Hội Baỏ Tồn Di Sản Chữ
Nôm Huê Kỳ - Khi Thợ Săn khoác áo Thầy Tu
Tôi muốn nói đến nhận thức về Di Sản Hán Nôm và Hội Bảo Tồn
Di Sản Chữ Nôm của Huê Kỳ (nomnafoundation - http://nomfoundation.org/?uiLang=vn)
với tên tuổi sáng lập là John Balaban.
Di sản Hán Nôm, gồm các thư tịch chữ Hán chữ Nôm trên mọi chất liệu, do người
Việt Nam sáng tạo ra. Trải qua biến đổi Lịch Sử, chữ Nôm hiện đã không còn phát
triển. Các thư tịch chữ Nôm tản mát khắp nơi, trong và ngoài nước.
Ngài John_Balaban (https://en.wikipedia.org/wiki/John_Balaban),
một nhà Thơ người Huê Kỳ gốc Rumani, theo như Wikipedia cho biết. Là người đã từng
đến Việt Nam và yêu thích đất nước này. Ngài yêu Thơ Hồ Xuân Hương và có khát vọng
đem nó về Huê Kỳ và dịch ra tiếng Anh. Vâng! 1 sự nổi bật, 1 điểm nhấn ấn tượng
vào thời kỳ đó. Tôi xin nói là ẤN TƯỢNG, nhưng Hồ Xuân Hương chưa phải là Tất Cả.
Thơ Hồ Xuân Hương ở Mỹ! Ối trời đất ơi, những năm tháng đó Việt Nam còn trong
khói lửa. Sau này, khi quan điểm chống đế quốc đã phai mờ. Ngài quay trở lại và
làm 1 việc nổi tiếng khôn cùng, đó là thành lập 1 Hội gì đó về Việt Nam. Cái gì
bây giờ nhỉ? Hội Cựu Chiến Binh? Hội Chất Độc Màu Da Cam? Hội SOS? … Hội Bảo Vệ
Tê giác? Hội Bảo vệ … Hừm! 1 cái hội gì đó cần phải có danh vọng 1 tý chứ! Ít
nhất là Danh Tiếng. Ở Việt Nam thì chắc ăn (vì Việt Nam nghèo, chỉ cần Kinh tế
dư giả là OK), rồi ! nhưng cả ở Huê Kỳ nữa chứ. Kết hợp với 1 số Trí thức Việt ở
Mỹ. Ngài đã chọn được 1 cái Hội Độc Đáo. Hội Bảo Tồn Di Sản Chữ Nôm. Phải công
nhận rất tuyệt vời (Thật đấy!). Nhưng Chữ Nôm ở Mỹ nó cũng như Tê Giác ở Châu
Âu vậy. Làm cách nào đưa được con Tê Giác đến Châu Âu cho người Châu Âu biết đó
là con Tê Giác? để Chính phủ cùng các cá nhân, Tổ chức thấy nó lợi ích mà chi
ngân? Một số Trí thức Việt ở Mỹ rất là Tâm huyết với Di Sản Dân Tộc(Vì môi trường
Mỹ rất là dư dật, họ chỉ thiếu thiếu cái gì đó ở Quê nhà thôi). Làm Tàu ngầm ư? Máy
bay ư? Khó lắm, người da trắng họ làm hết
rồi. Thôi tham gia xây dựng cái hội này. Cả thế giới có quái ai biết ở Xứ Indochine cổ xưa kia lại có chữ Nôm cơ chứ. Không khó như chữ Ai Cập cổ, nhưng cũng
không dễ dàng như tiếng La Tin.
Hai đối tác gặp nhau, nhưng cần phải lôi được 1 con Tê Giác về
Mỹ. Bây giờ thành lập Hội Bảo Vệ Tê Giác mà không có cái hình con Tê Giác mà
đăng lên thì thật là khó thuyết phục giải Ngân lắm.
Họ bắt mối về Việt Nam. Đất
nước nghèo đang chuyển mình. Vâng, kho sách vẫn nằm đây: Thư Viện Quốc Gia, Viện
Nghiên cứu Hán Nôm, Trung Tâm Lưu Trữ Quốc Gia, Các Viện khác, … Dân Hán Nôm hồi
ấy nghèo lắm. Làm cách nào để bẫy được con Tê Giác, động vật có tên trong sách Đỏ để triển
lãm ở Huê Kỳ nhỉ! Làm cách nào để có được 1 ít sách Hán Nôm mang về Mỹ nhỉ! Chụp
chụp từng tý một gửi Bưu Điện, ôi riêu lắm.
Đúng rồi! Việt Nam đang phát triển, Việt Nam muốn làm bạn với cả Thế giới cơ mà. Ở đâu có nước ngoài đầu
tư, đem vốn liếng, ngoại tệ, kỹ thuật
vào. Nước ta đem cơ sở vật chất (cái chính là mặt bằng), đem nhân lực ra mà hợp
tác. Quy đổi 50/50. Vậy thì đem USD vào đầu tư, xui người Việt Nam scan hết sách
Hán Nôm lại. Phía Mỹ trả tiền mua máy móc, trả tiền công Scan cho nhân viên Việt
Nam (có thu nhập cao hơn Lương bèo của Việt Nam 1 tý). Nói thật máy thì chỉ có
cái Computer và cái Máy Quét chứ là cái gì to tát đâu. Nhưng hồi ấy cũng ghê rồi.
Nhưng chọn con Tê Giác nào đây. Viện Hán Nôm! Trung Tâm Lưu
Trữ! Thư Viện Quốc Gia! …
Viện Hán Nôm với ông Viện Trưởng lúc đó là Trịnh Khắc Mạnh, 1
con người khôn ngoan và thận trọng. Trước Hội của Balaban, đã có Hội Philip
Papin của Pháp, Hội Trần Ích Nguyên của Đài Loan, Hội Vương Tiểu Thuẫn của Hoa
Lục đều khát khao muốn hợp tác với Viện Hán Nôm kiểu này: Nước ngoài trả tiền –
Viện Hán Nôm Quét sách rồi Số Hóa cho họ. Cả đôi bên cùng chia sẻ tài nguyên
thiên nhiên của Việt Nam. Thậm chí, phía Đài Loan còn tìm hẳn 1 trường Đại Học
Công Nghệ nổi tiếng ở Đài Nam là Trí Viễn Đại Học để giúp Viện Hán Nôm Số Hóa
Kho sách. Ông Trịnh đã khéo léo từ chối, chỉ đồng ý Hợp tác nghiên cứu từng mảng,
từng mảng với Quyền Sở Hữu là Đơn Vị Hợp Tác. Và sách, bia, thơ văn … được hợp tác, với
lợi ích đem về cho 1 số cán bộ Viện Hán Nôm. Kho sách được Nhân bản, vừa được
Tiền, vừa được Sách, không mất tên, không phát tán tư liệu. Lại được đi nước
ngoài. Sướng quá còn gì. Và với cái Hội Balaban cũng vậy, ông chỉ Hợp tác để
Nghiên cứu thôi. Còn Số Hóa sách Hán Nôm, để cho Viện Hán Nôm làm. Và Viện Hán
Nôm đang làm rồi. Chỉ để lưu trữ, chứ chưa công bố trên Internet.
Vậy con mồi sơ hở nhất là Thư Viện Quốc Gia. Đây là đơn vị
thuộc Bộ Văn Hóa, chức năng nhiệm vụ là Thư viện, nên họ cũng chả nghiên cứu gì.
Họ chỉ mong có người đến xây dựng Dự án, giải Ngân, thế thôi! Và Sách Hán Nôm của
Thư Viện quốc gia được Số hóa. Một cách nhanh chóng và tàn bạo. Họ thuê những
nhân viên Thư viện(trình độ Hán Nôm rất khiêm tốn), tháo tung toàn bộ và scan
trang đúp lại, bất kể(có thể thấy trên website của họ - không có dấu bản quyền của TVQG).
http://lib.nomfoundation.org/collection/1/volume/918/page/2
Một số sách Trước khi được Số Hóa vẫn còn tồn tại. Nhưng sau
khi Số Hóa đã hoàn toàn không bao giờ được gặp lại độc giả. Như số phận Hoàng Triều Sử Ký R.2258 của Dương Lâm; Ức Trai Quân Trung Từ Mệnh Tập Tịnh Bổ Biên Hiệu Khám Biểu R.2258/2-3, thủ bút Trần Văn Giáp. Trong thời gian tôi làm Thư Mục tại đây đã được đọc và chụp lại. Nhưng sau khi Số hóa và công bố lên Internet thì không thấy có tên Hoàng Triều Sử Ký. Đến thẳng Thư Viện Quốc Gia đặt phiếu mượn, thì được trả lời là: Không thấy sách. Vậy nó chạy về nhà ai? John_Balaban, hay nhóm Số hóa tư liệu? Chỉ còn hình bản Chụp do người yêu mến Dương Lâm đã chụp lại làm kỷ niệm:
Bản Số Hóa toàn kho đó, Hội Balaban có trước và đăng Internet còn trước cả Thư Viện Quốc Gia. Một thời gian sau, Thư Viện Quốc Gia mới đăng lại(http://hannom.nlv.gov.vn/), có dấu sở hữu quản lý đính kèm trên ảnh (nhưng chả có giá trị gì cả! vì nomfoundation.org cũng có y hệt).
Nhưng lúc này thì Kho Sách của họ đã đi Khắp Thế Giới rồi. Và đương nhiên, Hội
Balaban cũng trở thành 1 bên sở hữu Hợp pháp kho sách số đó (Gọi là có phí chụp
sách và mua Quyền sử dụng hình ảnh).
Bản Số Hóa toàn kho đó, Hội Balaban có trước và đăng Internet còn trước cả Thư Viện Quốc Gia. Một thời gian sau, Thư Viện Quốc Gia mới đăng lại(http://hannom.nlv.gov.vn/), có dấu sở hữu quản lý đính kèm trên ảnh (nhưng chả có giá trị gì cả! vì nomfoundation.org cũng có y hệt).
(Dấu bản quyền trên trang văn bản chả có giá trị gì khi trang đó cũng được đăng y hệt trên http://lib.nomfoundation.org/collection/1/volume/918/page/2)
Đối với Viện Hán Nôm, Hội Balaban còn đưa ra nhiều chương
trình hợp tác đấy ấn tượng.
- Số hóa chữ Nôm bảng mã Unicode. Thực ra là Dự án của
Nhà nước Việt Nam giao xuống cho Viện Hán Nôm.
- Kết hợp Đào tạo: Chi tiền cho các Giáo Sư nam, Giáo sư nữ Viện Hán
Nôm mở lớp dạy chữ Nôm miễn phí. Miễn phí cho người học, còn thì người dạy ẵm
khoản lớn từ Hội này(đầu têu là ông Quang Hồng). Lớp mở độ mấy tháng, học
dăm cái lăng nhăng, cuối khóa cũng đọc được mấy chữ, đi điền dã du lịch ...
- Các Giáo Sư thì đem công
trình nghiên cứu cả đời ra hợp tác để in thành sách. Trao giải thưởng cho những
nhà nghiên cứu có Công trình về chữ Nôm: Đào Thái Tôn, Trần Nghĩa, Nguyễn Quang
Hồng …
Vâng! Đúng là chơi với nước ngoài Sướng lắm! Sướng lắm! Chúng
ta có tiền để vượt qua những năm tháng đói kém. Chúng ta đưa được di sản Hán
Nôm rộng rãi ra khắp Thế giới. Thành công! Đại Thành công rồi!. Và Hội Bảo Tồn
Di Sản Chữ Nôm Huê Kỳ cũng thành công nghẹn ngào, như 1 vận động viên Việt Nam
đã bật khóc khi đoạt được miếng sắt màu vàng của mỗi Kỳ SeaGame.
Đem được 1 kho
tổ bố quốc gia của Việt Nam, tung hê vô tội vạ lên mạng Internet, cho công
chúng Huê Kỳ và Thế giới biết: Hội chúng tôi đã bảo vệ - bảo tồn được những thứ
như thế này đấy!.
Đối với Thư Viện Quốc Gia: Dự án đã kết thúc. Nhân viên đã
lĩnh tiền. Xếp Trưởng đã hết nhiệm kỳ. Ok! Còn Hội Balaban vẫn còn sống mãi trong trái
tim những người yêu chữ Nôm Huê Kỳ và Thế giới. Vì họ tiếp tục có đóng góp, có giải ngân, cho
dù là Hội Tư Nhân, họ sống mãi không cần đến Thư Viện Quốc Gia nữa.
Và họ tiếp tục đi săn, với cái áo thầy tu hiền hòa: Hợp tác - Nghiên cứu - Giảng
dạy - SỐ HÓA - Xuất bản.
Từ 1 chiêu bài ấy, từ 1 nhận thức ấy. Các đơn vị, các tỉnh
thành, … những nơi có Di Sản Hán Nôm rầm rộ thu lượm, rầm rộ Scan, rầm rộ chụp
choẹt … Và Lãnh đạo Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam cũng đã thức thời đến
mức công bố: Việc tài liệu Hán Nôm phổ biến cho càng nhiều người đọc càng tốt. Và
họ cũng đang muốn làm như Thư viện Quốc gia. Con Tê Giác đã ở trong Chuồng, khỏi
phải bẫy. Cứ thế mà lập Dự án mà ăn thôi. Không phải mất phí chuyển về tận Huê
Kỳ, đăng luôn ở quốc nội để bán thẳng ra hải ngoại qua Internet. Chả tiện lắm sao!
Cám ơn Balaban! Cám ơn người bạn Huê Kỳ gốc Rumani! Bạn
là một nhà Việt Nam học sâu sắc. Bạn đã đem đến 1 phương thức làm ăn mới, còn
tuyệt với hơn cả Jack Ma của China nhé. Thank you! Thank you! Balaban. Tên bạn nghe như câu Thần chú của Alibaba và 40 tên cướp vậy: Tiền ơi! Chạy vào đây!
Thư Viện Quốc Gia Hà Nội trước giờ bị chê bai là những năm gần
đây ồn ào, bụi bặm. Giờ đã tĩnh lặng hơn. Nó giữ lại được cái hồn thanh thản của
1 Thư Viện Thơ Mộng, yên tĩnh cho các học giả đến đọc sách. Ánh nắng nhẹ nhàng
trên cỏ xanh như một bài thơ xưa cũ của Xuân Diệu.
và Con Tê Giác đang ngủ ! Suỵt!
x
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét