Hiệp phụng mệnh cấp mấy trăm lạng bạc cho địa
phương xây dựng tu tạo chùa thêm khang trang mỹ lệ. Hồi đó, nhan sắc phong của
Bắc triều, thuyền ngự cũng đã ghé qua thăm chùa này. Mặt sau kê danh sách các vị
Hội chủ công đức tín thí trong đó có chúa Trịnh Căn, Trịnh Tạc và nhiều vị quan lại,
cung tần ở Vương phủ. Có bài minh ca ngợi.Nguyễn Duy Thì 阮惟時; học vị: Tiến sĩ
khoa Mậu Tuất (1598); chức vị: Lại bộ Thượng thư, kiêm chưởng Lục bộ sự, kiêm
Quốc tử giám Tế tửu, Hàn lâm viện Thị giảng, chưởng Hàn lâm viện Thái phó; tước
hiệu: Tuyền Quận công.
Tĩnh Lự thiền tự bi, № 4484 -85


Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

Ngô Đức Thọ: Khai quốc Trạng nguyên Lê Văn Thịnh

Lê Văn Thịnh, tổ khai khoa Nho học đầu tiên của nước ta, thầy dạy của Lý Nhân Tông. Người có công trạng trong đấu tranh ngoại giao bảo vệ biên giới lãnh thổ tổ quốc dưới triều Lý. Chính sử còn ghi về sự tích hóa hổ hại vua của ông. Đây là một vấn đề lớn cần phải xem xét kỹ thêm. Nhân chuyến đi thực địa cùng GS Ngô Đức Thọ, năm 2011. GS đã có bài viết hấp dẫn về nhân vật lịch sử này. Tôi xin đăng lại bài viết của GS. qua đường dẫn:
http://ngoducthohn.blogspot.de/2013/09/khai-quoc-trang-nguyen-le-van-thinh-bai.html

KHAI QUỐC TRẠNG NGUYÊN LÊ VĂN THỊNH (Bài mới)

Lời dẫn: Tháng 6 năm 2012 tôi đã đăng bài  Tổ khai khoa Việt Nam -Trạng nguyên Lê Văn Thịnh


Do việc copy chưa chuẩn nên hiện nay bài vẫn có thể truy cập được theo link đã dẫn trên, nhưng các ảnh bị mất hết! Vì Yah o 360 nay không hoạt động nữa, những ảnh tư liệu ấy tuy còn lưu nhưng không thể thay vào bài cũ được. Vì vậy tôi đã phải thể hiện một bài mới, nội dung như bài cũ nhưng có thêm nhiều ảnh tư liệu di vật và văn bản tác phẩm rất quý của Trạng nguyên Lê Văn Thịnh rút từ trong công trình Từ điển các nhà khoa bảng Việt Nam do Ngô Đức Thọ Chủ biên và Biên soạn chính (2012, chưa xb) lần đầu tiên được công bố.Cám ơn NCS Nguyễn Đức Toàn cùng đi và cộng tác với tôi trong các chuyến đi nghiên cứu di tích Trạng nguyên Lê Văn Thịnh. Bài này tôi cũng gửi để đăng cả trên blog yeuhannom của NCS Nguyễn Đức Toàn.
+



Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2013

Tàu điện Leipzig- Nhớ về Tàu điện Hà Nội


Leipzig cũng là TP cổ của nước Đức, là đất nước mà đường sắt phát triển vào bậc nhất trên TG (Đấy là ngay hồi học Phổ thông cô giáo dạy Sử đã dạy thế). Các loại tàu nhanh tàu chậm đều rất tốt và an toàn. Trong TP người ta thiết kế đường tàu điện dọc ngang, đi qua các tuyến phố chính chạy gần như liên tục trong ngày và rất đúng giờ. Đi từ 4 phía của TP chạy  vào Trung tâm - từ Trung tâm chạy về 4 phía ngoại vi của TP. Trên bản đồ tàu chạy Ban ngày, khu vực hình tròn là nhà ga Trung tâm. Các tuyến đường từ 4 phía Ngoại vi là 4 màu Xanh, Đỏ, Vàng, Tím xanh. Người dân từ Trung tâm đi ra ngoại ô rất tiện, mà từ Ngoại ô vào Trung tâm cũng rất tiện. Nhiều hôm đi Tàu tôi thấy trên toa rất ít người nhưng tàu vẫn chạy đều. Người Đức coi trọng mạch nối Giao thông chứ không vì sự đông khách. Người đi tàu tự giác mua vé và xé vé. Ai không thực hiện nếu bị bắt thì bị phạt 40 đến 60 Oiro. Tàu chạy đêm thì thưa hơn nhưng vẫn chạy. Nếu có gì sai thì sẽ có sự thông báo ở các bến đợi. Rất rõ ràng. 
Lại nhớ về Tàu Điện Hà Nội. Những năm đầu thập niên 80, tôi vẫn còn được đi tàu Điện Hà Nội. Hồi ấy tôi còn bé, mẹ gửi bà ngoại nhà dưới Ngõ Mai Hương, nay là phố Hồng Mai. Được thằng em họ con bà dì thứ 2 dẫn đi nhảy tàu điện tuyến từ Trương Định lên Bờ Hồ. Hai thằng oăt con trốn vé nhảy từ đầu chợ Mơ, chạy đến Ô Cầu Dền thì nhảy xuống Ngõ Chợ Giời đi đường tắt về nhà tôi. Về sau đổi thay cơ chế, tàu điện bị bỏ. Giao thông Hà Nội hồi ấy còn thịnh hành cả xích-lô. Nghĩ là xe điện đã lạc hậu nên bị bỏ cho phù hợp với sự phát triển của Đô thị. Nhưng từ khi sang đến TP Leipzig. Nhìn thấy đường Tàu  điện bên này mà thương cho Thủ đô yêu dấu hàng ngày chìm trong khói xăng bụi bặm và tắc đường. Có lẽ lí do tắc đường sẽ là đề tài muôn thủa để biện minh cho mọi sự muộn màng. 
Hồi ấy Hà Nội chưa phát triển như bây giờ. Nhưng nếu người Lãnh đạo quản lý giao thông hồi đó có tầm nhìn chiến lược, dự đoán được hướng phát triển của TP, thậm chí định hướng cả giao thông thủ đô nữa chứ không để phát triển tự phát. Đầu tư phát triển mở rộng đường Tàu điện ra 4 phía ngoại vi Hà Nội, như các vùng Hưng Yên, Bắc Ninh, Sơn Tây, Hà Nam, để dân cư các vùng ven có thể tiện lợiđi lại, học tập, buôn bán, làm việc. Người trong TP cũng tiện đi ra các vùng lân cận. Kết hợp với giải pháp không gian lưu thông thì Hà Nội giờ đâu đến nỗi. Những người hoài cổ lại có dịp để tiếc nuối tiếng leng keng của đường Tàu điện Bờ Hồ.  Bài toán giao thông của chúng ta không phải là đường xấu đường chật, mà là mật độ dân cư quá dày đặc, phương tiện tự do phát triển theo đà kinh tế từ xe đạp, lên xe máy, từ xe máy lên ô tô. Doanh nghiệp vận tải thì tràn lan tự do giao dịch, tự do thỏa thuận. Người nhập cư ngoại tỉnh tụ về làm ăn sinh sống quá nhiều. Trường ĐH nhiều SV về học rồi bị sức hút của thủ đô không quay về quê hương, bệnh viện lớn cũng tập trung ở đây với công nghệ thiết bị tốt, người dân cứ phải lên HN chữa mơí khỏi, ... Lỗi do ý thức người dân là chính nhưng ai dạy để  người dân hiểu và chấp hành khi quan tham, CSGT, TTGT biến chất nhân lỗi thiếu hiểu biết về GT của dân để kiếm lợi. 1 phần là do cơ chế không dự toán được, không định hướng được sự phát triển. Vậy nên càng mở đường càng tắc. Giải pháp cầu vượt liệu sẽ kéo dài được bao lâu, chưa biết ... Xe Bus thì chạy lo bù lỗ xăng dầu, chất lượng kém, ...
Tôi là người kém hiểu biết nhưng cũng có thể đoán mò là 50 năm nữa nước Đức vẫn chưa bỏ Tàu Điện trong các TP
Tàu điện đã tồn tại ở Đức từ rất lâu, đến giờ vẫn được coi là phương tiện giao thông quan trọng, là một nét văn hóa của người Đức. Người Đức còn chưa bỏ được Tàu Điện mà người Việt Nam từ những năm 80 đã bỏ Tàu Điện rồi. Nghĩ 1 câu rất "Phèo": Người "Ta" đi trước thời đại. Lại một câu rất "Chí": Người "Ta" đi ngược thời đại.
Bản đồ đường tàu điện Leipzig ban ngày
Bản đồ đường tàu điện Leipzig ban đêm

Tàu điện Bờ Hồ ngày xưa.