Thứ Bảy, 9 tháng 11, 2013

Nghĩ về Học Hán Nôm

Xưa đi luyện thi ĐH học thầy Phương khoa Văn học. Mình thích cái kiểu giảng bài từ tốn của thầy không sóc, không khoa trương mà cách nói rất giản dị. Thầy trông mộc mạc đi chiếc cúp Honda cũ kỹ. Dịp ấy mới bổ sung thêm phần thơ văn Hồ chủ tịch vào bộ đề. Nghe thầy giảng nhớ được mấy điểm hay. Bác Hồ làm văn làm thơ, bác luôn quan tâm chú ý đến mấy điểm chính là: Viết để làm gì, Viết cho ai, Viết cái gì và cuối cùng là viết như thế nào. Từ cách phân định rạch ròi đối tượng, phương tiện và mục đích như thế nên văn chương Hồ chủ tịch rất gần với quần chúng mà lại rất uyên bác với các trí thức nhân sĩ cũ gây được ảnh hưởng trong cuộc đời làm cách mạng của bác. Nhớ bài thầy, giờ lại ngẫm lại việc học Hán Nôm của thế hệ ngày nay. Khi mà kinh tế mở cửa phát triển. Văn hóa cũ từng lớp từng lớp được phục hồi dần dần. Suy ra cái lý luận để cho việc học Hán Nôm cũng cần thiết minh bạch rõ ràng. Nhiều người không hiểu cứ mù mờ học lọ học trai rồi ra mê sảng, thậm trí mê tín về việc học Hán Nôm nữa. Người thì ngờ ngợ nó là tiếng Tầu, người thì bảo nó là chữ nhà Chùa, …. Chữ Thầy cúng, … Nó cứ mờ mờ ảo ảo vậy. Nhân nhớ bài giảng của thầy luận thêm về sự học ấy một chút 1 chít, gọi là đưa tiếng. Chẳng đúng đại cục với người quân tử thì cũng đúng với kẻ ngu phu phu phụ.
Vậy Học Hán Nôm để làm gì: Nhiều người ngày nay luôn gắn liền cái sự học với sự kiếm tiền, thăng quan tiến chức. Quả cũng đúng. Nhưng đừng vì thế mà quên đi cái bảo tồn tinh hoa truyền thống qua tư tưởng ngôn ngữ văn hóa tín ngưỡng mà ông cha đã sáng tạo trên cơ sở chắt lọc tinh hoa của Văn hóa Hán. Người Việt giờ đã không dùng Hán tự, nên học nó để kiếm tiền e là không còn thuyết phục bằng việc đi học Ngoại ngữ. Nhưng chữ Hán nó thâm sâu trong tiếng Việt ta hàng ngày. Nó im lìm sâu lắng trong 2000 năm văn hóa độc lập tự cường. Bỏ nó thì người Việt Nam ta thua thiệt. Thua là mất gốc, thua là mất bản sắc truyền thống. Mạch nối văn hóa từ quá khứ 2000 năm anh hùng với hiện đại và tương lai bị phá vỡ. Làm cách nào đây. Người Hàn người Nhật cũng giống như ta, họ cũng bị văn hóa hiện đại xâm lấn mà muốn tìm về cội nguồn của họ là họ có thể ngay. Còn người mình thì làm cái phim dã sử cổ trang một cái là bị các nhà chuyên môn văn hóa cổ phê cho tàn tạ luôn. Vậy thì ta cũng cố mà phải học để giữ cho được cái bản sắc.
Học còn để tu dưỡng đạo đức theo truyền thống văn hóa, bảo tồn và gạn lọc để phát triển nó để minh chứng Việt Nam đã từng là một dân tộc có văn hiến, không chỉ là 1 nước nông nghiệp lạc hậu, chiến đấu anh hùng mà còn là 1 nước Văn hiến lâu đời, có bản sắc Văn hóa, biết thu nhận vào mình những tinh hoa của những dân tộc khác để biến nó thành của mình. mà các nước khác phải học tập
Học Hán Nôm cho ai: Học cái gì thì trước hết cũng là cho bản thân cái đã (cái câu phú nhuận ốc đức nhuận thân trong sách Nho đúng lắm. Người giàu thì sửa nhà cho đẹp, người đức hạnh thì sửa mình cho đẹp sửa mình không gì bằng tu, tu không gì bằng học- học các tri thức nói chung không riêng gì Cổ văn). Không những thế mình học còn gây thành nếp hay cho con cháu, cho gia đình, cho tập thể, cho xã hội. Nhân sinh quý thích chí, học cho cái thú ngâm nga nhàn vịnh. Học cho tri thức được bồi đắp. Để hiểu sâu sắc hơn về nhiều mặt đời sống văn hóa tinh thần, tâm linh, ngôn ngữ của người Việt cũng như của các dân tộc anh em.
Học Hán Nôm là học cái gì: Chữ Hán + Nôm, .... và những tri thức văn hóa đạo đức truyền thống được lưu truyền bằng văn tự Hán Nôm. Chỉ học những cái tinh túy để từ những tinh túy đó có thể có những quan điểm lập trường đạo đức trong việc nhìn nhận, giải quyết các trường hợp cá lẻ cụ thể.
Học Hán Nôm như thế nào bây giờ: Học từ thấp đến cao. Từ đơn giản đến phức tạp. Và không có gì ngoài học thuộc lòng và chăm chỉ luyện tập hàng ngày. Học theo căn cơ của chính bản thân. Nhiều người cố gắng tự tìm con đường tắt để thông chữ nghĩa nhanh nhất để còn thời gian làm việc “Nhớn” và nhanh thành “Rồng” để ứng dụng ngay. Xin thưa là không, học là không chỉ hao tiền của mà còn cả tâm trí, và cả tuổi trẻ nữa. Không nói là mất thời gian vì để mọi người thấy quý hóa thời niên thiếu mà gấp học cho kịp thời, đừng để chết khát mới đào giếng.

Giải thêm về Hán Nôm

Thế nào là Hán - Nôm

Gồm có học chữ: Chữ Hán + Chữ Nôm

Thế nào là chữ Hán

Chữ Hán là chữ của người Hán tức người Trung Quốc ngày xưa, nhưng được đọc theo cách đọc của người Việt gọi là cách đọc Hán Việt (âm Hán Việt), được người Việt biến đổi chút ít cho phù hợp với điều kiện của người Việt phục vụ cho sự phát triển của dân tộc trong suốt thời kỳ Lịch sử cũng như trong hiện tại và tương lai bên cạnh người láng Giềng khổng lồ đang không ngừng lớn mạnh. Quả thật ngôn ngữ văn tự nó gắn liền với văn hóa nhiều lắm. Cụ Phạm Nam Phong nói: Truyên Kiều còn tiếng nước ta còn. Tiếng nước ta còn thì nước ta còn. Ý đúng lắm đừng hiểu theo nghĩa đen mà hỏng mất ý sâu của cụ. Cụ là người ủng hộ học Quốc ngữ nhưng không bỏ Hán văn mà học hỏi thêm Hán văn để giàu cho Tiếng Việt. Người trí thức nghĩ được như vậy chứ đừng tự cắt tay mình.

Thế nào là chữ Nôm

Là chữ được xây dựng trên cơ sở chữ Hán và các bộ thủ chữ Hán, đọc trên cơ sở âm Hán Việt để ghi âm tiếng nói của người Việt (nguồn gốc Kinh – để phân biệt với chữ của các dân tộc khác như Tày, Nùng, Dao, Choang …). Trong lịch sử chữ Nôm chưa từng được chuẩn hóa nên có nhiều cách viết và cách đọc khác nhau tùy thuộc vào trình độ và thói quen của người viết bên cạnh những chữ đã được cố định do cách dùng quá phổ biến của người dân.

Học chữ

Tiên độc tự âm, hậu giải tự nghĩa. Cứ trước đọc âm, sau giải nghĩa, lâu nhiều sẽ nhớ.
Một chữ Hán có thể có nhiều âm đọc, một âm đọc có thể đọc được cho nhiều chữ Hán.
Một chữ Hán có thể có nhiều cách viết. Từ quy tắc viết chữ này có thể luận ra quy tắc viết chữ có bộ thủ hoặc bộ phận tương đồng
Chữ Nôm cũng vậy.
Trong khi viết - đọc nghiên cứu chữ Hán có 1 quy tắc không được quy định cụ thể mà do kinh nghiệm cá nhân đúc kết là: Có chữ nếu thêm hoặc bớt 1 nét cơ bản thì sẽ cbiến thành chữ khác với âm và nghĩa biến đổi; nhưng có chữ có thể trong khi viết thiếu hoặc thừa nét (có thể do thói quen hoặc sơ suất) nhưng không biến chữ đó thành chữ khác thì vẫn luận được chữ ấy như chữ gốc (tất nhiên là sai nhé).

Học nghĩa

Chữ Hán là chữ ghi ý âm, mỗi 1 chữ có thể có nhiều nghĩa, mỗi một nghĩa có thể có nhiều chữ để biểu hiện. Và còn phụ thuộc vào văn hóa vùng và cách sử dụng trong từng trừơng hợp cụ thể và văn cảnh.

Học Văn hóa – Đạo lý – Truyền thống – Học ứng nhân xử thế

Cây Hán Nôm có gốc từ chỗ nắm bắt được nhiều chữ nghĩa, đạo lý, văn hóa của cổ nhân từ đó nảy trồi đâm nhánh ra những cành khác: Thư pháp, Y học, bói toán, Cúng bái, sớ má, Phong thủy, Tâm linh, Tôn giáo .... Nhiều người cần vun bồi cho cái gốc chắc chắn thì các cành khác sẽ tự đâm trồi ra nhánh, còn nhiều người chỉ vụ vào hình thức màu mè ở ngọn mà không lo vun bồi gốc thì không bao giờ mong có được những khả năng còn lại
Và những điển tích điển cố và những vấn đề mà văn tự đó được dùng làm công cụ phản ánh. Giới hạn trong cổ văn. Tuy nhiên có thể liên hệ đến tiếng Hiện đại tùy khả năng và điều kiện của người tiếp thu.
Học Hán Nôm: Là học Văn hóa và nhân cách ứng xử với quộc sống cũng như các tri thức trong truyền thống quá khứ của các nước đồng văn nữa. Ta biết được chữ Hán rồi ta sẽ đọc các tác phẩm chữ Hán của người Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản từ đó mà thấy được cái văn hóa mỗi nước như hòn ngọc lung linh lấp lánh dưới ánh nắng của Chữ Viết đồng văn.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét