Thứ Ba, 29 tháng 10, 2013

Thầy Thuốc Giỏi

Chuyện Lương Y.
Ai cũng thích nói chuyện ma quỷ, nhưng gặp ma quỷ thật thì chưa ai gặp. Nhưng khi có ma quỷ thật núp trong hình bóng đức hạnh của con người thì ai cũng bảo đó là con người thật. Nên nói chuyện hồn ma quỷ quái có lẽ câu khách hơn là nói đạo đức nhân nghĩa. Nhớ câu chuyện Tiếu lâm xưa: Ngày nọ Thái tử của Diêm vương bị ốm nặng ... sắp không qua khỏi. Diêm vương sai Quỷ sứ lên Dương thế tìm thầy lang giỏi về chữa bệnh. Khi đi Diêm vương dặn đến nhà Thầy lang nào thấy nhiều ma đứng ở cửa thì đừng có mời, phải vào nhà nào ở cửa có ít ma thôi, không có ma là thầy giỏi. Quỷ sứ đi khắp Dương gian nhưng nhà Thầy lang nào cũng chật ma đứng cửa. Cuối chiều mới tìm được 1 nhà có mỗi 1 con ma. Quỷ sứ mừng rỡ mời người đó đi chữa bệnh. Diêm vương gặp được Thầy lang giỏi mừng lắm hỏi thăm: nhà ngươi đã chữa được bao nhiêu bệnh nhân rồi? Thầy lang sợ sệt: Bẩm Hoàng thượng, tôi mới chữa được cho có 1 người thôi ạ

Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2013

Anh đầu bếp Trung Quốc và chị bán hàng người Việt

Anh đầu bếp Trung Quốc và chị bán hàng người Việt
Các quán Tàu bên Tây có nhiều quán ông chủ thực sự không phải người Tàu mà lại là người Việt Nam. Có chỗ thì cũng có đầu bếp người Tàu. Quả thật cách nấu ăn của người Tàu cũng rất đặc biệt, rất khéo. Các khách hàng Tây rất khoái hình ảnh đầu bếp Châu Á với chảo mỳ đảo đảo lắc lắc tung tung lật lật khói lửa sèo sèo. Khi mới tới, cái lòng tư cựu nghiệp đè nặng tâm can. Không có chữ Nho mà đọc, buồn vào quán gặp được 1 anh đầu bếp người Hoa, mình cũng sổ mấy câu vớ vẩn hỏi han cho tình cảm. Ơ hơ, hắn thấy 1 tay Việt Nam sủa được tiếng Phổ thông bên Tây cũng hay. Thành ra cũng có vẻ quý hóa nhau. Nhưng cái giống Việt Nam – Trung Quốc nó thủy hỏa/ bắc nam thế nào mà khắc nhau lắm. Trong nước ghét Tàu, bài Hoa đã đành. Bên Tây người Việt Nam cũng ghét Trung Quốc thậm tệ. Nghe nói loáng thoáng, tinh thần dân tộc cao có khi đánh nhau ấy chứ. Khốn nạn, đã là kiếp tha hương, ở Tây rồi mà 2 thằng Đông Á bệnh phu cũng chưa chừa thói xấu sĩ hão, cục bộ địa phương, dân tộc cực đoan chủ nghĩa.
Tình hình chủ quyền biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa căng thẳng. Anh Việt, anh Tàu bên này cũng rậm rịch. Đám người Việt ở Munich năm ngoái tổ chức biểu tình to lắm. Xem Tễu Blog thấy vậy mà. Khổ anh người Hoa làm bếp trong môi trường lắm người Việt Nam mà tinh thần dân tộc lên cao của cả 2 chả ai chịu ai. Hắn cũng rậm rịch đem máy ảnh đi chụp đâu được cái bản đồ của Đức, vẽ cái khu vực Hoàng Sa, Trường Sa là Südchinesische Meer - biển nam Trung hoa  (gọi tắt là biển Hoa Nam, cũng giống như vùng biển với nước Nhật gọi là Ostchinesische Meer, người ta gọi là biển Hoa Đông đấy) đem đến quán khoe với đám dân Việt làm đòn tâm lý. Ý chừng bảo bọn Đức nó công nhận là của Trung Quốc đấy nhé. Hi hi, mình thì không nghĩ thế. Chỉ xua tay bảo không phải không phải. Tao có cái bản đồ khác besser hơn- tốt hơn. Không giống cái mày chụp đâu. Mà cái mày chụp người ta vẽ lại rồi. Hắn im ngay vì thấy mình không hề tức giận mà nói rất tự tin về cái bản đồ của mình. Hơi chưng hửng. Nhưng mấy anh em Việt Nam thì ức lắm nhưng cãi không đặng. Vì cả hai bên đều nói tiếng Đức dở ngang nhau. Hắn nói tiếng Việt không đặng, ta nói tiếng Tàu không thông. Dở tiếng Đức thì đôi bên ù ù cạc cạc. Nhưng quả là cũng đánh đòn tâm lý mà người Việt mình hay mắc mưu lắm. Cái bản đồ ấy người ta vẽ để học và nghiên cứu thôi chứ có khẳng định chủ quyền của kiếc gì đâu. Chả nhẽ biển Ấn Độ dương thì của riêng nước Ấn Độ hay sao! Hay vịnh Thái Lan chẳng hạn nhìn bản đồ đâu phải của riêng nước Thái. Còn Cmpuchia, còn cả cái đảo Phú Quốc của ta lù lù trong đó kia mà. Cái người Tây người ta tư duy về chủ quyền rất rõ, cái tên gọi trên bản đồ không là cái gì. Lại nhớ vụ Google Mỹ vẽ bản đồ cũng đề là South- Chinasea/ biển nam Trung hoa mà dân mình trên truyền hình cũng đưa tin căm tức lắm. Thực chả có gì mà Tàu nó chọc đểu cho cũng tức chứ. Thực là người trí thức thì hiểu ngay cách gọi của người Tây muốn nói là cái biển ấy nằm ở phía nam Trung hoa mà thôi chứ không phải là biển ấy của Trung hoa. Lại cái quần lót có in hình Quốc kỳ, mà dân mình cũng ức được. Anh Mỹ người ta in cả quốc kỳ vào mông cũng có hề gì mà dân mình đi tức, chửi bậy loạn lên chỉ người mình nghe.
Nhưng đi làm ngoài quán cũng có chị người Việt, nhanh nhẹn thẳng thắn. Mình làm cùng thấy có được câu phát ngôn cũng rất hay. Nghe anh em kể chuyện thằng Bếp Tàu cứ khoa trương về bản đồ biển Đông của Trung Quốc. Chị thủng thẳng tương ngay một câu: Mẹ mày chứ, cả cái Trung Quốc nhà mày mày còn đéo ở được phải sang đây mà đi làm kiếm tiền. Lại còn sĩ diện Hoàng Sa với Trường Sa. Giỏi thì ra mẹ mày đấy mà ở.
Hi hi nghe sướng tai thật. Đúng là người Việt Nam có khác. Tư duy thực tế vô cùng. Tôi thấy phục lắm. Chủ quyền chủ đạo gì, cũng là con người cả. Cái thể chế chính quyền này chính phủ nọ nó lắm chiêu nhiều trò. Tranh đoạt lẫn nhau, chứ con người thì ai việc nấy khoe khoang tuyên truyền gì cái sự ấy. Cứ tưởng làm thế là người ta sợ dân Tàu, nể dân Việt lắm đâu. Có lẽ cái thâm sâu của người Tàu đôi khi đi quá xa với thực tiễn nên khó mà được như ý. Còn cái thực tế của người Việt nó thật giản dị và hồn nhiên nên dễ thỏa mãn lắm. Phải chăng chỉ một nét nhỏ này mà ta thấy người nước ta không dễ bị đồng hóa như một số trí thức sáng suốt lo lắng. Và cái mạnh yếu của mỗi bên có khác nhau. Nhớ lời sách Trung Dung than: Nam phương chi cường dư, Bắc phương chi cường dư! Người ta nói nhìn xa trông rộng để đối đãi với thiển cận, nhưng có khi chưa chắc đã bằng nhìn gần thấy rõ còn hơn trông xa mà mờ, trông rộng mà không thấy biển là lớn vậy.

Cái cảm xúc của tôi đọng lại về 2 người này là thế. Làm câu chuyện mua vui cho đỡ buồn khách tha hương.

Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2013

Bác sửa xe yêu nước

Câu chuyện Bác sửa xe.
Gần nhà tôi có bác sửa chữa xe đạp. Bác vóc dáng cao lớn, tuổi hơn 60 nhưng cái vóc dáng của bác thì ngày xưa cũng là người đẹp trai vạm vỡ đấy, thanh niên đời nay cũng phải mơ có được chiều cao của bác. Trước bác công tác nghành cơ khí, sau về hưu mới đi sửa xe. Bác sửa xe cũng tốt. Hồi bác mới làm, là những năm đầu thập niên 90 khi mà nghề sửa xe đạp còn kiếm được. Nhà ai chả có cái xe, thi thoảng xịt hơi nổ lốp, tra dầu. Dần dần xe máy phát triển. Nghề sửa xe đạp thật khó kiếm được người như bác, bác làm rất tốt nên cả xe máy xe đạp bơm vá ốc vít phanh dầu bác kiếm được tất. Bác hay chuyện trò đông tây kim cổ. Tình hình thời sự chính trị trong ngoài nước, nhân tình thế thái bác có chính kiến lắm. Hồi tôi học Hán Nôm ở Đại học. Hai chữ Hán Nôm còn là lạ. Bố tôi tự hào có con học Đại học lắm nhưng ông thích oai không muốn nói cháu học Hán Nôm, nghe nó là lạ, cổ hủ vứt đi, nhiều người không biết. Vậy nên khi ai hỏi ông cứ nói phứa là tôi học Đại học Ngoại ngữ Trung văn. Tôi biết vậy nên cũng để bố oai một tý. Ở cái khu phố nhà tôi, người ta cũng hay để ý nhòm nhau cái sự làm ăn học hành, chê vào khen ra nghe cũng động lòng lắm.
Bác tưởng tôi học Trung văn thật vì thấy tôi biết chữ Tàu mà. Lúc ấy kinh tế đang trên đà tăng trưởng. Kim ngạch thương mại Việt Trung tăng trưởng, Đài Loan, Trung Quốc đầu tư dồn dập. Học tiếng Anh nổi 1 thời gian giờ quay ra tiếng Trung, tiếng Nhật, … Bác cũng tỏ vẻ là nghành ấy được (thằng này cũng biết học hành). Tất nhiên cũng chẳng bằng con bác (Tôi chả biết học gì, hình như kinh tế - thủy lợi gì gì đó). Không khác gì bố tôi, bác cũng tự hào về con bác. Tôi thì lặng lẽ để 2 ông già khoe khoang về các cục cưng của mình mà thi thoảng bắt chuyện với bác vài câu cho nó có lễ ở gần hay mặt.
Chớp cái tôi ra trường đi làm được cũng lâu, gần đến dịp đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Người ta đem cái Thiên đô chiếu ra tập chép, Pro, Lăngxê, Modifile … loạn um cả nước lên, khen cụ Lý Thái Tổ đến tận trời. Dân Thư pháp Hán Nôm như rồng gặp mây vậy. Nức tiếng thư pháp, chữ Nho lại được nhìn lại như quyển sách cũ chứa đựng câu chuyện hay. Đoạch cái Biển Đông dậy sóng, Trung Quốc đưa tàu bay ra Hoàng Sa, tổ chức du lịch, tàu Hải giám đuổi đánh ngư dân Việt, … Sự vẽ Bản đồ ghi tên South-Chinasea làm căm phẫn biết bao trái tim yêu nước.
Hôm xịt lốp dắt xe ra sửa. Có cả bác gái sửa xe phụ giúp. Chả biết đưa chuyện thế nào. Bác gái buông câu bắt lời tôi:
-         Này Toàn ơi, mày xem cái ông nhà tao thế này có trái quái không chứ. Đang xem truyền hình, vô tuyến về 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Nó chiếu đến Thiên đô chiếu chạy cái chữ Hán lên, ông ý tắt mẹ nó Tivi đi. Người ta đang xem dở. Ông ý lại bật sang kênh khác. thế có dở hơi không!
Bác trai điềm tĩnh như các cụ Nho ngày xưa, hích cái mục kỉnh trên mũi trễ xuống nói:
-         Mẹ nó chứ, cái chữ của bọn xâm lược ấy xem làm đéo gì. Tôi ý là tôi tẩy chay cái bọn xâm lược bành trướng ấy.
Tôi thấy có bác gái làm hậu phương cũng vớt vát nói đôi điều về Hán Nôm:
-         Chữ là chữ Hán, nhưng mà của người Việt mình, mình xem có hại gì đâu bác. Ngày xưa các cụ nhà mình dùng mà.
Bác trai đập búa, nói rất căng:
-         Mẹ nó chứ, chữ của bọn xâm lược từ hồi Trung Quốc đô hộ nó bắt mình học. Bây giờ lại còn chiếu lên. Hoàng Sa – Trường Sa nó chiếm hết rồi. Tao là tao đéo chấp nhận được. Thằng Mỹ nó vẽ cái bản đồ đề là Biển Trung Quốc đấy, là nó công nhận mẹ nó rồi còn gì. Vớ vẩn. Tôi là tôi đéo thích cái thằng Tàu. Bà đàn bà đéo biết gì, câm mẹ nó mồm đi. Đừng có nói
Bác gái nhấm nháy cười. Tôi thấy tình hình hỗn loạn, chờ bác nhét nốt cái xăm vào lốp, cắm ống bơm bơm cho nhanh rồi chuồn.
Ngẫm cái thế sự và nhận thức của con người ta thay đổi nhanh chóng mà bài loại Ta – Tàu lẫn lộn. Cầu nối văn hóa do ảnh hưởng tương quan lâu đời của hai nước Việt Trung rất là tế nhị, giằng khó ra mà cắt không đứt. Còn cái cầu nối văn hóa Việt Nam hiện đại với quá khứ từ khi thay chữ viết đã bị gián đoạn trầm trọng. Từ sau năm Chiến tranh biên giới 79 cái mối lo sợ ghét Trung Quốc cứ lan khắp cả nước từ người già đến trẻ con.
Nhận thức sai lầm nhất thời về văn hóa của người ta ảnh hưởng đến lâu dài không ai lường được. Nghĩ mà thương.
Nay những người yêu nước chân chính chống Tàu đến quyết liệt, chống cả văn hóa Tàu luôn. chống luôn cả cái Viện Khổng tử dự định toe toe giữa ông Tổng Lý và ông Tổng Ba nhà mình.
Nhạo lại mấy lời sâu cay thấm đẫm từ dân ca:
Yêu ai yêu cả dáng đi
Ghét ai ghét cả tông ti họ hàng



Thứ Năm, 24 tháng 10, 2013

Nhớ Hai Thân

Cha mẹ sinh ra ta- ta nghe lời cha mẹ. Cho ta ăn, cho ta mặc, cho ta học hành-Ta vâng lời. Lớn lên, không xin được việc làm. Cha mẹ lo liệu cho tìm công ăn việc làm-Vâng lời cha mẹ. Lập gia đình, sinh con cái, con ta cha mẹ lại chăm. Tuổi già lực bạc. Không còn làm lụng kiếm tiền được nữa. Con cái trưởng thành dần dần quyết định các việc của bản thân, rồi cả trong nhà- Bố mẹ thành những người già vô dụng cần phải chăm sóc. Nhớ lời Kinh Thi mà lòng tư hiếu không được ở gần. Cảm ơn cụ Lê Phục Thiện dịch thơ:
Ai ai phụ mẫu
Sinh ngã cù lao
Dục báo thâm ân
Hạo thiên võng cực.”
Dịch:
“Cha sinh ta! mẹ nuôi ta!

Nhớ ơn cha mẹ, xót xa tấc lòng !
Thương vì khó nhọc vô cùng,
Nhớ ơn cúc dục, nhớ công sinh thành
Sánh cùng trời rộng mông mênh,
Ơn sâu muốn báo, hỏi mình làm sao?”
(Xa mong 2 chữ bình an)


Thứ Ba, 22 tháng 10, 2013

Cảm giác "No" văn hóa sau khi đọc các bài về "viện Khổng tử" trên xuandienhannom.blogspot.de

Bài viết theo cảm xúc, chưa phải bài nghiên cứu.
Mình đã đọc hết các bài liên quan đến việc "đề phòng viện Khổng tử của Trung Quốc thành lập ở Việt Nam" trên xuandienhannom.blogspot.de. Cảm giác ... chán chiếm lĩnh hoàn toàn tư tưởng của mình. Quả là "Quốc gia hưng vong sất phu hữu trách". Được như vậy, nước ta thực sự đã hoàn toàn độc lập (không thèm chơi với TQ ngay cả mặt Văn hóa), dân ta thực sự đã hoàn toàn tự do (chưa tường tận về tương quan văn hóa 2 nước đã tự do phát ngôn theo ý riêng, có thể gây hại cho nhận thức nhân dân), đồng bào ta thực sự đã thừa cơm ăn áo mặc (vì thừa cơm ăn áo mặc nên mới có thời gian lo chống văn hóa TQ xâm nhập), dân ta ai cũng được học hành (vì có được học hành rồi, đủ rồi nên không cần học thêm cái gì nữa - nhất là của TQ càng không nên học). Còn nhớ người xưa nho nhã, thông Hán văn, giỏi Thơ Đường. Tiến sĩ xuất thân còn theo học Trung Văn cho nhuận thân sĩ tử. Nay chỉ 1 cách nhìn về Văn hóa cũng đủ thấy người nước ta trong sử sách ngoại quốc được đánh giá là có vóc dáng "nhỏ bé", đúng lắm. Cảm giác Lo ngày một to thêm. 
Đương nhiên, Viện Khổng tử sẽ chỉ truyền bá VH Trung Quốc thôi chứ chả nhẽ nó lại truyền bá tư tưởng Hồ Chí Minh. Còn nhớ từng có nghiên cứu về tư tưởng Khổng học trong văn chương Hồ chủ tich  còn có kia mà. Nay bảo viện Khổng tử không truyền bá văn hóa TQ thì nó truyền bá cái gì. Mà TQ bây giờ là TQ cộng sản đương nhiên nó cũng có tính Cộng sản. Nó tuyên truyền Tây Tạng là của nó cũng như thằng ăn cướp cướp của người đi đường rồi dùng tài sản của người ta làm tài sản của mình. Ai cũng biết thế cả. Việc học tập văn hóa là học tập văn hóa. Cái mối tương quan Trung Việt nó sâu sắc và tế nhị. Nhưng cái giống người Việt mình có cách đọc chữ Hán riêng biệt, có truyền thống Nho học lâu đời tự thân đã nhuần nhuyễn vào đời sống con người, nên càng học càng phát huy xa hơn không hề bị Trung Quốc hóa. Ngày xưa Minh Thành tổ đã từng đốt sách, đập bia chữ Hán của Đại Việt, vết sẹo còn dấu trong sử sách chưa phai. Nay nếu mà lo sợ có lẽ là TQ lo sợ dân Việt Nam ai ai cũng thông Hán tự cả thì chí nguy. Mọi thành tựu 5000 năm của Trung Quốc bị thằng nhỏ con xơi tái, nén lại file đuôi .Zip chỉ có 2000 năm. Lí do, chỉ vì nó biết chữ Hán nhưng nó không phải người Hán. Cái bọn ranh này, không sáng tạo ra chữ viết và tư tưởng mà nó đớp không chữ viết - tư tưởng, chỉ vì mỗi lí do đó thế có đau cho Thiên triều không. Giá nó cứ cứng đầu cứng cổ như Tây Hạ, Đại Liêu, Mông Cổ, Mãn Thanh chỉ nhăm nhăm tách tách khác khác với Hoa Hạ thì được, cho chúng bay bài học Đồng hóa cho mày chết. Nay nó lại học mình, tư tưởng mình có gì, nó có giống y thế. Tôi vẫn nhớ thầy Kim Sơn đã nói với chúng tôi khi còn đi học. "Đứng bên cạnh người Khổng lồ và đứng trên vai người Khổng lồ, thế nào cao hơn". Chúng ta tự chọn lấy cách đứng của mình. 
Các Viện của các nước Anh, Nga, Pháp, Mỹ, Đức, Nhật... đừng tưởng nó không truyền bá tư tưởng của Đại Tư bản, đại Đế cuốc đâu nhé. Chẳng qua người ta lóa mắt không nhận ra thôi, thấy Phương tây bề ngoài giàu mạnh, tưởng họ hào phóng không cần nô dịch ta ư! Híc nếu được họ cũng không tha mà nhè miếng mỡ ra đâu. Nước Anh lúc náo chả muốn nước ta ra khỏi khối Pháp ngữ mà vào Khối thịnh vượng Liên hiệp Vương quốc Anh, nhưng nể phương diện ngọai giao với Pháp, Mỹ mà cũng chia địa bàn cả rồi; Nước Nga thì khỏi nói, bóp cổ họng dầu mỏ nước ta, năm nào chả tổ chức các giải đấu hữu nghị, tình thầy trò Việt Nga, mấy khoản nợ viện trợ từ hồi chiến tranh chưa biết đã giả hết chưa, ông Lãnh đạo cốp nào cũng học ở Nga về, định trái lời thầy dạy phỏng, văn nghệ sĩ cũng học ở Nga, các nhà Khoa học cũng học ở Nga ... xem cái phóng sự xúc động ấy bao nhiêu người Việt rưng rức ra khóc mới ... đáng yêu chứ. Không phải nước Nga nô dịch ta đấy ư! Nước Pháp thì chắc chân sau năm 1954 rồi, luôn luôn tìm cơ hội gợi lại cái vàng son của 80 năm Thực dân, đề cao các Trí thức Pháp học, các công trình Pháp ở nước ta thì lưu dấu luôn không chê được mà ta đụng sửa cái nào hỏng cái ấy. Mới có mấy ngôi chùa hơi giống Trung quốc ta đã loạn cả lên. Mấy con sư tử đá giống Tàu quá cơ, dù là nó đục ngay ở Ninh Bình, Thanh Hóa hay Ngũ Hành sơn(Đà nẵng) cũng phải trục xuất hết. Nước Mỹ thì sao, đa dạng văn hóa, đậm đà dân chủ, hợp chúng nhiều dân tộc đúng với tên gọi Hợp Chủng Quốc luôn (Chúng hay Chủng tôi thây kệ), muốn quay lại VN lắm mà chưa có Thiên thời địa lợi Nhân hòa nên chưa ra mặt. Học bổng cho du học, cho nghiên cứu thì cũng khá, cũng để tuyên truyền cho dân chủ kiểu Mỹ chứ gì, lối sống Mỹ chứ gì, các nước Châu Âu đã ngấm hết rồi. Cắm cái ĐSQ ở Láng Hạ còn bày đặt nghiêm nhặt đề phòng khủng bố cả cái Contener chóan cửa. Nếu cho nó thuê rộng ra nó thừa tiền thuê cả quận Đống Đa làm ĐSQ. Còn Nhật Bản hử, năm nào cũng cây hoa anh đào vớ vẩn đem đến cắm ở Hà Nội, Sài Gòn làm thanh niên nam nữ xoay ngắm chụp ảnh loạn cả lên, rồi phóng các bài phê phán văn hóa xem hoa anh đào kiểu Nhật, các nhà hàng Susi thôi rồi đặc Nhật. Nhân viên mặc Kimono, .... rồi sau này nó nhổ hết tre Việt Nam đi trồng Hoa Anh Đào hết. May là Anh Đào chứ Anh Túc thì Việt Nam thành Apganistan ở Nam Á rồi. Chưa kể bố trẻ Hàn Quốc mới đến sau, nhận họ hàng với Lý Long Tường rồi về Đình Bảng đầu tư xây đào lộn bậy hết các đền đài các tiên vương nhà Lý đi, ... mình lấy ví dụ mấy ông lớn ấy để Trí thức sáng suốt Việt Nam so sánh nhé. 
Nay tôi yêu Khổng tử, không phải vì tôi là môn đồ của ngài đâu mà tôi thực sự nghĩ rằng cái đa dạng văn hóa và ngôn ngữ trên thế giới naỳ là xu hướng tất yếu. Ta học giỏi ngoại ngữ nào thì tốt cho ta. Ta thông thạo văn hóa nước nào thì tốt cho ta hơn nữa, mà thông thạo cái văn hóa của chính "kẻ thù truyền kiếp" thì lợi còn gì bằng. Ấy là tôi dùng từ của cụ Lê Duẩn chứ tôi không coi nhân dân yêu chuộng hòa bình là kẻ thù đâu nhé. Trung Quốc cộng sản bá quyền, xâm lược tôi biết thừa nhưng nét đẹp văn hóa của họ tôi vẫn cần. Huống chi nó sát sườn kề cận văn hóa nước tôi thế, ảnh hưởng lên nước tôi ngần ấy năm, để lại cho con cháu chúng tôi cái di sản văn hóa độc lập tự cường "vô tốn Trung Hoa" mà cùng song song tồn tại, thì tôi cực cần. Các cháu Việt kiều đọc Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo, .... đều gọi đó là chữ Chinesisch hết. Cấm đứa nào bảo là của Annamisch.
Bành trướng bá quyền, xâm lược, ta đề phòng là đúng, nhưng là ta phải tự tiêm phòng cho Văn hóa của ta mạnh mẽ lên chứ, ngăn chặn kiểu ngăn sông cấm chợ trên nhịp cầu giao dịch văn hóa thì ... (lắc đầu). Văn hóa ta mạnh lên nhờ hòa quyện học hỏi. Cậu công tử Trịnh Cán, ở trong cung lâu quá sinh bệnh mà chết sớm. Thử lấy 1 danh nhân nào của ta mà xứng tầm Khổng Phu tử, đề xuất với nhà nước cho lập Viện bên TQ rồi sang truyền bá tư tưởng Đại Việt đi.  (Nguyễn Du chẳng hạn, híc ! Cụ Nguyễn Du mà bảo cụ sang làm Đại Sứ bên TQ còn được chứ bảo lập Viện tên cụ ở bển cho đăng đối Viện Khổng tử chắc cụ đâm đầu tự tử chết luôn. Dù chỉ là núp danh, để truyền bá văn thôi cũng đủ phải tự tử chết ngay). Không đâu. Ta phải học và tiếp thu cái hay của họ thôi.
Chung quy lại chỉ vì bài xích Trung Quốc quá đáng mà phê phán những nhịp cầu văn hóa đáng quý. Mình thấy tư tưởng từ "Bài Hoa" đến "Bài Khổng", rồi lan man sang "Bài tất cả cái gì Made in China" là không đúng đắn. Ý tôi chỉ có thế. còn viết bài tranh luận để chứng minh này nọ, tôi xin kiếu vì mọi người đều có mắt có tai. Tuy nhiên đầu có thể vẫn không có đầu. Chịu ... dân chủ kiểu Mỹ !!! đấy. Các nước lớn Phương Tây không phải vì mạnh mà không sợ Trung Quốc mà họ tôn trọng Văn hóa Trung Quốc, đó là cái thông minh của họ. 


Thứ Bảy, 19 tháng 10, 2013

Phản "Bài Khổng luận"

Bài viết chỉ là cảm xúc. Chưa phải bài viết nghiên cứu.
Rồng vàng tắm nước ao tù/
Lời khôn nói với kẻ ngu nhọc nhằn
Sự khác nhau giữa người mù, người sáng và người ngu là: Đi đường người mù sợ ngã, sợ đâm nên rất dò dẫm, lần lần từng bước. Người sáng đi tự tin vì biết được con đường phía trước có gì. Dù có khó khăn gập ghềnh thì khắc phục tìm mọi cách để vượt qua. Người ngu thì cũng sáng mắt nhưng mà vì ngu nên cứ đâm đầu vào khó khăn, nếu không nghĩ ra thì bỏ qua. Hoặc đề phòng không đi con đường đó mà quay ra đường khác. Thế giới đang có xu hướng giao hòa tiếp xúc của nhiều nền văn hóa khác nhau, con người ta hiểu nhau phải qua tiếp xúc ngôn ngữ và văn hóa. Không thế mà các nước tiên tiến họ đặt ra các Viện nghiên cứu Chiến lược về những thứ họ đã có và chưa có. Viện Bác cổ Pháp, Việt Goethe Đức, Viện Puskin Nga, Viện Max - Angel ... của Anh, của Mỹ, của Nhật, ... Trung Quốc là 1 nền văn minh lớn cả Thế giới này nhìn ngắm nó như 1 hòn ngọc huyền bí. Tinh thần bành trướng của Trung Quốc thì to lớn bao trùm không kể xiết muốn thành hẳn 1 cực sánh ngang với Nga, Mỹ. Nhưng cái tinh hoa văn hóa của nó không thể phủ nhận. Việc lập 1 viện nghiên cứu về Khổng tử của TQ ở VN thật là 1 việc mở rộng giao lưu VH cho người nước mình. Còn tư tưởng bành trướng thì người ta thừa hiểu. Tôi đã comment những Viện Khổng Tử trên toàn nước Đức cho mọi người cùng biết là nhữg nước tiên tiến như Đức họ rất dân chủ và công bằng trong các vấn đề Văn hóa. Và đất nước họ thật sự là những nước đa dạng nhiều màu sắc văn hóa đan xen và nhiều người Đức học tiếng Trung, thậm chí kết hôn với người TQ cũng chẳng biến họ thành người TQ được. Họ chỉ quan trọng là sự giao lưu giữa các nền Văn Minh để họ trở nên tốt đẹp hơn, hiểu biết nhau hơn. Vậy mà các trí thức sáng suốt ở VN đang tự bịt mắt mình, rồi lần mò sờ nắn con voi TQ bằng cái nhìn đề phòng học viện Khổng tử, rậm rịch cả những bài tuyên truyền theo ý mình về cái học Viện mang tên Đức Thánh mà ông cha ta tôn thờ. Ngày tết, ngày giỗ các vị Trí thức sáng suốt của VN vẫn thắp hương ông bà, vẫn sớ má khấn vái mà có nghĩ là nó có gốc từ Lễ gia tiên của Khổng giáo đấy ư hay đều nghĩ là của Phật giáo. Tôi vẫn biết Trung Quốc là bá quyền nước lớn, nhưng tôi biết hạt ngọc quý trong mình con trai nhớp nháp nên tôi thích Viện nghiên cứu mang tên Thánh nhân được thành lập ở VN nó sẽ giúp chúng ta về cội nguồn Nho học và hiểu rõ hơn mối tương quan văn hóa Việt Trung và những thành tựu Vĩ đại của tiền nhân các đời ĐInh Lý Trần Lê ... đã khôn khéo ly tâm Hán trục theo hướng có lợi cho nước cho dân. Mấy ông bà bạn cấp ba thấy mình bênh viện Khổng tử cũng góp ý chân thành lắm. Chợt nhớ đến câu ca dao đầu tiên. Tôi khâm phục cái người đã tuyên truyền thành công tư tưởng chống Tàu cho dân ta, đến nỗi những người không biết gì cũng phải lên tiếng (Quốc gia hưng vong sất phu hữu trách ?). Họ bảo người Việt mình tự nghiên cứu Khổng tử cũng được đâu cần phải cái Viện đó> Cha chả! Khiếp quá. Khi thi ĐH, chọn ngành nghề ai cũng tìm cái ngành lợi hại chủ chốt của tương lai để ra mà thành đạt, có mấy ai chọn nghành Khổng tử đâu để mà sau này nghiên cứu. Giờ lên tiếng chia sẻ rất chân tình như là từng đến chơi nhà Khổng tử rồi vậy. Một người bạn mà tôi mến mộ từng viết bài Ai là chủ nhân đích thực của Khuê Văn Các vì thấy dân ta xí xớn cái Văn Miếu Quốc Tử Giám quá, lại còn định đặt biểu tượng, suy tôn này nọ mà có biết đâu được chủ nhân của nó. Cái ý bạn tôi là thế mà cũng chỉ là 1 tiếng vang đánh tõm giữa quần chúng nhân dân xôn xao xí xớn vác mặt đến Văn Miếu mà xí sớn xin chữ xin nghĩaCòn nước Đức mạnh không sợ TQ cũng không đúng nhé. Nước Đức giờ này không phải nước Đức thời Phát xít để gọi là mạnh. Nước Đức bây giờ chỉ là 1 nước thông minh mà thôi. Không biết có phải vì có nhiều Viện Khổng Tử không? Nhưng sự tiếp nhận văn hóa đa chiều của họ thì quả là Thông Minh. Tôi không phải văn sĩ, chưa đáng GS, càng xa nhà báo, không dám gọi là bài tuyên truyền chỉ là cái ý tôi hiểu nó thế. Còn người sáng suốt thì đề phòng rào rậu cho kỹ kẻo Khổng tử đến ẵm mất sổ gạo ... à quên Sổ Đỏ chứ. Bế quan tỏa cảng thời Nguyễn , cấm vận thời Bao cấp, giờ lại bế quan tỏa cảng Văn hóa nữa cho đủ bộ. Cúi xin lòng trời thương xót. Cẩn cáo trước anh linh tiên tổ.

Thượng hưởng

Thứ Năm, 17 tháng 10, 2013

Phản "Bài Trung luận"

Bài viết chỉ mang tính cảm xúc. Chưa phải bài nghiên cứu
Tôi được học chữ Hán và tiếp thu Nho giáo vào giai đoạn học Đại Học. Thời điểm muộn mằn, khi ở VN và TQ cái thứ ấy đã được xếp vào bảo tàng quá khứ. Nhưng tiềm thức của dân tộc này vẫn ẩn chứa nhiều yếu tố văn hóa phát sinh từ Khổng học. Nhiều khi cũng tủi lòng nhận mình chỉ là 1 cái két sống chứa đựng 1 chút vớt vát phần nào trong cái bảo tàng văn hóa ấy. 
Dạo này vì sự chủ quyền ở Biển Đông, tinh thần Bài Trung Quốc lên cao. Nào biểu tình nào đấu tranh, viết Blog, ..... Vẫn biết mình tiểu nhỏ, văn đàn không ra tiếng, võ đài chẳng nêu danh. Cũng không xứng với từ Blogẻ. Thấy Dân ta bài Trung mù quáng. Đến cái Viện Khổng tử cũng bị quy là bá quyền, là xâm lược. Nhớ tác giả của Rừng Na Uy nhận xét về sự cực đoan cuồng nộ của người TQ khi tẩy chay Nhật Bản còn kinh khủng hơn thời trước Đệ nhị Thế chiến, là sẽ có nhiều thành tựu văn hóa của cả 2 sẽ bị hủy hoại trong cuộc đối đầu mù quáng không phân biệt vàng thau này. Nhịp cầu văn hóa Trung Nhật sẽ bị gián đoạn lâu dài như 2 thằng mù cứ cầm gậy mà phang nhau cho bằng được không biết bên kia thế nào, là ai, ... 
Xưa thì Ngự sử văn đàn Phan với cụ giáo Lệ thần họ Trần đã tranh biện về Khổng học rồi. Nhưng nhờ hai cụ mà ngày nay chúng con được lời hay mà thưởng thức cay chua đậm ngọt của Nho học. 
Copy mấy cái comment cảm nhận này để người thức giả cùng xem, chứ kẻ mù kẻ ngu thì tôi đành xin lỗi vậy.
:
Mấy ngày online thấy comment đả kích Trung Quốc và Viện Khổng Tử (nghe dự định sắp được thành lập). Thấy tinh thần bài Hoa cao quá đến mức mụ mị cả rồi. Ghét TQ thì ghét chứ, sao lại làm thế. Còn nhờ bài thơ trong Kinh Thi: Đừng vì cái ngọn nó xấu mà bỏ cái gốc nó trắng(không nhớ tên bài). Còn nhớ sách Luận ngữ: Lê ngưu chi tử, tuynh (hoặc tinh) thả giác, tuy dục vật dụng, sơn xuyên kì xá chư?/Con của con bò lang lông đỏ mà sừng ngay ngắn; dù người ta không muốn dùng nó làm vật cúng tế (vì chê nó là con của bò lang) nhưng thần núi sông đâu có bỏ nó (mà không hưởng). Ở bên Đức có những Thanhf phố lớn đếu có riêng Viện Khổng Tử(Konfucius Institus): Leipzig, Hambourg, Berilin, Hanover, ... gì nữa không nhớ. Có tội tình gì đâu. Cái tế nhị trong mối quan hệ văn hóa Việt Trung tưởng là có nhiều người có tri thức Hán học phải nhận thức được hóa ra không phải mà tinh thần Dân tộc hẹp hòi che lấp mất rồi. Ông Thích Ca ở tít Ấn Độ còn có mấy học viện về ổng. Ông Jesuss tít tận Israel cũng có mấy cái học viện Thần học về ổng ở VN. Vậy mà bậc chí Thánh của Á đông mới dặm lời đến đã bị chính lũ học đồ Nho học thời mạt đòi Tẩy chay. Lại nhớ bài cụ Nghè Ngô đi thăm Văn Miếu ....

Cái Khổng học ở nước ta đã có từ lâu, nhưng người mình sợ Trung Quốc từ thời ông Lê Duẩn tuyên truyền, mà bài xích. Các cụ ta ngày xưa có học Nho, tinh thần dân tộc còn hơn bây giờ nhiều mà đọc thơ đi Sứ của các cụ mới thấu cái mối quan hệ sâu sắc về văn hóa địa lý, tương đồng và dị biệt trong tinh thần Việt Trung từ đó mà đối sách với Thiên triều được. Nay vì 1 chút chưa đâu vào đâu, tự tôn dân tộc kiểu vớ vẩn. Đâu đâu đã có tinh thần Bài Trung Quốc mù quáng, trước là hàng hóa thì không nói. Giờ đến cái học viện để truyền bá VH, ngôn ngữ nước Trung Quốc cũng bị coi là Bá quyền xâm lược. Quyền lực mềm với quyền lực mỏng này nọ. Tôi vẫn biết mình tiểu tốt vô danh không nói được nhiều, nhưng Ngô đại lão gia đã từng nói về sự bài Trung mù quáng này, và cũng có ý tưởng Phản Bài Trung Luận rồi. Đây sẽ là 1 bài hay tôi rất trông mong. Tạm ngước mắt mà trông các danh sách Viện Khổng Tử nhan nhản các thành phố lớn của Đức qua trang Wep này. Tôi chả thấy có tí quyền lực mềm mỏng nào của TQ trên nước Đức cả. Có chăng thì là các nhà hàng Trung Quốc (China Restaurant) mà trong đó 1 phần lớn là của người Việt Danh sách các Viện Khổng tử trên toàn nước Đức đây ạ. Xin các bậc Túc nho nước Việt góp ý để nước Đức còn đề phòng:

Kontaktsadressen der Konfuzius-Institute und Konfuzius-Klassenzimmer in Deutschland
Konfuzius-Institut an der Freien Universität Berlin
Konfuzius-Institut an der Freien Universität Berlin
Goßlerstr. 2-4
14195 Berlin

Tel: 838- 7 28 81
Fax: 838-7 28 86
E-Mail: info@konfuziusinstitut-berlin.de
Web:
www.konfuziusinstitut-berlin.de

Öffnungszeiten:
Mo-Do, 14-18 Uhr
Konfuzius-Institut Metropole Ruhr
Konfuzius-Institut Metropole Ruhr
Bismarckstr. 120 (Tec-Center)
47057 Duisburg

E-mail: konfuzius-institut@uni-due.de
Web: 
www.uni-due.de/konfuzius-institut

Institutsekretariat:
Sandra Urban
Bismarckstr. 120 (Tec-Center, Erdgeschoss, Raum 2214)

Tel: 0203-306-3131
E-Mail: sandra.urban@uni-due.de

Das Institutssekretariat ist Mo - Fr zwischen 9.00h und 12.30h geöffnet.
Konfuzius-Institut an der Heinrich-Heine-Universität Düsseldorf
Konfuzius-Institut an der Heinrich-Heine-Universität Düsseldorf
Graf-Adolf-Str. 63
40210 Düsseldorf

Tel.: (0211) 4162 8540
Fax: (0211) 4162 8569

E-mail: info@konfuzius-duesseldorf.de
Web: 
www.konfuzius-duesseldorf.de

Bürozeiten:
Mo. bis Fr. 14.00 - 18:00 Uhr
Konfuzius Institut an der Fachhochschule Erfurt
Besucheranschrift:

Konfuzius Institut an der Fachhochschule Erfurt
Campus Fachhochschule Erfurt, Haus 12, Erdgeschoss
Hamburger Str. 7
99085 Erfurt
(am Campus-Nebeneingang, Hamburger Str., Ecke Bremer Str.)
Tel.: +49 (0)361 6700 3404
Fax: +49 (0)361 6700 3408


Postanschrift:

Konfuzius-Institut der FH Erfurt
c/o Fachhochschule Erfurt
Postfach 45 01 55
99051 Erfurt

Web: 
www.fh-erfurt.de/fhe/konfuzius
Email: konfuzius@fh-erfurt.de
Konfuzius-Institut Frankfurt am Main
Konfuzius-Institut Frankfurt e.V.
Gräfstr. 39
60486 Frankfurt am Main

Tel.: +49 (0) 69 798 23291
Fax: +49 (0) 69 798 23292

E-mail: info@konfuzius-institut-frankfurt.de
Web: 
www.konfuzius-institut-frankfurt.de

Bürozeiten:
Täglich von 9:00-13:00 Uhr
persönliche Termine nach Vereinbarung
Konfuzius-Institut an der Universität Hamburg
Konfuzius-Institut an der Universität Hamburg e.V.
im Chinesischen Teehaus "Hamburg Yu Garden"
Feldbrunnenstraße 67
20148 Hamburg

Tel.: 0049 - 40 - 42838 - 7978
Fax: 0049 - 40 - 42838 - 7147

E-mail: info@konfuzius-institut-hamburg.de
Web: 
www.konfuzius-institut-hamburg.de

Bürozeiten:
Mo-Fr 9.30 - 13.00 Uhr
Konfuzius-Institut Hannover im Chinesischen Zentrum, Hannover e.V.
Konfuzius-Institut Hannover
im Chinesischen Zentrum, Hannover e.V.
Hans-Böckler-Allee 26
30173 Hannover

Tel.: + 49 (0)511 62 62 77 90
Fax: + 49 (0)511 62 62 77 99

E-mail: info@konfuziusinstitut-hannover.de
Web: 
www.konfuziusinstitut-hannover.de

Bürozeiten:
Mo-Fr 9.30 - 14.00 Uhr
Konfuzius-Institut Leipzig
Konfuzius-Institut Leipzig
Otto-Schill-Straße 1
04109 Leipzig

Tel.: 0341-9730390
Fax: 0341-9730399

E-mail: info@konfuziusinstitut-leipzig.de
Web: 
www.konfuziusinstitut-leipzig.de

Bürozeiten:
Montag - Donnerstag 14 - 18 Uhr
Konfuzius-Institut Nünberg-Erlangen
Nünberg:
Konfuzius Institut
Findelgasse 7/9
90402 Nürnberg

Erlangen:
Konfuzius Institut
Artilleriestraße 70
91052 Erlangen

Tel.: +49 9131 8529388
Fax: +49 911 2742644

E-mail: info@konfuzius-institut.de
Web: 
www.kongzi.de

Bürozeiten:
Mo-Fr 9:00-13:00
Konfuzius-Institut der Universität Trier
Konfuzius-Institut der Universität Trier
Am Wissenschaftspark 25 + 27
D-54296 Trier

Tel.: +49 (0)651-201-4980
Fax: +49 (0)651-201-4985

E-mail: info@konfuziusinstitut.uni-trier.de
Web: 
www.uni-trier.de/index.php?id=24649

Öffnungszeiten:
Mo. - Do. 10 - 17.30 Uhr, Fr. 10 - 16 Uhr
Mo. - Di. 13 - 17.30 Uhr, Mi. + Fr. 13 - 16.30 Uhr (Sekretariat)
Di.-Do. 14.30 - 17.30 Uhr, Fr. 14 - 16 Uhr (Büro Geschäftsführung)
Di.
 + Do. 09.30-13.30 Uhr (Bibliothek)
Konfuzius-Institut an der Universität Heidelberg
Konfuzius-Institut an der Universität Heidelberg e.V.
Speyerer Straße 6
69115 Heidelberg

Tel.: 0 62 21 - 54 193 80
Fax: 0 62 21 - 54 193 99

E-mail: info@konfuzius-institut-heidelberg.de
Web: 
www.konfuzius-institut-heidelberg.de/institut/index.cfm
Konfuzius-Institut an der Universität Freiburg
Konfuzius-Institut an der Universität Freiburg
Turmstraße 24, 1. OG
79098 Freiburg i.Br.

Tel.: +49 (0)761-203 97880 (Sekretariat)
+49 (0)761-203 97888 (Direktion)

Fax: +49 (0)761-203 97884

E-mail: sekretariat-ki@ konfuziusinstitut.unifreiburg.de
Web: 
www.konfuziusinstitut.uni-freiburg.de

Öffnungszeiten:
Mo:
08.30 - 12.30 Uhr
13.00 - 17.00 Uhr
Di:
08.30 - 12.30 Uhr
13.00 - 17.00 Uhr
Mi:
08.30 - 12.30 Uhr
14.00 - 17.00 Uhr
Do:
08.30 - 12.30 Uhr
13.00 - 17.00 Uhr
Fr:
08.30 - 12.30 Uhr
14.00 - 17.00 Uhr
Konfuzius-Insitut München
Konfuzius-Insitut München
Färbergraben 18
80331 München
Telefon: +49 (0)89-24 24 0 600
(Mo - Fr: 09.00 Uhr - 18.00 Uhr)

Telefax: +49 (0)89-24 24 0 999
E-mail: info@konfuzius-muenchen.de
Web: 
http://www.konfuzius-muenchen.de/
Konfuzius-Klassenzimmer am Ernestinum-Gymnasium
Ernestinum-Gymnasium
Paul-Erdniss-Straße 1
31737 Rinteln

Tel.: +49 (0)5751 41476
Fax: +49 (0)89-24 24 0 997
Web: 
http://www.gym-rinteln.de/wordpress

Ansprechpartner: Dr. Ralf Kirstan
Konfuzius-Klassenzimmer am Faust-Gymnasium Staufen
Faust-Gymnasium Staufen
Krichelnweg 1
79219 Staufen

Tel.: +49 (0)7633 958 000
Fax: +49 (0)7633/95800-119
E-Mail: info@Konfuzius-Klassenzimmer-Staufen.de
Web: 
www.konfuzius-klassenzimmer-staufen.de

Ansprechpartner: Jürgen Eberbach
Konfuzius-Klassenzimmer an der Salzmannschule Schnepfenthal
Salzmannschule Schnepfenthal Spezialgymnasium für Sprachen
Klostermühlenweg 2-8
99880 Waltershausen

Tel.: +49 (0)3622/913-0
Fax: +49 (0)3622/913110
E-Mail: sekretariat@salzmannschule.de
Web: 
http://www.salzmannschule.de/start/index2.htm



Chủ Nhật, 13 tháng 10, 2013

Vì sao phải học Hán Nôm?

Một khoảng thời gian không quá dài, không quá ngắn được dạy chữ Hán ở một vài nơi. Tôi cũng có nhiều suy nghĩ về cái vốn cổ này của ông cha nước Việt chúng mình (không nên đổ là của Trung Quốc không phải của mình nhé). Nhưng ngẫm thấy nó đang dẫy dụa chết đi, hay là biến thoái đi từng ngày theo nhịp sống tốc lợi đoản tín và vong lễ của đám con cháu bất lương khó dạy. Chả hiểu sao tâm tư tôi cứ trăn trở mãi, các GS các nhà KH lớn tuổi đã nhiều người bàn luận về Hán Nôm và sự học Hán Nôm rồi. Người bảo giữ kẻ bảo nên, người kêu thừa người kêu cũ. Đương nhiên vẫn là Tâm-Trí-Tài-Tiền-Thiên thời chưa đủ mạnh. Tôi thì cố nhiên, bảo vệ cái “Phái của mình” nên bênh bọn giữ rồi. Nghĩ cũng bất công cho phe kia, nhưng nhìn lại thì thấy cái gốc con người nước nào cũng vậy, đều bị hình danh lợi lộc bủa vây, nhân tính đọa lạc cả rồi học vị lợi lộc cả thôi chứ cái chí thiện của Thánh nhân mấy ai cầu nữa. May chăng có các bộ lạc người thiểu số trong rừng rậm còn cái bản thiện mộc mạc mà thánh nhân nói. Cái ham tri thức và lương tri, kẻ sĩ hơn người thường là ở đó. Viết đôi lời tâm sự về cái gốc học Hán Nôm của người Việt Nam ta vậy. Tuy có hơi rườm rà gốc rễ, nhưng có ích cho kẻ ngoài cửa mà đang nghiêng ngó. Phần nào giải thích cái chưa hiểu của người muốn hiểu hay hỏi vu vơ đấy thôi. Xin bậc túc trí đừng cười  thì đỡ cái hổ thẹn của Dã Tràng rồi.
HỌC HÁN NÔM
                                                                                     Nguyễn Đức Toàn
1. Chữ Hán là chữ của người Hán, truyền vào nước ta từ thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất. Lúc đó người Việt ta chưa có chữ viết riêng (văn tự riêng) nên đã sử dụng chữ Hán như 1 thứ văn tự chính thống cùng tồn tại với tiếng nói của dân tộc.
2. Như vậy, trong thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất, người Việt Nam đã biết sử dụng chữ Hán thành thạo như người Hán ở Trung Quốc. Người Hán và người Việt có thể giao lưu, đối thoại, thư từ với nhau bằng 1 thứ văn tự thống nhất. Thể hiện tính đồng văn (thống nhất về văn tự), từ thống nhất về văn tự dẫn đến thống nhất về lãnh thổ, dần dần ở 1 mức độ cực cao sẽ thống nhất cả về ngôn ngữ, dân tộc. Đó là sự đồng hóa.
3. Nhưng, bên cạnh chữ viết đồng nhất, người Việt vẫn đã xây dựng được 1 hệ thống cách đọc chữ Hán dựa trên cơ sở phù hợp với bộ máy cấu âm và tiếng nói của người Việt, đó là cách đọc Hán – Việt. Và người Việt đã không bị đồng hóa 1 cách dễ dàng mà ngược lại, tiếp thu tinh hoa của người Hán để có thể tồn tại 1 cách khéo léo bên bậc huynh trưởng to lớn này. Người Việt thông qua ưu điểm về truyền thống đồng văn này đã trở thành 1 người Việt  tý hon đứng trên vai người khổng lồ Trung Quốc. Người Trung Quốc đứng cao đến đâu, ta đứng cao đến đó.
4. Cách đọc Hán Việt là cách đọc chữ Hán của người Việt, khác với cách đọc chữ Hán của người Hán (Hán - Hán), của người Nhật (Hán – Nhật), của người Triều Tiên (bao gồm cả Hàn Quốc: Hán – Triều; Hán – Hàn). Tuy nhiên cả 4 cách đọc Hán Hán, Hán Việt, Hán Nhật, Hán Triều hay Hán Hàn đều có 1 số đặc điểm tương đồng nhất định là yếu tố gốc Hán, và 1 số khác biệt tùy theo điều kiện của từng dân tộc cụ thể.

5. Từ sau khi nước ta giành được độc lập, sự ảnh hưởng của chữ Hán đối với tiếng Việt suy giảm. Người Việt ngày càng có xu hướng đọc chữ Hán theo cách của người Việt, tạo nên kho từ vựng Hán Việt vô cùng phong phú chiếm khoảng hơn 60% của Tiếng Việt. Các trường hợp đối với tiếng Nhật và tiếng Triều Tiên – Hàn Quốc cũng tương tự với kho từ vựng Hán Nhật khoảng hơn 70%, kho từ vựng Hán Triều – Hàn khoảng hơn 80%. Còn tiếng Hán của người Hán thì phát triển theo xu hướng của người Hán, hình thành cách đọc tiếng Hán hiện đại ngày nay.
6. Từ loại văn tự của người Hán, đến thế kỷ thứ 12, người Việt đã kết hợp hệ thống bộ thủ trong chữ Hán với cách đọc Hán Việt, sáng tạo ra cách viết Nôm để ghi âm tiếng Việt. Chữ Nôm là chữ sáng tạo của dân tộc trên cơ sở chữ Hán để ghi tiếng nói của dân tộc nên còn được gọi là Quốc ngữ, hay Quốc âm. (Ta hiện còn có Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, Hồng Đức quốc âm thi tập của Lê Thánh Tông). Phân biệt với chữ Quốc ngữ hiện nay viết theo ngữ hệ La tinh.
7. Tuy đã có chữ viết sáng tạo là chữ Nôm nhưng người Việt vẫn sử dụng chữ Hán là văn tự chính thống, còn chỉ sử dụng chữ Nôm trong sáng tác văn chương. Từ đó tạo thành 2 dòng văn học mang 2 đặc trưng riêng biệt mà hòa trộn lẫn trong tinh thần văn hóa Việt: Văn học chữ Hán (văn học bác học) và văn học chữ Nôm (văn học bình dân). Thời vua Quang Trung đã có ý định thay đổi dùng chữ Nôm làm chữ viết chính, nhưng không thành công.
8. Từ thế kỷ thứ 16, chữ Quốc ngữ theo ngữ hệ La tinh đã ra đời để ghi âm tiếng Việt và dần hoàn chỉnh, trở thành hệ thống văn tự tối ưu đối với người Việt.
9. Tuy nhiên, chữ Quốc ngữ mới là chữ thuần túy thuộc về ghi âm, nên nhiều từ cũ, từ Hán Việt dần dần bị mai một ý nghĩa, hoặc bị sử dụng sai với ý nghĩa vốn có. Với 1 nền tảng văn hiến 2000 năm lịch sử sử dụng văn tự Hán, và gần 8 thể kỷ văn học Nôm, với biết bao giá trị văn hóa vật chất và tinh thần được ông cha ta xây dựng trên tinh hoa văn hóa của một dân tộc lớn và vĩ đại - Hán tộc, đang dần bị quên lãng. Người Việt sử dụng chữ Hán đã làm phong phú thêm tinh thần văn hóa Hán, lại lấy tinh thần văn hóa Hán làm giàu thêm cho tinh thần văn hóa Việt. Nhưng dân tộc Việt Nam đang bị đoạn tuyệt một cách từ từ với quá khứ vàng son. Việc dịch hết các văn bản cổ ra tiếng Việt hiện đại gặp nhiều khó khăn. Nhiều khó khăn mà những dân tộc đồng văn khác vẫn đang sử dụng chữ Hán cũng không thể giúp người Việt giải quyết, mà chỉ có thể là chính người Việt.
10. Việc dịch hết các văn bản cổ ra tiếng Việt hiện đại cũng không giải quyết được vấn đề văn hóa của người Việt. Văn hóa của người Việt sẽ được tiếp tục xây dựng bồi đắp và phát triển như thế nào trong thời hiện đại nếu thiều đi yếu tố gốc Hán. Người Việt sẽ học theo người Pháp, người Anh, người Nga hay người Mỹ, ... những nền văn hóa xa xôi hoàn toàn xa lạ với Việt Nam. Liệu có thể bổ sung thêm cho kho từ vựng tiếng Việt những từ có cách đọc Pháp Việt, Anh Việt, Nga Việt, hay Mỹ Việt .... Có thể lắm chứ, nhưng có người bệnh nào bị đau 1 bộ phận nào trong cơ thể lại muốn thay ngay bộ phận đó bằng cái khác tốt hơn mà không điều trị cho cái cũ lành trở lại chăng? Trong khi cái mà ta sẵn có đang bị mất dần mà ta chưa kịp có cái mới để bù đắp. Những tinh thần văn hóa mới của phương Tây hẳn nhiên là tốt !. Trong khi người Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên – Hàn Quốc bên cạnh việc bảo tồn phát huy cái họ sẵn có họ vẫn tiếp tục học tập tiếp thu tinh thần văn hóa mới từ phương Tây. Với bản lĩnh văn hóa cũ, các dân tộc đó đã sàng lọc cái tinh thần mới và tìm thấy những điều thích nghi phù hợp với dân tộc của họ. Thực tế các nước này rất phát triển, tinh thần văn hóa cũ không phải là trở ngại ngáng đường các đường các nước này trở thành những cường quốc. Người Việt ta có nên bắt chước các dân tộc đó? Hay tiếp thu trực tiếp, biến đổi hoàn toàn, quay lưng 180 độ với cái tinh thần cũ để đến với cái mới có vẻ tốt hơn.
11. Người Trung Quốc và người Việt có sự tương đồng về văn hóa thông qua chữ Hán. Đây chính là một màng lọc văn hóa tinh vi vô hình tuyệt vời nhất cho dân tộc ta tiếp thu tinh hoa của cả phương Đông lẫn phương Tây. Văn minh phương Tây tiếp xúc với Trung Quốc, có sự đụng độ và thể nghiệm, người Việt Nam thông qua sự tương đồng về ngôn ngữ văn tự đó là chữ Hán, từ đó có thể học tập được những cái tốt mà người Trung Quốc học được và tránh được những cái hại mà người Trung Quốc bị mắc phải. Vừa học Trung Quốc, vừa học phương Tây vừa trải nghiệm nó bằng chính văn hóa của Trung Quốc, cái tương đồng với ta. Cái còn và cái mất, cái được và cái không được đã rõ ràng? Ta có nên học Hán Nôm không?
12. Trước đây, cái tinh thần văn hóa Việt bị ảnh hưởng, bị xâm lược nặng nề bởi cái tinh thần văn hóa Hán, vì lúc đó điều kiện địa lý chi phối, ta không thể tiếp xúc với tinh thần văn hóa nào khác lớn mạnh hơn nó. Nhưng người Việt ta đã biết học hỏi như thế, cái tinh thần học hỏi của người Việt trong quá khứ là bất tốn Trung Hoa, học Trung Hoa vừa để không thua kém Trung Hoa, vừa để giống Trung Hoa, mà cũng khác Trung Hoa. Còn ngày nay, cùng với sự phát triển của giao thông, của khoa học, sự trao đổi văn hóa cũng ngày càng mạnh mẽ và dữ dội trên phạm vi toàn cầu, cái tinh thần học hỏi của ta cần càng phát huy hơn nữa. Không chỉ để không thua kém Trung Hoa mà có lẽ còn là cơ hội hơn hẳn Trung Hoa. Muốn hơn được Trung Hoa ta phải là Trung Hoa đã, muốn là Trung Hoa mà lại gạt bỏ cái tinh thần Hán học tồn tại từ lâu trong dân tộc ta là duy trì cái hình thức văn tự Hán Nôm thì liệu có là Trung Hoa được không ?
Ý của tôi không phải muốn dân ta đi theo dập khuôn Trung Hoa mà muốn dân ta hãy là chính mình, đừng để mất mình giữa thời đại gió Á mưa Âu đang gào thét. Hào khí Đông A đang ở đâu? Tinh thần Đại Việt đang ở đâu? Thật là buồn khi phải thưởng thức Bình Ngô đại cáo bằng bản dịch, cho dù chúng đã được dịch cực kỳ tuyệt vời ra chữ Quốc ngữ đi nữa, nó vẫn là bản dịch mà bản dịch chỉ là mặt trái của 1 bức thêu mà thôi. Hãy nhìn cho kỹ con đường phía trước mà bước tới. Học Hán Nôm, lợi hay hại, tương lai có thể chưa biết được, nhưng quá khứ không bao giờ mất. Một dân tộc mà không có quá khứ thì khác gì một người không còn trí nhớ.

                                                               Lời lẽ khúc khắc viết từ lâu. Deutschland tiết Trùng cửu 2013

Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013

Sang thu - Cảm mùa thu của nhân thế. Thoáng nghĩ về Võ Đại tướng quân

Trời chuyển thu sang đông. Cái màu trắng của tuyết Châu Âu chưa đến, cái màu vàng của thu còn man mác, xanh xanh vàng vàng lẫn đỏ đỏ, nhưng gió lạnh giao mùa khiến lòng người se sắt. Cứ mỗi độ gió về tôi lại hắt hơi sổ mũi luôn. Cảnh vinh cảnh tạ điêu tàn. Mà nhân sinh không thích chí, cái chí của thánh nhân thật khó theo. Cái cây rụng lá tưởng là nhẹ nhưng lòng cây cũng biết đau, vì cái thời của nó đã đến. Cái mầm đâm ra tưởng là mạnh mẽ tràn nhựa sống mà cũng đau cắt ruột mầm non. Đọc Cảm thu tiễn thu của cụ Nguyễn Khắc Hiếu, nghĩ thương cho nhân sinh mà ngờ ngợ đến Thập loại chúng sinh của Tố Như. Quốc nội đương xôn xao thương cảm tiễn đưa vị Tướng già họ Võ. Cụ Nguyên Giáp, hơn 100 tuổi anh hùng lẫm liệt, nửa phần đời ẩn dật tuổi gìa đeo. Lại càng ngẫm đến cái thu của nhân thế. Quốc tang cho Nguyên lão. Liệu Nguyên thủ quốc gia nào sẽ đến viếng cụ Võ đây. Nguyên thủ chẳng phải, Tổng thống thì không. Chỉ hàm Thượng thư cáo lão, nổi tiếng trận Điện Biên. Các đấng quân chủ trên thế giới đến thăm cụ chắc là muốn thăm kẻ chiến thắng Điện Biên chứ ... không dám nói tiếp. Chắc cụ sẽ gặp Đờ Cát ở bên kia, hai ông sẽ bình luận binh pháp Đông Tây xem Đông giỏi hay Tây hay. Và các chiến thắng của các bậc danh tướng đế vương nơi trần thế chỉ là những tiếng vang vọng của các âm hồn nơi địa phủ. Họ cũng là con người như họ Võ, họ Đờ, ... đều có cuộc sống con người bình dị, khi họ thắng họ uy phong, khi họ thua họ thật thảm hại. Để đạt được mục đích có khi còn hung hăng nữa, ... Trời thu sang như là mùa mà các âm hồn được trỗi dậy để mà than gào nơi nhân thế, vậy mới có câu Tiết tháng 7 mưa dầm sùi sụt, toát hơi may lạnh ngắt sương khô. Não người thay buổi chiều thu, ....
Con người từ muôn thủa vẫn chỉ cái vòng danh lợi mà thôi. Ham tài rõ là lợi, ham sắc rõ cũng là lợi, ham sự nổi danh thì cũng là lợi. Ở trong nước lo kiếm lợi lộc bao biện cho vinh danh, đạt được thì kêu là hay là giỏi. Không được thì kêu là số hên xui. Ra được đến Hải ngoại, vì miếng cơm manh áo cũng bao biện cho sự xuất ngoại là hay là tài, tán tụng ngoại quốc như là Tây phương cực lạc, như Thiên đường vậy. Biết đâu cũng có người khôn ngoan chỉ ra danh lợi là vô nghĩa nhưng nhân sinh bỏ danh lợi thì còn gì là nhân sinh. Người nếu ở chỗ này thì là ông nọ bà kia, ra chỗ khác thì thành thằng này con khác. Người ở trong làng thì chả là cái thớ gì, con trồng rau thằng cấy lúa mà ra gặp gió ngoại trái chiều thì thành đấng hiểu biết, thành bậc đại nhân thành thạo lắm lắm, mà cái Hình nhi Thượng của Thánh nhân bảo là tột cùng thì Trí giả còn khó, bảo là tận nấc thì ngu phu phụ cũng hay. Nghĩ ngược thì chính những trí thức như cụ Tản cụ Tố mới thật đáng thương. ai khiến họ cười thuê khóc mướn đâu, họ tự đau trong mình mà trào ra cái u uất đổ cả cho của thiên hạ. Nhưng khốn nỗi giờ cả thiên hạ lại xướng 2 cụ cái khoản ấy. Mình đọc ít biết nông, quen được mấy đấng văn nhân nhờ họ ngâm ngợi mà qua đó biết điều này điều khác. Lâm Khang chủ nhân cảm thu sang mà nhớ Tản Đà với Quách bà bà làm lòng mình cũng lay lắt theo, lại nhớ đến bài phú Tiếng Thu của họ Âu nước Bắc. Cái se sắt càng se sắt hơn. Mà truy nguyên thì bài Tiếng Thu ấy cũng do cụ Tản dịch ra Quốc văn nước ta, nghe cũng lanh lảnh tiếng kim thu. Theo đường dẫn trình lại cả cho người văn nhân trầm cảm. Ngẫm cái thu đang đến gần ,,,, rất gần rồi
Thơ: Tản Đà

Từ vào thu đến nay:
Gió thu hiu hắt,
Sương thu lạnh
Giăng thu bạch,
Khói thu xây thành.

Lá thu rơi rụng đầu ghềnh
Sông thu đưa lá bao ngành biệt ly.
Nhạn về én lại bay đi,
Đêm thì vượn hót, ngày thì ve ngâm.
Lá sen tàn tạ trong đầm,
Nặng mang giọt lệ âm thầm khóc hoa
Sắc đâu nhuộm ố quan hà
Cỏ vàng, cây đỏ, bóng tà tà dương
Nào người cố lý tha hương
Cảm thu, ai có tư lường hỡi ai?

Nào những ai
Bảy thước thân nam tử
Bốn bể chí tang bồng
Đường mây chưa bổng cánh hồng
Tiêu ma tuế nguyệt, ngại ngùng tu my

Nào những ai
Sinh trưởng nơi khuê các
Khuya sớm phận nữ nhi
Song the ngày tháng thoi đi
Vương tơ ngắm nhện nhỡ thì thương hoa

Nào những ai
Tha phương khách thổ
Hải giác thiên nha
Ruột tầm héo, tóc sương pha
Gốc phần chạnh tưởng quê nhà đòi cơn

Nào những ai
Cù lao báo đức
Sinh dưỡng đền ơn
Kinh sương nghĩ nỗi mền đơn
Giầu sang bất nghĩa mà hơn nghèo hèn!

Nào những ai
Tóc xanh mây cuốn
Má đỏ huê ghen
Làng chơi duyên đã hết duyên
Khúc sông giăng rãi con thuyền chơi vơi

Nào những ai
Dọc ngang giời rộng
Vùng vẫy bể khơi
Đội giời đạp đất ở đời
Sa cơ thất thế quê người chiếc thân

Nào những ai
Kê vàng tỉnh mộng
Tóc bạc thương thân
Vèo trông lá rụng đầy sân
Công danh phù thế có ngần ấy thôi

Thôi nghĩ cho
Thu tự giời
Cảm tự người
Người đời ai cảm ta không biết
Ta cảm thay ai, viết mấy lời

Thôi thời
Cùng thu tạm biệt
Thu hãy tạm lui
Chi để khách đa tình đa cảm
Một mình thay cảm những ai ai!

Tháng chín năm Canh Thân 1920
Nguồn: Tản Đà, Khối tình con thứ ba, Tản Đà thư cục tùng thư, 1932
Nguyễn Du
Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh
Tiết tháng bảy mưa dầm sùi sụt,
Toát hơi may lạnh buốt xương khô
Não ngườI thay buổi chiều thu,
Ngàn lau nhuốm bạc lá ngô rụng vàng...
Đường bạch dương bóng chiều man mác,
Dịp đường lê lác đác mưa sa
Lòng nào lòng chẳng thiết tha
Cõi dương còn thế nữa là cõi âm.
Trong trường dạ tối tăm trời đất,
Có khôn thiêng phảng phất u minh...
Thương thay thập loại chúng sing
Hồn đơn phách chiếc lênh đênh quê người
Hương lửa đã không nơi nương tựa
Hồn mồ côi lần lữa bấy niên...
Còn chi ai khá ai hèn
Còn chi mà nói ai hèn ai ngu!
Tiết đầu thu lập đàn giải thoát
Nước tĩnh đàn sái hạt dương chi
Muôn nhờ đức Phật từ bi
Giải oan cứu khổ độ về tây phương.
Cũng có kẻ tính đường kiêu hãnh
Chí những lăm cất gámh non sông
Nói chi những buổi tranh hùng
Tưởngn khi thế khuất vận cùng mà đau!
Bỗng phút đâu mưă sa ngói lở
Khôn đem mình làm đứa thất phu
Giàu sang càng nặng oán thù
Máu tươi lai láng xương khô rụng rời
Đoàn vô tự lạc loài nheo nhóc,
Quỷ không đầu đứng khóc đêm mưa
Cho hay thành bại là cơ
Mà cô hồn biết bao giờ cho tan.
Cũng có kẻ màn lan trướng huệ
Những cậy mình cung quế Hằng Nga,
Một phen thay đổi sơn hà,
Mảnh thân chiếc lá biết là về đâu?
Trên lầu cao dưới dòng nườc chảy
Phận đã đành trâm gãy bìng rơi
Khi sao đông đúc vui cười
Mà khi nhắm mắt không người nhặt xương.
Đau đớn nhẽ không hương không khói
Hồn ngẩn ngơ dòng suối rừng sim.
Thương thay chân yếu tay mềm
Càngnăm càng héo một đêm một dài.
Kìa những kẻ mũ cao áo rộng,
Ngọn bút son thác sống ở tay
Kinh luân găm một túi đầy
Đã đêm Quản Cát lại ngày Y Chu.
Thịnh mãn lắm, oán thù càng lắm,
Trăm loài ma mồ nấm chung quanh
Ngàn vàn khôn đổi được mình
Lầu ca viện hát tan tành còn đâu?
Kẻ thân thích vắng sau vắng trước
Biết lấy ai bát nước nén nhang?
Cô hồn thất thểu dọc ngang
Nặng oan khôn nh9e tìm đường hóa sinh?
Kìa những kẻ bài binh bố trận
Đổi mình vào cướp ấn nguyên nhung
Gió mưa sấm sét đùng đùng
Phơi thây trăm họ nên công một người.
Khi thất thế tên rơi đạn lạc
Bãi sa trường thịt nát máu rơi
Mênh mông góc bể chân trời
Nắm xương vô chủ biết rơi chốn nào?
Trời thăm thẳm mưa gào gió thét
Khí âm huyền mờ mịt trước sau
Ngàn mây nội cỏ rầu rầu,
Nào đâu điếu tế, nào đâu chưng thường?
Cũng có kẻ tính đường trí phú
Mình làm mình nhịn ngủ kém ăn
Ruột rà khôngkẻ chí thân
Dẫu làm nên để dành phần cho ai?
Khi nằm xuống không người nhắn nhủ
Của phù vân dẫu có như không
Sống thời tiền chảy bạc ròng
Thác không đem được một đồng nào đi.
Khóc ma mướn, thương gì hàng xóm
Hòm gỗ đa bó đóm đưa đêm
Ngẩn ngơ trong quảng đồng chiêm
Nén hương giọt nước biết tìm vào đâu?
Cũng có kẻ rắp cầu chữ qúy
Dẫn mình vào thành thị lân la
Mấy thu lìa cửa lìa nhà
Văn chương đã chắc đâu mà trí thân.
Dọc hàng qúan gặp tuần mưa nắng
Vợ con nào nuôi nấng khem kiêng
Vội vàng liệm sấp chôn nghiêng
Anh em thiên hạ láng giềng người dưng
Bóng phần tử xa chừng hương khúc
Bãi tha ma kẻ dọc người ngang
Cô hồn nhờ gửi tha phương
Gió trăng hiu hắt lửa huơng lạnh lùng.
Cũng có kẻ vào sông ra bể,
Cánh buồm mây chạy xế gió đông
Gặp cơn giông tố giữa dòng
Đem thân chôn rấp vào lòng kình nghê.
Cũng có kẻ đi về buôn bán
Đòn gánh tre chín dạn hai vai
Gặp cơn mưa nắng giữa trời
Hồn đường phách sá lạc loài nơi nao?
Cũng có kẻ mắc vào khóa lính
Bỏ cửa nhà gồng gánh việc quan
Nước khe cơm vắt gian nan
Dãi dầu nghìn dặm lầm than một đời
Buổi chiến trận mạng người như rác
Phận đã đành đạn lạc tên rơi
Lập lòe ngọn lửa ma trơi
Tiếng oan văng vẳng tối trời càng thương!
Cũng có kẻ lỡ làng một kiếp
Liều tuổi xanh buôn nguyệt bán hoa
Ngẩn ngơ khi trở về già
Ai chồng con tá biết là cậy ai?
Sống đã chịu một đời phiền não
Thác lại nhờ hớp cháo lá đạ
Đau đớn thay phận đàn bà,
Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu?
Cũng có kẻ nằm cầu gối đất
Dõi tháng ngày hành khất ngược xuôi
Thương thay cũng một kiếp người
Sống nhờ hàng xứ chết vùi đường quan.
Cũng có kẻ mắc oan tù rạc
Gửi mình vào chiếu rách một manh
Nắm xương chôn rấp góc thành
Kiếp nào cỡi được oan tình ấy đi?
Kìa những kẻ tiểu nhi tấm bé
Lỗi giờ sinh lìa mẹ lìa cha
Lấy ai bồng bế xót xa
U ơ tiếng khóc thiết tha nỗi lòng.
Kìa những kẻ chìm sông lạc suối
Cũng có người sẩy cối sa cây
Có người leo giếng đứt dây
Người trôi nước lũ kẻ lây lửa thành.
Người thì mắc sơn tinh thủy quái
Người thì sa nanh sói ngà voi
Có người hay đẻ không nuôi
Có người sa sẩy có người khốn thương.
Gặp phải lúc đi đường lỡ bước
Cầu Nại Hà kẻ trước người sau
Mỗi người một nghiệp khác nhau
Hồn xiêu phách lạc biết đâu bây giờ?
Hoặc là ẩn ngang bờ dọc bụi
Hoặc là nương ngọn suối chân mây
Hoặc là điếm cỏ bóng cây
Hoặc là quán nọ cầu này bơ vơ
Hoặc là nương thần từ Phật tự
Hoặc là nhờ đầu chợ cuối sông
Hoặc là trong quãng đồng không
Hoặc nơi gò đống hoặc vùng lau tre
Sống đã chịu một bề thảm thiết
Ruột héo khô dạ rét căm căm
Dãi dầu trong mấy mươi năm
Thở than dưới đất ăn nằm trên sương
Nghe gà gáy tìm đường lánh ẩn
Tắt mặt trời lẩn thẩn tìm ra
Lôi thôi bồng trẻ dắt già
Có khôn thiêng nhẽ lại mà nghe kinh.
Nhờ phép Phật siêu sinh tịnh độ
Phóng hào quang cứu khổ độ u
Rắp hòa tứ hải quần chu
Não phiền trút sạch oán thù rửa không.
Nhờ đức Phật thần thông quảng đại
Chuyển pháp luân tam giới thập phương
Nhơn nhơn Tiêu Diện đại vương
Linh kỳ một lá dẫn đường chúng sinh.
Nhờ phép Phật uy linh dũng mãnh
Trong giấc mê khua tỉnh chiêm bao
Mười loài là những loài nào?
Gái trai già trẻ đều vào nghe kinh.
Kiếp phù sinh như hình như ảnh
Có chữ rằng:"Vạn cảnh giai không"
Ai ơi lấy Phật làm lòng
Tự nhiên siêu thoát khỏi trong luân hồi.
Đàn chẩn tế vâng lời Phật giáo
Của có khi bát cháo nén nhang
Gọi là manh áo thoi vàng
Giúp cho làm của ăn đường thăng thiên.
Ai đến đây dưới trên ngồi lại
Của làm duyên chớ ngại bao nhiêụ
Phép thiên biến ít thành nhiều
Trên nhờ Tôn Giả chia đều chúng sanh.
Phật hữu tình từ bi phổ độ
Chớ ngại rằng có có không không.
Nam mô chư Phật, Pháp, Tăng
Độ cho nhất thiết siêu thăng thượng đài

Thu thanh phú/ Âu Dương Tu/ Người dịch: Tản Đà

Âu Dương tử đương đêm tựa án 
Nghe tiếng đâu từ mạn tây nam
 
Giật mình lại thử nghe xem
 
Rằng: "Đâu có tiếng ai làm, lạ sao!
 
Thoạt lúc mới lào rào hiu hắt
 
Bỗng nổi to xô xát ầm tai
 
Tối đêm như sóng kêu ngoài
 
Như mưa như gió chuyển trời đến mau
 
Phải tiếng ấy ? đụng đâu vang đấy
 
Sắt vàng đâu, nghe tiếng kêu ran
 
Ngậm tăm quân kéo đi tràn
 
Chẳng nghe hiệu lệnh, nghe toàn tiếng đi"
 
Bảo đồng tử: "Tiếng chi như vậy ?
 
Thử ra sân coi thấy nhường sao"
 
Đồng rằng: "Vằng vặc trăng sao
 
Lại sông Ngân Hán ở cao giữa trời
 
Khắp bốn phía tiếng người chẳng có
 
Nghe tiếng đâu ở chỗ lùm cây"
 

Ta rằng: "Thôi thế, thương thay!
 
Tiếng thu là, đó lại đây làm gì?
 
Này thử ngẫm thu kia ai họa
 
Vẻ nhạt mờ khói toả mây thu
 
Thanh minh là dáng mùa thu
 
Trời cao sáng suốt kim ô một vừng
 
Khí thu lạnh ra chừng nghiêm nhặt
 
Như nhói xương, như cắt vào da
 
Non sông lặng phắc gần xa
 
Cảnh đìu hiu đó, chẳng là ý thu?
 

Bởi thu thế, tiếng thu như thế
 
Đã buồn thôi, lại kế ghê thay!
 
Biết bao xanh tốt cỏ cây
 
Mà pha sắc úa mà bay lá vàng
 
Làm cho đến tồi tàn rơi rụng
 
Khí trời thu quạ đụng mà kinh
 

Ôi thôi! Cây cỏ vô tình
 
Theo cơ tạo hoá, điêu linh có thì
 
Trong vạn vật giống gì thiêng nhất?
 
Người ta là động vật mà hơn
 
Ruột gan trăm mối lo buồn
 
Việc đời chuốc lấy muôn vàn nhọc thân
 
Trong khua đông tinh thần lay lắc
 
Lại đa mang gánh vác cho nhiều
 
Sức thua cũng cố mà theo
 
Trí khôn có một, lo điều gấp hai
 
Đã rằng thế thì thôi cũng phải:
 
Tấm hình hài còn lại thương sao!
 
Cây khô đổi vẻ má đào!
 
Phơ phơ màu trắng thay vào tóc đen!
 
Người đâu phải chất bền vàng đá?
 
Cùng cỏ cây sao khá tranh tươi?
 
Thân kia làm tội cho đời!
 
Vì ai mà giận chi trời, tiếng thu?"
 

Coi đồng tử gục đầu trên gối
 
Bộ ngủ say, ta nói mặc ta
 
Nỉ non giun dế quanh nhà
 
Cùng ta kêu góp một vài giọng than