Một số bạn
bè giới chuyên môn trên Facebook chia sẻ những Di sản Hán Nôm, vừa để thông tin
vừa trao đổi kiến thức học tập kinh nghiệm của nhau. Mình thấy có 2 bức ảnh chụp
các Sắc phong khắc đá chữ Thái lẫn chữ Hán chụp tại một hang đá thuộc huyện Mai
Sơn, Sơn La. Thấy hay hay, trân trọng Di sản dù chỉ là 1 chữ. Copy lại đăng vào
Blog cho được quý hóa mà cũng là cách lưu lại cái hồn thiêng của cổ nhân. Vì
nghe nói hang nay đã nằm dưới lòng hồ thủy điện Sơn La. Copy nguyên văn cả phần
dịch và đánh máy, mong các bạn thông cảm.
Sắc 1:
Nguyên văn:
勅枚山州輔導琴仁貴爲以侍奉畨臣輔導破有才藝再上進錢鈔 以資國用特賜防禦僉事職可爲果敢將軍軍民防禦使司防禦僉 事下班此勅.
景興四十年二月十三日.
保大五年三月吉日.
佈政琴文威誌
Dịch nghĩa:
景興四十年二月十三日.
保大五年三月吉日.
佈政琴文威誌
Dịch nghĩa:
Sắc Phụ đạo châu Mai Sơn là Cầm
Nhân Quí[1], giữ mệnh phiên thần phụ đạo, có công lao tài nghệ[2], lại dâng nộp tiền sao để chi dùng việc nước. Đặc ban sắc xuống cho làm
Phòng ngự thiêm sự, phong làm Quả cảm tướng quân, Quân dân phòng ngự sứ ti
phòng ngự thiêm sự.
Ngày 13 tháng 2 năm Cảnh Hưng 40 (1779)[3]
Ngày lành tháng 3 năm Bảo Đại 5 (1929)
Bố chính Cầm Văn Uy chép
Ngày 13 tháng 2 năm Cảnh Hưng 40 (1779)[3]
Ngày lành tháng 3 năm Bảo Đại 5 (1929)
Bố chính Cầm Văn Uy chép
[1]
Họ Cầm người Thái là một dòng họ quí tộc nhiều đời làm thủ lĩnh cai trị ở Sơn
La. Người Thái có chữ viết riêng, nên sắc đá có 2 phần 1 phần chữ Thái, 1 phần
chữ Hán. Phần chữ Thái không thuộc chuyên môn chúng tôi không đề cập đến.
[2]
Nguyên văn là chữ Phá破,
không rõ nghĩa, có người suy luận là mượn để ghi chứ Phả颇. Có ngu ý
xin dịch là phá giặc cũng có tài nghệ.
Không dám khiên cưỡng, cứ chú thích lại.
[3]
Năm Cảnh Hưng 40 (1779) là năm sắc phong cho Cầm Nhân Quí. Năm Bảo Đại 5 (1929)
là năm sao chép lại khắc vào đá.
Sắc 2: do 1 bạn khác up lên, nhưng hình mờ chưa có thời gian khảo sát. Chỉ xin đăng hình cho có dấu ấn hiện vật.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét