Thứ Năm, 12 tháng 6, 2014

Di sản Hán Nôm: Phụng ban Trí sĩ thi

Thơ Quốc âm chữ Nôm đời Lê, có thể là của chúa Trịnh hoặc vua Lê ban cho bậc đại thần nguyên lão khi được về Trí sĩ, copy trên Facebook của bạn bè: Địa điểm dựng bia: sau Tam bảo chùa Vạn Phúc, xã Phật Tích, tổng Thụ Phúc huyện Tiên Du, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. 
Hiện thác bản lưu giữ tại Viện nghiên cứu Hán Nôm 183 Đặng Tiến Đông, Đống Đa, Hà Nội. 
Ấn bản trong Tổng tập thư mục văn khắc Hán Nôm Việt Nam.
奉颁
, , 彰; , , . , , 平生. , . :
 
𠄩 𡦂  
𠉞
 
𨒒 𡅳
盃司          
𡎝
 
箕多       
祿 𡗶 綿 綿
, , ,
.
Thành toại nay đà phỉ sở nguyền.
Sơn thủy đồ phong dầu điểm chuyết,
Kì anh tiệc họp mặc mời khuyên.
Rạng bui khá rạng niềm y quốc,
Say đạo càng say cõi giáo thiền.
Miễn miễn hãy kìa câu ích tráng,
Lộc trời tước nước dõi miên miên.
Lê hoàng triều Cảnh Hưng thập lục niên tuế tại Ất hợi nguyệt tại Kỉ sửu cốc nhật thuyên.

Phụng ban thơ cho bậc trí .
Thiện lành thì được phúc, Khiêm nhượng thì được thêm, thực tin đạo trời rất tỏBậc Trí giả thì được an lạc, bậc Nhân giả thì được thọ khang, đều liên hệ cái động cái giác của tại tâm. Lại thêm khen đức thuận theo Khôn, đạo Cấn dừng đủ[1]. Được mặc gấm vinh quy, 
thỏa nguyện ước lúc bình sinh. Nay xin thuật 1 bài Quốc âm, để biểu tỏ cái ý ưu ái bậc lão thành.
Đề ngày 10 tháng đầu thu năm Mậu thìn(1748):
Trung cần hai chữ vưỡn chu tuyền,
Thành toại nay đà phỉ sở nguyền.
Sơn thủy đồ phong dầu điểm chuyết,
Kì anh tiệc họp mặc mời khuyên.
Rạng bui khá rạng niềm y quốc,
Say đạo càng say cõi giáo thiền.
Miễn miễn hãy kìa câu ích tráng[2],
Lộc trời tước nước dõi miên miên.
Khắc ngày tốt tháng Kỉ sửu năm Ât hợi niên hiệu hoàng triều Cảnh Hưng thứ 16 triều Lê(1755).
                                                          Kim Vô Điểm phiên âm 




[1] Quẻ Khôn, Hàm chương khả trinh. Ý nói khiêm thuận làm theo việc vua được tốt lành; Quẻ Cấn, đức núi biết nơi biết chỗ. Ý nói biết thời cơ, biết dừng đúng lúc.
[2]Câu cuối cùng mượn ý khuyến khích của Cổ ngữ: Lão đương ích tráng/ Càng già càng mạnh mẽ

Thứ Tư, 11 tháng 6, 2014

Từ điển Quốc Âm trong thơ Nguyễn Trãi của Tiến sĩ Trần Trọng Dương


Quốc âm thi tập (國音詩集) do Nguyễn Trãi (1380 -1442) viết vào thế kỷ thứ XV là tập thơ Nôm cổ nhất, đồ sộ nhất, có giá trị nhất và có bản sắc dân tộc nhất may mắn còn lại cho đến nay qua biết bao biến cố của lịch sử và sự khắc nghiệt của thời gian. Với 254 bài thơ thuần Việt trong tập thơ này, Nguyễn Trãi được coi là “người đặt nền móng ngôn ngữ văn học dân tộc” (chữ dùng của GS Đào Duy Anh). Sự ra đời của Quốc âm thi tập không chỉ là đại biến cố của văn học mà còn là một cuộc cách mạng, là sự trưởng thành vượt bậc của tiếng Việt nói riêng cũng như văn hiến Việt Nam nói chung. 

...“Nguyễn Trãi Quốc âm từ điển” được viết ra là sự cố gắng phản ánh sự kiện văn hóa quan trọng bậc nhất ấy trong lịch sử của đất nước ngàn năm văn hiến. Cuốn sách sưu tập toàn bộ các từ ngữ, thành ngữ, điển cố… được Nguyễn Trãi sử dụng. Đọc sách, chúng ta sẽ hiểu được phần nào tiếng mẹ đẻ của chúng ta cách nay quãng 600 năm. Nói một cách hình ảnh, nếu Quốc âm thi tập là “những hiện vật hóa thạch” của tiếng Việt cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV, thì cuốn “Nguyễn Trãi Quốc âm từ điển” này chính là công trình giải mã những hiện vật đó, để dâng tặng cho người đọc hôm nay. Công việc ấy cũng không khác so với việc biên soạn “Từ điển Shakespeare”  của các học giả người Anh về tiếng Anh cổ thế kỷ XVI, không khác so với “Từ điển Puskin”  của các nhà từ điển Xô Viết về tiếng Nga cổ thế kỷ XIX… (Trích Lời tựa cho "Nguyễn Trãi Quốc âm từ điển" do tác giả viết)
Dẫn trích từ Tia Sáng http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=109&CategoryID=4&News=7558

Sách nhận được sự ủng hộ của những đơn vị tổ chức trong và ngoài nước:
- Quỹ Nafosted Foundation.
- Công ty Dr.WOK - Cộng hòa Liên bang Đức (Bahnhofstraße 1. Taucha 04425, Deutschland).
- Tập đoàn Trung Nguyên