Chủ Nhật, 12 tháng 5, 2024

Ngày Mother day 2024 ở Châu Âu nhớ bố mẹ!

 

Năm nay đã 46 tuổi, đã sinh con được 3 đứa! Sống xa quê hương, phải lao động tay chân để mưu sinh! Nơi quê nhà cũng không phải là no đủ, tại đất khách cũng chưa được thoải mái! 46 năm nhân sinh. Hôm nay là ngày Mother day. Nhớ về 2 người đã cưu mang sinh ra mình: một người đã lên thiên đàng được 5 năm; một người còn ở Trần gian với những ưu tư dương thế! Kẻ làm trai hồ thỉ bốn phương trời, nhớ câu cổ ngữ từng trải: “Phụ mẫu tại, bất viễn du. Du tất hữu phương/ Bố mẹ còn chớ đi đâu xa. Có đi xa ắt phải có phương hướng”. Bố mẹ ơi! Ở cái tuổi tứ tuần nơi quê người! Bên cạnh vợ dại con thơ! Nhớ về những tháng năm bên bố mẹ. Bé được chăm bẵm như kiểu việt nam, lớn cũng được bố mẹ kì vọng như ở Việt Nam. Nay nơi đất khách, trải nghiệm cuộc sông văn hóa khác lạ châu âu. Thương bố mẹ cơ hàn vất vả, chịu cay cực với cái nền văn minh lúa nước, cộng sản sơ khai của xứ đông á. Xót thương thay không chỉ bố mẹ mình mà cả những người làm cha làm mẹ khác đang trong vòng cương tỏa của cơm áo gạo tiền, danh vị lợi lộc.

Mẹ sinh ra trong một gia đình trung nông đã dời lên thành thị. Sống tuổi thơ với môi trường âu phong á vũ vừa chuyển của bát nguyệt thu sao vàng cờ đỏ. Nhà toàn chị em gái và một cậu em nhỏ, ông ngoại là người Tây học không gặp thời. Mẹ phải bươn trải kiếm sống phụ gia đình, mẹ phải phấn đấu vươn lên không thua kém ai. Tuổi đã lớn mới xe duyên cùng bố. Tính tình cứng cỏi, cố chấp. Nhưng chắc chắn. Ngày chúng con còn bé, sinh em thứ 3 xong mẹ nhiều bệnh tật. Không đủ sức lao động, sống nhờ vào đồng lương hưu ít ỏi. Cam chịu theo thời cuộc, thời đó cũng chẳng buôn chẳng bán gì được. Chỉ com cóp có gì bán nấy, dưa cà mắm muối. Ghi lô – đề để qua ngày. Nhưng cũng chắc trở đủ điều. Ngày con cái lớn lên, chưa báo đáp được gì, mẹ đã đi xa. Mẹ quanh quẩn với cái khu phố ấy, chỉ nhinh nhỉnh chuyện tâm sự tào lao đầu phố cuối khu, cãi nhau chỉ vì câu nói mỉa mai đâm chọc, hay chỉ vì đống rác, viên gạch. Ngày đi làm, chưa nộp được đồng lương nào cho mẹ, chỉ cuối năm lĩnh được mươi triệu dự án cơ quan đưa biếu mẹ để mẹ lo cho Tết. Ngày dời bước sang Châu âu, mua được tí quà, về mẹ cũng cất góc tủ không đụng đến. Ngày mẹ mất mở tủ ra thì đồ đã mốc, hết hạn cả. Ôi ! Hôm nay nhớ mẹ vô cùng! Mẹ đi xa rồi!

Bố sinh ra ở quê nghèo Trung kỳ, nắng gắt, tiếng xứ Nghệ quê mình nặng mà đằm thắm câu ru hời, điệu hò sông Lam - sông Cả. Gia đình bần nông, thoát được cuộc thổ địa cải cách. Nhưng năm 10 tuổi, bố đã từng nhìn thấy người ta bắn địa chủ bị đấu tố phọt cả óc. Tuổi thanh niên cả miền Bắc bộ sục sôi cách mạng, ai không đi lính thì cũng đi thanh niên! Bố tránh được một lần, rồi cuối cùng cũng đến lượt. Chưa ra chiến trường nhưng đường hành quân bị bệnh, bị thương, bị bỏ lại trong rừng đại ngàn heo hút. Đợt quân sau đến, được chuyển về Hậu tuyến, được đi học Đại học, với những năm đói khát ở Trường Kinh tế Quốc dân. Ra trường được phân về một nhà máy lớn. Lúc đó đất nước chìm vào các chính sách lầm lẫn, của bao cấp, của tem và phiếu. Bố gặp mẹ và nên duyên chàng Khu 4 với gái Hà Nội. Cuộc sống thời đó chỉ trông vào đồng lương ba cọc ba đồng. Sau đại hội VI, đất nước dần chuyển động mà những con người nhỏ bé trong đất nước ấy không cảm nhận được. Mẹ đã về mất sức, Bố hết việc vì tinh giảm biên chế. Cuộc sống bon chen vay mượn, bố vay tiền rồi chốn nợ, cờ bạc. Hàng xóm đánh nhau chỉ vì lời qua tiếng lại. Cuộc sống căng thẳng, bố cũng lạc vào cuộc sống của những câu chuyện tào lao, môi giới chỉ trỏ kiếm sống. Còn miếng nhà ở Thủ Đô, nhưng chểnh mảng với những vòng cuốn xác thịt của miệng lưỡi đời. Ngày đi xa, gọi điện về với bố chỉ muốn rơi nước mắt. Tuổi cao, tiếng nói buốn bực của nhân sinh hay tiếng não lòng của những mê lộ cuộc đời không bao giờ hết. Bố ơi! Nhớ bố, những lúc cho chúng con ăn, cho chúng con chơi, những lúc bố sảng khoái, những lúc bố khỏe mạnh, dư dật, bố chở chúng con bằng chiếc xe đạp xuống thăm bà ngoại !!! … Bây giờ con đã có 3 đứa, mỗi lần gần chúng nó, con lại nhớ bố nhiều lắm. Căng thẳng cuộc đời cuối cùng cũng chỉ vì miếng ăn, vì vụ lợi. Bố từ nơi quê nghèo lên Thủ đô, những thăng trầm từng trải của bố: buồn vui, thất bại, ê chề, … nó đã cuốn đi bao thanh xuân của bố. Nay xa cách chẳng có cách gì với tay đến bố được! Xin bố hãy quên hết những ưu phiền của cuộc đời này, con yêu bố! Cầu nguyện bố được bình an!

12-5-2024 Việt Tây, Toàn Nguyễn.

Thứ Sáu, 10 tháng 5, 2024

A1- Deutsch Geschichten: A1



Deutsche Bahn

 Heute ist ein sonniger Tag und ich möchte meine Großeltern in Hamburg besuchen. Ich wohne in Bremen und möchte mit dem Zug fahren. Also fahre ich mit dem Bus zum Bahnhof. Das dauert zwanzig Minuten. Im Bahnhof sind viele Menschen. Ich weiß nicht, wohin ich gehen soll. Ich suche mir Hilfe an dem Informationsschalter. Sie haben Informationen zu allen Zügen. Sie wissen, wie ich von Bremen nach Hamburg kommen kann. Die Mitarbeiter helfen mir den richtigen Zug, das richtige Gleis und die richtige Uhrzeit zu finden.

„Hier ist dein Bahnticket. Gehe bitte zu Gleis Nummer 5. Dein Zug fährt um 15.45 Uhr von Bremen nach Hamburg.", sagt die Mitarbeiterin. „Danke.", antworte ich.

Ich sehe hinauf zu der großen Uhr. Es ist 15.24 Uhr. Ich habe Zeit. Also kaufe ich mir im Kiosk ein Getränk, ein Brötchen und Chips. Ich habe einen Koffer und gehe zum Gleis Nummer 5. Es sind viele Menschen dort. Ich stelle mich an das Gleis und warte auf den Zug. Er kommt nicht pünktlich.

„Der Zug hat 5 Minuten Verspätung.", sagt eine Frau.

Ich warte ungeduldig.

„Der Zug hat 10 Minuten Verspätung.", sagt dieselbe Frau.

Ich warte eine lange Zeit, aber der Zug kommt nicht. Es dauert 30 Minuten, bis der Zug endlich kommt. Ich gehe in den Zug und ich finde einen Platz. Ich bin müde, hungrig und durstig. Also esse ich das Brötchen und die Chips. Ich trinke auch Wasser. Jetzt geht es mir besser. Der Zug fährt los. Ich freue mich auf meine Großeltern.

 Tàu điện ở Đức

Hôm nay là một ngày nắng và tôi muốn thăm ông bà tôi ở Hamburg. Tôi thì sống ở Bremen và tôi muốn đi tàu đến đó. Tôi đi xe Bus đến nhà Ga chính. Mất khaongr 20 phút. Nhà Ga chính rất đông người. Tôi không biết là nên đi đâu. Tôi tìm sự giúp đỡ từ quầy thông tin. Họ có thông tin tất cả mọi chuyến tàu. Họ biết rằng, tôi phải đi Từ Bremen đến Hamburg như thế nào. Nhân viên ở đây đã giúp đỡ tôi tìm kiếm đúng được chuyến tàu, đúng được đường ray, và đúng giờ tàu chạy.

"Đây là vé của ngài xin mời ngài đi đến đường ray số 5 tàu của ngài sẽ chạy vào lúc 15:45 từ Bremen đến Hamburg" nữ nhân viên nói. Tôi trả lời "cảm ơn".
Tôi nhìn vào chiếc đồng hồ lớn ở đó mới là 15:24. Tôi còn có nhiều thời gian, tôi mua cho mình ở quầy kiot đồ uống, một cái bánh mì và một ít khoai tây chiên. Tôi có một cái vali và tôi đi đến đường ray số 5, ở đó đã có rất nhiều người. Tôi đến đó và chờ tàu và nó đến không đúng giờ.
"Chuyến tàu ấy muộn 5 phút". Một giọng phụ nữ nói. Tôi mất kiên nhẫn chờ đợi. "Chuyến tàu ấy chậm 10 phút" vẫn giọng người phụ nữ ấy nói. Tôi đã chờ rất lâu nhưng mà tàu cũng không đến, nó kéo dài khoảng 30 phút và cuối cùng chuyến tàu ấy cũng đến. Tôi lên tàu và tìm một chỗ cho mình, tôi đã mệt, đói và khát, tôi ăn bánh mì cùng với khoai tây chiên. Tôi cũng uống nước và tôi cảm thấy tốt hơn. Chuyến tàu đã khởi hành, tôi rất vui vì được gặp ông bà tôi.

 


Đúng giờ 

Tôi thức dậy và nằm trên giường, tôi mệt vì hôm qua tôi ngủ rất muộn. Hôm qua tôi đã xem một bộ phim mới.  Bộ phim hay và tôi không thể ngừng xem nên tôi không ngủ khoảng 12 giờ đêm, tôi quên đặt báo thức, tôi nhìn đồng hồ.  Bây giờ đã là 9:32 sáng.  Hôm nay là thứ Hai và tôi phải đi làm, tôi đã ngủ quá lâu, bây giờ tôi phải vội, tôi đi tắm, đánh răng, sấy tóc, tôi mặc quần, áo sơ mi và đi giày.  Hôm nay không có bữa sáng, tôi không có thời gian cho việc đó nữa, tôi phải đi làm nhanh hơn.  Tôi rời khỏi căn hộ lúc 9 giờ 50 sáng, tôi có mang theo túi xách và áo khoác, trên đường đi ra chỗ, xe đạp của tôi đang đỗ, tôi không mở được khóa. ngón tay của tôi run, tôi hồi hộp và phấn khích, tôi chưa bao giờ đi trễ, tôi thích đi làm luôn đúng giờ, điều đó quan trọng với tôi.  Tôi hy vọng sếp tôi không tức giận, đó là lần đầu tiên, tôi đi muộn. Đúng giờ nghĩa là 9h tôi đã có mặt ở chỗ làm và không đến trễ hơn nữa, bây giờ tôi cởi được khóa ra, tôi sẽ đạp xe đi làm, sếp và đồng nghiệp đang đợi tôi, "bạn đi muộn hôm nay" Họ cười nói, sếp tôi không giận, và tôi thấy nhẹ nhõm, ngày mai tôi sẽ đến đúng giờ.


 Pünktlichkeit

Ich wache auf und liege im Bett. Ich bin müde, da ich gestern sehr spät eingeschlafen bin. Gestern habe ich eine neue Serie geschaut. Die Serie war gut und ich konnte nicht aufhören, sie zu schauen. Also bin ich erst um 12.00 Uhr nachts eingeschlafen. Ich habe vergessen, einen Wecker zu stellen. Ich sehe auf meine Uhr. Es ist 9.32 Uhr morgens. Es ist Montag und ich muss zur Arbeit. Ich habe zu lange geschlafen.

Jetzt muss ich mich beeilen. Ich dusche, putze mir die Zähne und föhne mir die Haare. Ich ziehe mir eine Hose, ein Hemd und Schuhe an. Ein Frühstück gibt es heute nicht. Dafür habe ich keine Zeit mehr. Ich muss schnell zur Arbeit. Die Wohnung verlasse ich um 9.50 Uhr. Ich habe eine Tasche und eine Jacke dabei. Auf dem Gehweg steht mein Fahrrad. Ich kann das Schloss nicht öffnen. Meine Finger zittern. Ich bin nervös und aufgeregt. Noch nie bin ich zu spät gewesen. Ich gehe immer pünktlich zur Arbeit. Das ist mir wichtig. Ich hoffe, dass mein Chef nicht wütend ist. Das ist das erste Mal, dass ich unpünktlich bin. Pünktlichkeit bedeutet, dass ich um 9.00 Uhr auf der Arbeit bin und ich nicht später komme.

Jetzt kann ich das Fahrradschloss öffnen. Ich fahre mit dem Fahrrad zur Arbeit. Mein Chef und meine Kollegen warten auf mich. „Heute bist du nicht pünktlich.", sagen sie. Sie lachen. Mein Chef ist nicht wütend. Ich bin erleichtert. Morgen werde ich pünktlich sein.

Wohngemeinschaft

Ich wohne in einer Wohngemeinschaft. Ich wohne mit drei Menschen zusammen. Jeder hat ein eigenes Zimmer. Wir teilen uns eine Küche, einen Balkon und ein Bad. Wir haben kein Wohnzimmer. In der Küche kochen wir zusammen. Auf dem Balkon grillen wir im Sommer. Wir haben eine gute Wohngemeinschaft und wir verstehen uns gut. Aber manchmal haben wir Probleme. In der Küche ist ein Kühlschrank. Wir haben einen Putzplan an den Kühlschrank gehängt. Jeder hat seine Aufgabe in der Wohngemeinschaft. Jede Woche muss einer von uns die Küche, den Balkon und das Bad putzen. Diese Woche habe ich die Aufgabe, zu putzen. Ich habe es vergessen. Meine Mitbewohner erinnern mich. „Du hast vergessen, die Küche, das Bad und den Balkon zu putzen.", sagen sie. Sie sind verärgert. Sie mögen es nicht, wenn jemand seine Aufgaben vergisst. In einer Wohngemeinschaft ist es wichtig, dass jeder an seine Aufgaben denkt. „Es tut mir leid. Ich werde jetzt putzen und aufräumen.", sage ich. Also wasche ich das Geschirr in der Küche. Ich reinige die Herdplatten und den Ofen. Ich bringe den Müll hinaus. Ich putze die Toilette, die Dusche und das Waschbecken. Ich sauge mit dem Staubsauger und wische mit dem Wischmopp. Ich fege den Balkon. Es dauert zwei Stunden. Dann bin ich fertig. Meine Mitbewohner sind zufrieden. Nächste Woche wird ein anderer putzen. So steht es im Plan.


 


 

 

 

 


 

 

 

 

Festessen/ Bữa cơm ngày lễ

 Heute ist Heiligabend. Familie Müller freut sich. Nach der Kirche gibt es zu Hause ein Festessen. Doch bevor es Essen gibt, müssen alle mithelfen. Die Kinder der Familie decken zuerst den Tisch. Der Teller in der Mitte, links von ihm Serviette und Gabel. Rechts vom Teller liegen Messer und Löffel. Außerdem basteln die Kinder etwas. Sie falten Origami. Es wird als Dekoration für den Tisch verwendet. In der Küche kochen Frau und Herr Müller. Die Kinder helfen nach dem Tischdecken auch beim Kochen. Sie schneiden die Kartoffeln in Würfel. Frau Müller kocht das Fleisch. Herr Müller macht den Nachtisch. Nach einer Stunde ist das Festessen fertig. Die Familie geht zusammen in die Kirche. Anschließend setzen sie sich zusammen an den Tisch. Zuerst gibt es einen Salat. Dann eine Suppe. Das Essen schmeckt allen sehr lecker. Nach den Vorspeisen kommt der Hauptgang. Es gibt Fleisch mit Kartoffeln. Danach essen sie rote Inge, ein Nachtisch. Vor allem die Kinder freuen sich über dieses leckere Dessert. Nach dem Essen sind alle satt. Der Tisch wird abgeräumt und das Geschirr gespült. Die Familie freut sich schon auf das nächste Festessen. Dann essen und kochen sie wieder zusammen.

 Hôm nay là lễ đêm thánh trước Giáng sinh. Gia đình Müller rất là vui vẻ. Vì sau giờ ở nhà thờ về sẽ có một bữa ăn ngày lễ. Trước đó để có đồ ăn thì tất cả sẽ phải cùng giúp đỡ chuẩn bị. Trẻ em trong gia đình sẽ bày bàn, trước tiên là đĩa ở giữa, ở bên trái là giấy và dĩa, ở bên phải của đĩa là dao và thìa. Ngoài ra trẻ con còn dán giấy, chúng làm gấp hình Origami, đó cũng là một sự trang trí cho bàn ăn. Ở trong bếp thì bà Müller và ông Müller cùng nấu ăn. Trẻ con sau khi trang trí bàn xong thì cũng vào giúp nấu ăn, chúng thái khoai tây thành từng miếng. Bà Müller thì nấu thịt còn ông Müller thì làm món tráng miệng. Sau 1 giờ thì đồ ăn ngày lễ đã hoàn thành. Cả nhà cùng nhau đến nhà thờ, khi kết thúc xong thì về tất cả cùng ngồi vào bàn. Đầu tiên là món salad sau đó là món súp. Món ăn rất là ngon sau khi món khai vị xong là đến món chính, nó có thịt và khoai tây. Sau đó họ ăn cùng với gừng đỏ một món tráng miệng tất cả trẻ con đều rất thích vì món tráng miệng ngon lành. Sau khi ăn xong thì cả nhà đều no, cùng dọn bàn và rửa bát đĩa. Cả gia đình rất vui để đón chờ một bữa ăn ngày lễ lần tới, mọi người được cùng ăn cùng nấu với nhau.

Thứ Năm, 9 tháng 5, 2024

Thư pháp báo - Trì Hiền Kiệt (Phúc Kiến, Trung Quốc)

 



Tìm đâu mộng đẹp ngày xưa 
Sư quê giường trúc mượn đưa giấc nồng
Bướm - Hoa kết bạn lạ lùng 
Chuyện đời in nước một dòng Tiêu Tương
 Trăng xuân dọi áo thêm thương 
Mài mây nghiên cũ mùi hương còn nồng 
Chân quê ai khách đoái lòng
 Cùng theo cánh hạc lên vùng mênh mang.
Châu âu 9.5.2024 nhớ cha!
Toàn dịch thơ tàu.