Chủ Nhật, 16 tháng 3, 2014

Thơ tặng đáp của Sứ thần Triều Tiên Từ Cư Chính với Sứ thần An Nam Lương Như Hộc

Lương Như Hộc có sách chép là Lương Nhữ Hộc(1420 - 1501), tự là Tường Phủ, hiệu là Hồng Châu, người xã Hồng Liễu, huyện Trường Tân (nay là thôn Thanh Liễu, xã Tân Hưng, tỉnh Hải Dương là một nhà khoa bảng, danh sĩ, làm quan thời Lê sơ. Ông đỗ thám hoa khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ 3 (1442) đời Lê Thái Tông, cùng khoa với Nguyễn TrựcNguyễn Như Đổ và Ngô Sĩ Liên. Ông đã từng hai lần đi sứ sang nhà Minh. Lần thứ nhất vào ngày 16 tháng 11 âm lịch năm Thái Hòa thứ nhất (Quý Hợi, 1443), đời Lê Nhân Tông, khi đang là Ngự tiền học sinh cục trưởng, ông cùng với Tri chế cáo Nguyễn Như Đổ và Ngự sử trung thừa Hà Phủ được sung vào đoàn sứ bộ sang Minh đáp tạ về việc tế điếu. Lần thứ hai vào tháng 10 âm lịch năm Thiên Hưng thứ nhất (1459), sau khi Lê Nghi Dân tiếm ngôi vua, đã sai Lương Như Hộc cùng Trần Phong, Trần Bá Linh sang nhà Minh cầu phong. Ông có biên soạn Cổ kim chế từ tập, tập hợp các bài từ từ thời cổ đến thời Lê; và tập Hồng Châu quốc ngữ thi tập là tập thơ chữ Nôm. Đều đã thất truyền. Ông cũng tham gia phê điểm cho tuyển tập thơ Tinh tuyển chư gia luật thi của Dương Đức Nhan (gồm 472 bài của các nhà thơ đời Trần-Lê). Hiện nay chỉ còn lại 6 bài phú chữ Hán trong Quần hiền phú tập (Hoàng Sằn Phu) và 6 bài thơ chữ Hán trong Trích diễm thi tập (Hoàng Đức Lương) và Toàn Việt thi lục (Lê Quý Đôn). Trong hai lần đi sứ sang Trung Quốc, ông đã học hỏi nghề in đem về truyền lại nghề khắc bản gỗ in cho dân làng Liễu Tràng, Hồng Lục và được tôn xưng là "ông tổ nghề khắc ván in". Khi ở Trung Quốc ông có giao tiếp với Sứ thần nước Triều Tiên là Từ Cư Chính. Hai người chắc chắn có đề thơ tặng đáp. Tuy nhiên trước tác của ông còn lại rất ít. 
Bài này là của Từ Cư Chính tặng ông chép trong Tứ giai thi tập四佳詩集.
Từ Cư Chính 徐居正(1420-1488), tự là Cương Trung, hiệu là Tứ Giai đình, là Nho thần, thi nhân dưới triều nhà Lý ở Triều Tiên, đỗ Tiến sĩ năm 19 tuổi, làm quan đến chức Đại đề học, sung Tập hiền viện kiêm Tri chế giáo, phong Đạt Thành quân. Ông giỏi Thiên văn, Địa lý và Y học, ông có soạn quyển Đông nhân thi thoại《东人诗话》là bộ bình luận thi ca nổi tiếng có tính tiêu biểu cho thơ văn Triều Tiên thế kỷ thứ 15. Khi mất được truy tặng thụy là Văn Trung. Sứ thần nước Minh sang sứ Triều Tiên rất là khen ngợi, rằng tài năng như ông ở Trung triều không quá 2 – 3 người.Không rõ ông đi sứ năm nào, hiện nay chúng tôi chưa tra cứu được. Nhưng qua thi tập của ông đăng tải trên IT, chúng tôi khẳng định được ông có giao lưu thơ từ với Lương Như Hộc[1]
Theo nguồn trích dẫn, dưới bài thơ của Từ công còn 2 bài nữa chỉ đề là Quản thành tử tặng Lương phụng sứ. chúng tôi cho rằng có khả năng hai sứ thần tặng quà cho nhau. Sứ Triều Tiên đã tặng cho vị sứ giả họ Lương chiếc bút lông (còn gọi là Quản thành tử管城子). Và tặng luôn 2 bài vịnh này. Tiếp theo phần Thi loại của Từ công trong văn bản Tứ giai thi tập còn có phần Phụ, ở đây chúng tôi đã tìm ra bài thơ họa của Lương Như Hộc. 
Dưới đây là bài thơ của Từ công đề đáp Sứ thần An Nam Lương Hộc.


四佳詩集卷之七
詩類

次安南使梁鵠詩韻[2]
萬國梯航日
同時近耿光
兄均四海
談笑卽吾鄕
已喜新知樂
那堪別恨長
他年南北思
雲水正茫茫
Thứ An Nam sứ Lương Hộc thi vận
Vạn quốc thê hàng nhật,
Đồng thời cận cảnh quang.
Đệ huynh quân tứ hải,
Đàm tiếu tức ngô hương.
Dĩ hỷ tân tri lạc,
Nam kham biệt hận trường.
Tha niên nam bắc tứ,
Vân thủy chính mang mang.

Tạm dịch
Từ muôn nước vượt núi cao biển sâu tới chầu[3],
Cùng lúc được gần ánh quang minh.
Người trong bốn bể đều là anh em[4],
Cười nói kể chuyện quê nhà.
Đã mừng quen biết thêm bạn mới vui khôn xiết,
Đâu chịu được cảnh buồn hận khi biệt li.
Kẻ nam người bắc, sau này còn có nhớ,
Mây nước mênh mông nỗi buồn thương.
Tạm dịch thơ :
Tạm làm lục bát
Vượt biển trèo non muôn nước chầu,
Cùng hôm triều hội được thấy nhau.
Người trong bốn biển anh em cả,
Nói cười hỏi chuyện những quê đâu.
Quen thêm bạn mới vui khôn xiết,
Biệt li buồn hận lúc xa nhau.
Kẻ nam người bắc ngày sau nhớ,
Mênh mang mây nước vẫn một màu.

Trèo non vượt biển về chầu
Cùng khi triều hội thấy nhau thật mừng
Anh em bốn biển cùng chung
Nói cười thăm hỏi quê vùng những đâu
Mừng vui bạn mới quen nhau
Đâu hay li biệt lòng sầu chia phôi
Kẻ nam người bắc đôi nơi
Mênh mang mây nước đầy vơi nỗi lòng
Bản dịch tiếng Hàn: 
http://db.itkc.or.kr/index.jsp?bizName=MM&url=/itkcdb/text/bookListIframe.jsp%3FbizName=MM%26seojiId=kc_mm_a061

안남(安南) 사신(使臣) 양곡(梁鵠) 시운에 차하다.
천하만국이 서로 왕래하는 날에 / 萬國梯航日
같은 때에 빛난 알현하였네 / 同時近耿光
호형호제는 사해가 똑같이 하고 / 弟兄均四海
담소 즐김은 바로 고향 같아라 / 談笑卽吾鄕
이미 새로 즐거움이 있었거니 / 已喜新知樂
이별의 한을 어찌 감당할쏜가 / 那堪別恨長
후일 남과 북에서 서로 생각하면 / 他年南北思
구름과 물만 정히 아스라하리 / 雲水正茫茫

[D-001]빛난 덕〔耿光〕 : 제왕(帝王)의 덕()을 말한다.

ⓒ 한국고전번역원 ┃ 임정기 ()  2004
Bài 1
Nguyên văn:
管城子。贈梁奉使。 a_010_315c
中書去禿難書
揮洒時時態有餘。
萬古流傳毛穎傳。
文章誰復擬瓊琚。

Phiên âm:
Quản Thành tử tặng Lương phụng sứ

Dịch nghĩa:
Cây bút[5] tặng quan Phụng sứ họ Lương[6]
Cây bút[7] già cũ rồi, trụi lơ cùn khó viết ra được nữa,
Chứ phong thái vung vẩy lúc nào chả có thừa.
Từ xưa đã lưu truyền câu truyện của Mao Dĩnh[8],
Tài văn chương như thế, ai làm lại được như ngọc quỳnh, ngọc cư.[9]
Dịch thơ:
Bút trụi đầu cùn viết khó ra
Chứ đây phong thái vẫn dư mà.
Từ xưa lưu truyền tên Mao Dĩnh,
Văn chương ai được ngọc quỳnh ca
Bài 2
胷中磊落五車書。
珠玉紛紛咳唾餘。
自是投章同縞帶。
何曾報答望瓊琚。


Trong lòng lỗi lạc sách đầy cả năm xe[10],
Lời châu tiếng ngọc tuôn ra có thừa.
Từ đây buông lời văn chương cùng kết tình hữu hảo[11],
Đâu cần báo đáp trông cầu ngọc quỳnh ngọc cư.
Lỗi lạc trong lòng sách ngũ xa,
Lời châu tiếng ngọc sẵn tuôn ra.
Kết nối văn chương tình hữu hảo,
Ngọc quỳnh đâu dám vọng trông xa.
Bản dịch tiếng Hàn:
http://db.itkc.or.kr/index.jsp?bizName=MM&url=/itkcdb/text/bookListIframe.jsp%3FbizName=MM%26seojiId=kc_mm_a061
관성자(管城子)를 양 봉사(梁奉使)에게 주다.
중서 늙어 털이 닳아 글씨 쓰긴 어려우나 / 中書老去禿難書
찍어 휘두를 때로 자태가 여유로워라 / 揮灑時時態有餘
만고에 널리 전한 한유의 모영전 있으니 / 萬古流傳毛穎傳
문장을 누가 다시 경거에 비긴단 말인가 / 文章誰復擬瓊


광대한 가슴속에 오거서 쟁여져 있어 / 胸中磊落五車書
주옥 같은 문장을 수다하게 뱉어내어라 / 珠玉紛紛咳唾餘
본래부터 시를 주는 호대와도 같거니 / 自是投章同縞帶
어찌 일찍이 경거로 보답하길 바랐으리요 / 何曾報答望瓊琚

[C-001]관성자(管城子) : 붓을 의인화하여 이른 말이다. 한유(韓愈) 모영전(毛穎傳) 시황제가 장군 몽염(蒙恬)으로 하여금 붓에게 탕목읍을 내리고 관성에 봉해 주게 하여 관성자라 호칭했다.〔秦皇帝使恬 賜之湯沐而封諸管城 號曰管城子〕”라고 데서 말이다.
[D-001]중서(中書) : 중서군(中書君) 약칭으로, 한유의 모영전에서 붓을 의인화하여 호칭한 말이다.
[D-002]만고(萬古) …… 말인가 : 경거() 경은 미옥(美玉) 가리키고 거는 패옥(佩玉) 이름으로, 시경위풍(衛風) 목과(木瓜) 나에게 목과를 던져주기에, 경거로써 보답하였다.〔投我以木瓜 報之以瓊〕”라고 데서 말로, 남에게 사소한 물품을 받고 소중한 보배로 보답한다는 뜻인데, 여기서는 한유의 모영전 문장을 아무도 당할 이가 없다는 뜻으로 말이다.
[D-003]오거서(五車書) : 장자천하(天下) 혜시의 학설은 다방면이어서 저서가 다섯 수레에 쌓을 정도이다.〔惠施多方 其書五車〕”라고 데서 말로, 전하여 수많은 서책을 의미한다.
[D-004]본래부터 …… 같거니 : 춘추 시대 () 나라 계찰(季札) 일찍이 () 나라에 가서 대부(大夫) 자산(子産) 만났을 마치 예전부터 아는 사이처럼 여겨져서 자산에게 비단띠〔縞帶〕 선사하자, 자산은 계찰에게 모시옷〔紵衣〕 선사했다는 고사에서 말인데, 주석에 의하면, 나라에서는 것을 귀중히 여기고, 나라에서는 모시를 귀중히 여기기 때문에 각각 자기가 귀중히 여기는 물품을 서로 선사한 것이라고 하였다. 《春秋左氏傳 襄公29年》

한국고전번역원 임정기 ()  2004
Tiếp theo là bài họa của Lương Như Hộc trong phần Phụ quyển 7

四佳詩集卷之七
Nguyên văn:
次朝鮮國徐宰相詩韻[梁鵠] a_010_326a
萬里皇華使。
來觀上國光。
衣冠同一制。
萍水各他鄕。
東海波濤闊。
南天日月長。
何時重再會。
極目永相望。
安南國副使梁鵠

Phiên âm:

Dịch nghĩa:
Đáp vần Tể tướng họ Từ nước Triều Tiên của Lương Hộc.
Đi sứ hoàng hoa đường muôn vạn dặm,
Đến đây ngắm xem phong cảnh thượng quốc.
Thấy y quan áo mũ cùng một chế độ,
Duyên bèo nước mỗi người cùng làm khách tha hương.
Cảnh biển đông sóng rộng mênh mông,
Cõi trời nam vẫn ngày tháng trường.
Bao giờ lại được hội ngộ đây,
Tận cùng ngong ngóng trông theo.
Phó sứ nước An Nam, Lương Hộc
Dịch thơ:
Muôn dặm đi sứ Hoàng hoa
Đến xem thượng quốc thực là phong quang
Cũng cùng chế độ y quan
Cũng duyên bèo nước tha hương quê người
Biển đông trời rộng sóng dài
Cõi nam ngày tháng đưa thoi vẫn dường
Bao giờ hội ngộ một phương
Tận cùng tầm mắt vấn vương trông vời

Bản dịch tiếng Hàn: 
http://db.itkc.or.kr/index.jsp?bizName=MM&url=/itkcdb/text/bookListIframe.jsp%3FbizName=MM%26seojiId=kc_mm_a061
조선국(朝鮮國) 재상(徐宰相) 시운에 차하다.
안남국(安南國)부사(副使) 양곡(梁鵠)

만리 길에 왕명 받든 사신이 / 萬里皇華使
와서 상국의 문물을 관찰하였네 / 來觀上國光
의관은 제도를 같이하거니와 / 衣冠同一制
동해 바다엔 파도가 광활하고 / 東海波濤闊
남쪽 하늘엔 세월이 더딜 텐데 / 南天日月長
언제나 거듭 다시 서로 만나서 / 何時重再會
시력 끝까지 길이 서로 바라볼꼬 / 極目永相望


[D-001]평수(萍水)처럼 …… 타향일세 : 부평초(浮萍草) 물이 서로 우연히 만나듯, 사람도 객지에서 우연히 서로 만난 것을 말한다. 왕발(王勃) 등왕각 (滕王閣序) 평수처럼 서로 만나니, 모두가 타향의 나그네로다.〔萍水相逢 盡是他鄕之客〕”라고 하였다.

ⓒ 한국고전번역원 ┃ 임정기 ()  2004
Châu Âu đầu hè 2014, Cổ Hoan Nam Đường, Phụ nguyên thị trùng biên dịch




[1] Từ Cư Chính徐居正(1420-1488), tự Cương Trung刚中, hiệu Tứa Giai đình号四佳亭, là nhà thơ, nhà bình luận văn học của Triều Tiên thời Lý triều. Ông đậu Tiến sĩ năm 19 tuổi, nhậm chức ở Tập Hiền điện kiêm Tri chế giáo, sau thăng nhiều chức khác, phong Đạt Thành quân, được vua khen, người đời tán thưởng. Khi mất được truy thụy là Văn Trung, sinh thời là ngọn cờ văn chương của một thời. Năm 1476 được cử tiếp sứ nhà Minh. Sứ Minh khen ngợi, tài năng như ông ở Trung nguyên chỉ được 2-3 người mà thôi. 
http://baike.baidu.com/view/973227.htm
[2] Nguyên văn từ nguồn: DB of Korea classics. http://www.itkc.or.kr/itkc/Index.jsp
[3] Lấy câu thê sơn hàng hải梯山航海  trong Tống thư. Minh đế kỉ宋书·明帝纪. Ý nói trèo non vượt bể, đi đường xa xôi khó khăn cực khổ.
[4] Lấy câu tứ hải giai huynh đệ 四海皆兄弟 trong Luận ngữ. Nhan Uyên论语·颜渊. Nói bốn biển đều là anh em.
[5] Nguyên văn Quản Thành tử: Là một cách gọi tôn xưng cây bút lông. Tương truyền được phong là Quản Thành tử, hoặc Trung Thư quân.
[6] Có thể là bài thơ đề vịnh cây bút tặng Sứ thần họ Lương.
[7] Nguyên văn Trung thư.
[8] Mao Dĩnh: cách gọi khác của cây bút lông là Mao Dĩnh
[9] Ngọc Quỳnh, ngọc cư, là 2 loại ngọc quý hiếm.
[10] Ngũ xa thư: Xưa ví học thức người ta như đầy cả 5 xe sách trong lòng.
[11] Nguyên văn Cảo đái. Lấy điển tích Ngô Quý Trát với Trịnh Tử Sản đi sứ tặng nhau đai cảo, lụa trữ để kết tình hữu nghị. Như việc tặng cây bút lông này vậy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét