Thứ Bảy, 25 tháng 2, 2017

Trần Văn Giáp - Lược truyện các tác gia Việt Nam T.1 – Thế kỷ thứ XI (Lý: số 1-8): 8 người


Trần Văn Giáp - Lược truyện các tác gia Việt Nam T.1

Thế kỷ thứ XI (Lý): 8

1.KHUÔNG VIÊT ĐẠI SƯ 匡越(?-1011)

Khuông Việt đại sư, tên họ thật là Ngô Chân Lưu, pháp hiệu Khuông Việt đại sư. Không rõ ông sinh năm nào, chỉ biết mất ngày 15 tháng 2 năm Thuận Thiên tứ 2 đời Lý Thái Tổ (22.3.1011).

Thửa nhỏ, Khuông Việt theo học chữ Nho, lớn lên học đạo Phật, và trụ trì chùa Khai Quốc. Năm 45 tuổi, khắp nơi đều biết tiếng ông. Đinh Tiên hoàng mời ông làm Tăng thống. Năm 971 (niên hiệu Thái Bình thứ 2) lại phong ông làm Khuông Việt đại sư. Đến đời Lê Đại hành, ông vẫn được giữ chức vụ đó. Khi Sứ nhà Tống sang ta, lúc về nước, Khuông Việt có làm 1 bài thơ tiễn Sứ, tỏ tình giao hảo giữa 2 nước. Bài thơ này được truyền tụng đến nay. Về già ông xin cáo quan, dạy học, học trò theo học ông rất đông.

Tác phẩm có: Thơ tiễn sứ nhà Tống (sử, văn), chép trong Thiền uyển tập anh ngữ lục và trong Trúyền đăng lục.


Nguyên văn chữ Hán trong Thiền Uyển tập anh:

第四世二人□□□□□□□□□□□

匡越大師

常樂吉利鄉佛陀寺匡越大師〖初名真流〗吉利人 也姓吳氏吳順帝之裔狀貌魁偉志尚倜儻 少業儒及長㱕釋與同學住持投開國雲峯 受具由是該覧竺墳探幁禪要年四十名震 于朝丁先皇帝召對稱旨拜為僧統太平二 年賜號匡越大師黎大行皇帝尤加禮敬凢

朝廷軍國之事師皆與焉嘗逰平虜𨛦衛靈 山悅其境致幽勝欲爰(1)庵居之夜夢神人身 披金甲左執金鎗右擎寶塔從者十餘軰狀 貌可怖來謂之曰吾即毗沙門天王從者皆 落叉也天帝有勑令徃此國護其疆界使佛 法興行於汝有緣故來相託師驚寤聞山中有 呵喝聲心甚異之及旦入山見一大木長十 丈許枝斡繁茂又有瑞雲覆蔭其上因命工 伐取如夢中所見刻像祠焉天福元年宋兵 入冦帝素聞其事命師就祠禳禱虜軍驚駭 退保友寧江友()見風濤震蕩蛟龍騰躍虜乃

奔潰七年宋人阮覺來聘時法師杜順亦有盛 名帝命變服爲江令迎於江曲覺見其善於文 談以詩贈之有天外有天外有天應返照(2)之句帝 以示師對曰此(3)尊陛下與其主不異覺還師作 詞曰玉(4)郎㱕送之其詞云

祥光風好錦㠶張

𠎣復帝鄉

千重萬里涉滄浪

九天㱕路長

人情慘切對離觴

攀戀星星郎

願將深意爲南強

分明報我皇

尋以衰老乞辭㱕還本郡逰戱山創 寺住持學者輻溱一日入室弟子多寶問云如 何是學道始終師云始終無物玅虚空會得真 如骵自同寶云如何保任師云無汝下手處進

云和尚道了也師云汝作麽生會宝便喝李朝順 天二年二月十五日將告寂示宝偈云:

木中元有火

元火復还生

若謂本無火

鑽燧何由萌

偈畢跌跏而逝 壽五十有二或云壽七十九□□□□□□□□□□


2. VẠN HẠNH THIỀN SƯ 萬行禪師 (?-1018)

Vạn Hạnh thiền sư, tên họ thực là Lý Vạn Hạnh (vì chữ Lý là húy nhà Trần nên có bản viết là Nguyễn Vạn Hạnh). Ông là người làng Cổ Pháp (tức làng Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, nay là huyện Tiên Sơn, Hà Bắc). Không biết ông sinh năm nào, chỉ biết mất vào năm 1018 (niên hiệu Thuận Thiên thứ 9 nhà Lý).

Lúc còn ít tuổi, ông và sư Định Huệ đều học đạo với Lục Tổ thiền tông. Lớn lên, ông giúp Lê Đại Hành bày mưu phá được quân phong kiến nhà Tống và quân Chiêm Thành sang xâm lấm nước ta.

Cuối triều Lê, khi Ngọa triều chết, ông cùng với triều thần, đứng đầu là Đào Cam Mộc, mưu lập Lý Công Uẩn lên ngôi. Vì có công đó, nên sau này nhà Lý phong ông làm Quốc sư (xem: Cương mục chính biên, q2, tờ 4 và Le Buddhisme en Annam, BEFEO, t. XXXII, tr.239).

Tác phẩm còn lại của ông có: Bài thơ Thị đệ tử (văn, triết), ghi trong Toàn Việt thi lục (A.1262) và Hoàng Việt thi tuyển (A.608) và 1 số Kệ ghi trong Thiền Uyển tập anh ngữ lục.



  1. Ký Đỗ Ngân



"Kim cấn" liền đôi như "thổ mộc",
Cớ sao toan chước hại nhau ngầm?
Thoạt nghe, bụng tớ "rầu" khôn xiết,
Nhưng thực về sau chẳng bận tâm. (Huệ Chi dịch)

  1. Khuyến Lý Công Uẩn



Gần đây tôi thấy lời sấm lạ, biết rằng họ Lý cường thịnh tất dấy nên cơ nghiệp. Nay xem trong thiên hạ, người họ Lý rất nhiều nhưng không ai bằng Thân vệ, là người khoan từ, nhân thứ, lại được lòng dân chúng, mà binh quyền nắm trong tay. Người đứng đầu muôn dân chẳng phải Thân vệ thì còn ai đương nổi nữa!
Tôi đã hơn bảy mươi tuổi rồi, mong được thư thả hãy chết để xem đức hoá của ông như thế nào, thực là sự may muôn năm mới gặp một lần.
(Cao Huy Giu dịch)

  1. Quốc tự



Trong vòng ba tháng nữa,
Thân vệ lên nối ngôi.
Cây đa in chữ "quốc",
Đất Cổ Pháp này thôi,
Gặp thánh hiệu Thiên Đức.
(Hoàng Lê dịch)

  1. Thị đệ tử



Có không tựa chớp chiếc thân này,
Muôn vật tư mùa khéo đổi thay.
Khí vận thịnh suy nào chút sợ,
Xem dường giọt móc đỗ trên cây. (Đinh văn Chấp dịch)

Thân như bóng chớp, có rồi không,
Cây cối xuân tươi, thu não nùng.
Mặc cuộc thịnh suy đừng sợ hãi,
Kìa kìa ngọn cỏ giọt sương đông. (Ngô Tất Tố dịch)

  1. Yết bảng thị chúng

Gốc lê chìm bể Bắc,
Chồi lý mọc trời Nam.
Bốn phương tan giáo mác,
Tám cõi được bình an. (Đoàn Thăng dịch)

Đại Việt Sử ký toàn thư có ghi lại bài Sấm – Vĩ của Vạn Hạnh:

樹根杳杳

木表青青
禾刀木落

十八子成
東阿入地

木異再生
震宫見日

兑宫隱星
六失年間

天下太平

Gốc cây thăm thẳm

Ngọn cây xanh xanh

Cây hoa đđào rụng

Mười tám hạt thành

Cành đđông xuống đất

Cành khác lại sanh

Đông mặt trời mọc

Tây sao ẩn hình

Sáu bảy năm nữa

Thiên hạ thái bình (Theo Đại Việt sử ký toàn thư, bản dịch)

3. LÝ THÁI TỔ 李太祖- LÝ CÔNG UẨN李公蘊(974-1028)


Lý Thái Tổ, tên họ thực là Lý Công Uẩn. Ông là vua đầu tiên của nhà Lý, miếu hiệu là Lý Thái Tổ, người làng Cổ Pháp (tức làng Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, nay là huyện Tiên Sơn, Hà Bắc). Ông sinh ngày 12-2- năm Giáp Tuất, niên hiệu Thái Bình thứ 5, nhà Đinh (8-3-974) và mất năm 1028 (niên hiệu Thuận Thiên thứ 19 nhà Lý). Người ta không rõ thân sinh ra ông là ai, chỉ biết ông là con nuôi Lý Khánh Văn, nhà sư trụ trì chùa Cổ Pháp và bà Phạm thị. Lớn lên ông theo học sư Vạn Hạnh, rồi làm quan với nhà Tiền Lê, đến chức Thân vệ điện tiền chỉ huy sứ. Khi vua Ngọa triều nhà Lê mất, quần thần tôn ông lên ngôi vua.


Lý Thái Tổ thấy kinh đô Hoa Lư chật hẹp, không thể mở mang làm nơi Đô hội được, bèn định rời đô về La Thành. Tháng 7 năm Thuận Thiên nguyên niên (1010), ông ra lệnh cho rời đô và có làm 1 bài chiếu nổi tiếng gọi là Chiếu Rời Đô, đổi tên La Thành là Thăng Long thành (tức là Hà Nội ngày nay).


Tác phẩm của ông còn lại:


Chiếu Rời Đô (sử, văn), làm năm 1010

Hoàng triều Ngọc diệp (?)(sử), 1 cuốn.

1 bài thơ (văn), chép trong Công Dư Tiệp Ký.


 
Theo "Công dư tiệp ký" thì lúc nhỏ Lý Công Uẩn hay nghịch, một hôm bị thầy phạt, trói bắt nằm dưới đất, đêm khuya muỗi đốt không ngủ được. Chú tiểu liền tức cảnh ngâm bài thơ này.
Có sách nói bài thơ này chỉ là một bài mượn của Trung Quốc theo tích giống Minh Thái tổ Chu Nguyên Chương..







Tức cảnh
Trời làm màn gối, đất làm chiên
Nhật nguyệt cùng ta một giấc yên
Đêm khuya chẳng dám dang chân duỗi
Chỉ sợ sơn hà xã tắc nghiêng.


便
西便

Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần đời đô, nhà Chu đến vua Thành Vương cũng ba lần dời đô. Phải đâu các vua thời Tam Đại theo ý riêng mình mà tự tiện chuyển dời? Chỉ vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu; trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi. Cho nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời, không noi theo dấu cũ của Thương, Chu, cứ đóng yên đô thành ở nơi đây, khiến cho triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tổn, muôn vật không được thích nghi. Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không đổi dời.
Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: ở vào nơi trung tâm trời đất; được thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi Nam Bắc Đông Tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp nước Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.
Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chổ ở. Các khanh nghĩ thế nào? (Nguyễn Đức Vân dịch)


4.LÝ THÁI TÔNG 李太宗(1000-1054)

Lý Thái tông, tên họ thực là Lý Phật Mã, sau đổi là Lý Đức Chính. Ông là con Lý Thái Tổ, tức Lý Công Uẩn; lên ngôi vua lấy miếu hiệu là Thái Tông. Ông sinh ngày 26 tháng 6 năm Canh tý, niên hiệu Ứng Thiên thứ 7, đời Tiền Lê (28-7-1000), ở phủ Trường An (Ninh Bình?) và mất năm 1054 (niên hiệu Sùng Hưng Đại Bảo thứ 6, đời Lý.) Ông làm vua được 27 năm, đổi năm niên hiệu: 1. Thông Thụy, 2. Kiền phù hữu đạo, 3. Minh đạo, 4.Thiên cảm thánh võ, 5. Sùng hưng đại bảo; đặt ra nhiều phép tắc, luật lệ và mở mang bờ cõi. Ông tinh thông Phật học, thường họp các sư ở chùa Thiên Phúc để bàn đạ phật. Tác phẩm của ông còn lại:

Hình thư (sử), 3 quyển;

Bài kệ chép trong Thiền Uyển tập anh ngữ lục (TVTL A.1262, HVTT A.608)


5.HỤÊ SINH TĂNG THỐNG惠生僧統(?-1063)

Huệ sinh tăng thống, tên họ thực là Lâm Khu Vũ, pháp hiệu là Huệ sinh tăng thống, trụ trì chùa Vạn Tuế trong thành Thăng Long. Ông là người làng Đông Phù Liệt (nay thuộc huyện Thanh Trì Hà nội). Không biết ông sinh năm nào, chỉ biết mất ngày 9-9 năm Gia Khánh thứ 5, đời Lý thánh Tông (3-10-1063)

Ông có tướng mạo khôi ngô, lạicó tài biện luận, rất giỏi văn chương, chữ tốt, vẽ khéo. Ngoài việc học Nho, ông còn nghiên cứu nhiều về Phật học. Năm 19 tuổi, ông đi tu, cùng với Pháp Thông ở Hạc Lâm cùng thờ ĐỊnh Huệ làm thày; sau ra trụ trì ở ngọn núi Bồ Đề(?). Vua Lý Thái Tông (1028-1054) nghe tiếng mời đến, hỏi ông về đạo pháp, ông ứng khẩu đọc 1 bài kệ, nói về đạo Hư Vô. Lý Thái Tông khen và phong làm Đô tăng lục. Đời Lý Thánh tông, ông được thăng lên chức Tả nhai Đô Tăng Thống, ngang với tước Hầu. Xem: Le Boundhisme en Annam, BEFEO., t.XXXII,tr.240).

Tác phẩm của ông gồm có:

Văn bia ở các chùa Thiên phúc, Thiên Khánh, Khai Quốc, Vũ Ninh, Diên nghiêm, Bảo đức (văn),

Chư đạo trừơng khánh tán văn (Phật)

Pháp sự trai nghị (Phật), 1 bộ

6.NGỘ ẤN THIỀN SƯ 悟印禪師(?–1088)

Ngộ Ấn thiền sư 悟印禪師tên họ thực là Đàm Khí 譚棄, pháp hiệu là Ngộ Ấn thiền sư. Ông là người làng Kim Bài (Hà Tây), không biết ông sinh năm nào, chỉ biết mất ngày 14-6 năm Quảng Hựu thứ 4, đời Lý Nhân Tông (5-7-1088). Thửa nhỏ ông học Nho, đến năm 19 tuổi đi tu; ông là môn đồ cũ của 1 vị Pháp sư Chiêm Thành, rất tinh thông về đạo Phật. Tác phẩm của ông còn lại có: bài thơ Diệu tính (Văn, triết) (TVTL A.1262, HVTT A.608) được nhiều người truyền tụng. (Xem: Le Boundhisme en Annam, BEFEO., t.XXXII,tr.247).








Thị tịch
Hư vô tính diệu khó vin noi
Riêng bụng hư vô hiểu được thôi
Trên núi ngọc thiêu màu vẫn nhuận
Trong lò sen nở sắc thường tươi (Ngô Tất Tố dịch)


7. VIÊN CHIẾU THIỀN SƯ圓照禪師 (998-1091)

Viên Chiếu thiền sư, tên họ thực là Mai Trực, pháp hiệu là Viên Chiếu thiền sư. Ông là cháu Linh Cảm hoàng hậu triều Lý, quê ở Phúc Đường, Long Đàm, không rõ thuộc tỉnh nào; sinh năm Mậu tuất, niên hiệu Ứng thiên, triều Lê Đại hành và mất năm 26-12 năm Quảng Hựu thứ 6 (18-1-1091), đời Lý Nhân tông, thọ 91 tuổi. Thuở nhỏ, ông rất thông minh. Nghe đồn ở chùa Mật Nghiêm có 1 vị trưởng lão có đạo hạnh, ông đến xin yết kiến. Vị Trưởng lão khuyên ông nên đi tu; ông nghe lời, đến thụ giới với sư Định Hương ở chùa Tiêu Sơn (Bắc Ninh cũ). Về sau, ông trụ trì ở kinh đô, học trò theo học ông rất đông. Ông có soạn “Dược Sư Thập Nhị Nguyện Văn”, vua Lý Nhân Tông (1072-1127) sai sứ đưa bản thảo sách ấy sang Trung Quốc để vua Triết Tông (Tống) xem. Vua Triết Tông trao cho Cao tọa pháp sư đọc; Pháp sư đọc xong tâu với vua Tống rằng: phương Nam có bậc đại sĩ ra đời, kinh pháp rất tường, bần đạo không dám thêm bớt gì cả..

Vua Triết tông khen ngợi, và trao lại cho sứ giả đem trả về. (Xem: Le Boundhisme en Annam, BEFEO., t.XXXII,tr.246)

Tác phẩm của ông gồm có:

- Thơ, kệ chép trong Thiền Uyển truyền đăng lục (văn).

- Tán Viên Giác Kinh (Phật), 1 bộ, (tức là làm lời Tán bộ kinh Đại phương quảng viên giác tu đà la liễu nghĩa kinh, tiếng Phạn là Mahà vai-pulya –purnabuddha sutra);

- Thập Nhị Bồ-tát Hạnh Tu Chứng Đạo Tràng (Phật).

- Tham Đồ Hiển Quyết (Phật, triết);

- Dược Sư Thập Nhị Nguyện Văn(Phật, triết).


第七世七人□□□□□□□□□□□

圓照禪師

昇龍京吉祥寺圓照禪師姓梅氏諱直福堂龍潭人李靈感太后兄子也㓜聰敏好學聞本𨛦宻嚴寺長老善相試就决焉長老熟視

曰汝於佛法有緣若出家必為善菩薩中人不然則壽夭難保矣師感悟辝(1)親投芭焦()山定香授業執侍餘年斫究禪學常持圓覺經明三觀法一夕定中見文殊菩薩持刀破腹〖洗膓傳之〗以藥自是心中所習宛如夙契深得言語三昧講說如流尋於京畿之左創寺居焉斈[]者林萃有僧問佛之与聖其義云何師云籬下重陽菊枝頭淑氣莺進云謝學人不會請再指示師云晝則金烏照夜來玉兔明僧又問已獲師真旨玄機示若如何師云不慎水盤擎滿去一遭蹉跌悔何之進云謝師指云莫濯 江波溺親來却自沉又問少室摩竭○(2)玄自古千今(3)誰継將爲主師云幽明乾象因烏兔屈曲坤維爲嶽淮又問如何是大道根源一䟦行師云髙岸疾風知勁草邦家版蕩識忠良又問一切眾生從何而來百年之後從何而去師云盲𪛉穿石壁跛鼇上髙山又問青青翠竹盡真如如何是真如用師云贈君千里遠笑把一甌茶(4)進云恁麽即空來何益師云誰識東阿去途中載白頭又問野軒一深戶誰識等閑敲師云金谷簫踈花草亂而今昏曉任牛羊進云爲什麽如此師云富貴兼驕泰翻令敗市樓又問龍女獻珠成佛果檀那捨施福如何師云萬古月中桂扶踈在一輪進云恁麽即勞而無功師云天上如懸鏡人間處處通({dư}又問又渡河須用筏到岸不須船不渡時如何師云涸池魚在陸獲活萬年春池池池池池池進云恁麽即隨流始獲玅理師云見說荊軻侶 一行竟不迴又問金鑛混交元一氣請師方便鍊精形師曰不是齊君客那知海大魚進云郭君若不納諫語亦奚為師云若欲先提飲休爲巧尽蛇又問蛇死於䟦請師救活師云汝是何方人僧曰本來山人師云速回 Bn mu:岩隱莫見許真君又問海藏滔滔應不問曹溪滴滴是如何師云風前松下凄涼韻雨後途中淺濁泥進云恁麽即不異今時也師云籬下重陽菊枝頭暖日莺又問昭昭心目之間朗朗色身之內而理不可分相不可覩爲什麽不覩師云(苑中花爛熳岸上草離披進云 歲寒羣苗落何以可宣揚師云喜君來自達不亦且歡娛進云幸聞今日决從此免忽無師云淺溺纔提出回頭萬丈潭又問涅槃城內尚 猶危如何是不危之處師云({dư}營巢簾熯上鬂髮葦苕莖進云若遭時迫近兩㨿是何爲師云丈夫隨放蕩風月且逍遙又問一切眾生皆言是佛此理未明請師垂示師云勸君且務農桑去莫學他人待兔勞進云幸蒙師顯决終不向他求師云可憐遭一噎飢坐却忘飱 又問㡬年久積囊中寶今日當塲覿靣看師云秪待中秋月却遭雲雨侵進云雖聞師語說此理未分明師云笑他徒抱柱溺死向中流 又問如何是一法師云寸見春生兼夏長又逢秋熟及冬藏進云恁麽即成佛多也師云祖龍驅自止徐福遠徒劳又問見性成佛其義云何師云枯木逢春花𧡟(5)發風吹千里馥神香進云學人不會願師再指師云萬年茄子樹蒼翠聳雲端又問摩尼與眾色不合不分離師云春花與蝴蝶㡬戀㡬相違進云恁麽即隨他混雜師云不是胡僧眼徒劳逞辨珠又問如何是觸目菩提師云㡬驚曲木鳥瀕吹冷虀人進云學人不會更請別喻師云聾人聽琴響盲者妄蟾蜍又問本自有形兼有影有時影也離形否師云眾水朝東兮萬派爭流羣星拱北兮千古㱕心又問如何是一句了然超百億師云遠挾泰山超北海仰拋柱杖入蟾宮又問惟此一事實餘二即非真如何是真師云杖頭風易動䟦上雨成泥又問不向如來匙玅藏({dư}不求祖燄續燈枝意旨如何師云秋天摶黍唳雪景牡丹開又問如何最玅之句師云一人向隅立滿座飲無懽又問古今大事應無間(6)特地西來意若何(7)師云巧言令色者鑚𪛉打瓦人又問心法雙忘性即真如何是真師云雨滴巖花神女淚風敲庭竹伯牙琴又問如何是最玅之句師云喉裏猶存梗常居不快然又問有修有証開四病出頭何可脫塵籠師云山髙更大容尘(8)貯海闊能深納細流又問惟佛與佛乃知斯事如何是斯事師云夾徑森森竹風吹曲自成又問不用平常不用天然不用作用而今作什麽師云蓬草棲低鷃滄溟𨼆巨鱗又問四大帶來由曠劫請師({dư}方便出輪迴師云舉世畜徒犀是寶({dư}飡於荊棘卧於泥又問種種取捨皆是輪迴不取不捨時如何師云從來紅莧殊常色有葉參差不有花又問言語()()㫁其意如何師云角響隨風穿竹到山岩帶月過墻來又問諸佛說法皆是化物若悟本意是名出世如何是本心師云春織花如錦秋來葉似黃又問如何是直截一䟦師云東西車馬走塵土曉昏飛又問有法有心開妄識如何心法蕩俱消師云可奪松梢長欎欎豈憂霜雪落紛紛又問祖意與教意如何師云興來携杖逰雲徑困即垂簾卧竹床又問祖祖相傳合傳何事師云飢來須尋食寒即向求衣又問世人皆賃屋漏人何所在師云金烏兼玉兔盈昃謾勞分又問如何是曹溪一䟦師云可憐刻舟客到處意䓤䓤師嘗𢮪(9)藥師十二願文李仁宗皇帝以其藁附使達于哲宗既至(10)相國寺髙座法師覽之卽合(11)掌禮曰南方有肉身大士出卋善說經法師云貧道豈能敢增損因再述一本附还使 回以聞帝深嘉獎廣祐六年庚午九月日無疾示眾云我此身中骨節筋脉四大假合所有無常譬如屋宇壞時棂梠俱落與汝珍重聽吾偈云

身如墻壁圮頹時

舉世忽忽熟不悲

若達心空無色色

色空隱顕(12)任推移

偈竟端然而逝壽九十二臘月五十六

有讃圓斍[]經十二菩薩行修證道塲及參徒顕决一卷今行于世
 

8:MÃN GIÁC ĐẠI SƯ 満覺大師 (?-1096)

Mãn Giác thiền sư 滿覺禪師, tên họ thật là Nguyễn Trường, pháp danh là Mãn Giác đại sư. Ông là người làng Yên Cách (?), không rõ ông sinh năm nào, chỉ biết mất ngày 30-11- năm Hội Phong thứ 5 đời Lý Nhân Tông (17-12-1096).

Ông là học trò của Quảng Trí Thiền sư. Khi Lý Thái tông còn làm Thái tử, ông được nhà vua kén vào dạy học. Sau này, Thái tông lên làm vua, rất trọng đãi ông; sai làm chùa ở cạnh cung cho ông trụ trì để tiện việc hỏi han, bàn bạc việc nước. (Xem: Le Boundhisme en Annam, BEFEO., t.XXXII,tr.247). Tác phẩm của ông còn 1 bài kệ Xuân hoa (văn, triết)chép trong Thiền uyển truyền đăng lục (HVTT A.608)








Xuân ruổi trăm hoa rụng
Xuân tới, trăm hoa cười
Trước mắt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi
Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua, sân trước một nhành mai (Ngô Tất Tố dịch)