Hôm trước đăng Status: "Phò Trí thức ..." Thực là bột phát tâm
tư. Sau 1 hồi thấy nhiều bạn bè Hán Nôm block mình lại. Quả thật là 1 sự xúc động
sâu lắng. Nghĩ sự đời cũng nhiều cái éo le. Khi tình trạng đất nước chả có gì
hay ho, tệ nạn nhũng nhiễu, đạo đức chỉ là câu chuyện thời cổ đại. In-ter-net
làm cho người ta cập nhật và phân tích được sự thật nhiều hơn. Nên người ta mới
lướt Face nhiều (đôi khi nó là vô công rồi nghề thật đấy). Có những người chỉ
thích khoe, khăng khăng độc ý cô hành, hoặc có những người tùy tùy lãng triều
cao hạ. Nhưng họ không thấy sự mất mát gì, họ chỉ nhìn nghành của họ và nhà của
họ thôi. Nên thậm chí có dạo tôi đăng nhiều, mà bị 1 bạn làm An Ninh nhắn nhủ rất
khinh thường. Nghĩ buồn 1 tý, vì tôi thường đăng lại những mặt tệ nạn của
nghành An Ninh. Đăng lại cái tin nhắn của bạn ý lên. Cũng chả nhiều người bận
tâm. Nhưng tôi biết là tôi không cô đơn trên đời. Gần thì có vụ sách Hán Nôm bị
up hết lên mạng. Dân nhà chả biết gì cũng im, chỉ mỗi 1 ông Tiến sĩ lên
tiếng đá ném ao bèo. Thực tôi cũng chả quan tâm, sách lên mạng thì tôi cũng được đọc để thỏa thích
nỗi xa xôi Học vực, ngưỡng chiêm Thánh trạch ân thâm. Nhưng thấy nhiều kẻ trí
thức man rợ hồ hởi. Làm tôi đau lòng vì sự Man rợ của họ. Thấy 1 người bị đánh
đập hành hạ mà ngươi ta hồ hởi. ĐÓ LÀ 1 SỰ MAN RỢ. Thấy nhà người ta bị cháy mà
đứng ngoài hỉ hả: "Giàu cho chết mẹ mày đi". ĐÓ LÀ 1 SỰ MAN RỢ. Biết
ngay Thư khố bị hao mòn, mà người ta lại hồ hởi. ĐÓ LÀ 1 SỰ MAN RỢ. ... Không
phải vì chuyện nó được công khai, mà vì phương thức người ta công khai nó,
không chính trực đúng đắn. Và sự Man rợ của những kẻ sĩ thời @.
Tối hôm 20/8, tôi được xem lại bộ Phim Wir sind junger, wir sind stark (Tạm dịch là: Chúng tôi trẻ, chúng tôi
khỏe[1]) của Đức. Bộ phim
nói về cuộc sống chán chường của con người Đông Đức sau khi tái thống nhất. Xã
hội suy thoái từ thời Cộng sản chưa kịp vực dậy. Thất nghiệp nhiều, thiều thốn,
đói kém. Các chính trị gia mệt mỏi, uể oải với công việc. Thanh thiếu niên sống
vô bổ không có định hướng. Chán chường, tụ tập, quậy phá. Họ căm ghét những người
nước ngoài đến nước họ. Trong đó có người Việt Nam. Họ gọi người Việt Nam là “đồ
đầu đen”, “bọn VC”(tức là Việt Cộng-theo cách gọi của lính Mỹ), … Đỉnh cao của
nó là ngày 21/8/1992. Người dân tụ tập tại tòa nhà Sonnenblummenhause – Nơi có
nhiều lao động Việt Nam ở Thành phố Rostock–Lichtenhagen. Họ hò hét, chửi bới đòi đuổi người nước ngoài mà chủ yếu là
dân Việt Nam về nước. Thanh thiếu niên lêu lổng ném đá vào cửa sổ. Cảnh sát bất
lực, vì đám đông vô tận. Nhiều người đã chèo vào nhà và đốt lửa, đập phá. Người
Việt Nam bỏ trốn lên các tầng cao, trên các nóc nhà. Kẻ quá khích đã chuẩn bị sẵn bom xăng. Mỗi lần
tấn công, hay chèo được vào nhà người Việt, đập ném đồ đạc xuống đất. Đám đông
phía dưới hò hét hoan hô vang trời. Nhưng trong tòa nhà, những tầng dưới mọi
người đã trốn hết. Chỉ còn đồ đạc, bát đĩa, bàn ghế, đồ gia đình, đồ phụ nữ, …
Những kẻ tấn công đầy hổ thẹn. Họ tự vực dậy tinh thần bằng cách đập phá. Rồi
rút đi trong mệt mỏi, do chính họ gây ra. Những người Việt trên nóc nhà nhìn xuống
sợ hãi. (Truyền hình Đức ZDF còn quay truyền hình được trực tiếp cả bên trong lẫn
phía ngoài tòa nhà)[2]. Tôi nhìn thấy sự Man rợ
trong đám đông cuồng nhiệt. Không khác gì sự man rợ của Nhân sỹ Việt Nam, hỉ hả
khi kho sách Hán Nôm bị công khai.
Những người công khai kho sách Hán Nôm, với danh nghĩa là công khai lên
mạng để thế giới cùng chia sẻ nghiên cứu. Thật là 1 mỹ từ không thể đẹp hơn(Thú
thật tôi cũng mỹ từ này nhiều lần rồi). Công của họ thật là lớn lao. Họ tưởng
là họ làm đúng đắn với lương tâm nghề nghiệp, với đạo đức khoa học, và tình yêu
di sản vô bờ của họ. Nhưng những trang sách scan đó giống y hệt với Form của Viện
Hán Nôm đã làm. Là công trình miệt mài bao nhiêu năm của biết bao người. Từ thời
kỳ chiếc máy scan còn rất đắt. Computer cũng đắt, máy ảnh, máy in còn hiếm hoi.
Giờ đây ai cũng mong muốn nó phải nhanh chóng phục vụ cho số đông đám quần
chúng không biết Hán Nôm-nhưng lúc nào cũng gọi nó là Kho Báu. Hệt như những Dư
luận viên vụ Bắt cóc Trịnh Xuân Thanh vậy[3].
Ấu trĩ và mơ màng. Họ hoan nghênh nhóm Thư viện mạng . Họ ủng hộ Thư viện âm thầm.
Đối với họ là phải công khai minh bạch để cho họ tự do nghiên cứu, tự do học
thuật, tự do đọc, chụp choẹt, …. Họ phàn nàn, Viện Hán Nôm đã bá chiếm, họ chê
bai Viện Hán Nôm giữ của riêng mình, … Họ cho họ có quyền được hưởng những di sản
thư tịch đó 1 cách công khai(có nghĩa là miễn phí). Vì họ cũng biết đọc chữ Hán
Nôm? vì họ là hậu nhân thừa tự của những thư tịch đó chăng?. Họ biết chữ, họ có
quyền ? Hay họ học lối đi xin dấm của Vi Sinh Cao trong sách Luận ngữ. Nhà không có Dấm phải sang xin Dấm của hàng xóm mà cho(Luận Ngữ-Tử trương:子曰:孰谓微生高直?或乞醯焉,乞诸其邻而与之). Giả tạo vô độ!
Tôi thấy họ không khác gì những tên ăn cắp, trèo vào 1 nhà giàu nọ. Chúng khoắng sạch tiền, rồi ném rải qua cửa sổ. Những hàng xóm của nhà giàu nọ, vẫn thường tối lửa tắt đèn sang nhờ vả dầu đèn, bơ gạo. Thấy nhà giàu kia bị trộm, nhưng lại im lặng, rủ nhau đi nhặt tiền rơi của lũ trộm cắp quăng ra. Thể nào, những quân dĩ phú trợ bần- cướp của giàu chia cho người nghèo từ xưa đến nay, đều nổi danh nhất thời thảo khấu rồi cũng bị thảo phạt(cho dù có được tô vẽ là Khởi nghĩa nông dân).
Tôi thấy họ không khác gì những tên ăn cắp, trèo vào 1 nhà giàu nọ. Chúng khoắng sạch tiền, rồi ném rải qua cửa sổ. Những hàng xóm của nhà giàu nọ, vẫn thường tối lửa tắt đèn sang nhờ vả dầu đèn, bơ gạo. Thấy nhà giàu kia bị trộm, nhưng lại im lặng, rủ nhau đi nhặt tiền rơi của lũ trộm cắp quăng ra. Thể nào, những quân dĩ phú trợ bần- cướp của giàu chia cho người nghèo từ xưa đến nay, đều nổi danh nhất thời thảo khấu rồi cũng bị thảo phạt(cho dù có được tô vẽ là Khởi nghĩa nông dân).
Tôi nhớ những ông bà đi Nhật Bản về, kể lể về Nhật Bản hay lắm. Đi đường
thấy của để rơi, họ không nhặt mà cứ để đó. Vì họ biết chủ nhân sẽ quay lại
tìm. Khi lâu ngày không có ai tìm, họ mới đem đến cái Sở gọi là Sở Thất Vật
Chiêu Lĩnh xứ失物招領處(失われた財産のオフィス)(Các nước Văn minh đều có cái Sở này). Không
phải của họ, họ không lấy. Trừ những thứ trong thùng rác. Tại các nước Tây, ở bể
bơi, hay những nơi công cộng. Khi muốn chụp hình, họ để ý kỹ xem có biển cấm
không. Nếu không có biển cấm, nhưng phạm vào chỗ nào hơi riêng tư một tý (Privat:
nhà riêng, xe riêng, …), là họ hỏi ngay: Tôi có được phép chụp không? Ngài có
phiền, nếu tôi chụp có hình ngài vào ảnh của tôi không?. Ngày nay, trí thức nước
ta đi du học nhiều, đi trao đổi khoa học nhiều với nước ngoài. Học được lắm cái
hay. Vì đi nước ngoài được, cũng là thêm phần cho lý lịch nghiên cứu khoa học của
họ. Quen mấy ông bà bạn ngoại quốc Mỹ, Pháp, Nhật, Trung cũng là thứ thanh cao
của giới tinh hoa hàn lâm mà. Nhưng chủ yếu là để kể cho có mẽ chứ(Phú nhuận ốc,
đức nhuận thân mà. Cũng chỉ vì cái danh hão mà thôi). Nay những trí thức lớn của
ta, từ cấp vụ - viện đến cấp giảng viên – nghiên cứu. Người thì xin xe để lưu
thông cho xứng tầm đại bác, người thì giao du hải ngoại cho thỏa chí tang bồng,
người thì lấy sách của chung để up lên mạng … cho mọi người đỡ tốn công đến thư
viện (sic), người thì … Còn ở quê hương của BMW, Audi, VW,... xe hơi rất chuẩn. Tệ nạn ăn cắp xe, cũng có, nhưng chúng chỉ được tiêu thụ ở các nước láng giềng. Tuyệt nhiên người ta không bao giờ mua bán xe ăn cắp. Nếu có bạn Dư luận viên nào mà than thở rằng, nhờ có bọn ăn cắp mà chúng ta có hàng rẻ để dùng thì tôi cũng bái phục bạn đó về nhận thức về Kinh tế thị trường của bạn.
Sách ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm vốn không thuộc sở hữu của riêng ai, tập
thể hay cá nhân. Nhưng nó có quy định của cơ quan về Sao -Chụp và Công bố. Ai
cũng có thể tiếp cận nếu thực hiện đúng quy định. Chụp thì Trả tiền. Những tay
Trí Thức man rợ cũng đến chụp nhưng khi phải trả tiền thì họ rất sao sao ý? Nhưng khi sách họ nhờ chụp tư liệu ở đấy mà bán được tiền thì họ lại
hỉ hả họ giỏi. Nhờ đấy mà uy tín của họ được lên hương. Tôi không hiểu nổi tầm cỡ ấy
là cỡ gì nữa! Tôi chán mớ đời luôn. Mấy bộ kinh Phật giả cổ, hay sách Cúng bái
lọ lem gì gì đó. Thưởng cổ Lãm cổ thì hay Giả cổ. Ok! Yêu di sản là phải thế chứ.
Sao không up luôn lên để Thiên Hạ cùng tụng đọc cho lợi lạc chúng nhân- quần
sinh phổ bị. Nhà nhà tự cúng được Nhương tinh, người người giải được Hạn ách.
Xuất hành- Hiếu- Hỉ tự bấm được ngày giờ cho đại cát đại lợi. Xem cho quốc thế
thái an -bàn thạch đi!. Không ! Đó là 1 mớ giấy lộn thôi. Không! Không đời nào
những kẻ trí thức ấy lại man rợ đến mức, mang sách của bản thân mình up lên mạng
cả. Tuyệt đối không! Nhưng nếu sách của người khác ... thì được. Nhất là sách của
Viện Hán Nôm thì càng được. Vì lâu nay ham muốn nó mà không chiếm được nó, chiếm
được nó cũng không biết dùng nó. ĐÓ LÀ 1 HÀI KỊCH của Trí thức An Nam, và là BI
KỊCH LÂU DÀI của Đất – và Người.
Tôi cũng nhấm thử 1
status, những bạn hữu gần xa cũng dửng dưng như chuyện người Siry chết trôi ở Địa
trung hải. Nhưng khi bài Phò Trí thức-Khoa
học-Nghệ thuật lên Status. Có người chia sẻ, và có người block tôi ngay. Họ
là ai? Tôi không biết là tôi có động chạm họ chăng? Có trời mà biết được. Nhưng
tôi thấy người ta đánh nhau thì tôi động lòng trắc ẩn-tu ố-thị phi. Tôi thương
hại Người Đánh (vì họ không biết họ có tội) và tôi cầu nguyện cho Người Bị Đánh(vì
họ chưa biết cách phản ứng với tội nhân). Không sao! ai cũng có quan điểm của
mình, hãy giữ lấy nó đến khi không còn giữ được nữa.
Các đường lối
của người đều là trong sạch theo mắt mình (Bibel.)
x
[1]
https://www.zdf.de/filme/das-kleine-fernsehspiel/wir-sind-jung-wir-sind-stark-106.html.
Câu này cũng có điển tích của nó. Vì trước đó khẩu hiệu đoàn kết thống nhất nước
Đức là: Wir sind eine Volk/ Chúng ta là 1
dân tộc. Nay tên phim cũng viện lại gần giống 1 sự mỉa mai cho nền dân chủ
của nước Đức. Nhưng thực ra là sự suy bại của phần Cộng sản Đông Đức.
[3] https://xuandienhannom.blogspot.de/2017/08/hoang-xuan-phu-mot-so-ieu-can-trao-oi.html?spref=fb
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét