Thứ Bảy, 28 tháng 1, 2017

Lắm thầy rầy ma- Viele Köche verderben den Brei (Deutsche Sprichtwort)

Viele Köche verderben den Brei  Lắm thầy rầy ma

Alleine arbeitet man manchmal am besten. Denn wenn viele Menschen mit
unterschiedlichen Meinungen und Methoden zusammen etwas machen
wollen, kann das zu Schwierigkeiten führen. Das sagt auch ein deutsches ...
Sprichwort.
 Làm việc 1 mình đôi khi là tốt nhất. Khi có nhiều người có nhiều ý kiến và cách thức khác nhau cùng muốn làm cái gì đó, sẽ rất khó để điều hành. Đây cũng là 1 câu thành ngữ mà người Đức hay nói

Katie hat sich einen neuen Kleiderschrank gekauft. Er ist sehr groß, und es ist nicht leicht, ihn aufzubauen. Zum Glück hat Katie Freundinnen, die ihr dabei helfen wollen. Sie stehen zu viert vor dem Schrank, Katie liest die Anleitung. „Ich brauche keine Anleitung“, sagt Julia und will gleich Löcher in die Rückwand bohren. „Moment, wir fangen mit den Türen an“, ruft Anne und nimmt die Türen in die Hand. „Wir müssen erst diese Bretter hier zusammenschrauben“, sagt Marie und greift nach den Schrauben. „Warte!“, ruft Katie, „wenn du schon die Bretter zusammenschraubst und Anne die Türen so herum hält und Marie an dieser Stelle bohrt, dann passt das alles zum Schluss nicht zusammen.“ Aber die Frauen machen so weiter, wie sie begonnen haben. Keine achtet darauf, was die anderen tun. „Ich sollte den Schrank doch alleine aufbauen!“, denkt Katie, „viele Köche verderben den Brei.“ Sie atmet tief ein. „Geht alle raus!“, schreit sie, „ihr macht den Schrank noch kaputt!“ Julia, Anne und Marie gehen beleidigt nach draußen. „Die ist ja undankbar. Wir helfen ihr, und sie schreit uns an“, sagen sie und schütteln den Kopf.
www.dw.com/ dassagtmanso
Deutsche Welle
Katie vừa mua 1 tủ để quần áo mới. Nó rất to và không nhẹ, nó phải lắp. Thật may là có các bạn gái của Katie, ở đó và muốn giúp . Họ đứng 4 góc trước cái tủ, Katie nhìn tở Hướng dẫn. Julia liền nói: „Tớ chẳng cần hướng dẫn“, và ngay lập tức khoan lỗ ở phía sau tường. Nhưng Anne vội tiếp: „Từ từ, chúng ta nên bắt đầu từ cái cánh tủ trước tiên“, và Anne cầm luôn cánh tủ trên tay.
„Chúng mình phải bắt vít các tấm vào nhau đã“ Marie cũng nói, và tiếp cận ngay cái tô vít. „Chờ đã chờ đã“ Katie la lên: „ nếu bạn ghép các tấm này vào và Anne giữ cánh tủ ở cạnh này, còn Marie khoan ở đây thì kết quả là sẽ không lắp được vừa vời nhau“. Nhưng mà các quý cô vẫn tiếp tục làm như khi họ mới bắt đầu, chẳng để ý đến ngươì khác làm gì. „Mình nên tự lắp cái tủ này 1 mình“ Katie nghĩ trong đầu như vậy „nhiều thầy bếp hỏng hết cả nồi Súp“. Và cô hít thật sâu la lên: „Tất cả ra ngoài“ „Các vị làm hỏng hết tủ rồi“. Julia, Anne và Marie đi ra ngoài với vẻ bị xúc phạm. „Thật là vô ơn, chúng ta giúp cô ấy và cô ý la hét vào mặt chúng ta“, vừa nói vừa nhún vai lắc đầu
www.dw.com/ dassagtmanso
Deutsche Welle
 Từ mới cần học thuộc:
manchmal am besten: Đôi khi tốt nhất
unterschiedlichen Meinungen/ Methoden Ý tưởng/phương pháp khác nhau
Schwierigkeiten führen dẫn đến cảm giác khó chịu
aufzubauen lắp giáp
Löcher Làm lỗ, đục lỗ
Rückwand Sau lưng
bohren khoan
 Bretter Mảnh tủ, mảnh gỗ
schrauben Vặn vít, cái tô-vit
 greift Tiếp cận, với tới
zum Schluss Rút cục, kết thúc
 wie begonnen haben Như lúc bắt đầu
 Keine achtet darauf Không chú ý điều đó
was die anderen tun. Người khác làm
beleidigt nach draußen ra ngoài với vẻ xúc phạm
undankbar ơn
schreit --- an hét vào ai
schütteln den Kopf.Lắc đầu, nhún vai


Chủ Nhật, 15 tháng 1, 2017

ĐƯỜNG THI QUỐC ÂM CỔ BẢN. - Tựa (Mai đình Đinh Thanh Hiếu)

ĐƯỜNG THI QUỐC ÂM CỔ BẢN.
Bìa 1
Bìa 2

TỰA
Mai Đình Đinh Thanh Hiếu
Đề tựa cho cuốn sách: ĐƯỜNG THI QUỐC ÂM CỔ BẢN. Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 2017.
Sưu tầm và biên dịch: 
Nguyễn Xuân Diện - Trần Ngọc Đông.
Sách dày 536 trang. Khổ 15.5 x 23.5
Người xưa có nói: “Thơ là tâm của trời đất”, là vì người là đức của trời đất, là giao hòa của âm dương, là hội tụ của quỷ thần, là tú khí của ngũ hành; mà thơ là nói lên cái chỗ mà tâm người ta hướng tới, ở tại tâm là chí, phát ra lời là thơ. Thế cho nên cổ nhân cho rằng chính đắc thất, động thiên địa, cảm quỷ thần thì không gì gần bằng thơ, cũng vì thơ là tiếng nói của lòng người, mà có sức lan tỏa, sức lay động rất lớn vậy.
Thơ Trung Hoa đến đời Đường được xem là cực thịnh, danh gia nối nhau xuất hiện, danh tác lưu truyền ở đời, ngân nga như tiếng Cung tiếng Vũ cùng vang, rực rỡ như sao Khuê sao Lâu cùng chiếu, độc chiếm Phong Tao mà làm chuẩn tắc mô phạm cho đời sau, là điều mà ai cũng biết.
Tuy nhiên, thơ là thứ màu sắc ở ngoài màu sắc, mùi vị ở ngoài mùi vị, đã không dễ gì mà nhìn ra vẻ đẹp của nó, cảm nhận vị ngon của nó, lại thêm nam bắc bất đồng âm, nên nguyên tác Đường thi, không phải người trong Hán học thì cũng khó thưởng thức. Vì thế, việc dịch ra quốc ngữ để công ra cho độc giả không rành Hán văn thưởng lãm là điều cần thiết lắm. Nhưng ở thời Hán học còn thịnh, người đọc được nguyên tác còn nhiều, thì việc các cụ dịch Đường thi ra quốc âm có lẽ cái chính chỉ là để thỏa cái lạc thú tinh thần, để phô cái tài Nôm trác tuyệt, mà làm một thú du nghệ dưỡng chân thôi vậy.
Các soạn giả lục tìm trong kho cổ tịch được năm pho sách dịch Đường thi ra chữ Nôm của các nhà nho đời trước. Trong đó có tên tuổi thì có cụ Tú tài họ Trần, có quan Cung Bảo họ Dương, có ngài Cư sĩ Đông Sơn, còn lại thì không thể khảo được. Giở xem ngót ba trăm bài Đường thi Quốc âm, thực là muôn màu muôn sắc, Ngụy tía Diêu vàng. Tùy theo nguyên tác và khí chất, văn tài của dịch giả mà mỗi bài mỗi vẻ, đều có sở trường. Bài thì bình đạm tự nhiên, bài thì giản phác chất thực, bài thì cô cao tiễu bạt, bài thì ôn hậu nhu hòa, tựu trung thì cụ Tú tài Tử Thịnh đáng phục là tài Nôm tuyệt diệu, thơ dịch mà đến chỗ hồn hóa cơ hồ không còn thấy dấu vết của dịch nữa.
Cách đây ngót trăm năm, cụ chủ bút báo Nam phong họ Phạm có nói: “Ngày nay thời giờ đã coi là vật rất quý ở đời, người đời đối với ngày giời đã sinh lòng bủn sỉn, thì cái hồn thơ lấy đâu mà lai láng được như xưa!”. Ở cái thế giới bôn mang sau cụ trăm năm này thì hẳn cái sự bủn sỉn với ngày giời so với thời cụ còn nhiều hơn gấp bội. Bây giờ mấy ai còn được ngồi bên văn kỷ, đốt đỉnh trầm hương, pha chén nước trà, ngắm bông hoa nở mà ngâm thơ rung đùi làm một cái thú đặc biệt thanh cao như cụ nói khi xưa, thế nhưng sự yêu thơ, thích thơ, chơi thơ thì vẫn không đời nào thiếu.
Các cụ xưa đã vì lạc thú mà dịch Nôm, thì ta nay cũng vì nhã thú mà thưởng thức. Ngâm nga ở miệng, lý thú ở lòng mà dung hội với nguồn tâm của cổ nhân, âu cũng được nửa ngày nhàn trong cõi phù sinh này vậy.
Các soạn giả hiếu cổ cố công tìm trong di thư để cung cho độc giả, sự dụng tâm đã thành mà sự dụng lực cũng gắng. Thế nên tôi đáp lại hậu tình mời viết Tựa, dám lạm viết mấy dòng, cũng để tùy hỷ mà thôi.
Tháng nhất dương năm Bính thân (2016)
Hậu học Đinh Thanh Hiếu tự Kính Phủ viết tại Tâm Viễn Trai.

Tạm đọc mấy bài Phụ bản cho nó vui:


Ngày thu triêu sớm soi gương(Tiết Tắc)
Dạ khách kinh cây rụng
Đêm ngồi lặng gió thu
Sớm ngày nom mái tóc
Gương chiếu cảnh thêm sầu

Từ chàng đi ra vậy (Trương Cửu Linh)
Từ lúc chàng đi rồi
Chẳng sửa khung cửi thoi
Nhớ chàng như trăng tròn
Đêm đêm kém sáng soi


Chim kêu ở suối 
Ngày nhàn hoa quế rụng
Đêm vắng núi đìu hiu
Trăng mọc chim rừng sợ
Trong khe thoảng tiếng kêu

Đất Mạnh Thành
Làm nhà cửa Mạnh Thành
Liễu yếu còn cây cũ
Sau lại biết về ai
Sông Hán người trước có

Die Geschichte der Schokolade / Lịch sử Sô cô la

白雪欧天冷
幽情万里乡
Tuyết lạnh trời Âu trắng
Quê xa mối tình đơn
Mấy bài copy của Apply DeutschLernen tập dịch ra cho nó lan tỏa, dân chuyên ngữ chớ cười.
Die Geschichte der Schokolade
 
Nähren, versöhnen, belohnen, trösten – Schokolade kann (fast) alles. Ihre Geschichte geht zurück bis zu den Mayas und Azteken. Heute liegen exotische Zutaten wie Chili im Trend.
Die Ureinwohner Mittelamerikas nutzten Kakaobohnen lange bevor die erste Tafel Schokolade in Europa hergestellt wurde. Aus den Samen des Kakaobaumes bereiteten sie berauschende Getränke zu. Außerdem verwendeten sie die Bohnen als Zahlungsmittel.
Der spanische Eroberer Hernando Cortez erkannte den Wert, den die Bohnen in ihrer Heimat besaßen. Er brachte 1528 die ersten Kakaobohnen mit nach Europa. 1544 wurde Schokolade erstmals als Getränk am spanischen Hof getrunken. Auch an vielen anderen Adelshöfen wurde das bittere Getränk bald sehr beliebt. Da Schokolade teuer war, konnten sie sich nur reiche Leute leisten.
Erst im 19. Jahrhundert wurde die Schokolade auch bei der breiten Masse bekannt. Das lag nicht nur daran, dass die Preise sanken. Ein weiterer wichtiger Schritt wurde im Jahr 1879 durch den Konditor Rudolf Lindt getan. Er erfand die "Conche", ein Rührwerk zur Schokoladenherstellung: Durch sehr langes Rühren bei einer hohen Temperatur stellte er wunderbar zart schmelzende Schokolade her.
Ob süß oder bitter, ob mit Früchten oder Gewürzen - heute gibt es jede Menge außergewöhnliche Schokoladenspezialitäten. Besonders beliebt ist momentan Schokolade mit Chili. Manchmal werden Pralinen auch noch mit Blattgold verziert. Das wirkt sich allerdings nur auf den Preis aus, nicht auf den Geschmack. Die Spezialisten in der Schokoladenbranche tüfteln weiter, um die Liebhaber mit neuen Köstlichkeiten zu überraschen.
 
  Lịch sử Sô cô la
 
Để ăn, kết bạn, tặng đáp, thưởng thức thư giãn .., Sô cô la  (hợp) cho tất cả. Lịch sử của nó đưa ta quay lại với người Maya và Aztec. Và ngày nay với khuynh hướng gia vị ớt mới từ 1 nền văn minh xa lạ.
Các cư dân cổ đại ở Trung Mỹ đã biết sử dụng hạt Ca cao từ lâu trước khi thanh Sô cô la đầu tiên xuất hiện ở Châu Âu. Từ những hạt của cây Cao cao tạo thành chất uống gây Say. Ngoài ra hạt nó còn được sử dụng như 1 loại hàng để trao đổi thanh toán.
Eroberer Hernando Cortez, người Tây Ban Nha được biết đến trên thế giới là người đưa hạt ấy về quê hương của mình. Lần đầu tiên năm 1528, hạt Ca cao được đưa đến Châu Âu. Năm 1544, Sô cô la lần đầu được dùng làm thức uống cho giới Quý tộc Tây Ban Nha. Và như những tầng lớp quý tộc các nơi khác, thức uống đắng đó được trở nên yêu thích. Sô cô la đắt đỏ, chỉ có những người giàu có mới dùng được.
Đầu thế kỷ thứ 19 thì Sô cô la đã được đông đảo mọi người biết đến. Không chỉ vì thế mà giá cả tăng. Một bước tiến quan trọng khác là năm 1879, một người đầu bếp là Rudolf Lindt đã thực hiện. Ông ta phát hiện ra „Conche“, một máy trộn sô cô la được thiết kế: qua thời gian trộn lâu dưới nhiệt độ cao, cho ra loại Sô cô la mịn tuyệt vời. Dù ngọt hay đắng, có mùi hoa quả hay cho gia vị khác nhau – cho đến nay đưa ra nhiều số lượng sô cô la đặc biệt. Được yêu thích nhất là loại có mùi vị ớt. Đôi khi người ta còn làm những kiểu đặc biệt khác thường hơn với kiểu bọc vàng. Sự tăng trưởng của nó không chỉ là giá cả mà cả vị ngon. Sự tuyệt vời của nghành công nghiệp Sô cô la còn tiếp triển khi nó thêm nhiều hương vị bất ngờ cho những người yêu thích.
 Từ vựng
jemanden nähren – jemandem etwas zu essen geben cho ăn
versöhnen – Frieden schließen làm hòa
jemanden belohnen – jemandem etwas geben, weil er/ sie etwa Gutes getan hat thưởng cho ai vì làm gì đó tốt
jemanden trösten – jemanden aufheitern thưởng thức
exotisch – aus einem fernen Land từ 1 đất nước xa lạ
Ureinwohner, der – die Bevölkerung, die als erstes in einem Land lebte người cổ xưa
etwas herstellen – etwas anfertigen hoàn thành 1 cái gì
Samen, der - hier: eines der kleinen Körner, die von Pflanzen produziert werden und aus der neue Pflanzen von derselben Art wachsen loại hạt, sản xuất từ cây
berauschend – betörend chất gây say
Zahlungsmittel, das – etwas womit man bezahlen kann, zum Beispiel: Geld vật trao đổi, như tiền
Hof, der - hier: der Ort an dem Adelige leben thuộc về tầng lớp giàu có
bitter – nicht süß đẳng, không ngọt
reich – mit viel Geld hiauf có, nhiều tiền
die breite Masse – die Mehrheit der Menschen đa số quần chúng
Konditor/in, der/die – jemand, der Kuchen und Torten herstellt thợ chuyên viên làm bếp, làm bánh
schmelzend - durch Wärme flüssig werdend chất lỏng nóng
außergewöhnlich – besonders đặc biệt
Praline, die – ein besonderes Stück Schokolade, das gefüllt und verziert ist Thanh socola đặc biệt với trang trí
Blattgold, das – sehr dünne Goldschichten vàng lá
tüfteln – mit viel Geduld über etwas nachdenken kiên nhẫn khuấy đều
Köstlichkeit, die – etwas ganz besonders gut schmeckendes ngon, 1 vị ngon thơm đặc biệt

 

Sách Lịch sử thư pháp Việt Nam - Lời tựa (Trần Trọng Dương)


Sách Lịch sử Thư pháp Việt Nam - Tác giả Nguyễn Sử
Viết Tựa Trần Trọng Dương


LINH HỒN CỦA XÁC CHỮ (copy trên Facebook)

(thay lời bạt, cho cuốn “Lịch sử thư pháp Việt Nam” 2017, của 
Sử Nguyễn)
Trần Trọng Dương

Ngàn năm sót lại một người,
Ngồi trên chiếu rách viết lời vàng son.

(Ca dao)

Vào cái thời kim tiền, ai cũng hân hoan khởi nghiệp, lại có kẻ dở hơi giời đày đi lần mò khôi phục những xác chữ của trăm năm ngàn năm trước. Kể cũng là một hành động tự sướng tâm hồn, hay tự thỏa mãn duyên nợ trí tuệ trong một cuộc hành xác mới!
Sẽ chẳng có mấy người có thể hiểu được cái khái cảm lịch sử khi ai đó cất công trục vớt màu thời gian, như Trương Hán Siêu phủi bụi đọc bia; hay Lê Quý Đôn, Phạm Đình Hổ, Phan Huy Chú vạch rêu xanh tìm lại dấu cũ tiền triều. Cuộc khảo cổ chữ nghĩa cũng giống như một trò chơi, ai bóc tách được các trầm tích thời gian, người ấy đang làm một cuộc du hành xuyên lịch sử. Mà lịch sử thì chẳng câu nệ chính trị hay chiến tranh, người Kinh hay người Thổ; lịch sử hiển hiện ở từng cái tăm, từng vảy ngữ âm, từng nét đao nét mác, cho đến mũ áo ngàn năm, thuyền bè xe cộ, đền đài lâu các… Nhặt mảnh gốm mà hiểu bàn tay thợ gốm, đọc nét chữ mà hiểu đao pháp trên đá gỗ ngàn năm. Nhìn chỉ dấu mà giải mã được linh hồn của những xác hiện vật, ấy cũng là kỹ năng mà người đời nay không mấy ai có được. 
Nhưng may ra thế kỷ trước cũng đã có ông Nguyễn Tuân ca ngợi nét chữ rồng bay phượng múa thể hiện tráng chí đời người của tử tù Huấn Cao, nên sau đấy dân chúng mới biết đến thư pháp như là cái bóng vang của một thời quá vãng. Có khi trộm nghĩ, cái lối chữ vuông như hòm theo kiểu chữ kiếm cơm (can lộc) của đám thư lại do ông Huấn Cao viết kia, hoặc là quá hợp với cái số mệnh gông cùm của ông, hoặc là quá trái ngược so với chí khí quật khởi của người vận bút. Nhưng chả ai quan tâm đến những chi tiết vụn vặt như vậy, bởi lối văn chương ma mị của họ Nguyễn đã quá khoái khẩu nhân quần. 
Đã qua rồi những hồi nồi da xáo thịt, chữ Hán được tuyên truyền như là hiện thân của bọn phong kiến phản động và lạc hậu. Nhưng vẫn còn đó cái quan niệm coi loại chữ này như là những di hại từ quá khứ, thể hiện cho tinh thần lệ thuộc của mấy kẻ được gọi là Hán nô, Hán gian. Sự gieo mầm - tưới đẫm trong ý thức hệ thượng tầng đã đơm hoa kết trái trong nhận thức ở hang cùng ngõ hẻm. Nếu trong kháng chiến, chữ nghĩa ông cha bị coi như tàn tích của ý thức hệ cũ cần phải tiêu thổ và cải cách; thì đến tao đoạn từ sau năm 1979, văn tự cũng trở thành kẻ thù trực diện. Sách vở được đem hóa vàng thiên cổ hay làm mồi cho làng pháo Bình Đà, mộc bản thế thân thay tem phiếu cho cán bộ trong lúc thiếu củi nấu cơm. Giảng viên, sinh viên khoa tiếng Trung cũng buộc phải thay nghề cải nghiệp... Người ta chống Tàu bằng cách triệt tiêu chữ Hán và cả những người biết chữ Hán. Sự giải Hoa không phải lúc nào cũng đồng nhất với việc chống Tàu, còn sự chống Tàu được trao quyền nuốt chửng tất cả. Lòng nhiệt tình lên ngôi tiếp tay cho những phá hoại từ bên trong. Chưa bao giờ thư tịch cổ và văn hóa truyền thống bị phá hủy nhanh và quyết liệt như khi chính chủ thể văn hóa ruồng giẫy nó. Trong khi, bài học giản đơn từ ngàn năm độc lập tự chủ là dùng chữ Hán để chống bành trướng đại Hán và mở mang bờ cõi thì không mấy khi được nhắc nhớ đến.
Đông Âu sụp đổ, Đông Á tái duyên. Thư pháp hai chục năm trở lại đây mới dần được khôi phục. Cái đẹp vàng son một thuở được hồi sinh dưới sự dẫn dắt của hoài niệm cố hữu và ý chỉ bản sắc dân tộc, nhưng cũng đã phủ đầy những xáo động nhộn nhạo của đời sống đương đại. Những lúc chữ nghĩa vỉa hè mới cảm thấy ái ngại cùng Vũ Đình Liên về những kiếp người mang chữ ra lề đường kiếm sống vào hồi mạt vận của Nho học. Vì thế cũng sẽ có người cho rằng, cuốn sách đang cầm trên tay chẳng qua cũng là một trò chơi xa xỉ và lỗi thời của mấy người hiếu sự cổ kim. Chữ thì cũng đã chẳng mấy ai thiết đến, lại còn cố tỉa tót cái đẹp trên bề mặt vật chất đã quá phôi pha, giống như việc quật nắp quan tài, ngắm gương mặt cổ nhân trong thoáng sát na, rồi theo khói nhang mà loãng tan vào hư thoảng! 
Liệu có ai cảm được linh hồn của những xác hình xưa cũ?
Viết ở thượng nguồn Nhuệ Giang, Từ Liêm cố huyện
25/10/2016
TTD

Chủ Nhật, 8 tháng 1, 2017

GIỚI THIỆU VĂN BẢN HOÀNG TRIỀU SỬ KÝ TẠI THƯ VIỆN QUỐC GIA

GIỚI THIỆU VĂN BẢN
HOÀNG TRIỀU SỬ KÝ TẠI THƯ VIỆN QUỐC GIA
ThS. NGUYỄN ĐỨC TOÀN
Viện Nghiên cứu Hán Nôm
I. Giới thiệu văn bản
II. Hoàng triều sử ký皇朝史記văn bản hiện lưu tại Thư viện Quốc gia Hà Nội, mang ký hiệu R.2253. Sách dày 51 tờ (102 trang), viết bằng bút sắt mực xanh trên giấy bồi thường, chấm câu mực đỏ. Trang đầu tiên đề là皇朝史記;奉譯國音夢石/ Hoàng triều sử ký; Mộng Thạch(1)vâng dịch quốc âm . Ngay trang đầu tiên, bên trên đóng dấu Thư viện Quốc gia, bên dưới đóng dấu Trần Thúc Ngọc.

Cuối sách, tờ 51a còn nguyên dấu đỏ và chữ ký của cụ Thúc Ngọc Trần Văn Giáp(2), đề sao chép xong văn bản ngày tháng 4 năm 1972.

Chữ Nôm thể hiện trên văn bản là lối chữ gần gũi, dễ đọc hiểu. Nội dung chính là chép sử nhà Nguyễn từ đời Triệu Tổ Nguyễn Kim tôn dựng vua Lê Trang Tông ở đất Ai Lao, trải chín đời chúa, chín đời vua Nguyễn, đến đời vua thứ chín là Thành Thái (1907). Khả năng thời điểm hoàn thành tác phẩm là năm 1907. Được Thúc Ngọc Trần Văn Giáp chép lại, hoàn thành vào tháng 4 năm 1972. Vậy là, nguyên bản vẫn còn đến trước năm 1972. 

Nhưng hiện nay chúng ta không biết hiện trạng nguyên bản, nhưng căn cứ vào bản chép tay rõ ràng, lại là của một nhà nghiên cứu thư tịch hàng đầu như Trần Văn Giáp, chúng ta có thể tin tưởng vào độ chính xác của bản chép này. Tuy đôi chỗ theo văn mạch và tự hình mà suy luận cũng có nhầm lẫn nhưng có thể lý giải và chấp nhận được. Như tờ [43a] chép Dật quan溢關(Dật quan là một phép nghiệm trong xem mạch của Đông y, chắc không có liên quan gì) chắc là chép nhầm của Ải quan 隘關; tờ [14a] chép là năm Giáp Thân, cách tính Âm lịch năm đó không phải là năm Giáp Thân, chắc chép nhầm năm Canh Thân 1800, khi vua Gia Long đem quân đánh ra Bình Định(3).
Về dịch giả và viết lời bình - Mộng Thạch Dương Lâm
Về dịch giả Dương Lâm (1851-1920), cụ là em ruột cụ Dương Khuê, người Vân Đình, Hà Nội. Dương Lâm đỗ Cử nhân năm Tự Đức thứ 31 (1878), từng giữ nhiều chức vụ như: Huấn đạo huyện Ý Yên, Tri huyện Hoài Yên, Án sát Hưng Yên, Bố chính Sơn Tây hàm Quang Lộc tự khanh, Tuần phủ Thái Bình, Thượng thư Bộ Công, Tổng đốc Bình Phú(4) hàm Thái tử Thiếu bảo, khi về hưu được tặng Hiệp tá Đại học sĩ. Đặc biệt Dương Lâm từng đảm nhiệm những chức vụ phụ trách văn phòng rất quan trọng, được tiếp xúc nhiều tài liệu quan phương đa dạng, có cơ hội đọc nhiều tư liệu gốc có độ tin cậy lớn như các chức: Bang tá nha Kinh lược Bắc kỳ, Tham tri nha Kinh lược Bắc kỳ, Tổng tài Quốc sử quán. Thậm chí từng chính tay soạn thảo một số văn bản(5). Dương Lâm có nhiều tên hiệu như Vân Trì, Vân Hồ, Quất Bình, Quất Tẩu. Nhưng chưa có sách nào nhắc đến Dương Lâm còn có tên hiệu là Mộng Thạch. Nhưng trong quá trình tìm hiểu các văn bản của Dương Lâm, có một văn bản là Bắc kỳ châu quận canh hoán phân hợp phú 圻州. , VHb.283 đề rõ: Ông Quất Tẩu Dương Lâm hiệu Mộng Thạch người Bắc Hà soạn夢石Văn bản này cũng có nét chữ quen thuộc của Trần Văn Giáp chép trong Hoàng triều sử ký.
Cùng với người anh, hai anh em họ Dương cùng nổi danh với các văn nhân danh sĩ thời bấy giờ như Nguyễn Khuyến, Vũ Phạm Hàm, Chu Mạnh Trinh, Nguyễn Thượng Hiền. Thơ văn của Dương Khuê, Dương Lâm được ghi chép và bình luận trong nhiều tài liệu văn học Việt Nam và sách giáo khoa, là những tác giả được ghi vào chương trình Quốc văn ở các bậc Trung học và Đại học(6). So với Dương Khuê, là tác giả của bài ca trù nổi tiếng Hồng hồng tuyết tuyết, và là bạn thân của Nguyễn Khuyến, được nhắc đến trong tác phẩm Khóc Dương Khuê. Dương Lâm ít nổi hơn, nhưng văn chương đầy uẩn khúc, hàm ý. Tỏ rõ ưu tư vì dân vì nước của ông trong giai đoạn ý thức hệ Nho giáo khủng hoảng và sa sút nghiêm trọng đối với các vấn đề của xã hội đương thời.
Hiện tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm còn các văn bản mang tên Dương Lâm, như: Túy hậu nhàn ngâm tập, A.1776; Dương thị văn tập, VHv.1893; Vân Đình biểu văn khải trướng toàn tập, VHv.1893; Tấu nghị tiền tập, VHv.43; Bắc kỳ châu quận canh hoán phân hợp phú, VHb.283.
Ông còn tham gia với một số trí thức quan lại khác như Đoàn Triển, Bùi Hướng Thành, Đỗ Văn Tâm biên tập hiệu đính soạn sách dạy chữ Hán cho các bậc Tiểu học, Trung học. Như Ấu học Hán tự tân thư, VHv.1485; cùng với Nguyễn Trung Khuyễn biên tập Trung học Ngũ kinh tiết yếu, A.2608/1-2
Ông còn soạn nhiều câu đối, trướng văn, các bài tựa, bạt trong một số tác phẩm chữ Hán khác.
Tác phẩm của ông còn lại gồm cả thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm, bộc lộ tư tưởng hưởng lạc, “nhàn tản sau cơn say” nhưng thực sự tâm tư ông có ý hoài cổ ưu ái với đất nước, nhằm mục đích hướng tới gây dựng giữ gìn lễ nghĩa, truyền thống cho dân cho nước. Trưởng thành và xuất sĩ trong giai đoạn quân Pháp đánh chiếm Bắc kỳ và đặt ách cai trị, thơ văn Dương Lâm “phần nhiều đề cập trực tiếp hay gián tiếp đến thời kỳ này và nói lên cảm nghĩ của tác giả về các sự kiện lịch sử ấy”.(7) Với bối cảnh rối ren đương thời, kẻ sĩ trí thức với trách nhiệm ưu quốc, người thì “xuất dương” như Phan Bội Châu, người thì “ẩn dật” như Nguyễn Khuyến, người thì “xuất sĩ”, “đăng khoa” cho trọn đường khoa mục như Vũ Phạm Hàm. Nhưng Dương Lâm thì khác, ưu tư hoài cựu để mà khơi dậy lòng ái quốc, trước tác để bảo tồn văn hóa; ghi chép giữ nối truyền thống vẻ vang anh hùng của dân tộc. Đây chính là thể hiện một dòng tư tưởng của Nho sĩ trí thức cựu học trước thời cuộc.
Người tham gia bình thơ - Báo Chi Nguyễn Thượng Hiền
Nguyễn Thượng Hiền(1868-1925) tự Đỉnh Nam và Đỉnh Thần, hiệu làMai Sơn,còn được gọi làông Nghè Liên Bạt, sinh năm1868tại làng Liên Bạt, tỉnhHà Đông. Ông là con rể quan Phụ chính Đại thầnTôn Tht Thuyết, cha ông làHoàng giápNguyn Thưng PhiênTừ nhỏ Nguyễn Thượng Hiền đã nổi tiếng rất thông minh. Năm1884, khi 17 tuổi, ông đỗCử nhânkhoathi HươngThanh Hóa. Năm 1885, ông đỗ đầu kỳthi Hộinhưng chưa kịp xướng danh thì kinh thành Huế thất thủ, ông phải về ở ẩn tại núi Nưa, Thanh Hóa. Đến năm1892, ông rathi Đìnhvà đỗHoàng giáp. Lúc đó 24 tuổi, Nguyễn Thượng Hiền được bổ làm Toản tu ởQuốc Sử quán, thăng Đốc họcNinh Bình, rồi thuyên sangNam Địnhnên ông còn được gọi là ôngĐốc Nam. Trong thời gian ở Huế, ông cảm nhận tư tưởng tiến bộ của Đại thế thiên hạ luận 大勢天下論của nhà cải cáchNguyễn Lộ Trạchvà đọc nhiều tân thư củaTrung Quốc. Ông kết giao với nhiều sĩ phu yêu nước nhưTăng Bạt Hổ,Phan Bội Châu,Phan Châu TrinhHuỳnh Thúc Kháng. Năm1898, qua giao tiếp với Tăng Bạt Hổ, Nguyễn Thượng Hiền hỗ trợphong trào Đông Dunhưng vì cha ông lúc đó mang bệnh nặng nên ông phải ở lại vận động cách mạng trong nước.
Năm1907vuaThành Tháibị người Pháp buộc thoái vị, ông vào phủ toàn quyền đòi nhà nướcBảo hộbãi lệnh nhưng không thành. Thối chí, ông giả làm thầy bốc thuốc ở hiệu "Nam Thọ", Hà Nội rồi tìm đường sang Trung Quốc hoạt động và cùng với Phan Bội Châu lập raViệt Nam Quang phục hội. Năm 1914 sau khiPhan Bội Châubị bắt, ông là người lãnh đạo của hội.
Sau khi các hoạt động củaViệt Nam Quang phục hội thất bại, Nguyễn Thượng Hiền xuống tóc vào tu ở chùa Thường Tích Quang, Hàng Châu, tỉnhChiết Giang và mất tại đây ngày28 tháng 12 năm 1925. Theo di chúc, thi hài ông được hỏa táng, và tro rải xuống sông Tiền Đường.
Ông để lại một số tác phẩm thơ, văn bằng chữ Hán, chữ Nôm. Thơ ông chủ yếu ký thác những tâm sự của mình và khơi dậy lòng yêu nước, kêu gọi nhân dân đứng lên giành quyền tự chủ. Tập văn xuôiHát Đông thư dịcủa ông mang đậm tính chất truyền kỳ. Tên ông được đặt cho nhiều đường phố, trường học tạiViệt Nam.
Các tác phẩm để lại có: Nam chi tập (gồm 3 quyển), Mai Sơn ngâm tập, Nam hương tập, Mai Sơn ngâm thảo, Hát Đông thư dị. Một số bài thơ Nôm tuyên truyền cách mạng: Bài phú Cải lương, Hợp quần doanh sinh thuyết... Còn nhiều thơ văn, câu đối, trướng văn chép chung trong các tác phẩm khác.
Trong Hoàng triều sử ký皇朝史記,ông cũng đóng góp hai đoạn bình luận. Một là đoạn bình sự chúa Nguyễn Hiếu Minh khai thác đất Chiêm, hai là thời Tự Đức trọng văn khinh võ và từ chối sự giao thiệp với phương Tây.
Nhấn mạnh việc khai thác của tổ tiên ta đã khó khăn nhường nào. Sự gìn giữ còn phải gian nan, phải vững bền lâu dài:
Trên còn cửu miếu tinh linh
Sáng nghiệp đã vậy thủ thành làm sao
Búa này Thuấn chịu Nghiêu(8) trao
Lo sao phải tính giữ sao cho bền.
Nhìn nhận sự từ chối sự giao thiệp với phương Tây của nhà Nguyễn là không đúng đắn:
Người đà khôn khéo đến nhà
Vì ai ngăn đón hóa ra phụ lòng.
Bình luận chỉ có hai câu mà như một lời than thở đắng cay.
Tuy phần bình luận của Báo Chi ít hơn Mộng Thạch, mà cái tinh thần ưu ái với nước với dân dường như không kém hơn.
Người chép văn bản - Thúc Ngọc Trần Văn Giáp
Trần Văn Giáp(1902-1973), tựThúc Ngọclà một học giả lớn của Vit Nam, để lại cho giới nghiên cứu khoa học Việt Nam nhiều tác phẩm giá trị. Ông là tác giả của bộ sách nghiên cứu thư tịch cổ Tìm hiểu kho sách Hán Nôm, là một công trình khoa học rất giá trị về thư tịch văn học - lịch sử cổ điển Việt Nam. Với nội dung phong phú, bộ sách này đã giúp ích rất nhiều cho giới nghiên cứu Hán Nôm nói riêng và giới nghiên cứu Việt Nam học nói chung.
Lòng yêu thích và say mê thư tịch cổ của Trần Văn Giáp không chỉ thể hiện qua các công trình nghiên cứu, ông còn tự tay sưu tập sao chép lại sách, Hoàng triều sử ký là một trong các sách đó. Bản sao chép này được lưu tại Thư viện Quốc gia là bản sao chép đáng tin cậy từ một nguyên bản gốc mà ông sưu tầm được từ nguồn gia đình dòng họ Dương Lâm.
Cách trình bày của văn bản
Văn bản trình bày theo lối lịch đại, từ thứ tự các chúa, đến Gia Long thống nhất. Rồi từ Gia Long đến thời Thành Thái thứ 19 (1907), bằng văn xuôi chữ Nôm. Chủ yếu tập trung vào các sự kiện chính, và tiểu truyện những nhân vật lịch sử có ảnh hưởng. Đặc biệt là phần thơ văn bình luận của Mộng Thạch (Dương Lâm) và Báo Chi (Nguyễn Thượng Hiền). Trong đó, lời tổng bình của Dương Lâm thể hiện một cách sâu sắc quan điểm, cách nhìn nhận trước các vấn đề lịch sử, tấm lòng ưu ái với đất nước của dịch giả.
Các sự kiện trình bày mạch lạc, ngắn gọn:
Triệu Tổ, Nguyễn Kim,
- Lập vua Trang Tôn; đem quân về đánh Tây Đô (Thanh Hóa).
- Hàng tướng là Dương Vân đầu độc, Nguyễn Kim mất.
Gia Dụ嘉裕, Nguyễn Hoàng,
- Hoành Sơn một dải, dung thân muôn đời”.
Vào trấn Thuận Hóa, Quảng Nam, đóng đô ở làng Ái Tử.
- Phá quân Mạc ở sông Ái Tử.
- Đặt tỉnh Phú Yên.
Hiếu Văn孝文,
- Cải họ là Nguyễn Phúc,
- Dùng ông Đào Duy Từ, đắp Lũy Thầy.
Đem giả sắc văn.
Hiếu Chiêu孝昭,
- Đánh nhà Trịnh, lấy [3a] châu Bố Chính.
Hiếu Triết孝哲,
- Đặt tỉnh Ninh Hòa, tỉnh Diên Khánh.
- Có tướng nhà Minh, xin thần phục nước ta.
Hiếu Nghĩa孝義,
- Dời đô vào Phú Xuân.
Hiếu Minh孝明,
- Đặt phủ Bình Thuận, đặt phủ Phước Long.
- Sai Mạc Cửu làm quan Tổng binh tỉnh Hà Tiên.
Đúc ấn vàng, khắc chữ:大越國阮主承鎮之寶Đại Việt quốc Nguyễn chúa thừa trấn chi bảo”.
Hiếu Ninh孝寧,
- Trọng Nho học, dạy dỗ cho dân Hà Tiên biết sự học hành.
Hiếu Vũ孝武,
- Cao Miên dâng năm tỉnh, cho thuộc về Hà Tiên.
Hiếu Định孝定,
- Trương Phúc Loan chuyên quyền.
- Tây Sơn nổi lên.
- Nhà Trịnh sai Hoàng Ngũ Phúc vào đánh.
Gia Long嘉隆,
- Bá Đa Lộc đem ông [9a] Hoàng tử Cảnh sang nước Đại Pháp cầu viện,
Thu phục đất Gia Định.
- Anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ đánh nhau,
Bắt được Quang Toản. Định được thiên hạ rồi, đóng kinh đô ở thành Phú Xuân, niên hiệu Gia Long, làm vua được mười tám năm.
Minh Mệnh明命,
- Dùng văn thần như Trịnh Hoài Đức, Trương Đăng Quế, Hà Tông Quyền, Hà Duy Phiên.
- Minh Mệnh thứ 14 (1833), tên [24a] Lê Văn Khôi làm loạn.
- Đặt tỉnh Ninh Thuận, huyện Tuy Định, huyện Tuy Phong.
- Bảo hộ nước Vạn Tượng, tỉnh Trấn Ninh từ đó thuộc về ta.
- Đánh nhau với Xiêm tranh sự bảo hộ Cao Miên, đặt tỉnh Trấn Tây.
Thiệu Trị紹治,
- Quân ta (ở Cao Miên) rút về.
Tự Đức嗣德,
- Năm thứ 4 (1851) ngự lên tế Văn miếu.
- Năm thứ 10, tàu nước Đại Pháp và Y Pha Nho đến cửa Tu Đoan(9), đem thư xin giảng đạo; xin thông thương; xin mở phố ở núi Trà Sơn.
- Đến năm thứ 12, nước Đại Pháp và Y Pha Nho đem tàu binh vào cửa Cần Giờ đánh phá thành Gia Định,
- Ngoài Bắc kỳ, tên Lê Duy Phụng lại nổi lên.
- Cắt đất ba tỉnh Nam kỳ giao cho nước Đại Pháp để bồi thường chiến phí.
Năm thứ 15 (1862), sai ông Phan Thanh Giản sang Pháp thương thuyết.
- Trương Công Định nổi lên... Đại Pháp lấy cả ba tỉnh nữa.
- Phan Thanh Giản đã ký tờ giao rồi tự vẫn chết.
- Năm thứ 18 (1865), làm điện ở Khiêm Lăng.
- Bọn Đoàn Văn Trưng, Đoàn Văn Trực làm loạn Chày Vôi.
- Năm thứ 20 (1867), giặc Tàu là Ngô Côn kéo sang nước ta.
- Năm thứ 22 (1869), tên Đồ Phổ Nghĩa (Jean Dupuis) ra Bắc kỳ xin thông thương đường Vân Nam.
- Ngạc Nhi (Garnier) đem một trăm quân đánh thành Hà Nội. Ông Nguyễn Tri Phương chết. Ngạc Nhi bị quân Cờ Đen giết chết.
Đại Pháp được đặt Khâm sứ ở Kinh và đặt Lãnh sự ở Hà Nội, Hải Phòng.
- Năm thứ 35 (1882), ông Lê Vi Y Dư (Rivière), đem hai trăm quân đánh thành Hà Nội. Ông Hoàng Diệu tự vẫn.
- Phạm Thận Duật sang Thiên Tân.
- Đường Cảnh Tùng sang tỉnh Sơn Tây, ông Từ Diên Húc sang tỉnh Bắc Ninh.
- Năm thứ 36 (1883) tháng hai,... Rivière bị giết.
Đến tháng sáu năm Quý Mùi (1883), Tự Đức mất.
Hiệp Hòa協和,
Làm vua được bốn tháng mà thôi.
Kiến Phúc建福,
- Hòa ước Pháp-Thanh ở Thiên Tân.
Hàm Nghi咸宜,
- Đến tháng Giêng năm Hàm Nghi thứ 1 (1885). Ngày 23-5, quân ta phát hiệu đánh trước. Quân Pháp đánh vào Kinh.
- Nước ta trông thấy [45b] như thế, đâu đâu cũng đều dậy cả lên.
Đồng Khánh同慶,
- Năm Đồng Khánh thứ 4 (1888), ký Hòa ước giao Hà Nội, Hải Phòng, Tu Đoan, ba nơi(10) làm nhượng địa.
Thành Thái成泰1907. Kết thúc Hoàng triều sử ký 皇朝史記.
Phần Tiểu truyện các nhân vật lịch sử, tuy dịch giả đề là Phụ chép nhưng những chi tiết thông tin trong Tiểu truyện đều khá chính xác và cụ thể, đan xen vào các giai đoạn lịch sử. Các Tiểu truyện là:
- Truyện ông Hoàng tử Cảnh.
- Truyện ông Vũ Tính, ông Ngô Tòng Chu.
- Truyện ông Trung quân Nguyễn Văn Thành.
- Truyện ông Tả quân Lê Văn Duyệt [19a].
- Truyện ông Bá Đa Lộc.
- Truyện ông Đào Duy Từ.
Tiểu truyện nào cũng có những lời phân tích bình luận nhân vật xác đáng. Cảm khái về nhân sinh quan, về thời thế bên cạnh đó là ngôn từ khen ngợi tài năng, đức độ, lòng trung quân yêu nước của nhân vật.
Phần thơ văn bình luận của Mộng Thạch (Dương Lâm) và Báo Chi (Nguyễn Thượng Hiền). Thể hiện tư tưởng của người bình luận trước các vấn đề lịch sử của đất nước. Công nhận sự lạc hậu của ta và văn minh tiến bộ của Phương Tây. Bên cạnh một chút tư tưởng hoài cổ mong ước một thời đại vua sáng tôi hiền để đưa đất nước, nhân dân ra khỏi lầm than. Phản ánh lối tư duy “thiên mệnh” của nhà Nho. Tuy nhiên cũng không tránh được tư tưởng thỏa hiệp, khi có ý thức thừa nhận sự bảo hộ của Pháp là mang lại văn minh khai hóa cho nước ta. Có cách nhìn chính xác về quan điểm của Trung Quốc với nước ta, qua nhận định hành động của Lý Hồng Chương, đưa quân sang thực tế để “hôi của” chứ không phải thực bụng “Thiên triều” đi cứu “Chư hầu” như triều đình Huế mong đợi. Bè lũ của Lưu Vĩnh Phúc, trước nay được coi là quy thuận nhà Nguyễn, góp phần làm nên hai lần chiến thắng ở Cầu Giấy, nhưng thực chất là một đảng thổ phỉ ăn cướp.
Cho dù như vậy, vấn đề nổi bật của bản dịch mà chúng tôi quan tâm, chính là tâm trạng của Dương Lâm, ưu tư của một nhà Nho trước vận mệnh tổ quốc. Qua đó thấy được niềm tự hào về lịch sử dân tộc vẻ vang, lòng mong mỏi đất nước được cường thịnh vững mạnh. Nó cũng là một dòng ít nhưng không xa lạ trong suy nghĩ của trí thức cựu học đương thời, nhưng chưa được nhìn nhận và tìm hiểu đúng đắn. Khi mà các nhà Nho “duy tân” tìm đường “xuất dương” để mở mang, để khai trí cho dân tộc thì Dương Lâm, một nhà Nho thuộc thế hệ cựu trào, vẫn tìm tòi trong truyền thống lịch sử những hạt vàng quý giá để phấn hưng nỗi niềm yêu nước. Với tinh thần Nho học “Ôn cố nhi tri tân”.

Chú thích:
(1Mộng Thạch: tên hiệu của Dương Lâm (1851-1920), người Vân Đình, Hà Nộiđỗ Cử nhân năm 1878.
(2Trần Văn Giáp(1902-1973), tựThúc Ngọclà một học giả lớn của c ta, có nhiều đóng góp cho nghiên cứu lịch sử, thư tịch cổ Việt Nam.
(3Một số sử liệu chép Gia Long đánh Bình Định là năm 1799.
(4Bình - Phú: tức Bình Định - Phú Yên.
(5Dương Lâm. Bắc Kỳ châu quận canh hoán phân hợp phú-Bạt, VHb.283: “tra sách cũ của triều xưa mà dâng chút sử liệu cho hậu thế”; “Mấy gian giường trúc mây song, nhớ năm xưa từng sung nơi Kinh Lược sứ. Tỉnh nọ châu kia, kìa chia kìa hợp, nghị thảo nhiều phen tới tay, rút trong lòng chút mực tích. Qua loa thành bài, còn e lầm lỗi. Mỗi khi có người qua đều đem tham vấn. Thấy đều thưa lại là, so với sách của quan bảo hộ, không một chút gì là không tương hợp.” (Bản dịch. Nguyễn Đức Toàn).
(6Văn đàn bảo giám của Trần Trung Viên; Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm;…
(7Dương Thiệu Tống. Tâm trạng Dương Khuê-Dương Lâm, Nxb. KHXH, H. 2005.
(8Nghiêu - Thuấn: là hai vị vua sáng thời cổ đại của Trung Quốc, trao truyền ngôi vị cho nhau, tỏ ý truyền chính thống.
(9Tu Đoan tức Turane, tên của Đà Nẵng trên bản đồ của người Pháp phiên âm theo Hán Việt.
(10Chỉ dụ của triều đình Huế ngày 6 tháng 8 năm Đồng Khánh thứ 3 (1-10-1888).
Thư mục sách đã dẫn
1.Hoàng triều sử ký 皇朝史記 -Mộng Thạch dịch quốc âm, R.2253 Thư viện Quốc gia Hà Nội.
2.Dương Lâm: Bắc kỳ châu quận canh hoán phân hợp phú圻州 , VHb.283.
3.Dương Thiệu Tống: Tâm trạng Dương Khuê - Dương Lâm, Nxb. KHXH, H. 2005.
4.Dương Quảng Hàm: Việt Nam văn học sử yếu. Nxb. Hội nhà vănH. 2002.
5.Di sản Hán Nôm Việt Nam - Thư mục đề yếu. Nxb. KHXH, H.1993.
6.Trịnh Khắc Mạnh: Tên tự tên hiệu các tác gia Hán Nôm Việt Nam. Nxb. Văn hóa - Thông tin, H. 2007.
7.Trần Văn Giáp: Tìm hiểu kho sách Hán NômNxb. KHXH, H.1990.
8.Trần Văn Giáp: Lược truyện các tác gia Việt NamNxb. KHXH, H. 1972.
9.Văn đàn bảo giám.Trà̂n Trung Viên sưu tập, Nxb. Văn học, H.1998.
10.Thanh Lãng: Khởi thảo văn học sử Việt NamH. 1953./.