Thần y Hàn Quốc Hứa Tuấn 허준 với sách Đông Y Bảo Giám동의보감
Nguyễn Đức Toàn sưu tầm và dịch giới thiệu
Thần y Hứa Tuấn 許浚, tiếng Hàn Quốc là Heo
Jun허준, tự là Thanh Nguyên, 清源,hiệu là Quy Nham龜岩. Sinh năm 1546 ở Dương Xuyên陽川, đạo
Kinh Kỳ京畿道, dưới thời Triều Tiên vương triều Lý thị朝鮮王朝李氏, mất tháng 8 năm 1615年ở hưởng thọ 70 tuổi. Ông là danh y của Triều Tiên dưới thời
Tuyên Tổ宣祖 và Quang Hải quân光海君, là tác giả bộ
y thư nổi tiếng Đông Y Bảo Giám東醫寶鑑 hoàn thành năm Quang Hải quân thứ 2 (1610年). Sách giới thiệu các dược liệu của Triều
Tiên kết hợp với các dược liệu trong Bản
Thảo cương mục 本草綱目của Lý Thời Trân 李時珍. Đông
y bảo giám có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển Y học cổ truyền của Triều Tiên. Đến
thế kỷ XVIII, sách này được khắc in truyền bá tại cả Trung Quốc và Nhật Bản, được
đánh giá rất cao. Hiện nay sách đã được dịch ra nhiều thứ tiếng. Ông còn soạn một
số sách như Dịch Thần phương疫神方,
Tân toản ôn phương新纂瘟方Ngạn giải cứu cấp phương諺解救急方[1]Ngạn giải đậu thương tập yếu諺解痘瘡集要Ngạn giải thai sản tập
yếu諺解胎產集要Mạch quyết tập
thành脈訣集成Toản đồ phương
luận mạch quyết tập thành纂圖方論脈訣集成 .
Hứa Tuấn dưới thời Tuyên Tổ thi được vào Nhập Nội y viện, nhờ tài năng
và y đức, có công lao trong chữa trị cho hoàng gia. Năm Nhâm Thìn thời Tuyên Tổ
thứ 25 (1592), quân Nhật xâm lược
Triều Tiên, ông làm Ngự y
theo hầu bên vua cho đến khi phục quốc. Năm thứ 37 (1604), được ban Tam đẳng hỗ
thánh công thần. Năm thứ 38 (1605), gia phong Dương Bình
quân 陽平君. Sau bị đài
gián, triệt tiêu chức vị. Năm thứ 41 (1608), Tuyên Tổ mất, Quang Hải quân
lên ngôi, do hai ty Tư Hiến và Tư Gián
ghép tội chữa trị cẩu thả, bãi chức Hứa Tuấn, chờ khám xét, làm Y quan gần
40 năm. Sau được xá tội. Năm Quang Hải quân thứ 7 (1615), Hứa Tuấn mất, được truy tặng
Phụ quốc Sùng lộc đại phu輔國崇祿大夫, phục
tước Dương Bình quân. Nhân dân gọi ông là Thần y.
Đông Y Bảo
Giám東醫寶鑑tổng cộng 5 thiên,
chia thành 23 quyển. Trong đó Nội Cảnh thiên 4 quyển, Ngoại Hình thiên外形篇4 quyển, Tạp
Bệnh thiên 雜病11 quyển, Thang Dịch thiên 湯液3 quyển, Châm Cứu thiên針灸1quyển. Nội dung bao quát lý luận cơ sở của Đông Y, bao gồm các phần
Nội khoa, Ngoại khoa, Phụ khoa, Nhi khoa, Lâm sàng các chứng, với Dược liệu và
Châm cứu.
chúng tôi xin giới thiệu lời tựa sách Đông y bảo giám của ông do đồng liêu - Nho thần Lý Đình Quy soạn, để sơ lược hoàn cảnh ra đời, nội dung tác phẩm đến những người yêu thích Đông y, cũng như những bạn đang tìm hiểu nghiên cứu về Hàn Quốc.
chúng tôi xin giới thiệu lời tựa sách Đông y bảo giám của ông do đồng liêu - Nho thần Lý Đình Quy soạn, để sơ lược hoàn cảnh ra đời, nội dung tác phẩm đến những người yêu thích Đông y, cũng như những bạn đang tìm hiểu nghiên cứu về Hàn Quốc.
Nguyên văn:
醫者,雅言軒岐。軒岐上窮天紀,下極人理,宜不屑乎記述。而猶且說問、著難,垂法後世,則醫之有書,厥惟遠哉。上自倉越,下逮劉張朱李,百家繼起,論說紛然,剽竊緒余,爭立門戶,書益多而術益晦,其與《靈樞》本旨不相逕庭者鮮矣。世之庸醫,不解窮理,或倍經訓而好自用,或泥故常而不知變,眩于裁擇,失其關鍵,求以活人而殺人者多矣。我
宣宗大王,以理身之法,推濟眾之仁,留心醫學,軫念民瘼。嘗于丙申年間,
召太醫臣許浚
教曰︰近見
中朝方書,皆是抄集,庸瑣不足觀。爾宜聚諸方,輯成一書。且人之疾病,皆生于不善調攝,修養為先,藥石次之。諸方浩繁務擇其要。窮村僻巷,無醫藥而夭折者多。我國鄉藥多產,而人不能知。爾宜分類並書鄉名,使民易知。浚退與儒醫鄭厝、太醫楊禮壽、金應鐸、李命源、鄭禮男等,設局撰集,略成肯綮。值西本之亂,諸醫星散,事遂寢。厥後
先王又教許浚獨為撰成,仍出內藏方書五百卷,以資考據。撰未半而
龍馭賓天。至
聖上即位之三年庚萬戌,浚始卒業而投進,目之曰︰《東醫寶鑒》,書凡二十五卷。
上鑒而嘉之,下教曰︰陽平君許浚,曾在先朝特承撰集醫方之
命,積年覃思,至于竄謫謫流離之中,不廢其功,今乃編帙以進。仍念先王命撰之書,靠成于寡昧,嗣服之後,予不勝悲感其。賜浚太僕馬一匹以酬其勞。速令內醫院設廳鋟梓,廣布中外。且
命提調臣廷龜撰序文,弁之卷首。臣竊念太和一散,六氣不調,癃殘扎瘥,迭為民災,則為之醫藥,以濟其夭死,是實帝王仁政之先務。然術非書則不載,書非擇則不精,彩不博則理不明,傳不廣則惠不布。是書也,該括古今,折衷群言,探本窮源,挈納提要,詳而不至于蔓,約而無所不包。始自內景、外形,分為雜病諸方,以至脈決、癥論、藥性、治法、攝養要義、針石諸規,靡不畢具,井井不紊。即病者,雖千百其候,而補瀉緩急,泛應曲當,蓋不必遠稽古籍,近搜旁門。惟當按類尋方,層見疊山;對證投劑,如符左契。信醫家之寶鑒、濟世之良法也。是皆
先王指授之妙算,而我
聖上繼述之盛意,則其仁民愛物之德,利用厚生之道,前後一揆。而中和位育之治,在于是語。曰︰“仁人之用心,其利博哉。”豈不信然矣乎。
萬歷三十九年辛亥孟夏崇祿大夫行吏曹判書兼弘文館大提學、藝文館大提學知經筵春秋館成均館事。
世子左賓客臣李廷龜奉
教謹序
萬歷四十一年十一月日內醫院奉教刊行
監校官通訓大夫內醫院直長臣李希憲法
通訓大夫內醫院副奉事臣尹知微
Dịch
nghĩa:
Lời
tựa Đông Y Bảo Giám
Cái gọi Y thuật, lời nhã ngôn còn gọi
là Hiên Kỳ[2].
Hiên Kỳ thì trên thông lẽ trời dưới tận đạo người. Nên chẳng thèm ghi thuật mà
hỏi nói cũng khó. Để lại phương pháp cho đời
sau thì nghiệp Y phải có sách, sự ấy đã từ lâu. Xưa từ thời Thương Công, Việt Nhân[3]
cho đến các vị Lưu Hà Gian, Trương Tử Hòa, Chu Đan Khê, Lý Đông Viên[4]. Đến khi trăm nhà
nối dựng, luận thuyết phân chia. Trộm cắp thừa thẹo,
tranh lập môn phái. Sách Y thì càng
nhiều mà Y Thuật thì càng tối. So với bản chỉ lời sách Linh
Khu[5]
mà không sai thì ít lắm. Lũ y
gia tầm thường không hiểu hết nghĩa lý, khi thì trái lời Kinh dạy mà chuộng
thói tự tiện, khi thì nệ chấp thói thường mà
không biết sửa mờ tối để lựa chọn khác biệt, làm mất cái then chốt, để cầu
cứu người mà thành ra giết người nhiều lắm.
Đức Tuyên Tông đại
vương[6]
ta
Lấy pháp tắc sửa
mình, thúc lòng nhân cứu dân. Lưu tâm đến Y học, thương xót dân bệnh. Từng năm Bính
Thân (1596)
Chiêu gọi bề tôi Thái y Hứa Tuấn
Dạy rằng: Gần
nay thấy các sách Y của
Trung Quốc đều
là sao chép tầm thường hình thức, không đáng để xem. Ngươi nên sưu tập các phương,
biên tập thành một sách. Vả lại tật bệnh con người ta đều sinh ra từ không hay điều
nhiếp tu dưỡng là cái đầu tiên, thuốc thang mới tiếp theo đấy. Các phương thì
nhiều mà rườm, nên vụ chọn cái cốt yếu. Ở
các nơi thôn cùng ngõ vắng, vì không có thầy có thuốc mà chết yểu nhiều lắm. Nước
ta thuốc quê thì sẵn nhiều mà dân không biết. Người nên phân loại, lại chép tên
quê đó để dân dễ biết. Hứa Tuấn lui cùng với bọn Nho y Trịnh Thạc, Thái y Dương
Lễ Thọ, Kim Ứng Đạc, Lý Mệnh Nguyên, Trịnh Lễ Nam đặt cục soạn biên. Sơ sơ mới
thành được phần cơ yếu. Vừa gặp năm loạn Đinh Dậu[7], các y sư y thư lưu tán hết, việc bị gác
lại. Về sau đó
Tiên vương lại giao cho mình Hứa Tuấn
soạn thành. Lại xuất trong nội kho ra sách y học phương thư 500 quyển để giúp
làm khảo cứ. Soạn chưa được nửa thì
Xe rồng đã khách ngự trời cao[8]
Thánh thượng lên ngôi năm Canh Tuất thứ
3 (1610), Hứa Tuấn mới làm xong việc mà
dâng, đề mục là: Đông Y Bảo Giám, sách có
25 quyển
Hoàng
Thượng ngự lãm mà khen, dạy xuống rằng: Dương Bình quân Hứa Tuấn từng được
Tiên
triều đặc
Mệnh sai soạn tập sách y
phương. Lâu năm ơn thấm, những khi phải chạy loạn, phải giáng chức, lưu lạc như
thế mà không ngơi công sức. Nay biên quyển
thành sách dâng đây. Còn nhớ niềm
Mệnh
Tiên vương sai soạn sách, thành sách sau khi kẻ kém cỏi ta lên nối. Ta cảm xúc
khôn nguôi. Ban cho Tuấn 1 con ngựa Thái bộc để đáp sự lao nhọc của y. Tức tốc
lệnh cho Nội Y viện đặt sảnh khắc in rộng truyền trong ngoài. Lại
Mệnh
cho Đề điệu thần là Lý Đình Quy soạn bài tựa văn biên vào đầu quyển. Thần trộm nghĩ, cuộc thái
hòa một phen tan tác, lục khí chưa điều
tiết[9], các tật già ốm
non chết là tai hại cho dân. Thế nên kẻ hành thuật y dược là để cứu giúp dân khỏi
chết tai vì tai vạ. Đó cũng là việc nhân chính gấp rút trước tiên của đấng đế
vương. Nhưng Y thuật không có sách thì không có gì để biên chép lại; Sách mà
không lựa xét thì không được tinh chuyên; Sưu tầm không rộng rãi thì lý thuyết
không sáng tỏ; Lưu truyền không xa khắp thì ân huệ không được ban ra. Quyển
sách này gồm xét cả cổ kim, chiết trung các lời, thám cứu gốc nguồn, thâu tóm cương
lĩnh đề yếu. Tường tận mà không lan man, giản ước mà không gì không bao quát. Mở
đầu Nội Cảnh, Ngoại Hình. Chia ra Tạp Bệnh các phương cho đến chứng luận Mạch
Quyết, trị pháp Dược Tính, yếu nghĩa Nhiếp Dưỡng, các phép Châm Thạch không gì
không đầy đủ, rành mạch không hỗn loạn. Dù cho bệnh có trăm nghìn chứng biến mà các phép bổ tả
hoãn cấp ứng phó xứng đáng. Đại thể không phải xa thì kê cứu cổ tịch, gần thì
thu thập của bàng môn. Duy chỉ theo loại tìm phương, từng tầng lộ thấy lớp lớp mà
ra, đối chứng làm thuốc. Như bùa khắc gỗ mà chia ra để ghép lại làm tin[10].
Thực là gương báu của Y gia, phép hay để cứu đời vậy. Đấy đều là
Sự tính toán nhiệm mầu của Tiên
vương ta giao phó, mà cũng là thịnh ý của
Thánh thượng ta kế chí xưa thuật việc
trước. Ấy là cái đức của bậc nhân với dân yêu muôn vật, là cái đạo ích lợi cho
đời sau vậy. Trước sau chỉ một mà ngôi trung hòa vị dục thực là ở đây. Thế mới
nói rằng: Cái dụng tâm của đấng Nhân giả có lợi ích thật rộng lớn thay! Khá
không đáng tin sao. Đầu hè năm Tân Hợi niên hiệu Vạn Lịch thứ 39 (1611) Sùng Lộc
đại phu Hành Lại tào phán thư kiêm Hoằng Văn quán Đại đề học Nghệ Văn quán Đại
đề học Tri Kinh diên Xuân Thu quán Thành Quân quán sự
Thế tử Tả tân
khách thần Lý Đình Quy vâng
Lời giao dạy
kính cẩn soạn tựa.
Ngày tháng 11
năm Vạn Lịch thứ 41 (1613). Nội y viện phụng giáo san hành.
Giám sát hiệu chính quan:
Thông Huấn đại
phu Hành nội y viện trực trưởng thần Lý Hi Hiến.
Thông Huấn đại phu Hành nội y viện phó phụng sự thần Doãn Tri
Vi.
Nguyên văn ảnh ấn lời Tập lệ trong sách Đông Y Bảo Giám
Phần 1: Nội cảnh, bàn về cơ thể người, các vấn đề về
Tinh 精, Khí 氣, Thần 神, Huyết 血, Nằm mơ 夢, Thanh âm 聲音, Ngôn ngữ言語, Tân dịch 津液, Đàm ẩm痰飲, Ngũ tạng lục phủ 五髒六腑, Đại Tiểu tiện 大小便.
Phần 2: Ngoại hình, bàn về các hiện chứng bên ngoài
của cơ thể, như: Đầu 頭, mặt 面, mắt 眼, tai 耳, mũi 鼻, miệng lưỡi 口舌, răng lợi 牙齒, họng 咽喉, cổ gáy 頸項, lưng 背, ngực 胸, vú 乳, bụng 腹, rốn 臍, eo 腰, sườn 脅, da 皮, thịt 肉, mạch 脈, gân 筋, xương 骨,
Phần 3: Tạp bệnh
Phần 4: Thang dịch
Phần 5: Châm cứu
Niên biểu Hứa Tuấn
Năm
|
Tuổi
|
Triều Tiên
|
Việt Nam
Nam Bắc Triều
|
Trung Quốc
|
Niên biểu Hứa Tuấn
|
|
|
|
Lý thị
|
Nam-Lê
|
Bắc- Mạc
|
Minh triều
|
|
1546
|
1
|
Minh tông 1
|
Nguyên Hòa 14
|
Quảng Hòa 4
|
Thế tông Gia Tĩnh 25
|
Hứa Tuấn ra đời tại
Dương Xuyên, bố là Hứa Luân làm chức Quận thú, mẹ Tôn thị là dân thường
|
1568
|
23
|
Tuyên tổ 1
|
Chính Trị 11
|
Sùng Khang 3
|
Mục tông Long Khánh
2
|
Cùng mẹ dời Long
Xuyên. Đến Sơn Âm tôn Danh y Liễu Nghĩa Thái làm thầy. Làm nghề gánh nước tạp
dịch nuôi thân, sau làm nghề hái thuốc, rồi trông kho thuốc. Con là Hứa Khiêm
ra đời
|
1573
|
28
|
Tuyên tổ 6
|
Gia Thái 1
|
Sùng Khang 8
|
Thần tông Vạn Lịch 1
|
Bị đuổi khỏi sư môn.
Theo nghiệp khoa cử Y khoa, vì bị ốm nên lỡ mất cơ hội,
|
1574
|
29
|
Tuyên tổ 7
|
Gia Thái 2
|
Sùng Khang 9
|
Thần tông Vạn Lịch 2
|
Thầy là Liễu Nghĩa
Thái mất. Theo nghiệp khoa cử Y khoa đỗ đầu, làm trong Nội y viện, thăng Huệ
Dân thư tham phụng
|
1575
|
30
|
Tuyên tổ 8
|
Gia Thái 3
|
Sùng Khang 10
|
Thần tông Vạn Lịch 3
|
Quang Hải quân sinh
|
1576
|
31
|
Tuyên tổ 9
|
Gia Thái 4
|
Sùng Khang 11
|
Thần tông Vạn Lịch 4
|
Thăng Chính thất
phẩm trực trưởng
|
1577
|
32
|
Tuyên tổ 10
|
Gia Thái 5
|
Sùng Khang 12
|
Thần tông Vạn Lịch 5
|
Cung tần họ Kim bị
bệnh mất. Tam dời Nội y viện
đi ngao du khắp nước nghiên cứu dược liệu
|
1578
|
33
|
Tuyên tổ 11
|
Quang Hưng 1
|
Diên Thành 1
|
Thần tông Vạn Lịch 6
|
|
1591
|
46
|
Tuyên tổ 24
|
Quang Hưng 14
|
Hồng Ninh 1
|
Thần tông Vạn Lịch 19
|
|
1592
|
47
|
Tuyên tổ 25
|
Quang Hưng 15
|
Vũ An 1
|
Thần tông Vạn Lịch 20
|
Được phong Chính tam
phẩm đường thượng quan, nhậm mệnh Ngự y của Nội y viện.
Năm Nhâm Thìn, quân Nhật xâm lược Triều Tiên lần thứ 1. Theo Tuyên Tổ lánh nạn ở Nghĩa Châu |
1596
|
51
|
Tuyên tổ 29
|
Quang Hưng 19
|
Kiền Thống 4
|
Thần tông Vạn Lịch 24
|
Quân Nhật thua.
Tuyên Tổ mệnh sai bọn Hứa Tuần soạn sách
|
1597
|
52
|
Tuyên tổ 30
|
Quang Hưng 20
|
Kiền Thống 5
|
Thần tông Vạn Lịch 25
|
Năm Đinh Dậu, quân
Nhật xâm lược Triều Tiên lần thứ 2.
|
1600
|
55
|
Tuyên tổ 33
|
Thận Đức 1
|
Kiền Thống 8
|
Thần tông Vạn Lịch 28
|
Là người đứng đầu
Nội y viện
|
1601
|
56
|
Tuyên
tổ 34
|
Hoằng Định 1
|
Kiền Thống 9
|
Thần tông Vạn Lịch 29
|
Phong tặng Chính
Hiến đại phu tri Trung Khu phủ sự
|
1604
|
59
|
Tuyên tổ 37
|
Hoằng Định 4
|
Kiền Thống 12
|
Thần tông Vạn Lịch 32
|
Ban tặng Trung Cần
Trinh Lượng Hỗ Thánh công thần
|
1606
|
61
|
Tuyên tổ 39
|
Hoằng Định 6
|
Kiền Thống 14
|
Thần tông Vạn Lịch 34
|
Gia tặng tước Dương
Bình quân chính nhất phẩm Phụ Quốc Sùng lộc đại phu. Con đích của Tuyên Tổ là
Vĩnh Xương đại quân sinh
|
1608
|
63
|
Tuyên tổ 41
|
Hoằng Định 8
|
Kiền Thống 16
|
Thần tông Vạn Lịch 36
|
Tuyên Tổ mất
|
1609
|
64
|
Quang Hải quân 1
|
Hoằng Định 9
|
Kiền Thống 17
|
Thần tông Vạn Lịch 37
|
Mang tội mưu nghịch
bị đày đi phương Nam
|
1610
|
65
|
Quang Hải quân 2
|
Hoằng Định 10
|
Kiền Thống 18
|
Thần tông Vạn Lịch 38
|
Hoàn thành sách Đông Y Bảo giám東醫寶鑑
|
1611
|
66
|
Quang Hải quân 3
|
Hoằng Định 11
|
Kiền Thống 19
|
Thần tông Vạn Lịch 39
|
Sau hai năm đi đày
được xá tội
|
1613
|
68
|
Quang Hải quân 5
|
Hoằng Định 13
|
Kiền Thống 21
|
Thần tông Vạn Lịch 41
|
Đông Y Bảo Giám 東醫寶鑑được
khắc in
|
1615
|
70
|
Quang Hải quân 7
|
Hoằng Định 15
|
Kiền Thống 23
|
Thần tông Vạn Lịch
43
|
Bị bệnh mất
|
[1] Ngạn 諺: tên gọi khác
của chữ Hangul/한글, tức là chữ viết,
tiếng Hàn Quốc, phiên theo âm Hán Việt là Ngạn âm諺文/언문
[2]
Hiên Kỳ轩歧: tức nói tắt của Hiên Viên – Kỳ Bá轩辕-歧伯, hai ông tổ y học của Trung Quốc.
Hiên Viên tức là Hoàng Đế, cùng với Kỳ Bá được coi là những tác giả của Hoàng đế
nội kinh tố vấn. Về sau dùng từ Hiên Kỳ
để chỉ y học cổ truyền của Trung Quốc.
[3] Thương công: tức Thái
Thương công太仓公người Lâm Truy nước Tề,họ Thuần Vu淳于, tên là Ý意, vì làm chức trưởng kho, nên gọi là Thương công; Biển Thước: tức
danh y Biển Thước扁鹊, người nước Trịnh ở quận Bột Hải, họ Tần秦, tên Việt Nhân越人. Cả hai đều
là những danh y nổi tiếng tài đức, có tiểu truyện được chép trong Sử Ký Tư Mã
Thiên扁鹊仓公列传第四十五
[4] Lưu, Trương, Chu, Lý: Bốn đại danh y thời
cuối Kim đầu Nguyên là Lưu Hà Gian 刘河间, giỏi dùng Hàn Lương寒凉, có soạn sách Tuyên Minh luận phương宣明论方, Thương Hàn trực cách phương伤寒直格方;Trương Tử Hòa 张子和chủ trương Công Hạ攻下, có soạn các sách Nho
môn sự thân儒门事亲; Chu Đan Khê朱丹溪, giỏi về Tư Âm滋阴, soạn thành sách Đan Khê tâm pháp丹溪心法, Cách
trí dư luận格致余论; Lý Đông Viên 李东垣thì chuyên môn bổ ích Tỳ Vị补益脾胃, soạn thành sách Tỳ Vị luận脾胃论, Lan thất bí tàng兰室秘藏. Cả bốn vị đều là các đại gia có nhiều phát huy và vận
dụng trong Phương Tễ học và lý luận Đông
y.
[7] Năm loạn Đinh Dậu: tức tháng 2 năm 1597, Nhật Bản
Phong Thần Tú Cát 豐臣秀吉Toyotomi Hideyoshi phát binh xâm lược Triều Tiên lần thứ 2.
[8] Ý nói năm 1608, Tuyên tông mất.
[9] Thái hòa太和: chỉ cuộc thái bình, âm dương điều hòa,
trời đất tán hóa sinh sôi muôn vật. Cũng dùng để chỉ thời kỳ thái bình; Lục khí
六气: chỉ sáu khí, sáu hiện tượng
thời tiết khí hậu trong trời đất. Theo quan niệm của Đông Y cũng có thuật ngữ Lục Khí.
[10] Phù tả khế符左契: đời xưa vẽ
hình bùa, làm khế ước khắc lên gỗ chia đôi cho nhau để làm tin. Khi có việc thì
giao ra để ghép lại đối chứng. Đây nói việc tra phương nghiệm bệnh theo Đông Y bảo giám như là vẽ bùa ghép khoán
vậy xác thực đến thế.
Các bạn có thể tham khảo thêm thông tin về các bài thuốc đông y tại website: www.thuocdongygiatruyen.com.vn
Trả lờiXóa