Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013

Thay đổi địa dư Bắc Kỳ-Hoài cảm của 1 nhà nho

toanhn09@gmail.com 

 

Bài giới thiệu tại Hội nghị Thông báo Hán Nôm học 2013

Thay đổi địa dư Bắc Kỳ

hoài cảm của một nhà Nho

Trúc Giang; Nghiêm Thị Thanh Huyền[1]

Thay đổi địa dư hành chính trong lịch sử và trong hiện tại  luôn luôn là một vấn đề lớn trọng đại của đất nước. Có ý nghĩa chính trị-kinh tế-văn hóa rất mạnh mẽ tác động nên hầu khắp các chính sách chủ trương của nhà cầm quyền. Nước ta từ trước đến nay đã qua nhiều lần thay đổi địa dư hành chính. Như đời Lý-Trần gọi là Phủ, Lộ[2]; đời Lê đặt làm các Thừa tuyên, các Trấn[3]; đời Nguyễn đặt làm tỉnh[4]. Những đổi thay ấy được các nhà Nho truyền thống nhìn nhận như những thành quả “văn trị vũ công” của các bậc vua sáng tôi hiền. Nhưng không phải không có những đổi thay khiến cho kẻ sĩ phải nao lòng hoài niệm. Thời Pháp thuộc, Tân học Cựu học đua chen, nhiều mặt chính trị - kinh tế - văn hóa xã hội cũng sang trang mới, địa dư hành chính cũng đổi thay. Các lớp nhà Nho hoài cổ dần lùi về quá khứ, cảm cái cảnh biến đổi khôn lường của thời cuộc mà gửi gắm tình mình vào áng thơ văn. Ngày nay, địa dư hành chính nước ta có nhiều đổi mới. Đọc lại những áng thơ văn ấy, nó như nhắc nhở chúng ta hãy làm một việc gì có ý nghĩa, để gửi lại cho hậu thế những cảm xúc của hôm nay. Bắc kỳ châu quận canh hoán phân hợp phú của Dương Lâm[5] với lời Hậu Bạt của chính tác giả là một tài liệu về thay đổi địa dư lịch sử các tỉnh ở Bắc Kỳ, có ý nghĩa giá trị cho việc nghiên cứu địa dư hành chính ở Bắc kỳ nói chung đầu thế kỷ XX, mà cũng là tâm tư của lớp nhà Nho cuối mùa trước cảnh đất nước đổi thay, nhắc nhở hậu thế về một vùng đất Bắc kỳ trù phú của văn hiến mấy nghìn năm. Dù thế cục có đổi thay, nhưng không thể quên những gì là lịch sử văn hóa truyền thống của ông cha, bên cạnh đó khêu dậy cái ý thức dân tộc trước sự đổi thay ấy. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu Lời dịch bài phú và Lời bạt của tác phẩm, để đem chút lòng của nhà thơ gửi lại cho hôm nay và mai sau.

Trang đầu Bắc kỳ châu quận canh hoán phân hợp phú VHb.283

Văn bản Bắc kỳ châu quận canh hoán phân hợp phú ký hiệu VHb.283, nét chữ bút sắt, chân phương dễ đọc[6]. Toàn văn gồm 15 trang chữ Hán, mỗi câu có chú thích bằng chữ nhỏ con kiến ở dưới. Vì nguyên văn chữ Hán quá dài chúng tôi chỉ xin trình bày Lời dịch với nguyên văn, những chú thích của tác giả (Nguyên chú) chúng tôi trình bày theo thứ tự a, b, c, … ; những chú thích của dịch giả (Dịch chú) chúng tôi trình bày theo thứ tự 1, 2, 3, … . Số thứ tự tờ nguyên văn để trong ngoặc [] in đậm. Mỗi phần về khu vực tỉnh nào, chúng tôi in đậm và gạch chân dưới tên tỉnh đó. Bài dịch được sự chỉnh sửa hiệu đính của Ths. Nguyễn Đức Toàn, chúng tôi xin chân thành cảm ơn.

Bài phú về đổi chia các châu quận ở Bắc Kỳ

Làm cho bác Liên Đình Tôn Thất Hân tướng công[7]
Quất Tẩu Dương Lâm hiệu Mộng Thạch ở Bắc Hà soạn
Con trai thứ nối Phụng Bội biên kiểm[8]
Sao chia Dực Trẩn[9], dòng Lô đỏ non Tản xanh; Ngắm kìa núi sông vẫn cũ, duy hình thế khác xưa. Đây cương nọ giới, hiệu cũ tên nay, chia chia gộp gộp, đổi đổi dời dời. Cái xưa còn chỉ chừng một nửa, cái mới đổi thì đã đầy đầy. Như bàn cờ trên mảnh bốa.
Như chợt chia chợt tách, [1a] như chợt đặt chợt thôib. Khảo những điều tai nghe mà thân từng trải, tra sách cũ của triều xưa mà dâng chút sử liệu cho hậu thế[11].
Hà Nội, một cảnh Bắc kỳ. Xưa gọi Đông Kinh, Đinh Lý Trần Lê mấy đời xây dựng.
Triều ta nhất thống, tên đổi Bắc Thành. Quản mười ba tuyên tiết chế, vững muôn nghìn dặm biên cươngc. Sau đổi Thành làm Tỉnh[12] d, Hà Nội ấy là tên. Thuyền xe tụ hội, mỹ lệ phồn hoa; Thông đường hàng phố, [1b] nhà cửa nhân gia. Bao thành đến tận Ổ môn[13].  Đại Lae, đất cũ kinh triệu, đặt Vĩnh-Thọ hai nhag. Hòa nghị đổi Thọ-Vĩnh cùng hếth. Nha Đốc Lý quản thành bên trongi, huyện Hoàn Long chủ thành bên ngoàik. Nhân dân bốn tổng, quan lại một nha. Phân phụ vào Đại lýl, là sở tại Hà Thành. Long Biên phân chia biến cải, thế là đại khái.
Hà Đông ấy, tang thương làm sao, thành trì hết sạcha. Hà Nội dời lỵ, tỉnh đổi Hà Đông. Được thêm Đan Phượng phụ thêm Hoàn Longb. Thành cũ đâu xa, đường sắt liên thông; Xe điện lưu vết, chỉ độ nửa giờ. Quản hạt thì bốn phủ sáu huyệnc. Như Mỹ Đức, Chương Mỹ với tên xưa chẳng cùng; Còn Hoài Yên, Mỹ Lương vẫn hạt xưa huyện cũ. Sát nhập vào tronge. [2b]  
Hà Nam thì thế cuộc mở mang, chuyển dời chẳng định. Cắt Hà Nội một phủg, đặt vùng mới Hà Nam. Tỉnh tức làm phủ lỵ, Lý Nhân dời Nam Xươngh. Kim Bảng – Duy Tiên mỗi đều một huyệni; Thanh Liêm – Bình Lục các giữ cựu phương. Một cảnh Hà Nội, thành Đông – Nam hai phươngk.
Kìa Nam Định, tiếp hạt Hà Nam. Tỉnh xưng Nam Định, tài phú một phương, sản vật phồn thịnh. Cảng Ba Lạt thông muôn dặm thuyền bè; Sông Hoàng Vị tụ tám phương hàng hóa. Sau thời khói lửa, rắn rồng chưa yên. Cắt hạ lưu Nhĩ Hà, phân một cảnh làm hail.  Phủ còn có haim, huyện còn có sáun. Chẳng đâu còn tỉnh lớn Trung châu. Duy Hải Hậu mới đặt, với sáu huyện thành bảy. Đất biển mới bồi, thôn làng dần họp. Dân xã thì nhiều, tô thuế thì tínho. Tích xã thành tổng, hợp tổng làm huyện. Để mở đinh mở điền đủ số, để mở sổ mở sách định luậta. Các chức Bảo hộ như Thương nghiệp, như Diêm trường[15], như Đồn điền, như Ty rượu. Những nhà cao, [3b] những lầu lớn. Xe cộ liên hồi, không ngày nào rỗi. Muối biển lãi quy về thương chính mà nhà làm thừa chia, mười may được một[16].
Đất Thái Bình - Trà Hải - Bồ Xuyên. Xưa thuộc Vũ Tiênb, nay thành Thái Bình tỉnh mới. Tự Thành Thái nguyên niên, Nam Định phân hai phủ tám huyệnc; Biệt tả ngạn Hồng Hà, Hưng Yên cắt phủ mộtd huyện bae. Bờ trái Hồng Hà đặt tỉnh Thái, thì huyện lỵ đổi thayg. Tiên Hưng thì lỵ sở vẫn nguyênh  mà Vũ Tiên, Đông Quan, Diên Hà, Hưng Nhân thành huyện. Chẳng được kiêm lý như xưai. Thái Bình đã hai thành mộtk, Hưng Yên cũng lấy một làm hail. Đương hạ lưu sông Nhị, chống hai dòng đông namm. Thắng cảnh Nguyệt Hồ, Chung Các; Vị ngon Long nhãn, Lệ chi[18]. Ngồi trấn nơi Châu Đằng Phố Hiếno, [4b]   ấy tỉnh lỵ Hưng Yên. Phủ cũ Khoái Châup, huyện gồm có bốn. Ấy cương giới cũ của Đằng Vươngq. Phủ mới Mỹ Hàor, huyện thì có ba. Ấy đất đông chia cõia. Xét dư đồ của đời trước, tên gọi cũng khác đi.
Dòng Luộc xuôi đông, Hải Dương là đấy. Năm châu tàu hội, muôn dặm buồm căng. Nơi hàng nội tiêu thụ, nơi hàng ngoại chuyển về. Nơi tụ của vốn liếng,  nơi cạnh tranh [5a] thương trường. Như Đồ Phổ Nghĩab[19] định ngược dòng Đồc - Cấmd  mà lưu thông lên Vân Quýe; Như Anh Cát lợi[20] trước chiếm cảng Xiêm mà khống chế đường hải vận. Triều đình ta lo cái xa xôi ở chỗ quá gần, thông lẽ đại biến ở lẽ tầm thường[21]. Tổng đốc Hải Dương kiêm chức trọng Thương bạcg, quý quốc Bảo hộ đặt chức Lãnh sự để thông thương.
Khu đất địa đầu gọi là Hải Phòng. Hai phen binh biến, mấy độ tang thương. Việc phòng bị bỏ, tên thành địa danhh, tỉnh thành nhượng địai. Nhượng địa có Đốc lý chủ trương, giáp thành phố mấy mươi thôn xómk.[5b]  Đặt Hải Yên một huyện, thống Đốc lý quyền cương. Miền đông từ đây phân đặt, tỉnh do đất cũ. Phủ có Ninh Giangl, Bình Giangm, Kinh Mônn, Nam Sácho; Huyện có chín huyệnp, quan lại vẫn nha xưa, binh lương còn nghạch cũ, cùng lệ sổ Hải Dương. Chặt hạc nối cưu chia thành cương[23] giới.
Đất chống vịnh biển, dựng thành Kiến An. Hợp một phủ Kiến Thụyq  bốn huyệnr, dời tỉnh lị về giữa Tượngs - Cấmt.[6a] Từ tỉnh Phòng bị bãi về sau, miền hải đông rộng rãi giang đầu. Chia trị dễ mà kiêm thời khó. Ấy lý do thành tỉnh Kiến An. Thực phiến ngọc của giang sơn vùng đông hải.
Quảng Yên sông quá Bạch Đằng, sóng liền bờ biểna. Nước sinh ngọc quý, lại lắm đồi mồi. Phía nam mở cửa biển nuốt muôn dặm sóng hồng, non Yên Tử lưng trời vút cao tầng mây biếc. Quảng Yên một tỉnh tên cũ Yên Bang, là cửa biển then ngoài  của Nam quốc.[6b] Mới dựng thì Cát Hải, Yên Bácb; nguyên huyện thì Hoành Bồ, Nghiêu Phong. Huyện nha Yên Hưng, trị sở thành phố. Một bức giang sơn, đổi dời khôn xiết. Văn Hải tuy đặt, nay cũng dừng thôi. Cây Dự[25] mở mỏ, lợi ích vô cùng. Xưa kia hoang vu, nay thành đô hội. Kho lớn của đất Đông Dương.
Duyên hải hạ du, biến đổi như thế. Thượng hạt nội địa, cũng chuyển không thôi. Như sao đổi ngôi, một thành ba tỉnh. Như tỉnh Bắc Ninhc, Nhị Hằng non biếc, Tam Đức sông xanhd.[26] [7a] Đất thì quân mạnh, gạo thì lương đầy. Những ngày thịnh trị, bao phen dùng binhe. Giặc dữ Bình-Trậng, phỉ Thanh Côn-Kình[27]h. Tung hoành ong vỡ, họp đảng cướp giành. Gần thì có Hoàng Hoa Thám sào huyệt[28], như Điền Hoành[29] một gã, ngạo nghễ chẳng thèm hàng Hán. Phân chia địa thế, dò xét địch tình.  Kìa thuộc nguyên tỉnh như Từ Sơna, Thuận Thànhb. Huyện thì Văn Giang, Vũ Giàng, Gia Lâmc, Gia Bình. Mà Tiên Du một huyện vẫn còn tên cũ. Tên chia tỉnh khác hai hạt Lạng Giang, Đa Phúc; [7b] Huyện thì Kim Anh, Đông Anh.
Gọi là Bắc Giang, chia từ Bắc Ninh Lạng Sơn. Lạng Sơn chuyển lỵ cũd, Yên Thế đặt tân nhae. Huyện cũ Lục Ngạn, châu thì Hữu Lũngg. Huyện mới Phượng Nhãnh, Sơn Độngi, Việt Yênk, Hiệp Hòal. Đẹp thay non sông, xe thuyền xuôi ngượcm, dãy phố sát vây, nhà nhà bao bọc. Của cải tụ hội, [8a] đáng khen phồn hoa. Đâu còn ngày cũ, phỉ cướp một dảio, khắp đất can qua[30].
Sơn Tây một tỉnh, xưa gọi Tam Tuyênp. Dưới liền Đan Phượngq, trên tiếp Chu Diênr. Tản Viên - Tam Đảos, đối đỉnh bao hoàn, trái phải sừng sững; Thao Đà Lô Tích, giao tụ trước saut. Bãi nổi phù sa, như hùng phong đức Bố Cái hãy cònu; Sông bồi cửa Hát, như cơn giận của Nhị Trưng còn dậy sóngv[32]. Là nơi then chốt dụng võ. Quyền lĩnh Nguyên nhung bản triều a [34]. Xưa là trấn lớn, nay ngả về tây. Phủ còn có haib, huyện lưu được bốnc. Ấy là chia một làm bốn, tồn cổ có mé trái Hồng hàd.
Là phân phủ bờ phải Vĩnh Tườnge. Cùng Đa Phúc Bắc Ninh một phủ. Kim Đông hai huyện, địa thế tiếp liên. Khe gò dằng dặc, giặc cỏ từng bầy. Vào ra nườm nượp. Quét hang ổ của cáo thỏ tận huyệt, bạt ngang ngạnh sừng sững gò đồi. Xa tiếp thành cũ Cổ Loa [9a], gần liền non cao Chu Tước. Hợp thành một tỉnh, ấy gọi Phúc Yên.
Vĩnh Yên bờ phải Vĩnh Tường chính phủ. Huyện thì Yên Lạc, Lập Thạch, Tam Dương, Bình Xuyên cùng Phúc Yên một hạt. Thế sát tiếp liền. Non sông ngày cũ. Một bức y nguyên. Cắt thành một tỉnh. Tên gọi Vĩnh Yên.
Đất gộp Sơn Hưng, tỉnh tên Phú Thọg. Thuộc phải dòng Thao hai phủh  ba huyệni, đất cũ Sơn Tây. Thuộc trái dòng Thao ba huyện, đất cũ Hưng Hóa. [9b] Duy Hạc Trì mới đặtk, cắt đường sông Lôl, Phong châu đô cũm. Thủy tổ Bách Việt, non tổ Hùng Sơn. Vút không muôn ngọn, đỉnh núi dựng đền. Bên đền có mộn.
Tuy các đời có đổi thay, nhưng non sông còn như cũ. Mỗi khi lên núi xuống sông, thường than kim mà nhớ cổ. Còn kia sản vật sinh thành, của báu tụ hội. Chim có Cẩm Kê[36] a, cá có Anh Vũ[37] b. Gỗ lạt sơn mây, không sao kể xiết.
Tỉnh nay Yên Bái, Hưng Hóa địa đầuc. Cắt Trấn Yên một huyệnd, [10b] gộp thuộc cũ ba châue. Thông Vân Nam có đường săt, chiếm Thao thủy dải thượng lưug. Núi thuận đường xe, sông thuận đường thủy. Tài hóa hội tụ, hướng tới phồn hoa.
Phương Lâm[38]tỉnh ấyh, Sơn Hà hai tỉnh phân Cơ[39]. Lạ thayi, Thổ quan cai Hán tộc[40] k. Trai thì Hoa hạ, nữ thì Man dia. Rừng sâu chướng nặng, đất rộng dân thưa. Trong thì tiếp đường non miền Hoan Ái[43], ngoài thì thông biên cảnh Miến Aib. Đặt Công sứ, trú binh đồn để tiện trấn áp. Chia các châu, đặt các tổng để thừa lệnh sai.c Quan không đổi họd, tục chẳng thay phong. Ngoài thì nghe phép, trong vẫn Ky My[46].
Liền vùng đất đỏ Nho Quan e, là phía bắc Ninh Bìnhg. Xưa phủ Trường Yênh, Hoa Lư thành cổi [11b] . Quốc triều đặt tỉnh, thống thuộc Hà Ninhk. Bắc giáp Hà Nam, Nam tiếp Xuân kinh[48]. Huyện thì Yên Hóa một nha mới đặtl, sản vật ruộng đay chiếu cói nổi danh. Lên Tam Điệp[49] mà hồi tưởng Đinh hoàng, công cao dựng nước. Giang sơn mãi dài thêm khí sắc; Lên Dục Thúy[50] mà cúi đọc Ngự đềm, bản triều thịnh trị. Rực rỡ thay ngày hội văn minh[51]. Thăm làng xóm Kim Sơn, danh thần một thửa, nhớ sự nghiệp Nguyễn Sứ công n. Ngắm bút đề non Thúy, ca tuyệt nghìn năm, viếng tinh thần Trương Độn tẩuo. Hai non Diên Hạc phô kỳ, hai cầu Vân Hát khoe đẹp. Cúi xem ngưỡng ngắm, mêng mang cảnh nước biếc non cao.
Tuyên - Cao - Thái - Lạng,  các tỉnh ven biên thì không đổi. Chẳng chia chẳng hợp, núi sông còn như cũ. Tuyên Thái Lạng Sơn, Bảo hộ đặt văn quan. Cao Bằng một tỉnh, Bảo hộ đặt binh quan. Phủ huyện ít thay đổi a, vẫn y nguyên như cũ, chẳng phân chẳng chia.
Đến như Hải Ninhb - Sơn La - Lào Cai c, danh là tỉnh thực là hòn đạn nơi biên bắc[55], địa giới tiếp Trung Hoad. Núi khe liên tiếp, thỏ ẩn cáo nấp chốn rừng rậm; hồng bay nhạn lượn ngầm mật lại qua[56] a [57]. Cũng là cửa ải then chốt của Bắc kỳ.
Tổng kết sự chia hợp thì đấy là đại lược. Pháp luật cũng thế mà triển khai. Không câu nệ phép cũ. Ấy là lẽ thông biến phải hợp với thời thế. Tổng đốc không được kiêm hai tỉnha. Bố chánh không được đặt chuyên tyb.[13a] Đề lĩnh cùng phủ, đều thải chức nhiễuc[59]. Học hiệu khoa cử, phế bỏ quy xưad[60]. Luật thì có Bồi thẩm, Phó thẩm, Sơ thẩm các cấpe. Quan thì có hạng một, hạng hai, hạng ba phân biệtg. Âu học thịnh hành, Hán học dần suy. Cái mới thì tiến bộ, cái cũ thì làm sai. Ai mừng tự mừng, ai buồn tự buồn; Ai cảm tự cảm, ai lo tự lo; Người nói cứ nói, người hay tự hay. Tuy biết hay không biết chung cục vẫn không quên văn hiến Bắc kỳ non mấy nghìn năm[13b]
BẠT [61]
Thế cục, xưa nay như cái bàn xoay. Phân chia, như con cờ trên bàn thời cuộc. Vũ phục có chín châu[62]. Đường chia mười đạo[63]. Chư phiên chầu Tấn[64], kết minh quy Tần[65]. Đó là điều rõ ràng của môn khảo cứ[66], mà các nhà ghi chép soạn nên. Cực bắc sơn hà, bao triều cương thổ. Vâng Hoàng thượng tuần du bờ bắc[67]. Lòng kính ghi thường hứa với non sông. Năm xưa vào chầu, Thủ tướng là Liên Đình công[68], vì việc đất cũ tên mới, sách vở bản đồ Bộ Hộ[69] ghi chép chưa đủ. Lâm đây là người Bắc[70], phiền làm cho Bài Phú, để tiện xem ghi. Lâm tôi từ tốn ứng vâng. Khi về núi [14a] hơn 30 năm thân ốc đóng cửa. Mấy phen mong làm nhạn không biết kêu[71]. Nhưng trọng lời Quý Bố[72] hứa vâng, nên cứ trên yên Phục Ba[73] mà chưa ra tay Phùng Phụ[74] vậy. Mấy gian giường trúc mây song, nhớ năm xưa từng sung nơi Kinh Lược sứ[75]. Tỉnh nọ châu kia, kìa chia kìa hợp, nghị thảo nhiều phen tới tay, rút trong lòng chút mực tích. Qua loa thành bài, còn e lầm lỗi. Mỗi khi có người qua đều đem tham vấn. Thấy đều thưa lại là, so với sách của quan Bảo hộ[76], không một chút gì là không tương hợp. Như soạn Ngữ âm, lời văn sửa đổi đêm ngày[77]. Ô hay! có thế chăng! Khách cũng biết ư! Nhớ Việt thì lời Việt, không nhớ Việt thì lời [14b] Sở ư![78]. Văn chương ma chướng, đến già chẳng chừa. Thói cũ thư sinh, nghiệp miệng vẫn xưa. Người xưa có câu: Bạc đầu cung nữ bàn chuyện xưa thời Thiên Bảo[79]. Người nay rơi lệ. Cố lão Bắc kỳ thuật Bắc kỳ cố sự. Lời Việt chăng! Lời Sở chăng! Như có lòng nhớ tới chăng![80]
Lâm tôi cẩn bạt
Năm ngày sau Rằm tháng tư năm Canh Thân niên hiệu Khải Định thứ 5 (1920) [15a]




[1] Trúc giang: tức Nguyễn Đức Toàn- Nghiên cứu viên tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm từ 2001; Nghiêm Thị Thanh Huyền: Thạc sĩ ĐH Sư phạm-Giảng viên Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ, Hà Đông, Hà Nội
[2] Canh Tuất, Thuận Thiên năm thứ 1 [1010]. Đổi 10 đạo làm 24 lộ. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư - Bản Kỷ - Quyển II - Kỷ Nhà Lý/ tr80; Nhâm Dần,  [Thiên Ứng Chính Bình] năm thứ 11 [1242]. Mùa xuân, tháng 2, chia nước làm 12 lộ. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư - Bản Kỷ - Quyển V – Kỷ nhà Trần/tr167.
[3] Bính Tuất, [Quang Thuận] năm thứ 7 [1466]. Đặt 13 đạo thừa tuyên. Đổi lộ thành phủ, đổi trấn thành châu. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư - Bản Kỷ - Quyển XII/tr445.
[4] Tân mão, Minh Mệnh năm thứ 12 [1831]. Chia định địa hạt các tỉnh. Đại Nam Thực Lục-Chính Biên-Đệ nhị kỷ-Quyển LXIV-Thực lục về Thánh tổ Nhân hoàng đế/ tr234.
[5] Dương Lâm (1851-1920) hiệu Quất Bình, nhà thơ Việt Nam, quê ở huyện Sơn Minh, tỉnh Hà Đông (nay thuộc huyện Ứng Hoà, tỉnh Hà Tây cũ. Nay thuộc Hà Nội).
[6] So sánh với thủ bút của Thúc Ngọc Trần Văn Giáp chép sách Hoàng Triều Sử Ký Diễn Ca ở thư viện quốc gia thì tương đồng, cho thấy văn bản này cũng do cụ Trần Văn Gíap chép.
[7] Tôn Thất Hân: Nguyên văn đề là chữ Tông , chúng tôi đọc là Tôn cho đúng cách kiêng huý. Tôn Thất Hân, chức Thượng thư, quyền Phụ chính đại thần thời Khải Định.
[8] Tức con trai thứ của Dương Lâm. Nguyên văn là
[9] Cương giới nước ta theo quan niệm chiêm tinh cổ thuộc phận dã sao Dực, sao Trẩn.
a (Còn những tên cũ: Nam Định, Hải Dương, Bắc Ninh, Sơn Tây, Ninh Bình, Quảng Yên, Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Tuyên Quang, mà việc chia đây hợp kia ít có toàn cảnh. Như tỉnh Hưng Hóa nay không còn. Đổi các tên mới 1 là Thái Bình, 2 là Phú Thọ, 3 là Hà Đông, 4 là Hà Nam, 5 là Kiến An, 6 là Bắc Giang, 7 là Vĩnh Yên, 8 là Phúc Yên, 9 là Yên Bái, 10 là Sơn La, 11 là Lào Cai, 12 là Phương Lâm[10], 13 là Hải Ninh[10], còn các phủ huyện mới đặt thì nhiều không kể, chỉ theo tỉnh mà trình bày ra); [10]Phương Lâm: tức tỉnh Hòa Bình ngày nay; [10]Hải Ninh: tức Quảng Ninh ngày nay.
b (Năm Thành Thái 1 – 1889, chia phủ hạt thuộc Bắc Ninh, Lạng Sơn thành tỉnh Lục Nam, rồi theo đấy gộp thành tỉnh Bắc Giang; Lấy sứ nha của Hải Phòng làm tỉnh Hải Phòng, nay lại đổi thành tỉnh Kiến An; Năm Tự Đức 30 -1877, đã đặt đạo Mỹ Đức, nay đổi làm phủ Mỹ Đức. Đến năm Thành Thái 1-1889, đặt đạo Địch Lâm, đạo Đông Triều, chẳng bao lâu rồi cũng bỏ)
[11] Nguyên văn là Sử Thạnh , .Thạnh, tên gọi cổ của núi Thái Sơn. Ý nói là tư liệu sử sách nhiều như núi. Chúng tôi tạm phỏng dịch là Sử liệu.
c (Thành đặt chức Tổng trấn, 13 trấn thừa tuyên của Bắc kỳ đều thuộc sự tiết chế. Vậy nên Bắc Kỳ có tên gọi là Mười ba tuyên)
[12] Năm 1831, Minh Mạng cho đổi các Trấn Thành thời Lê thành Tỉnh Thành;
d: (Khoảng đời Minh Mệnh, đánh dẹp bọn giặc Khôi, đổi trấn thành làm tỉnh). Lê Văn Khôi, con nuôi Lê Văn Duyệt.
[13] Ổ môn: Các cửa ô
e (Thành Đại La do Cao Biền xây)
g (Các huyện thủ não của Hà Nội có hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận. Huyện doãn huyện Thọ Xương kiêm lý cả)
h (Đời Hàm Nghi, kinh thầy xảy sự biến[14], từng sửa đổi hòa ước, đem Hải Phòng, Hà Nội, Đằng Nẵng biến thành nhượng địa); [14]Năm 1885, Thực dân Pháp tấn công kinh thành Huế. Tôn Thất Thuyết rút về Quảng Trị.
i (Nhà nước Bảo hộ đặt chức Công sứ hạng 1 làm Đốc lý Hà Nội, nắm quyền trong thành phố)
k (Bỏ huyện Thọ Xương, đặt huyện nha Hoàn Long)
l (ngoài chức Đốc Lý còn đặt thêm chức quan Đại lý, thuộc huyện Hoàn Long)
a (Theo nghị định về Nhượng địa, thành Hà Nội bị san đi hết, hào lấp hết, không còn chút cũ nào. Chỉ để lại Cột cờ. Người điếu cổ có thơ răng: 一過西湖一黯然,不堪回首設龍編.千年城郭空庭地,空有旗臺尚插天. Bước tới Tây hồ cảnh tối tăm, [2a] Quay đầu chẳng nỡ ngắm Long Thành. Nghìn năm cung điện thành đất trống,Còn mỗi Cột cờ cắm trời xanh.)
b (Huyện Đan Phượng nguyên thuộc tỉnh Sơn Tây. Nhà nước Bảo hộ lấy từ vùng Phùng Giang làm địa giới của Hà Đông. Huyện Đan Phượng vào sổ của Hà Đông) (Hoàn Long trước thuộc Đại lý thành Hà Nội. Năm Khải Định 3 – 1918, đổi thuộc Hà Đông)
c (Thường Tín kiêm lý Thượng Phúc, Ứng Hòa kiêm lý Sơn Minh, Hoài Đức kiêm lý Từ Liêm, Mỹ Đức kiêm lý Yên Đức); (Thanh Trì, Thanh Oai, Phú Xuyên, Chương Mỹ, cộng cả Đan Phượng, Hoàn Long)
e (Phân phủ Mỹ Đức, huyện Hoài An có 2 tổng dân ở bên trái sông Hát gộp với 4 tổng dân của huyện Chương Đức bên trái sông thành huyện Chương Mỹ phủ Mỹ Đức; Chia vùng giáp dân Hoa của hạt Mỹ Lương tỉnh Sơn Tây cùng với 4 tổng cũ của huyện Chương Đức vào huyện Chương Mỹ. Thế là huyện cũ Hoài Đức, Mỹ Lương trừ huyện lị tên cũ ra thì không còn tồn tại nữa)
g (Lý Nhân)
h (Huyện Nam Xương trước là phủ lỵ Lý Nhân thống hạt, nay đổi thành phủ)
i (Kim Bảng và Duy Tiên nguyên cũng thuộc phủ Lý Nhân kiêm lý, nay đặt huyện nha riêng)
k (Hà Đông, Hà Nam)
l (Năm Thành Thái 1 - 1889[3a]  lấy nguyên thuộc Nam Định là 2 phủ Kiến Xương, Thái Bình do giặc cướp nhiều hội tụ, nên chia 2 phủ này thành 1 tỉnh Thái Bình)
m (Kiến Hưng kiêm lý Đại An, Xuân Trường kiêm lý Giao Thủy)
n (Mỹ Lộc, Vụ Bản, Nam Trực, Trực Ninh, Phong Doanh, Ý Yên)
o (Xưa 1 xã Quần Phương thuộc phủ Xuân Trường địa thế rất rộng, số đinh số ruộng rất nhiều, nên chia thành 2 tổng mà tô thuế đóng gần bằng 1 huyện nhỏ)
a (Ngoài tổng Quần Phương ra còn các xã linh tinh thuộc Trực Ninh ở phía đông, gần biển, gộp lại thành tổng lập thành 1 huyện)
[15] Ruộng làm muối
[16] Thuế muối, lãi thì nộp nha Thương chính, phần còn lại mới đến tay các nhà làm muối, 10 phần may chỉ được 1 phần
b (Dòng phân chi hạ lưu của Nhĩ Hà từ cửa sông Thanh Hương thẳng đến cửa biển Trà Lý, ở giữa có xã Bồ Xuyên, xưa là cửa biển Kỳ Bố. Thời 12 Sứ quân, Sứ quân Phạm Công Lãm[17] chiếm cứ vùng ấy. Thuộc xã Thái Bình huyện Vũ Tiên. Đặt tỉnh lị ở đấy); [17]Sử thì chép là Sứ quân Trần Lãm.
c (Hai phủ Kiến Xương, Thái Bình. Các huyện Vũ Tiên, Thư Trì, Trực Định, Tiền Hải thuộc phủ Kiến Xương. Đông Quan, Thanh Quan, Quỳnh Côi, Phụ Dực thuộc phủ Thái Bình)
d (Tiên Hưng)
e (Thần Khê, Diên hà, Hưng Nhân)
g (Phủ Kiến Xương kiêm lý huyện Vũ Tiên, nay lấy huyện Trực Định làm phủ lị. Phủ Thái Bình kiêm[4a]  lý Đông Quan, nay lấy tỉnh và phủ cùng tên, đổi thành Thái Ninh, lấy Thanh Quan là phủ lị)
h (Tiên Hưng kiêm lý Thần Khê. Xưa đặt tỉnh Thái Bình chỉ tính 1 hạt Thần Khê của Hưng Yên đổi làm huyện Thần Khê. Năm Thành Thái 6 -1894, lại lấy thêm Diên Hà của Hưng Yên vào tỉnh Thái Bình. Lấy bên phải Hồng Hà làm giới, huyện Thần Khê thành phủ lị của Tiên Hưng)
i (Diên Hà nguyên kiêm lí cả Hưng Nhân, gọi là Diên Hưng)
k (Nam Định, Hưng Yên)
l (Bắc Ninh, Hải Dương)
m (Dòng trung lưu của Nhĩ Hà chảy đến tỉnh Hưng Yên phân thành 1 đường từ sông Luộc thẳng xuống Hải Dương; một đường thẳng xuống Nam Định)
[18] Lệ chi: quả Vải;
n: (Hưng Yên long nhãn ngon nhất, quả to mà hạt nhỏ, cùi dày, hương thơm, ngọt không gì sánh được. Vải thì kém hơn đồ cống phẩm của Thanh Liệt ở Hà Nội, nhưng cũng là vị ngon của Bắc Kỳ)
o (Hưng Yên xưa tên là Phố Hiến, cũng gọi là Đằng Châu)
p (Khoái Châu kiêm lý huyện Đông An)
q (Phủ Khoái Châu với các huyện Phù Cừ, Kim Động, Tiên Lữ, xưa đều thuộc Hưng Yên)
r (Mỹ Hào kiêm lý luôn huyện Mỹ Hào)
a (Phủ Mỹ Hào, trích từ huyện Đường Hào của Hải Dương lập thành 1 phủ, lại lấy hạt mé đông các xã thôn gần Đông Yên của Mỹ Hào lập thành huyện Yên Mỹ. Huyện Văn Lâm thì trích từ các tổng xã hai huyện Gia Lâm, Văn Giang của Bắc Ninh gộp với các vùng sát Hưng Yên thành huyện Văn Lâm)
b (tên người Pháp, tên khác là Đô Phối)
[19] Lái buôn Dupie, người Pháp, nhiều lần tự ý vượt đường sông Hồng lên Vân Nam Trung Quốc buôn bán, gây sự với quan quân nhà Nguyễn, để khiêu khích triều đình An Nam, lấy cớ để Thực dân Pháp đem quân ra Bắc Kỳ.
c (Đồ Sơn)
d (cửa biển sông Cấm giang)
e (Vân Nam, Quý Châu đều là đất Trung Hoa, là thượng lưu ngoài nước của sông Nhĩ Hà)
[20] Nước Anh chiếm giữ Thái Lan làm lợi riêng về đường Hàng hải ở Viễn Đông
[21] Nói Triều đình nhà Nguyễn không nắm bắt được tình hình để bị mất thế thượng phong.
g (Khoảng thời Minh Mệnh, chức Tổng đốc Hải Dương sung chức Hải Dương thương bạc đại thần Phạm công Phú Thứ[22] đảm nhậm); [22]Phạm Phú Thứ 18201883 là một đại thần triều nhà Nguyễn có quan điểm canh tân.
h (Năm Đồng Khánh đặt tỉnh Hải Phòng)
i (Hà Nội, Hải Phòng đồng thời cùng thành Nhượng địa)
k (Nguyên thuộc tỉnh An Dương)
l (phủ Ninh Giang kiêm lý huyện Vĩnh Lại)
m (Bình Giang kiêm kí huyện Năng An)
n (Kinh Môn kiêm lý huyện Giáp Sơn)
o (Kiêm lí huyện Thanh Lâm)
p (Cẩm Giàng, Gia Lộc, Thanh Hà, Tứ Kỳ, Đông Triều, Vĩnh Bảo, Kim Thành, Thanh Miện, Chí Linh)
[23] Chặt hạc nối cưu: Ý nói chặt khúc nọ nối khúc kia. Như chặt chân chim hạc nối vào chân chim cưu, không phù hợp.
q (kiêm lý huyện Nghi Dương)
r (An Dương, An Lão, Thủy Nguyên, tức thời trước gọi là Thủy Đường; Tiên Lãng thời trước gọi là Tiên Minh, tránh húy nên đổi)
s (Tượng Sơn)
t (Cấm Giang)
a (Bạch Đằng là hạ lưu của sông Lục Đầu giang. Xưa Ngô vương phá Hán, Lê Đại hành diệt Tống, Trần Hưng Đạo đánh Nguyên đều ở đấy. Tùng Thiện vương[24] có thơ rằng:勝策帝王三據奏,驕兵樓櫓萬船沉 Hơn sách các vua thắng ba lần, Kiêu căng buồm cột vạn thuyền chìm. Bỉ nhân đây[24] nhân tiễn bạn đến Quảng Yên[24] cũng có thơ rằng:陸海汲連群嶼立,白藤水雁六頭來. Bờ biển sóng tiếp muôn hòn dựng, Bạch Đằng nhạn nước Lục Đầu trôi. Là tả chân cảnh vậy); [24] Tùng Thiện Vương Nguyễn Phúc Miên Thẩm (1819 - 1870) tự Thận Minh, Trọng Uyên, hiệu Thương Sơn, biệt hiệu Bạch Hào Tử. Ông là con trai thứ 10 của vua Minh Mạng, là một nhà thơ; [24] Tác giả Dương Lâm tự nhận là Bỉ nhân: Người thô lậu; [24] Tức Quảng Ninh.
b (Yên Bác nguyên thuộc Lạng Sơn, sau đổi thuộc về Lục Nam, nay thì lệ vào Quảng Yên)
[25] Địa danh mỏ than ở Quảng Ninh; Chữ Cây có thể đọc Nôm là Gai, có thể là địa danh Hòn Gai chăng?.
c (Bắc Ninh xưa là Vũ Ninh, còn gọi là trấn Kinh Bắc)
d (Thiên Đức, Nhật Đức, Nguyệt Đức)
[26] Dưới thời Tự Đức, quân thứ Bắc Thái do Tổng thống Quân vụ Đại thần Hoàng Kế Viêm đảm nhận.
e (thời Tự Đức ở Quân thứ Bắc Thái thiết đặt các chức Tổng thổng, Hiệp thống, Tham tán, Tán lý quân vụ)
g (Giặc ngụy Bình tên là Cai Vàng; Giặc nguỵ Trận tên là Quận Trận, đều là giặc sừng sỏ ở Bắc Ninh)
[27] Cai Vàng, Quận Trận đều là thủ lĩnh nông dân khởi nghĩa thời Tự Đức; Thanh phỉ Côn Kình, tức giặc phỉ người Thanh tên là Côn, Kình đều là những tên cướp hung bạo, nhiều lần đem quân vào cướp tận vùng đồng bằng vây cả tỉnh thành. Quan quân nhà Nguyễn vất vả lắm mới dẹp yên.
h (Thời Tự Đức, giặc này chia đường đến đánh vây thành Bắc Ninh. Tổng đốc Bùi công và Tham tán Ông Ích Khiêm trong ngoài hợp sức 3 ngày mới giải được vây)
[28] Nghĩa quân Hoàng Hoa Thám chống Pháp, căn cứ đóng ở Yên Thế, trước thuộc tỉnh Bắc Ninh.
[29] Điền Hoành 田橫; (? – 202 TCN) là vua chư hầu thời Hán Sở, sau chống lại Lưu Bang không chịu hàng Hán. Lưu Bang cho gọi, ông trai giới rồi tự vẫn chết để giữ chí mình.
a (Từ Sơn kiêm lý huyện Đông Ngàn)
b (Thuận Thành kiêm lí huyện Siêu Loại)
c (xưa là phân phủ của phủ Thuận Thành)
d (Bắc Giang lấy phủ làm tỉnh, phủ dời lị về xã Quất Lâm)
e (huyện Yên Thế nguyên là phân phủ thuộc Lạng Sơn, nay đổi thành phủ Yên Thế)
g (huyện Hữu Lũng nay đổi làm châu)
h (Phượng Nhãn, Bảo Lộc nguyên là phủ Lạng Giang kiêm lý, nay đặt riêng thành huyện Phượng Nhãn)
i (Sơn Động xưa là tên huyện, mới cắt các vùng núi tiếp giáp Yên Thế, huyện Lục Ngạn đặt dân xã thành huyện Sơn Động)
k (huyện Việt Yên nguyên do huyện Yên Dũng kiêm lý, nay thành huyện riêng)
l (Hiệp Hòa nguyên do phủ Đa Phúc kiêm lý, nay thành huyện riêng. Phủ Đa Phúc và các huyện Kim Anh, Đông Anh đặt thành tỉnh Phúc Yên, xem rõ ở sau)
m (Lị sở của Bắc Giang ở Xương Giang. Thuyền hơi nước từ đường sông Hải Dương qua Lục Đầu giang đến Xương Giang thì nghỉ; Xe lửa đường sắt từ Hà Nội đến Nam Quan, đến tỉnh Bắc Giang thì nghỉ)
o (Một dải Lạng Giang, xưa gọi là vùng sào huyệt của trộm cướp)
[30] Vùng biên giặc phỉ hay dựa vào núi rừng hiểm trở, làm sào huyệt để cướp bóc.
p (Tổng đốc Sơn Tây, xưa xưng là Tổng đốc Tam Tuyên, kiêm chế luôn các tỉnh Hưng, Tuyên là thế)
q (tên huyện này nguyên ở phần đuôi của Sơn Tây)
r (tên châu thời xưa, thuộc Sơn Tây)
s (Tên núi, bên trên là bộ Điểu, dưới là bộ Sơn. Tránh húy đổi thánh chữ Điểu)
t (trước sau 4 sông Đà, Lô, Thao, Đáy hợp dòng chảy xuống mặt dưới. Một dải Tích giang chảy qua huyện Thạch Thất thông sang Hát Giang)
u (Bố Cái đại vương[31], vương người Sơn Tây. Thời Nội thuộc khởi binh, chuyện có chép trong Việt sử); [31] Tức Phùng Hưng (馮興; 761-802) là thủ lĩnh khởi nghĩa chống nhà Đường, lên cầm quyền một thời gian.
v (Sơn Tây[8b] có sông lớn có cửa sông Hát giang, chia sông Hát giang, nơi hai vị Trưng Vương dấy binh đóng đồn ở đấy)
[32] Nhị Trưng: tức Trưng Trắc, Trưng Nhị. Khởi nghĩa chống nhà Hán.
a (Cuối đời Tự Đức, khi hòa cục còn chưa định, quan Tiết chế Bắc kỳ quân vụ Trấn bắc đại tướng quân thống quân Lưu đoàn[33] đóng đồn ở tỉnh Sơn Tây chống cự với quân Pháp); [33]Lưu đoàn: Tức đoàn quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc, đóng ở miền Thượng du, thường hợp tác với quân nhà Nguyễn dẹp các đám phỉ khác, tham gia đánh Pháp khi chúng đem quân đánh ra Bắc Kỳ.
[34] Ý nói là vùng then chốt, do tướng giỏi cầm quân trấn giữ
b (Phủ Quốc Oai kiêm lý huyện Yên Sơn, phủ Quảng Oai kiêm lý huyện Yên Phong)
c (Phúc Thọ, Thạch Thất, Tùng Thiện, Bất Bạt)
d (Một tỉnh Sơn Tây chia thành Phúc Yên, Vĩnh Yên, Phú Thọ)
e (tức huyện Yên Lãng, nay đổi thành phủ Vĩnh Tường)
g (tỉnh lị ở xã Phú Thọ, lấy tên xã làm tên Tỉnh)
h (Đoan Hùng, Lâm Thao. Đoan Hùng  kiêm lý Hùng Quan, Lâm Thao kiêm lý huyện Sơn Vi)
i (Thanh Thủy, Tam Nông, Cẩm Khê)
k (huyện Hạc Trì ở xã Việt Trì, tức huyện Bạch Hạc cũ, nên lấy tên Hạc làm tên huyện)
l (hạ lưu sông Lô chảy đến xã Việt Trì với ông Thao hợp lưu, gọi là Ngã ba Bạch Hạc. Xưa đặt cửa quan ở bến đò. Nay bỏ lấy từ xã Hạc Trì trở lên làm tỉnh Phú Thọ)
m (Hùng Vương dựng đô ở Phong Châu, tức xã Việt Trì ngày nay)
n (Trên mộ Hùng vương có đề câu đối của chúa Trịnh[35] rằng: 問來已事須為史,細認如圖欲命詩Hỏi ra thiên sử mấy lần; Thành thơ cẩn thận nên tranh họa đồ. Nét chữ cổ kiện, văn ý hùng mại, đúng là khí tượng của Quản, Hoắc[35]. Đúng là thủ bút của chúa Trịnh. Đền liền với mộ trên đỉnh núi, từ chân núi lên đến đền, mộ qua ba tầng núi, cây cối rậm rì. Từ dưới nhìn lên, sừng sững lưng trời, đền miếu rất cổ kính. Ở tầng núi thứ 2 có đình nghỉ chân, do Tổng đốc tam tuyên đời trước là Nguyễn Bá Nghi[35] cho xây dựng. Hàng năm ngày quốc tế là nơi y quan tụ hội chỉnh bị. Gần đây, tỉnh Phú Thọ trên đỉnh núi cho dựng thêm miếu mới, quy chế rất tráng lệ. Từ chân núi lên đến đỉnh trên đều có bậc đá. Ngày khánh thành, quan lại nhân sĩ, trai gái Bắc kỳ đến chiêm bái đền đến hàng nghìn vạn. Hàng năm, ngày ấy hội xuân, là ngày kỷ niệm các bậc Quốc tổ. Khâm phụng chỉ chuẩn, câu đối soạn ở miếu mới rất nhiều, chép lại những câu có dư vị hay được ba đôi.
Một là:葱葱鬱鬱中有陵焉,寢焉.龍父仙母之精靈啟托後人罔缺;古古今今長此山也,水也.聖子神孫之創造於[10a] 前王不忘/ Rậm rậm rì rì, trong có lăng, có tẩm. Bố rồng mẹ tiên tinh linh công khai mở cháu con chớ khuyết;Xưa xưa nay nay, mãi với non, với nước. Cháu thánh con thần đức gây dựng[10a] tiên tổ chẳng quên.
Hai là:生民尊祖孰不悚然敬,愴然思入海登山族類留遺成古國;後世帝王蓋有掘而起,壹而統興衰繼絕山河拓始自峰州/ Sinh dân kính tổ ai chẳng trang nghiêm thành kính, cẩn thận suy tư. Xuống biển lên non dòng giống truyền lưu thành tổ quốc; Đời sau vua chúa đều ý chí quật cường lên, thành nền nhất thống. Hưng suy nối tuyệt non sông gây dựng  tự Phong châu.
Ba là:過故國眄洮瀘依然碧浪紅濤襟帶雙流回白鶴;登斯亭拜陵寢猶是神州赤縣山河四面控朱鳶/ Qua nước cũ, ngắm Thao Lô, vẫn nguyên nước biếc sóng hồng, bao bọc đôi dòng về Bạch Hạc; Lên đình ấy, bái lăng tẩm, còn đó  thần châu xích huyện, non sông bốn phía chống Chu Diên.); [35]Tĩnh Đô vương Trịnh Sâm(1739-1782) là chúa Trịnh thứ 9 thời Lê trung hưng; [35] Quản Hoắc: Nói Quản Trọng và Hoắc Quang là hai vị tướng tài giỏi trong lịch sử Trung Quốc; [35] Nguyễn Bá Nghi sinh năm Đinh mão (1807), quê ở xã Lạc Phố, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Năm Tân Mão đỗ cử nhân và năm 1832, đỗ phó bảng. Làm quan trải qua ba triều Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. Từng làm Tổng đốc Sơn Hưng Tuyên.
[36] Cẩm kê: Con gà hoa hay gà gấm.
a (loại gà gấm  huyện Cẩm Kê hình như con Bạch Trĩ mà lông vũ sặc sỡ, rất kỳ lạ)
[37] Cá Anh Vũ chỉ có ở sông Việt Trì
b (Ngã ba sông Việt Trì có cá Anh vũ, đầu lợn sắc xanh, vẩy nhỏ, miệng vuông, mùi vị rất ngon, các xứ khác đều không có. Tục truyền là sông Lô ở xã ấy thông đến tận Bính Huyệt, Bính Huyệt ấy cá ngon, không biết có không)
c (thuộc hạt Hưng Hóa, trừ 16 châu ra đấy là huyện Hoa địa đầu.)
d (huyện Trấn Yên có chợ Yên Bái, đặt tỉnh lị ở đấy nên gọi là Yên Bái)
e (trước thuộc 16 châu của Hưng Hóa, lấy ở gần 3 châu Lục yên, Văn Trấn, Văn Bàn cùng với huyện Trấn Yên hợp thành 1 huyện)
g (Đường sắt Hà Nội có 4 đường, một đường từ Hà Nội qua Nam Định vào Trung Kỳ; một đường từ cầu sắt Nhĩ Hà qua Hải Dương đến hải Phòng; một đường qua Bắc Ninh, Bắc Giang thông lên Nam Quan của Lạng Sơn; một đường qua Phúc Yên, Vĩnh Yên, Phú Thọ, Yên Bái thông sang Vân Nam)
[38] Tức tỉnh Hòa Bình, xem chú số 4.
h (tỉnh lị ở xã Hòa Bình, nên cũng gọi là Hòa Bình)
[39] Cơ: đơn vị quân dưới thời phong kiến, chia quân thành các Cơ binh.
i (tỉnh Phương Lâm là vùng rừng núi, trước từ huyện Mỹ Lương của Sơn Tây trở lên cho thuộc cơ quân Sơn Dũng; thuộc từ Chương Đức của Hà Nội trở xuống thuộc quân cơ Hà Dũng, đều đặt chức Lãnh binh quản suất các chức Điển ty lại như các tỉnh, quân cơ khí giới thì nỏ người Thổ, súng người Thổ. Khi có sự đánh nhau thì do hai tỉnh điều động. Nay hợp vào 1 tỉnh)
[40] Ý nói người Dân tộc thay nhau làm quan cai trị cả người Kinh lẫn người Thổ ở vùng này.
k (tỉnh này đặt chức Tuần phủ, Án sát đều là do quan Lang[41] người Thổ sung lĩnh, còn ty thuộc thì lấy người Trung châu hiểu biết sách vở từ Bát phẩm, Cửu phẩm đến Thư lại để bổ dụng); [41]Quan Lang: Người dân tộc thiểu số gọi thủ lĩnh mình là Quan Lang
a (Người Thổ trai ăn mặc như người Trung châu, [11a] con gái thì ăn mặc kiểu dân tộc[42], như đầu quấn khăn trắng, quần vấn khăn xanh); [42]Người Trung Châu: Có ý chỉ người Hán. Con trai ăn mặc như  người Hán, con gái thì ăn mặc kiểu dân tộc.
[43] Hoan Ái: tức vùng Nghệ An, Thanh Hóa
b (Ai Lao, Miến Điện[44]); [44]Tức nước Lào và Miến Điện ngày nay.
c (Các trang trại linh tinh của người Thổ, lấy trại làm tổng, hợp tổng làm châu. Có 3 châu là: Lương Sơn, Lạc Sơn, Kỳ Sơn, lại lấy thêm châu Đà Bắc của tỉnh Hưng Hóa hợp làm 1 tỉnh. Chức Tri châu đều là Thổ lang)
d (Một dải rừng núi, bốn họ: Đinh, Hoàng, Quách, Bạch nối đời làm quan lang[45]); [45]Bốn họ này đều là quý tộc người Thổ, thay nhau làm quan cai trị ở đây.
[46] Ky my: Tức nói cai trị lỏng lẻo, cho tự trị là chính.
e (địa giới tỉnh Phương Lâm giáp với phủ hạt Nho Quan, là vùng rừng núi đất đỏ)
g (Phủ Nho Quan kiêm lý huyện Phụng Hóa thuộc tỉnh Ninh Bình)
h (tỉnh lị Ninh Bình ở phân phủ Yên Khánh. Yên Khánh xưa là Trường Yên)
i (Đinh Tiên hoàng đóng đô ở Hoa[47] Lư, tức nay là tỉnh Ninh Bình); Chữ Hoa viết kiêng húy.
k (Tổng đốc Hà Nội kiêm lý Ninh Bình, gọi là Hà Ninh Tổng đốc)
[48] Xuân kinh: Thành Phú Xuân, thành Huế
l (Các phủ huyện của Ninh Bình vẫn theo như cũ)
[49] Núi Tam Điệp hiểm trở ngăn giữa Ninh Bình và Thanh Hóa .
[50] Núi Dục Thúy: thắng cảnh ở Ninh Bình
m (Thời Thiệu Trị vâng mệnh theo thánh giá tuần du Bắc kỳ, dựng hành cung Thúy sơn, cung kính khắc bài ngự thi)
[51] Thời Thiệu Trị có ngự đề thơ ở núi Dục Thúy.
n (Nguyễn Công Trứ[52] người bản triều vâng mệnh sung Doanh điền chính sứ, khai khẩn được 2 huyện Tiền Hải, Kim Sơn, đến nay nhân dân còn ca tụng nhớ ơn); [52]Nguyễn Công Trứ (17781858), tự Tồn Chất, hiệu Ngộ Trai, biệt hiệu Hy Văn. Là ngườicó công khai khẩn đất hoang lập thành 2 huyện Kim Sơn, Tiền Hải, nay thuộc Thái Bình.
o (Trương Độn tẩu[53] đề thơ núi Thúy Sơn có câu: 山色尚依依,遊人胡不歸.[12a]流光塔影,上界啟岩扉.浮世如今別,閒身悟昨非.五湖天地闊,好訪舊魚磯./ Sắc núi vẫn xanh xanh, Người đâu chẳng về nhanh. [12a] Giữa dòng soi bóng tháp, Thượng giới mở non quanh. Phù thế cõi này biệt, Nhàn thân thấy xưa sai. Ngũ hồ trời đất rộng, Bến xưa chỉ hỏi ai.); [53]Trương Hán Siêu (?-1354) tên tự là Thăng Phủ, hiệu Độn Tẩu, là một danh sĩ đời Trần. Ông từng đến chơi và soạn văn bia đề núi Dục Thúy.
a (huyện Phổ Yên của Thái Nguyên nay đổi thành phủ; huyện An Bình cua Tuyên Quang nay đổi thành phủ)
b (Hải Ninh nguyên phủ thuộc tỉnh Quảng Yên, sau đổi thành đạo, nay là tỉnh, ở phố Mường Nhai, tiếng Tây đọc theo âm Hoa [12b] phiên thành Móng Cái)
c (La Châu thuộc Hưng Hóa, nay đổi thành tỉnh) (nguyên là đất 16 châu của Hưng Hóa, quân Lưu đoàn[54] đóng bình ở đây. Tên đất là Lão Nhai, tiếng Tây phiên sang âm Hoa là Lào Cai); [54] Lưu đoàn: xem chú a28
[55] Là nơi xung kích địa đầu biên giới nước ta, có nhiều điểm đi sâu, đan xen với đường biên Trung Quốc.
d (Hải Ninh tiếp giáp vịnh Quảng Châu của Trung Quốc; Sơn La tiếp giáp tỉnh Vân Nam của Trung Quốc)
[56] Ý nói nơi biên giới hoạt động cướp bóc ẩn nấp, an ninh không ổn định, những người qua lại bí mật buôn bán làm ăn, nhiều mục đích khác nhau.
a (gần đây người trong nước sang đông phần nhiều theo phận giới này)
[57] Nguyên văn: Đông độ/東渡Người trong nước sang Nhật bản du học, gọi là Đông độ. Vì nhà nước cấm nên đi ngầm phải qua ngả biên giới Trung Quốc.
a (Quy chế triều đình, Tổng đốc như Hà Ninh, Hải Yên, Định Yên, Ninh Thái, Sơn Hưng Tuyên đều là kiêm lý hai tỉnh[58], duy Lạng Bằng do quan Tuần phủ kiêm luôn); [58] Trước đây nhà Nguyễn đặt chức kiêm lý hai tỉnh, trừ các tỉnh lớn. Về sau bỏ.
b (Gần đây chức Bố chính ở các tỉnh đều bỏ)
c (Tỉnh không còn các chức Đề đôc, Lãnh binh; Phủ thì không còn chức Đồng phủ nữa.
[59] Đồng phủ: tức chức Đồng Tri phủ. Đều bãi bỏ cả
d (Nghị định gần đây, các chức Đốc học, Giáo huấn đều bỏ, hợp làm Chính chức: chức quản lý)
[60] Bỏ các chức Đốc học, Giáo thụ mà chuyển riêng sang chuyên nghành chỉ giáo dục không liên quan đến chức quyền nữa.
e (Tỉnh thì có các chức Tổng đốc, Tuần phủ làm Bồi thẩm, Án sát, Thương tá làm Phó Bồi thẩm; Phủ thì là Thẩm quan sơ cấp)
g (Từ Tổng đốc trở xuống đều chia làm 3 hạng)
[61] Bạt: lời tựa tác giả viết sau khi hoàn thành bài văn này, gọi là Bạt.
[62] Vua Vũ (2205 TCN-2198 TCN) là vua đầu tiên nhà Hạ trong lịch sử Trung Quốc. Vua trị nước chia nước thành 9 châu.
[63] Đời Đường chia nước thành 10 đạo?; Đường có thể hiểu là vua Nghiêu họ Đào Đường, chia nước thành 10 đạo. Chú 51 và 52 ý nói việc chia định có liên quan đến giáo hóa, cai trị đất nước.
[64] Chư phiên chầu Tấn: Các nước chư hầu theo về nước Tấn. Nói nước Tấn ổn định, chia phân cương vực rõ ràng các nước khác thần phục.
[65] Kết minh quy Tần: Các nước chư hầu cùng kết minh ước theo Tần. Ý cũng như  Chư phiên chầu Tấn.
[66] Khảo cứ: Khảo chứng học. Học thuật nghiên cứu có dẫn chứng lịch sử, biện bác khoa học.
[67] Câu văn có thể chỉ việc Khải Định ra Bắc.
[68] Tôn Thất Hân hiệu là Liên Đình, đương quyền Thủ tướng
[69] Bộ Hộ: Bộ quản lý sổ sách, bản đồ, hộ tịch làng xã, ...
[70] Ý nói Dương Lâm là người Bắc Kỳ.
[71] Nguyên văn: Bất minh nhạn不鳴鴈: Chim nhạn không kêu. Ý nói định náu đi ẩn dật không màng thế sự.
[72] Quý Bố là người nước Sở, tính khí khái, thích làm việc nghĩa hiệp, nổi tiếng ở nước Sở. Ý nói, đã hứa thì giữ lời như  Quý Bố vậy.
[73] Phục Ba: Mã Viện (馬援) (14 TCN-49), tự Văn Uyên, là tướng thời nhà Đông Hán. Khi Mã già yếu, biên cương có chiến sự, vua đến thăm, Mã cố gắng lên ngựa tỏ ra khỏe còn đi đánh giặc được. Nhưng mệt quá, đã chót lên yên rồi phải cố ra vẻ. Đây ý nói Dương Lâm chót nhận lời Tôn Thất Hân nên phải cố gắng như Mã Viện vậy thôi.
[74] Phùng Phụ: Điển tích Phùng Phụ giỏi bắt hổ bằng tay không. Thực ý chỉ việc làm liều. Dương Lâm tự nhận mình làm Bài Phú là chót lên yên như  Phục Ba phải cố gắng làm liều như Phùng Phụ.
[75] Kinh lược sứ: tức Nha Kinh lược sứ. Dương Lâm từng làm Thư ký trong Nha Kinh lược sứ, nhiều lần tham gia biên soạn văn thư, nghị định, nên biết, nhớ nhiều việc.
[76] Ý nói so với sự ghi chép của quý quan Bảo hộ không khác nhau mấy.
[77] Nói soạn ra Quốc ngữ, nhưng lời văn mới chưa chuẩn, lại thay đổi luôn.
[78] Lời Việt, lời Sở: Điển tích người Việt đi lính nước Sở, hay hát bài lời Việt; nước Sở bị phá, người Sở cũng ca bài nước Sở để biểu lòng nhớ nước. Đoạn này tác giả tỏ ý ai oán hoài cổ, thương nhớ nước cũ.
[79] Thiên Bảo: Niên hiệu Đường Huyền tông (712-756), sau thời hoàng kim suy thoái. Mượn lời thơ của Nguyên Chẩn nói cảnh người cung nữ già nói chuyện về thời Thiên Bảo. Ý hoài niệm về 1 thời đã qua.
[80] Ý tác giả, là có lòng với nước chăng? Còn nhớ đến xưa chăng?