Thứ Ba, 25 tháng 3, 2014

Giáo Sư Ngô Đức Thọ với giải thưởng Phan Châu Trinh

Nhớ câu Nan đắc hồ đồ 难得湖涂của Trịnh Bản Kiều, nghĩ đến cái hồ đồ của Thánh nhân.   
Ảnh đi điền dã cũng GS Ngô Đức Thọ (Xưa có cái ảnh ở TVQG chụp cùng bác, giờ tìm không thấy)

Xưa mới tập tọe vào nghành Hán Nôm, một sinh viên đơn giản sống trong môi trường học tập bó hẹp. Không được tiếp xúc học hỏi các bậc cao nhân. Tôi chưa được biết GS Ngô Đức Thọ. Sau này được Viện trưởng Trịnh Khắc Mạnh giới thiệu GS Ngô Đức Thọ là cán bộ đầu nghành của Viện nghiên cứu Hán Nôm, tôi cứ ớ người ra, vì định vào nghành Hán Nôm mà không biết những người đầu nghành là ai. Được làm việc ở Ban Văn bản học do GS Thọ là Trưởng ban. Tôi đã nghe nhiều câu chuyện về bác. Nhưng ấn tượng với tôi là cách diễn đạt rất hóm hỉnh sâu sắc, nhưng rất tế nhị và mộc mạc của một chất Nghệ, rất Nghệ. Sau này càng ngày càng được làm việc cùng bác khiến tình cảm của tôi giành cho bác vừa là kính trọng bậc bề trên của nghành nhưng cũng đầy tình cảm của bậc cha chú. Nghe tin bác được nhận Giải thưởng về Dịch thuật của Quỹ Phan Châu Trinh, trong lòng tôi bật lên một cảm xúc. Chà chà thật là chuyện hay kỳ ngộ, giải thưởng vinh dự của quỹ mang tên nhà Chí sĩ cách mạng hoạt động cho dân chủ dân quyền Phan Châu Trinh lại được trao cho cháu đích tôn của nhà Chí sĩ cách mạng hoạt động cho duy tân đổi mới đất nước Ngô Đức Kế. Mà cụ Phan Châu Trinh và cụ Nghè Ngô lại là bạn đỗ Đồng khoa năm 1901. Cụ Ngô đỗ Tiến sĩ, cụ Phan đỗ Phó bảng. Sau này phong trào Duy tân nổ ra cả 2 cụ cùng bị ra Côn Đảo năm 1908. Sau khi cụ Phan mất năm 1926, cụ Nghè Ngô cảm phục tấm gương yêu nước của người bạn đồng khoa mà giành tâm huyết biên tập lại trước tác của cụ Phan xuất bản thành tập Phan Tây Hồ di thảo. Tưởng tượng ra cái cảnh bà Chủ tịch quỹ - cháu ngoại cụ Phó bảng Phan trao giải cho cháu nội cụ Nghè Ngô cũng thấy được cái cốt cách của những dòng họ học hành.
Nghành Hán Nôm từ khi thành lập đến nay, thú thực còn nhiều nhìn nhận đánh giá khá e dè của giới khoa học. Thậm chí ngay cả người học - dạy Hán Nôm thôi nhiều khi cũng ngã lòng không biết đường hướng nào mà đi. Có người chỉ coi Hán Nôm như phương tiện để nghiên cứu, còn thì ra vẻ mình là chuyên môn khác. Nhưng nhìn vào GS Thọ, thì thấy một tấm gương cả cuộc đời cống hiến cho di sản Hán Nôm, mà có lẽ những bước cơ bản của nền móng Hán Nôm học có thể bắt đầu từ GS Ngô Đức Thọ chăng?. Có người coi Hán Nôm là chỉ là dịch thuật văn bản cổ, có người coi là văn học cổ, có người cho là bảo tàng thư tịch, có người cho là văn hóa cổ, ... Chả đâu vào đâu. Nay cứ nhìn vào các công trình nghiên cứu của GS Thọ thì thấy hết Hán Nôm là gì. Đấy là quỹ Phan Châu Trinh mới trao cho GS giải Dịch thuật thôi đấy nhé. Chứ cứ như tôi thì trong các công trình nghiên cứu của GS đủ cả Sử học, Văn học, Ngôn ngữ, Văn tự học, Văn bản học, Bia ký, Chữ húy, Khoa bảng, Tôn giáo, .... Mà làm công trình nào GS cũng say mê. Xin kể ra đây một số mà tôi biết: Cơ sở Văn bản học Hán Nôm, Chữ húy Việt Nam qua các triều đại, Đại Việt Sử ký toàn thư, Văn bia  Tiến sĩ Văn Miếu – Quốc Tử giám, Thiền uyển tập anh, Nam triều công nghiệp diễn chí, Đồng Khánh địa dư chí, Hoàng Việt hưng long chí, Thái Đình Lan và Hải Nam tạp trứ, Các nhà khoa bảng Việt Nam 1075 – 1919, Từ điển Di tích Lịch sử Văn hóa Việt Nam, Tây Dương gia tô bí lục, Con đường thành Phật, .... Và nhiều bài nghiên cứu công trình khoa học mà có định hướng cho nhiều chuyên ngành khoa học chuyên sâu khác nhau.
Nhớ câu chuyện cũ giờ kể lại làm kỷ niệm. Trước có lần chở bác đi mua 1 cái ghế dựa văn phòng, ra phố Hàm Long ê hề tràn trề các cửa hàng cửa hiệu. Có 1 cửa hàng ở cuối phố, mặt tiền rộng đẹp. Thời này ai cũng thấy mặt tiền là giàu khiếp cỡ nào. Bác Thọ vào hỏi mua, 1 bác già phong độ dân hàng phố, cũng trạc tuổi bác Thọ bước ra chào mời. Trông dáng vẻ cũng là người có tiền có ăn học. Bác Thọ hỏi, thấy trạc trạc mình thì cũng bắt chuyện hỏi thăm tuổi tác, ... xã giao thôi. Rồi hỏi thăm cửa hiệu này là của ông hay là nhà mình thuê. Ông bác kia trả lời rất chi là ``khiêm tốn`` là của nhà tôi, nhưng ánh mắt không giấu được vẻ tự hào. Bác Thọ cười hài hước, chắc cũng vì có tôi ở đấy nên bác quay sang nhìn nhẹ tôi rồi nheo đôi mắt tròn của bác, môi dưới hơi chìa ra 1 tí: Tôi sẵn sàng đánh đổi cả cuộc đời lao động của tôi để đổi lấy cái cửa hàng của ông, ông có đổi không? Ông bác kia đỏ mặt, cười hể hả, nói mấy câu cho qua chuyện. Chỉ là câu chuyện vui, nhưng tôi nghĩ là bác ``đùa với tôi chứ ``không phải ông bác kia. Hai bác cháu cũng thu xếp ngã giá mua ghế rồi thuê xe ôm chở về tận nhà cho bác.
Nay thì ``cái cửa hàng`` của bác đã được Quỹ Phan Châu Trinh trao giải Dịch thuật vì những đóng góp xuất sắc của bác trong dịch thuật và truyền bá Văn hóa Hán Nôm. Ở xa xin chúc mừng Bác.

Nhớ câu Nan đắc hồ đồ 难得湖涂của Trịnh Bản Kiều, nghĩ đến cái hồ đồ của Thánh nhân.

 Châu Âu, 25-3-2014. Khuyết Điểm Kim viết.

Thứ Hai, 24 tháng 3, 2014

Ba bài thơ của Sứ thần An Nam chép trong thư tịch Hán văn Hàn Quốc

Chỉnh sửa bổ sung lại từ nguồn blog Đông A
http://donga01.blogspot.de/2011/06/ba-bai-tho-cua-su-gia-viet-nam-noi.html

Ba bài thơ của sứ giả Việt Nam nổi tiếng ở Triều Tiên

Trong tập thơ Tư Trai tập 思齋集 của Kim Chính Quốc金正国(김정국1485-1541), người Hàn Quốc có chép lại ba bài thơ của sứ giả Việt Nam đi sứ ở Trung Quốc. Đấy là ba bài thơ đề quán dịch Lộ Hà ở Thông Châu, ngoại thành Bắc Kinh của các sứ thần Nguyễn Lâm hiệu Nam Trân, Nguyễn Hoài Nhất, Trương Phu Duyệt hiệu Ân Thần, được các sứ giả Triều Tiên khi sang Trung Quốc đọc thấy, chép lại và mang về Triều Tiên. Cùng trang tư liệu này, tác giả họ Kim có nhắc đến hai bài tuyệt cú không rõ người nào viết, nhưng qua nội dung thì cũng có thể phỏng đoán là của nhân vật hai nước Triều Tiên – An Nam xướng họa với nhau (trước năm 1514). Nguyên văn nói đến nhân vật tên hiệu là Bá Thị, năm Bính tí đi sứ chúc mừng, đến Điểu Lĩnh, dừng nghỉ chân thấy ở ngôi đình nhỏ trên tường có 2 bài tuyệt cú đó. Có thể suy luận là thơ xướng họa của 2 nhân vật An Nam và Triều Tiên, vì lời thơ có nhắc đến các cụm từ Đông hải nho tông東海儒宗 – Lĩnh Nam lão thố嶺南老兔.

Tiếp đến năm Mậu Dần, Bá Thị vâng mệnh đi sứ, về nói chuyện lại với họ Kim (nguyên văn xưng Dư/Tôi) là ở dịch quán Lộ Hà có thơ của các sứ thần An Nam. Ba bài thơ này được người Triều Tiên coi là bằng chứng chứng tỏ Việt Nam là một quốc gia văn hiến đồng văn, và được đánh giá là "phong lưu văn nhã風流文雅". Tư Trai tập 思齋集 được khắc in vào năm 1603. Ba bài thơ được làm theo kiểu xướng họa cùng một vận. Đề mùa hạ năm Giáp Tuất, tức là năm 1514, tương ứng với năm Hồng Thuận thứ 6 triều Lê Tương Dực của Việt Nam.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư: Năm Hồng Thuận thứ 5 (1513), Tháng giêng, ngày 26, nhà Minh sai chánh sứ là Hàn lâm viện biên tu Trạm Nhược Thuỷ, phó sứ là Hình khoa hữu cấp sự trung Phan Hy Tăng sang sách phong vua làm An Nam Quốc Vương và ban cho một bộ áo mũ quan võ bằng da, một bộ thường phục. Tháng 2, ngày 27, vua sai Lại bộ hữu thị lang Nguyễn [21b] Trang, Hàn lâm viện kiểm khảo Nguyễn Sư (tức Nguyễn Sư Truyền), Lễ khoa cấp sự trung Trương Phu Duyệt sang nhà Minh tạ ơn sách phong và tạ ơn ban mũ áo.
Chú thích của bản dịch Đại Việt sử ký toàn thư ghi về lai lịch ba vị sứ giả là:
- Nguyễn Trang: người làng Thượng Thanh Oai, huyện Thanh Oai (nay thuộc tỉnh Hà Tây), đỗ tiến sĩ khoa Canh Tuất (1490) đời Hồng Đức.
- Nguyễn Sư: người làng Lý Hải, huyện Yên Lăng, đỗ tiến sĩ khoa Mậu Thìn (1508) đời Đoan Khánh.
- Trương Phu Duyệt: người làng Kim Đâu, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.

Vậy tên của Trương Phu Duyệt được ghi chép rõ ràng, còn Nguyễn Trang có khả năng chính là Nguyễn Lâm, Nguyễn Hoài Nhất là Nguyễn Sư Truyền. Chúng tôi dẫn lại theo Đông A blog để chờ khảo cứu tiếp.


Chúng tôi xin giới thiệu lại nguyên văn trang tư liệu này theo nguồn IT cổ văn Hàn Quốc: http://db.itkc.or.kr/index.jsp?bizName=MM&url=/itkcdb/text/bookListIframe.jsp?bizName=MM&seojiId=kc_mm_a117&gunchaId=&NodeId=&setid=5497377

Nguyên bản trong Tư Trai tập


Nguyên văn chữ Hán:


伯氏丙子年。特加嘉善。拜慶尙監司。拜辭。行至鳥嶺之院亭小憩。仰見壁問。書二絶云。東海儒宗一國卿。靑春持節按諸城。南民拭目瞻新政。實效應須副盛名。又玉節朱鞍勞驛吏。曾無毫補到蒼生。嶺南老兔皆三窟。攬轡澄淸待國卿。竟不知誰人所書。伯氏。戊寅年以謝恩使赴京回還。語余曰。通州潞河驛門樓壁上。安南國使臣題詩曰。潞河河上驛樓前。日永風淸思豁然。北望長安纔咫尺。南曕衡岳隔三千。四方弧矢初心契。萬里君親一念懸。早晩金臺回馬首。蓬萊峯頂會群仙。甲戌季夏。安南國使晦齋023_076d阮琳南珍。又半簇危樓枕水前。登臨行客興悠然。葩經點撿詩三百。梅驛驅馳路八千。上國衣冠前度熟。左門弧矢宿心懸。男兒到此眞奇事。休說三神海外仙。安南國使阮淮一。又十二欄干霽景前。望窮沙漠接燕然。車同軌轍統歸一。臺築黃金價倍千。路遠南交霜屢閱。天低北極日長懸。擧頭喜見紅雲近。香案叨陪次第仙。安南國使張孚說殷臣。三詩體格稍卑弱。然音律鏗鏘。殊類我國之作。可想其風流文雅。


Dịch nghĩa:

Bá Thị năm Bính tí (1518), đặc gia ban Gia Thiện, làm Bái Khánh thượng giám ty[1]. Đi bái từ. Đi chơi đến ngôi đình nhỏ ở Điểu Lĩnh, dừng nghỉ. Thấy trên vách có 2 bài tuyệt cú :

東海儒宗一國卿。

靑春持節按諸城。

南民拭目瞻新政。

實效應須副盛名。

Đông hải Nho tông nhất quốc khanh.

Thanh xuân trì tiết án chư thành.

Nam dân thức mục chiêm tân chính

Thực hiệu ưng tu phó thịnh danh

 

Dịch nghĩa:

Là vị quan hàng quốc khanh của dòng Nho miền Đông hải[2],

Buổi thanh xuân vâng mệnh trị các thành.

Lão dân miền Nam[3] này lau mắt để chiêm ngưỡng chính sự mới của ngài,

Thực là hiệu nghiệm xứng đáng với cái danh vọng lớn mà ngài được ngợi khen.

(Bài này có lẽ là của Sứ An Nam khen sứ Triều Tiên)

Dịch thơ:

Dòng Nho Đông hải chức quốc khanh,

Thanh xuân vâng mệnh trấn các thành.

Dân Nam rửa mắt xem chính mới,

Thực là hiệu nghiệm xứng đại danh.

 

Lại bài

玉節朱鞍勞驛吏。

曾無毫補到蒼生。

嶺南老兔皆三窟。

攬轡澄淸待國卿

Ngọc tiết chu yên lao dịch lại

Tằng vô hào bổ đáo thương sinh

Lĩnh Nam lão thố giai tam quật

Lãm bí trừng thanh đãi quốc khanh

Dịch nghĩa:

Yên son cờ ngọc làm sứ giả chịu lao khó,

Chưa từng có được chút bổ ích nào cho dân.

Như lão thỏ vùng Lĩnh Nam nhiều mưu kế[4],

Nắm cương trị nước, được đãi vào hàng quốc khanh.[5]

(Bài này có lẽ là của Sứ Triều Tiên họa lại bài Sứ An Nam)

Dịch thơ:

Yên son cờ ngọc nhọc sứ trình,

Chưa từng chút nhỏ giúp sinh linh.

Cụ thỏ Lĩnh Nam nhiều mưu kế,

Nắm cương trị nước, bậc quốc khanh.


Không biết của ai viết.

Bá Thị năm Mậu Dần(1520), vì việc đi sứ tạ ơn, đến Kinh. Khi về, nói với tôi là: Ở Thông Châu, trên vách cửa lầu dịch quán Lộ Hà có Sứ thần nước An Nam đề thơ rằng:

Bài thứ nhất

潞河河上驛樓前。
日永風淸思豁然。
北望長安纔咫尺。
南曕衡岳隔三千。
四方弧矢初心契。
萬里君親一念懸。
早晩金臺回馬首。
蓬萊峯頂會群仙。
甲戌季夏。安南國使晦齋阮琳南珍。
Lộ Hà hà thượng dịch lâu tiền
Nhật vĩnh phong thanh tứ khoát nhiên
Bắc vọng Trường An tài chỉ xích
Nam diêm Hoành Nhạc cách tam thiên
Tứ phương hồ thỉ sơ tâm khế
Vạn lý quân thân nhất niệm huyền
Tảo viễn kim đài hồi mã thủ
Bồng lai phong đính hội quần tiên
Giáp tuất quý hạ An Nam quốc sứ Hối Trai Nguyễn Lâm Nam Trân

 Dịch nghĩa
Lầu dịch quán Lộ Hà[6] ở bên sông,
Suốt ngày gió mát, khiến tâm tư sảng khoái.
Phía bắc ngắm về Trường An[7] chỉ còn trong gang tấc,
Mặt nam trông núi Hành Nhạc đã cách hơn ba nghìn. [8]
Chí nam nhi bốn phương hồ thỉ nay mới thỏa lòng[9],
Ơn cha ơn vua vẫn nặng một nỗi lòng.
Sớm muộn cũng được quay đầu ngựa dời chốn đài vàng,
Được cùng hội ngộ quần tiên ở đỉnh non Bồng.[10]
Cuối hè năm Giáp tuất (1514), quốc sứ nước An Nam là Hối Trai Nguyễn Lâm Nam Trân
Dịch thơ:
Bên sông dịch quán Lộ Hà,
Suốt ngày gió mát thật là sướng thay.
Trường An phía bắc gần đây,
Mặt nam Hành Nhạc xa bay ba nghìn.
Bốn phương hồ thỉ giữ bền,
Quân thân nghĩa nặng vấn vin nỗi lòng.
Kim đài sớm muộn việc xong,
Được cùng hội ngộ non Bồng quần tiên.

Bài thứ hai
半簇危樓枕水前。
登臨行客興悠然。
葩經點撿詩三百。
梅驛驅馳路八千。
上國衣冠前度熟。
左門弧矢宿心懸。
男兒到此眞奇事。
休說三神海外仙。
安南國使阮淮一。
Bán thốc nguy lâu chẩm thủy tiền
Đăng lâm hành khách hứng du nhiên
Ba kinh điểm liễm thi tam bách
Mai dịch khu trì lộ bát thiên
Thượng quốc y quan tiền độ thục
Tả môn hồ thỉ túc tâm huyền
Nam nhi đáo thử chân kì sự
Hưu thuyết tam thần hải ngoại tiên
An Nam quốc sứ Nguyễn Hoài Nhất

Dịch nghĩa:
Một dãy lầu lớn nguy nga gối sát mép sông,
Khách lên du ngoạn hứng thú vô cùng.
Một tập kinh hoa kiểm điểm được ba trăm bài[11],
Nơi dịch trạm đường mai rong ruổi tám nghìn trùng.
Chế độ y quan nơi thượng quốc thật là tinh chế,
Cửa Tả môn treo cung tên thỏa lòng trước[12].
Kẻ làm trai đạt được thế cũng thực là chuyện lạ,
Khỏi phải nói ba chuyện thần tiên nơi biển vắng nữa.[13]
Quốc sứ An Nam Nguyễn Hoài Nhất
Dịch thơ:
Nửa dãy lầu cao sát mép sông,
Đăng lâm thưởng ngoạn hứng vô cùng.
Kinh hoa kiểm điểm ba trăm ngót,
Sứ dịch đường mai tám nghìn trùng.
Chế độ y quan nơi thượng quốc,
Thỏa lòng cửa Tả chỗ treo cung.
Làm trai được thế cũng là lạ,

Khỏi chuyện thần tiên chốn biển đông.

Bài thứ ba
十二欄干霽景前。
望窮沙漠接燕然。
車同軌轍統歸一。
臺築黃金價倍千。
路遠南交霜屢閱。
天低北極日長懸。
擧頭喜見紅雲近。
香案叨陪次第仙。
安南國使張孚說殷臣。
Thập nhị lan can tễ cảnh tiền
Vọng cùng sa mạc tiếp Yên nhiên
Xa đồng quỹ triệt thống quy nhất
Đài trúc hoàng kim giá bội thiên
Lộ viễn nam giao sương lũ duyệt
Thiên đê bắc cực nhật trường huyền
Cử đầu hỉ kiến hồng vân cận
Hương án thao bồi thứ đệ tiên
An Nam quốc sứ Trương Phu Duyệt

Dịch nghĩa:

Mười hai bực lan can trước cảnh trời quang tạnh,
Nhìn xa tận sa mạc sát cõi đất Yên.
Xe cùng trục bánh, đường lối quy về một,
Đền đài xây đắp giá cao muôn vàng.
Đường xa tận cõi Nam giao trải nhiều sương móc đổ,
Trông vời cực Bắc cực ánh thái dương.
Ngẩng đầu mừng được thấy gần sát mây hồng,
Theo đòi hương án tiếp bồi cảnh tiên.
Quốc sứ An Nam Trương Phu Duyệt
Dịch thơ:
Trời quang mười bực lan can,
Trông ra sa mạc đất Yên cõi ngoài.
Xe cùng trục, một lối thôi,
Vàng kia xây đắp đền đài giá cao.
Đường xa tận cõi Nam giao,
Trông vời cực Bắc cực đón nhiều ánh dương.
Sát mây đầu ngửng tỏ tường,
Theo đòi hương án nhập dường hội tiên.

Ba bài ấy về thể cách thì hơi yếu, nhưng mà âm luật vang vang, khác hẳn những bài của nước ta. Thế thì cũng biết được cái phong lưu văn nhã của nước họ.

Nam Đường Phụ nguyên thị trùng biên dịch



[1] Một chức vụ ngoại giao lo đối đáp bái tạ. Đây là nói cử đi Sứ làm việc tạ ơn.
[2] Xưa coi nước Triều Tiên ở mé Đông. Nên trong thơ văn thường xưng nhận là Đông quốc, hay Đông hải.
[3] Dân Nam: có lẽ sứ An Nam tự nhận mình là dân vùng phía Nam.
[4] Câu thành ngữ, thố hữu tam quật. Ý nói là thỏ khôn có tới 3 cái hang. Đây là khen người Lĩnh Nam lắm mưu kế.
[5] Điển câu lãm bí trừng thanh. Ý nói là có mô hình trị nước cho nước được thanh bình.
[6] 潞河Lộ Hà: ở Thông huyện. Là một địa danh của Trung Quốc, cảnh sắc rất tươi đẹp, còn có tên là Bạch Hà. Phía bắc thông lên Bắc Kinh, mé đông nam xuống Thiên Tân, là con sông có vị thế giao thông trọng yếu của Kinh đô. Các Sứ thần đến kinh đều có nghỉ dịch trạm ở đây.
[7] Trường An: chỉ kinh đô.
[8] Hành Nhạc: tức là Hành Sơn, một trong 5 ngọn núi lớn ở Trung Quốc. Nam nhạc Hành Sơn-núi Hành Sơn ở phía Nam. Đây có ý nói đã xa cách phía nam đến 3000 dặm rồi.
[9] Lấy điển câu Nam nhi hồ thỉ tứ phương/ Chí nam nhi ở tại 4 phương.
[10] Non Bồng: Tức đảo Bồng Lai ngoài biển, ngọn núi tiên trong truyền thuyết Đạo giáo nơi các tiên ở. Ý nói được tụ tập bạn hiền.
[11] Ba trăm bài: Ý nói Kinh Thi có 300 bài thơ. Xưa nói, học hết Kinh Thi đủ để đi Sứ ứng đối.
[12] Xem chú số 4. Lễ đời xưa, sinh con trai thì treo cây cung bằng gỗ dâu bên cửa trái, còn sinh con gái thì treo cái khăn trên cửa phải. Tỏ ý trai thì chí lớn như cung bắn ra 4 phía, gái thì chăm việc điểm trang.
[13] Xem chú số 5.

Thứ Sáu, 21 tháng 3, 2014

Bút tích của Phan Chu Trinh - Nhị giai nhân kỳ ngộ cảm đề

Theo nguồn Facebook chia sẻ của TS. Nguyễn Tuấn Cường
Chúng tôi không thể luận giải được nhiều chỗ, nên mới đầu chỉ đề nguyên văn. 
Song sau này đọc được tác phẩm Phong trào Đại Đông Du của Phương Hữu in năm 1950, tại Sài Gòn có phiên âm với lời dịch của Cụ Võ Oanh như sau:
Vật cạnh phong-trào hám ngũ châu,
Anh hùng không túy tự-do lâu.
Bạch đầu tráng-sĩ toàn ưu-quốc,
Hồng phấn giai-nhân giãi báo cừu.
Đàm tiếu nhởn cơ không nhứt thế,
Tử sanh nhơn tự túc thiên thâu.
Hào tình diệu ngữ ban ban thị,
Nhất độc linh nhơn nhất điểm đầu.
Các cụ trước đọc so với nguyên văn còn mấy chỗ chưa thỏa với tự dạng nên chúng tôi bôi vàng để các bạn chú ý. Nhất là câu thứ 7 phải đọc là: Hào tình diệu luận phân phân thị.
Ông Võ Oanh dịch:
Phong-trào tranh-đấu rộn năm châu,
Sự tự do, ai chẳng ước cầu.
Đầu bạc trai kia lo nợ nước,
Môi son gái nọ gỡ thù sâu.
Nói bàn chê-chán đời rơm rác,
Sống chết theo cùng cuộc bể dâu.
Tình tự phô bày trên mặt giấy,
Khiến người đọc tới phải rung đầu.

 Tới hôm 19.5.2019 tôi mới được tận mắt đọc bản in Giai Nhân Kỳ Ngộ có cả nguyên văn ảnh chụp và lời phiên âm dịch của cụ Phan Chu Trinh


Âu Á phong trào hám ngũ châu
Anh hùng không túy tự do lâu
Bạch đầu tráng sỹ chân ưu quốc
Hồng tụ giai nhân giải báo cừu
Đàm tiếu nhãn ky không nhất thế
Tử sinh nhân tự túc thiên thâu
Hào tình diệu luận phân phân thị
Nhất độc linh nhân nhất điểm đầu
Diễn Nôm:
Cụm sóng Âu Châu đập cái đùng
Tan gan nát ruột kẻ anh hùng
Kìa người tóc trắng còn chăm nước
Đến ả mày xanh cũng biếng chồng
Ba kiếp vẻ vang coi đã chắc
Một đời lúc nhúc ngó như không
Ngàn câu máu nóng trăm dòng lụy
Đọc đến ai không nhũn tấm lòng
Phan Châu Trinh

Chủ Nhật, 16 tháng 3, 2014

Thơ tặng đáp của Sứ thần Triều Tiên Từ Cư Chính với Sứ thần An Nam Lương Như Hộc

Lương Như Hộc có sách chép là Lương Nhữ Hộc(1420 - 1501), tự là Tường Phủ, hiệu là Hồng Châu, người xã Hồng Liễu, huyện Trường Tân (nay là thôn Thanh Liễu, xã Tân Hưng, tỉnh Hải Dương là một nhà khoa bảng, danh sĩ, làm quan thời Lê sơ. Ông đỗ thám hoa khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ 3 (1442) đời Lê Thái Tông, cùng khoa với Nguyễn TrựcNguyễn Như Đổ và Ngô Sĩ Liên. Ông đã từng hai lần đi sứ sang nhà Minh. Lần thứ nhất vào ngày 16 tháng 11 âm lịch năm Thái Hòa thứ nhất (Quý Hợi, 1443), đời Lê Nhân Tông, khi đang là Ngự tiền học sinh cục trưởng, ông cùng với Tri chế cáo Nguyễn Như Đổ và Ngự sử trung thừa Hà Phủ được sung vào đoàn sứ bộ sang Minh đáp tạ về việc tế điếu. Lần thứ hai vào tháng 10 âm lịch năm Thiên Hưng thứ nhất (1459), sau khi Lê Nghi Dân tiếm ngôi vua, đã sai Lương Như Hộc cùng Trần Phong, Trần Bá Linh sang nhà Minh cầu phong. Ông có biên soạn Cổ kim chế từ tập, tập hợp các bài từ từ thời cổ đến thời Lê; và tập Hồng Châu quốc ngữ thi tập là tập thơ chữ Nôm. Đều đã thất truyền. Ông cũng tham gia phê điểm cho tuyển tập thơ Tinh tuyển chư gia luật thi của Dương Đức Nhan (gồm 472 bài của các nhà thơ đời Trần-Lê). Hiện nay chỉ còn lại 6 bài phú chữ Hán trong Quần hiền phú tập (Hoàng Sằn Phu) và 6 bài thơ chữ Hán trong Trích diễm thi tập (Hoàng Đức Lương) và Toàn Việt thi lục (Lê Quý Đôn). Trong hai lần đi sứ sang Trung Quốc, ông đã học hỏi nghề in đem về truyền lại nghề khắc bản gỗ in cho dân làng Liễu Tràng, Hồng Lục và được tôn xưng là "ông tổ nghề khắc ván in". Khi ở Trung Quốc ông có giao tiếp với Sứ thần nước Triều Tiên là Từ Cư Chính. Hai người chắc chắn có đề thơ tặng đáp. Tuy nhiên trước tác của ông còn lại rất ít. 
Bài này là của Từ Cư Chính tặng ông chép trong Tứ giai thi tập四佳詩集.
Từ Cư Chính 徐居正(1420-1488), tự là Cương Trung, hiệu là Tứ Giai đình, là Nho thần, thi nhân dưới triều nhà Lý ở Triều Tiên, đỗ Tiến sĩ năm 19 tuổi, làm quan đến chức Đại đề học, sung Tập hiền viện kiêm Tri chế giáo, phong Đạt Thành quân. Ông giỏi Thiên văn, Địa lý và Y học, ông có soạn quyển Đông nhân thi thoại《东人诗话》là bộ bình luận thi ca nổi tiếng có tính tiêu biểu cho thơ văn Triều Tiên thế kỷ thứ 15. Khi mất được truy tặng thụy là Văn Trung. Sứ thần nước Minh sang sứ Triều Tiên rất là khen ngợi, rằng tài năng như ông ở Trung triều không quá 2 – 3 người.Không rõ ông đi sứ năm nào, hiện nay chúng tôi chưa tra cứu được. Nhưng qua thi tập của ông đăng tải trên IT, chúng tôi khẳng định được ông có giao lưu thơ từ với Lương Như Hộc[1]
Theo nguồn trích dẫn, dưới bài thơ của Từ công còn 2 bài nữa chỉ đề là Quản thành tử tặng Lương phụng sứ. chúng tôi cho rằng có khả năng hai sứ thần tặng quà cho nhau. Sứ Triều Tiên đã tặng cho vị sứ giả họ Lương chiếc bút lông (còn gọi là Quản thành tử管城子). Và tặng luôn 2 bài vịnh này. Tiếp theo phần Thi loại của Từ công trong văn bản Tứ giai thi tập còn có phần Phụ, ở đây chúng tôi đã tìm ra bài thơ họa của Lương Như Hộc. 
Dưới đây là bài thơ của Từ công đề đáp Sứ thần An Nam Lương Hộc.


四佳詩集卷之七
詩類

次安南使梁鵠詩韻[2]
萬國梯航日
同時近耿光
兄均四海
談笑卽吾鄕
已喜新知樂
那堪別恨長
他年南北思
雲水正茫茫
Thứ An Nam sứ Lương Hộc thi vận
Vạn quốc thê hàng nhật,
Đồng thời cận cảnh quang.
Đệ huynh quân tứ hải,
Đàm tiếu tức ngô hương.
Dĩ hỷ tân tri lạc,
Nam kham biệt hận trường.
Tha niên nam bắc tứ,
Vân thủy chính mang mang.

Tạm dịch
Từ muôn nước vượt núi cao biển sâu tới chầu[3],
Cùng lúc được gần ánh quang minh.
Người trong bốn bể đều là anh em[4],
Cười nói kể chuyện quê nhà.
Đã mừng quen biết thêm bạn mới vui khôn xiết,
Đâu chịu được cảnh buồn hận khi biệt li.
Kẻ nam người bắc, sau này còn có nhớ,
Mây nước mênh mông nỗi buồn thương.
Tạm dịch thơ :
Tạm làm lục bát
Vượt biển trèo non muôn nước chầu,
Cùng hôm triều hội được thấy nhau.
Người trong bốn biển anh em cả,
Nói cười hỏi chuyện những quê đâu.
Quen thêm bạn mới vui khôn xiết,
Biệt li buồn hận lúc xa nhau.
Kẻ nam người bắc ngày sau nhớ,
Mênh mang mây nước vẫn một màu.

Trèo non vượt biển về chầu
Cùng khi triều hội thấy nhau thật mừng
Anh em bốn biển cùng chung
Nói cười thăm hỏi quê vùng những đâu
Mừng vui bạn mới quen nhau
Đâu hay li biệt lòng sầu chia phôi
Kẻ nam người bắc đôi nơi
Mênh mang mây nước đầy vơi nỗi lòng
Bản dịch tiếng Hàn: 
http://db.itkc.or.kr/index.jsp?bizName=MM&url=/itkcdb/text/bookListIframe.jsp%3FbizName=MM%26seojiId=kc_mm_a061

안남(安南) 사신(使臣) 양곡(梁鵠) 시운에 차하다.
천하만국이 서로 왕래하는 날에 / 萬國梯航日
같은 때에 빛난 알현하였네 / 同時近耿光
호형호제는 사해가 똑같이 하고 / 弟兄均四海
담소 즐김은 바로 고향 같아라 / 談笑卽吾鄕
이미 새로 즐거움이 있었거니 / 已喜新知樂
이별의 한을 어찌 감당할쏜가 / 那堪別恨長
후일 남과 북에서 서로 생각하면 / 他年南北思
구름과 물만 정히 아스라하리 / 雲水正茫茫

[D-001]빛난 덕〔耿光〕 : 제왕(帝王)의 덕()을 말한다.

ⓒ 한국고전번역원 ┃ 임정기 ()  2004
Bài 1
Nguyên văn:
管城子。贈梁奉使。 a_010_315c
中書去禿難書
揮洒時時態有餘。
萬古流傳毛穎傳。
文章誰復擬瓊琚。

Phiên âm:
Quản Thành tử tặng Lương phụng sứ

Dịch nghĩa:
Cây bút[5] tặng quan Phụng sứ họ Lương[6]
Cây bút[7] già cũ rồi, trụi lơ cùn khó viết ra được nữa,
Chứ phong thái vung vẩy lúc nào chả có thừa.
Từ xưa đã lưu truyền câu truyện của Mao Dĩnh[8],
Tài văn chương như thế, ai làm lại được như ngọc quỳnh, ngọc cư.[9]
Dịch thơ:
Bút trụi đầu cùn viết khó ra
Chứ đây phong thái vẫn dư mà.
Từ xưa lưu truyền tên Mao Dĩnh,
Văn chương ai được ngọc quỳnh ca
Bài 2
胷中磊落五車書。
珠玉紛紛咳唾餘。
自是投章同縞帶。
何曾報答望瓊琚。


Trong lòng lỗi lạc sách đầy cả năm xe[10],
Lời châu tiếng ngọc tuôn ra có thừa.
Từ đây buông lời văn chương cùng kết tình hữu hảo[11],
Đâu cần báo đáp trông cầu ngọc quỳnh ngọc cư.
Lỗi lạc trong lòng sách ngũ xa,
Lời châu tiếng ngọc sẵn tuôn ra.
Kết nối văn chương tình hữu hảo,
Ngọc quỳnh đâu dám vọng trông xa.
Bản dịch tiếng Hàn:
http://db.itkc.or.kr/index.jsp?bizName=MM&url=/itkcdb/text/bookListIframe.jsp%3FbizName=MM%26seojiId=kc_mm_a061
관성자(管城子)를 양 봉사(梁奉使)에게 주다.
중서 늙어 털이 닳아 글씨 쓰긴 어려우나 / 中書老去禿難書
찍어 휘두를 때로 자태가 여유로워라 / 揮灑時時態有餘
만고에 널리 전한 한유의 모영전 있으니 / 萬古流傳毛穎傳
문장을 누가 다시 경거에 비긴단 말인가 / 文章誰復擬瓊


광대한 가슴속에 오거서 쟁여져 있어 / 胸中磊落五車書
주옥 같은 문장을 수다하게 뱉어내어라 / 珠玉紛紛咳唾餘
본래부터 시를 주는 호대와도 같거니 / 自是投章同縞帶
어찌 일찍이 경거로 보답하길 바랐으리요 / 何曾報答望瓊琚

[C-001]관성자(管城子) : 붓을 의인화하여 이른 말이다. 한유(韓愈) 모영전(毛穎傳) 시황제가 장군 몽염(蒙恬)으로 하여금 붓에게 탕목읍을 내리고 관성에 봉해 주게 하여 관성자라 호칭했다.〔秦皇帝使恬 賜之湯沐而封諸管城 號曰管城子〕”라고 데서 말이다.
[D-001]중서(中書) : 중서군(中書君) 약칭으로, 한유의 모영전에서 붓을 의인화하여 호칭한 말이다.
[D-002]만고(萬古) …… 말인가 : 경거() 경은 미옥(美玉) 가리키고 거는 패옥(佩玉) 이름으로, 시경위풍(衛風) 목과(木瓜) 나에게 목과를 던져주기에, 경거로써 보답하였다.〔投我以木瓜 報之以瓊〕”라고 데서 말로, 남에게 사소한 물품을 받고 소중한 보배로 보답한다는 뜻인데, 여기서는 한유의 모영전 문장을 아무도 당할 이가 없다는 뜻으로 말이다.
[D-003]오거서(五車書) : 장자천하(天下) 혜시의 학설은 다방면이어서 저서가 다섯 수레에 쌓을 정도이다.〔惠施多方 其書五車〕”라고 데서 말로, 전하여 수많은 서책을 의미한다.
[D-004]본래부터 …… 같거니 : 춘추 시대 () 나라 계찰(季札) 일찍이 () 나라에 가서 대부(大夫) 자산(子産) 만났을 마치 예전부터 아는 사이처럼 여겨져서 자산에게 비단띠〔縞帶〕 선사하자, 자산은 계찰에게 모시옷〔紵衣〕 선사했다는 고사에서 말인데, 주석에 의하면, 나라에서는 것을 귀중히 여기고, 나라에서는 모시를 귀중히 여기기 때문에 각각 자기가 귀중히 여기는 물품을 서로 선사한 것이라고 하였다. 《春秋左氏傳 襄公29年》

한국고전번역원 임정기 ()  2004
Tiếp theo là bài họa của Lương Như Hộc trong phần Phụ quyển 7

四佳詩集卷之七
Nguyên văn:
次朝鮮國徐宰相詩韻[梁鵠] a_010_326a
萬里皇華使。
來觀上國光。
衣冠同一制。
萍水各他鄕。
東海波濤闊。
南天日月長。
何時重再會。
極目永相望。
安南國副使梁鵠

Phiên âm:

Dịch nghĩa:
Đáp vần Tể tướng họ Từ nước Triều Tiên của Lương Hộc.
Đi sứ hoàng hoa đường muôn vạn dặm,
Đến đây ngắm xem phong cảnh thượng quốc.
Thấy y quan áo mũ cùng một chế độ,
Duyên bèo nước mỗi người cùng làm khách tha hương.
Cảnh biển đông sóng rộng mênh mông,
Cõi trời nam vẫn ngày tháng trường.
Bao giờ lại được hội ngộ đây,
Tận cùng ngong ngóng trông theo.
Phó sứ nước An Nam, Lương Hộc
Dịch thơ:
Muôn dặm đi sứ Hoàng hoa
Đến xem thượng quốc thực là phong quang
Cũng cùng chế độ y quan
Cũng duyên bèo nước tha hương quê người
Biển đông trời rộng sóng dài
Cõi nam ngày tháng đưa thoi vẫn dường
Bao giờ hội ngộ một phương
Tận cùng tầm mắt vấn vương trông vời

Bản dịch tiếng Hàn: 
http://db.itkc.or.kr/index.jsp?bizName=MM&url=/itkcdb/text/bookListIframe.jsp%3FbizName=MM%26seojiId=kc_mm_a061
조선국(朝鮮國) 재상(徐宰相) 시운에 차하다.
안남국(安南國)부사(副使) 양곡(梁鵠)

만리 길에 왕명 받든 사신이 / 萬里皇華使
와서 상국의 문물을 관찰하였네 / 來觀上國光
의관은 제도를 같이하거니와 / 衣冠同一制
동해 바다엔 파도가 광활하고 / 東海波濤闊
남쪽 하늘엔 세월이 더딜 텐데 / 南天日月長
언제나 거듭 다시 서로 만나서 / 何時重再會
시력 끝까지 길이 서로 바라볼꼬 / 極目永相望


[D-001]평수(萍水)처럼 …… 타향일세 : 부평초(浮萍草) 물이 서로 우연히 만나듯, 사람도 객지에서 우연히 서로 만난 것을 말한다. 왕발(王勃) 등왕각 (滕王閣序) 평수처럼 서로 만나니, 모두가 타향의 나그네로다.〔萍水相逢 盡是他鄕之客〕”라고 하였다.

ⓒ 한국고전번역원 ┃ 임정기 ()  2004
Châu Âu đầu hè 2014, Cổ Hoan Nam Đường, Phụ nguyên thị trùng biên dịch




[1] Từ Cư Chính徐居正(1420-1488), tự Cương Trung刚中, hiệu Tứa Giai đình号四佳亭, là nhà thơ, nhà bình luận văn học của Triều Tiên thời Lý triều. Ông đậu Tiến sĩ năm 19 tuổi, nhậm chức ở Tập Hiền điện kiêm Tri chế giáo, sau thăng nhiều chức khác, phong Đạt Thành quân, được vua khen, người đời tán thưởng. Khi mất được truy thụy là Văn Trung, sinh thời là ngọn cờ văn chương của một thời. Năm 1476 được cử tiếp sứ nhà Minh. Sứ Minh khen ngợi, tài năng như ông ở Trung nguyên chỉ được 2-3 người mà thôi. 
http://baike.baidu.com/view/973227.htm
[2] Nguyên văn từ nguồn: DB of Korea classics. http://www.itkc.or.kr/itkc/Index.jsp
[3] Lấy câu thê sơn hàng hải梯山航海  trong Tống thư. Minh đế kỉ宋书·明帝纪. Ý nói trèo non vượt bể, đi đường xa xôi khó khăn cực khổ.
[4] Lấy câu tứ hải giai huynh đệ 四海皆兄弟 trong Luận ngữ. Nhan Uyên论语·颜渊. Nói bốn biển đều là anh em.
[5] Nguyên văn Quản Thành tử: Là một cách gọi tôn xưng cây bút lông. Tương truyền được phong là Quản Thành tử, hoặc Trung Thư quân.
[6] Có thể là bài thơ đề vịnh cây bút tặng Sứ thần họ Lương.
[7] Nguyên văn Trung thư.
[8] Mao Dĩnh: cách gọi khác của cây bút lông là Mao Dĩnh
[9] Ngọc Quỳnh, ngọc cư, là 2 loại ngọc quý hiếm.
[10] Ngũ xa thư: Xưa ví học thức người ta như đầy cả 5 xe sách trong lòng.
[11] Nguyên văn Cảo đái. Lấy điển tích Ngô Quý Trát với Trịnh Tử Sản đi sứ tặng nhau đai cảo, lụa trữ để kết tình hữu nghị. Như việc tặng cây bút lông này vậy.