Chủ Nhật, 21 tháng 12, 2014

Vũ Phạm Hàm lý lịch-Hv.471 tại Viện Sử học /38 Hàng Chuối/Hà Nội

Thông tin từ Vũ Phạm Hàm lý lịch
Nguyễn Đức Toàn
 Viện N/c Hán Nôm
Vũ Phạm Hàm tự là Mộng Hải, tự khác là Mộng Hồ, hiệu Thư Trì người xã Đôn Thư, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Nội (nay là thôn Đôn Thư, xã Kim Thư, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây). Theo “Từ điển các nhân vật lịch sử Việt Nam” thì “đương thời giới trí thức rất hâm mộ tài học và đức độ của ông”, “thơ văn của ông được truyền tụng nhiều vì nội dung nghệ thuật sâu sắc, có nhiều hình tượng nghệ thuật mà giới yêu thơ thán phục”. “Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam” còn dẫn ra bài thơ vịnh “Mã Yên sơn lăng” của ông để dẫn chứng.
Năm 2002, trong quá trình tìm hiểu tư liệu về Vũ Phạm Hàm phục vụ cho đề tài nghiên cứu hết tập sự của mình, chúng tôi có đến Viện Sử học Việt Nam (VSH) tìm hiểu và tham khảo thêm một số sách vở có liên quan đến tác gia này. Trong quá trình làm việc tại đây, chúng tôi đã tìm được nhiều thông tin quý báu từ một bản chép tay đề là “Vũ Phạm Hàm lý lịch”, ký hiệu Hv. 471.
Văn bản được trình bày trên giấy nhẵn cũ, khổ nhỏ, thuộc loại giấy có in sẵn dòng kẻ dọc để các cụ đồ xưa theo dòng mà ghi chép. Dòng kẻ in bằng mực son, chữ viết mực đen.
Điều đặc biệt là văn bản khổ nhỏ này lại được đóng kèm một tập văn bản khác khổ lớn hơn cùng chung ký hiệu, cũng liên quan đến nhà khoa bảng Vũ Phạm Hàm. Đề ở ngoài bìa bọc chung cả hai tập là “Vũ Phạm Hàm lý lịch, thụ tập bi văn” – 武范言理歷授集碑文. Trong đó tập “Vũ Phạm Hàm lý lịch” được đóng bên trên. ở đây chúng tôi xin giới thiệu và nhấn mạnh giá trị thông tin từ tập “Vũ Phạm Hàm lý lịch”.
 Toàn bộ văn bản bao gồm 1016 chữ, chép liên tục liền mạch, chữ đều tay. Mỗi chỗ đến niên hiệu của vua tuy không đài lên nhưng cũng viết “tiêu cách” khuyên một dấu tròn nhỏ. Điều này chứng tỏ văn bản được chép lại theo tiêu chuẩn quan phương, là vẫn để ý tôn trọng niên hiệu của triều đình đương thời. Tờ đầu văn bản có đề niên đại là năm Thành Thái thứ 11 (1899) -成泰拾一年正 月望日奉編. Theo các sách cho biết thì Vũ Phạm Hàm mất năm Thành Thái thứ 18 (1906), vậy nếu theo dòng chữ trên, thì tập lý lịch này đã được chép từ trước khi ông mất những 7 năm. Tuy nhiên, trong nội dung văn bản lại còn chép cả đến tận thời điểm năm 1908, nghĩa là còn chép đến tận trước khi Vũ Phạm Hàm mất một thời gian ngắn. Thế thì niên đại ghi trên văn bản là không chính xác ?.
Nhưng mặt khác, những thông tin thể hiện trong văn bản lại rất chi tiết, đầy đủ, chính xác, đặc biệt các sự kiện tương đối khớp khi so sánh với thông tin chép trong gia phả của gia đình Vũ Phạm Hàm (Mộng Hồ gia tập, Hv. 58- VSH), qua phần biên chép về cụ, do chính tay con trai cụ biên soạn.
Như vậy, “Vũ Phạm Hàm lý lịch” tuy có đề là năm Thành Thái thứ 11 (1899), nhưng thực chất đây là một văn bản đã được bổ sung nhiều lần, nhiều đợt, biên chép thêm cả những thông tin về Vũ Phạm Hàm trong khoảng thời gian làm quan lúc cuối đời. Điều này rất có giá trị trong việc nghiên cứu tiểu sử, hành trạng của tác gia này, một tác gia nổi tiếng về văn học, nhà khoa bảng, “vị thám hoa cuối cùng của triều Nguyễn”.
Trong quá trình tìm hiểu về Vũ Phạm Hàm, cố gắng sưu tầm những gì còn lại liên quan đến ông, vốn cũng đã rất ít ỏi, chúng tôi nhận thấy nội dung thông tin của nó cũng có phạm vi giá trị nhất định. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu phần dịch nghĩa văn bản tác phẩm “Vũ Phạm Hàm lý lịch”, góp thêm phần thông tin tìm hiểu về tác gia này.


Lý lịch Vũ Phạm Hàm
Phụng biên ngày rằm tháng Giêng năm Thành Thái thứ 11 (1899)
Vũ Phạm Hàm nguyên quán xã Đôn Thư, tổng Phương Trung, huyện Thanh Oai, phủ Ứng Hoà, Hà Đông.
Sinh năm Giáp tý, 42 tuổi.
Năm Giáp thân, niên hiệu Kiến Phúc nguyên niên(1883) đỗ đệ nhất danh ân khoa Cử nhân.
Ngày tháng 5 năm Đồng Khánh nguyên niên(1886), được phụng chuẩn cho thăng chức Hàn lâm viện điển bạ, theo sự bổ dụng của tỉnh Hà Nội.
Ngày tháng 9, phụng sung vòng sơ khảo ở trường thi Nam Định, xong việc lại theo sự bổ dụng của tỉnh.
Ngày tháng 6 năm Thành Thái nguyên niên(1889), phụng chuẩn thăng thụ chức Hàn lâm viện biên tu.
Ngày  tháng  năm ấy, quyền tạm đổi giữ chức Giáo thụ huyện Kiến Thuỵ, đến tháng 10 vâng theo chỉ chuẩn cho.
Ngày tháng 9 năm Thành Thái thứ 2(1890), quyền tạm thăng thụ chức Hàn lâm viện tu soạn, ngày  tháng 11 vâng theo chỉ chuẩn.
Ngày tháng 12 về quê dưỡng thân.
Khoa Nhâm thìn, năm Thành Thái thứ 4(1892), thi hội trúng thí đệ nhất danh, vào thi điện, được đội ơn sắc ban cho đỗ Tiến sĩ cập đệ, đệ tam danh (tức Thám hoa), lại được ban cho các hạng áo mũ quan phục cùng cờ biển.
Ngày tháng 6, vinh quy. Xong việc, được quyền tạm bổ làm Đốc học tỉnh Hà Nội. Đến tháng 7 thì vâng theo chỉ chuẩn.
Ngày tháng 3 năm Thành Thái thứ 5(1893), quyền tạm thăng thụ Quang lộc tự thiếu khanh, vẫn lĩnh chức Đốc học kiêm biện sự vụ ở Đại Nam đồng văn nhật báo. Đến ngày  tháng 7 thì vâng theo chỉ chuẩn. Ngày tháng 12 năm ấy, vì làm việc mẫn cán, được quan Toàn quyền đại thần thưởng tặng một mặt Kim bội tinh hạng hai.
Ngày tháng 6 năm Thành Thái thứ 6(1894), được đội ơn ban tặng một mặt Long bội tinh hạng 5. Ngày tháng 11 năm ấy, gặp nhân khánh tiết, được đội ơn ban tặng sắc phong cáo trục cho cha mẹ 2 đạo, Phần hoàng 1 đạo, lại thưởng thêm một đồng tiền bạc đề  chữ “Phúc Thọ Đa Nam”. Ngày tháng ấy, quyền tạm thăng thụ Quang lộc tự khanh, bổ lĩnh chức án sát sứ tỉnh Hưng Hoá. Tháng 9 thì có chỉ chuẩn cho như thế.
Ngày tháng 6 năm Thành Thái thứ 9(1897), gặp nhân khánh tiết, đội ơn gia phong tặng cáo trục cho cha mẹ 2 đạo, phần hoàng 1 đạo, lại được thưởng tiền bạc hoa văn hình rồng 1 đồng, tiền bạc Thông Bảo 2 đồng, tiền bạc Song Long 1 đồng, áo cuộn hẹp Bát ti hình hoa sóng 1 chiếc.
Ngày tháng 3 năm Thành Thái thứ 10(1898), cáo hồi về tỉnh hầu chờ. Tháng 4 Quý Thống sứ đại thần lại triệu về chờ nghe bổ dụng. Tháng 9, thừa quý Thống sứ phủ cấp bằng, nguyên hàm Quang lộc tự khanh, bổ lĩnh chức Đốc học tỉnh Ninh Bình.
Ngày  tháng 6 năm Thành Thái thứ 11(1899), được gia hạn về quê phụng dưỡng cha mẹ hai tháng, hết hạn lại về giã chức cũ.
Ngày tháng 2 năm Thành Thái thứ 13(1901), thừa quý Thống sứ phủ cấp bằng, giữ nguyên hàm bổ lĩnh chức Đốc học tỉnh Phù Lỗ (nay là tỉnh Phúc Yên).
Ngày tháng 3 năm Thành Thái thứ 14(1902), thứ quý Thống sứ phủ cấp bằng, được sung làm Thương tá tỉnh vụ. Ngày tháng 6 năm ấy, bị bệnh xin về nghỉ. Ngày tháng 8 quý Thống sứ phủ  định cho về nghỉ có hạn 6 tháng về quê trị bênh, hết hạn lại đến tựu chức.
Ngày tháng 2 năm Thành Thái thứ 15(1903), hết hạn, thừa quý Thống sứ phủ cấp bằng, nguyên hàm cũ đổi sang lĩnh chức đốc học tỉnh Cầu Đơ (nay đổi là Hà Đông). Ngày tháng 5, nhờ quan Toàn quyền đại thần nghị bàn được sung là Phó hội viên  Đông Dương thượng thẩm viện hội đồng. Ngày tháng 11, thừa quý Thống sứ đại thần viết thư, quý Toàn quyền đại thần bảo cử, được sung làm Phó hội viên Hội đồng bảo hộ Bắc kỳ.
Ngày tháng Giêng năm Thành Thái thứ 16(1904), thừa quý Thống sứ đại thần cấp bằng, được thăng thụ Hàn lâm viện trực học sĩ, vẫn lĩnh chức Đốc học. Ngày ... tháng ...  năm ấy, khâm vâng có chỉ chuẩn cho như thế.
Ngày tháng 2, được đề nghị bảo cử của quý Thống sứ phủ, đặc biệt đề cử tham gia  Hội đồng giám thí thi tuyển Kí lục hạng 4 vào tháng 3.
Tháng 3 lại thừa quý Thống sứ phủ nghị định, tham gia hội đồng giám thí thi tuyển Kí lục và Thông sự thực thụ hạng 6 vào tháng 4. (Đốc bộ đường của bản tỉnh gia hạn cho để dùng cất nhắc).
Ngày tháng 9, thừa quý Công sứ đại thần, hội kiến cùng các quan án sát, Đề đốc, Liệt hiến lo việc tỉnh cùng hội đồng biện việc quân cố tổng đốc quan phòng.
Ngày tháng 11, khâm mông gia tặng cho phụ mẫu, được cáo trục 2 đạo, phần hoàng 2 đạo. Ngày tháng ấy, thừa quý Tòan quyền bàn định lấy lĩnh chức Phó hội viên Hội đồng bảo hộ Bắc kỳ nhiệm kỳ 1905.
Ngày tháng 2 năm Thành Thái thứ 17(1905), đương đảm trị việc tỉnh ngừng việc hội biện. Ngày tháng ấy, thừa quý Công sứ đại thần của bản tỉnh xét cử chức Tuần phủ tỉnh Thái Bình, tự tiếp lệnh kí bổ dụng của quý Thống sứ. Sau lại thừa quý Công sứ đại thần của bản tỉnh xét cử chức Tuần phủ tỉnh Hà Nam, lại cử chức Tuần phủ Thái Bình, tiếp lệnh không được bỏ thiếu.
Ngày tháng 11, thừa quý Đại thần quyền chức Trị lý Toàn quyền Đông Dương cấp bằng, giữ nguyên hàm Hàn lâm viện bổ chức án sát sứ tỉnh Hải Dương.
Ngày tháng 12, thừa quý Toàn quyền đại thần nghị bàn lấy tham gia làm Phó hội viên Hội đồng bảo hộ Bắc kỳ nhiệm kỳ 1906.
Ngày tháng 2 năm Thành Thái 18(1906), thừa quý Toàn quyền đại thần bàn nghị, bổ kiêm sung làm Hội viên hội Đông Dương nghị học hội đồng.
Ngày tháng 3 khâm phụng Ngự giá Bắc tuần, đến tận hành tại làm lễ triều yết, đội ơn sắc tặng khánh vàng hạng 3 một mặt có cả dây đeo rủ.



Hv. 471 Viện Sử học
  
  ,
,
  ,
  
   
 
   , 殿   ,
  ,
 
   祿 ,
   ,   , 祿 使
   嘉封
,  
   使 使 祿
   
   使      ,
    使
圻保      使
  ,
  使 使
使
西
   , 使
使 使
使
  議會  西
    



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét