Bia đá ma nhai tại xã Nga Thiện, Nga Sơn, Thanh Hóa.
Xưa mình từng đến đây nhưng chưa được lên chỗ này.
Nguồn Facebook của bạn bè đăng lại.
Nguồn Facebook của bạn bè đăng lại.
“Lục vân thâm động bích toàn
ngoan,
Danh lợi trần tiêu vũ trụ khoan.
Tịch chiếu khê sơn hoa yểm ánh,
Xuân khai dương liễu điểu gian quan.
Thanh tuyền tẩy nhĩ viên tâm tĩnh,
U thất huyền đăng lộc mộng hàn.
Vô tướng hư linh cơ sự thiểu,
Hồ thiên nhật nguyệt bất thăng nhàn”.
Danh lợi trần tiêu vũ trụ khoan.
Tịch chiếu khê sơn hoa yểm ánh,
Xuân khai dương liễu điểu gian quan.
Thanh tuyền tẩy nhĩ viên tâm tĩnh,
U thất huyền đăng lộc mộng hàn.
Vô tướng hư linh cơ sự thiểu,
Hồ thiên nhật nguyệt bất thăng nhàn”.
Hữu Thiên Nam hoàng đế đề.
Hồng Đức kỉ nguyên chi nhị thập ngũ, xuân tam nguyệt cát nhật
Trung thư giám Trung thư Xá nhân Nguyễn công Trực phụng thư.
Ngự dụng giám san thư cục chính Phạm Bảo phụng thuyên.
Phỏng dịch:
Phỏng dịch:
Lục Vân động thẳm, vách chon von,
Vũ trụ bao la danh lợi tan.
Trời chiếu núi khe hoa lấp lánh,
Xuân về dương liễu tiếng chim chan.
Suối trong rửa sạch, lòng vượn[1] lắng,
Nhà tối treo đèn, mộng hươu[2] tàn.
Thanh thản tâm hồn, đời ít vướng,
Trong bầu ngày tháng xiết hân hoan.
Thiên Nam hoàng đế (Lê Thánh Tông) ngự đề ngày lành tháng 3 năm Hồng Đức 25 (1494)
Trung thư giám Trung thư xá thân Nguyễn Công Trực phụng viết chữ
Ngự dụng giám san thư cục chính Phạm Bảo phụng khắc.
(Tham khảo bản dịch thơ của Lâm Giang[3])
Vũ trụ bao la danh lợi tan.
Trời chiếu núi khe hoa lấp lánh,
Xuân về dương liễu tiếng chim chan.
Suối trong rửa sạch, lòng vượn[1] lắng,
Nhà tối treo đèn, mộng hươu[2] tàn.
Thanh thản tâm hồn, đời ít vướng,
Trong bầu ngày tháng xiết hân hoan.
Thiên Nam hoàng đế (Lê Thánh Tông) ngự đề ngày lành tháng 3 năm Hồng Đức 25 (1494)
Trung thư giám Trung thư xá thân Nguyễn Công Trực phụng viết chữ
Ngự dụng giám san thư cục chính Phạm Bảo phụng khắc.
(Tham khảo bản dịch thơ của Lâm Giang[3])
[1]
Nguyên văn viên tâm nghĩa là tâm con
vượn. Thiền gia ví cái tâm con người hay động loạn như tâm con vượn nhảy nhót
lung tung.
[2]
Nguyên văn lộc mộng nói giấc mộng cầu
hươu. Xưa điển tích coi giang sơn nhà Tần là con hươu. Con hươu của nhà Tần xổng
cả thiên hạ tranh nhau cuối cùng chỉ có Lưu Bang giành được. Điển này để chỉ lòng
ham danh lợi quyền uy của thế gian, khi đứng trước cảnh đẹp động tiên cũng nguội
lạnh rồi.
[3]
Hiệu của ông Nguyễn Văn Bến, cán bộ Viện nghiên cứu Hán Nôm. Theo nguồn Facebook PhucNguyen (https://www.facebook.com/yufu.ruan/posts/311531225683325?comment_id=311934208976360&offset=0&total_comments=17¬if_t=feed_comment_reply)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét