(trích ĐÂ AHT) Tiếp theo của: https://www.facebook.com/namhhn/posts/3944310838964157
Chủ Nhật, 21 tháng 3, 2021
GHÉC MANH TẢN MẠN KÝ - ph.2. facebooker Nam Nguyên
Thứ Bảy, 20 tháng 3, 2021
GIÉC MANH TẢN MẠN KÝ - ph.1/ Facebooker Nam Nguyen
GIÉC MANH TẢN MẠN KÝ - ph.1= facebooker Nam Nguyen
https://www.facebook.com/namhhn/posts/3944310838964157
https://www.facebook.com/groups/155546961301895/user/100007962010516/
Thứ Sáu, 19 tháng 3, 2021
Thư pháp - Trịnh Bản Kiều - Trung Quốc/
Đọc bản "nhuận cách" (*) của thư hoạ gia Trịnh Bản Kiều vui ra trò, nhã tục giao dung, châm biếm cực độ, không hổ danh "Dương Châu bát quái". Dịch đại khái thế này:
大幅六兩,中幅四兩,小幅二兩,書條對聯一兩,扇子斗方五錢。凡送禮物、食物,總不如白銀為妙。公之所送,未必弟之所好也。送現銀則中心喜樂,書畫皆佳。禮物既屬糾纏,賒欠尤為賴帳。年老神倦,不能陪諸君子作無益語言也。l"Bức
to giá 6 lượng, bức trung giá 4 lượng, bức nhỏ giá 2 lượng. Thư pháp điều bức
và câu đối giá 1 lượng; quạt giấy, đẩu phương giá 5 tiền. Phàm tặng lễ vật hoặc
đồ ăn thì cũng không hay bằng bạc trắng. Đồ huynh tặng chưa chắc đệ đã thích
vậy. Tặng hiện ngân thì trong tâm vui vẻ, thư hay hoạ đều sẽ đẹp. Lễ vật thì
lằng nhằng, như nợ đồng lần biết bao giờ trả hết. Tuổi già thân yếu, cũng chẳng
thể hầu các đấng quân tử nói những lời vô ích vậy."
-------
(*)
nhuận cách: thư hoạ gia thời xưa viết bảng báo giá thù lao vẽ tranh hoặc viết
chữ, gọi là "nhuận cách".
Tử Hư dịch nghĩa văn
畫竹多於買竹錢,
紙高六尺價三千。
任渠話舊論交接,
只當秋風過耳邊。
乾隆己卯,拙公和尚屬書謝客。板橋鄭燮。
Vẽ trúc
đắt hơn tiền mua trúc,
3 nghìn tiền Giấy dài 6 thước.
Kệ ông
chuyện cũ bàn giao thiệp,
Qua tai gió thu thoảng mấy chốc.
Năm Kỷ mão niên hiệu Kiền Long, chúc thư tạ
khách Chuyết công Hòa thượng.
Hoàng
Phủ lang trung Đề đời Đường làm soạn văn bia chùa Phúc Tiên cho Bùi Tấn công. Lời
văn 3254 chữ, mỗi chữ thù lao 3 tấm lụa quyến. Tổng cộng 9702 tấm. Hoàng Phủ nhận lụa không một chút sắc thẹn,
từ cổ đến giờ nhuận bút hậu hĩnh như thế không ai hơn được như vậy. Chuyện chép
trong thiên Tần Liêu tử, sách Đường Khuyết sử
Chủ Nhật, 14 tháng 3, 2021
TÌm gió tăm hơi dài đâu thấy - Chạy xin nhóm lửa hút trời bay - Mẹ già giờ đã trên mây - Gió dài không thấy lửa bay lên trời
Ngó qua xin lửa
Hàn lâm viện chạy về xuôi
Qua tòa Thương Bạc tới chơi Ngô Quyền
Biển đề 51 còn nguyên
Là nhà của Bộ Tuyên truyền nước ta
Bố con xe đậu lân la
Hỏi Cục Di sản 1 tòa trong đây
Bác Hoa Thien, có không hay
Rằng tôi là bạn lâu ngày ghé chơi
Có quan gác cổng tươi cười:
"Nêu tên đích thực thì người mới ra
Tên như thế, có những 3
Dũng Tàu hình dáng như nhà cậu nêu
Số cầm tay cậu cứ kêu
Người ra thì sẽ rước vào hàn huyên"
Lạy cụ tôi cũng người tiên
Đi thăm là tiện chẳng phiền handy
May thay đồng nghiệp tức thì
Có người bấm hộ 1 khi dũng tàu
Rằng đi công tác từ đầu
30 cây số còn lâu mới về
Lần sau bác phải định kỳ
Thăm nom mà có lịch thì OK
14/3/2018
Lang thang khách lạ quê nhà - Mẹ đi đất bỗng hóa ra quê người/14/3/2021
Lang thang khách lạ quê nhà - Mẹ đi đất bỗng hóa ra quê người/14/3/2021
Trưa nay qua chốn Hàn lâm

Thứ Ba, 9 tháng 3, 2021
Lời thưa về sách Hoàng triều sử ký - bản công hành 2021
https://www.facebook.com/photo?fbid=1631573793693041&set=a.138742729642829
Vương triều nhà Nguyễn là triều đại quân chủ phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Khác với các triều Lý-Trần-Hồ đoạt quyền qua đảo chính; khác với nhà Lê phải kháng chiến chống Minh; khác nhà Mạc là tiếm ngôi; khác họ Trịnh là lấn quyền; khác nhà Tây Sơn là cướp nước. Nhà Nguyễn từ một dòng họ công thần triều Lê, trải bao gian nan để tranh được thiên hạ. Vượt qua các sự chèn ép của các đối thủ chính trị, vượt Hoành Sơn vào mở mang Trung Kỳ, vượt Hải Vân để khai phá phương Nam. Các vua chúa nhà Nguyễn với nhiều chính sách khôn ngoan, ép Chiêm Thành đến vong quốc, thuần phục người Minh hương thành bản địa. Các nước Xiêm La, Chân Lạp phải lo lắng. Đối đầu chống Tây Sơn hung bạo, ngửng đầu nhận sắc với Mãn Thanh. Cho đến lúc xác lập cương thổ trên dải đất rộng lớn nhất trong lịch sử dân tộc.
Đến ngày
Âu phong tràn tới, khắp Á địa tan hoang. Thử giả thiết, các triều đại anh hùng như Lý-Trần, Lê, Mạc, Trịnh, Tây Sơn có đối đầu với Phương Tây giỏi hơn triều Nguyễn?. Nhà Nguyễn từ tinh thần tự chủ, chiến Tây, ghét Tây dần biến thành hòa Tây, hiếu Tây. Bát nguyệt thu
chính biến thành công với làn sóng đỏ ngập nửa địa cầu, lịch sử vương triều cáo
chung trước các thủ đoạn phân hóa chính trị đầy mưu mô sâu sắc. Các loạt cải
cách, các loạt chỉnh phong, cải tạo tư tưởng phong hóa lạc hậu, thay đổi nhận
thức nhân dân lại chính là những thủ đoạn thâm độc diệt chủng văn hóa mạnh mẽ
đến tàn bạo, lạnh lùng còn hơn cả Âu
phong Á vũ, còn hơn cả đại bác tàu đồng của kỹ nghệ tây dương. Vương triều
vàng son tráng lệ, những chiến công của thánh vương hiền tướng đã lùi xa. Hơn
100 năm đã trôi qua, mỗi lần soi gương sử, trên chính đất nước của ông cha, đều
phải nhìn, lựa, xem sự kiểm duyệt có đúng tinh thần, đúng đường lối hay không.
Nếu lệch ra là bị phê phán kịch liệt, bị tấn công điên cuồng bởi những kẻ vong
bản chỉ biết trông chờ vào ân huệ cơm ăn áo mặc và quyền được lên tiếng, của
một nhóm người, đang cố gắng uốn khúc lòng người. Cái chủ trương dìm nhà
Nguyễn, từ “có tội” đến “có công lẫn có tội”, rồi “công ít mà
tội nhiều”. Thực ra họ chẳng có tội gì ngoài cái tội bị người khác lật đổ.
Chẳng qua chỉ là muốn bôi đen quá khứ, để thấy hồng ở
hiện tại chứ không phải là một phương pháp sử học chân chính. Bấy lâu nay,
những người yêu lịch sử văn hóa truyền thống, yêu cổ cựu như chúng tôi chưa hề
được biết đến một bộ sử nào khen nhà Nguyễn cả (Ngoài bộ Đại Nam thực
lục của chính triều đại này cho biên soạn).
Năm
2007, tôi đến đọc sách tại Thư Viện Quốc Gia Hà Nội. Cầm trên tay bản chép bút
sắt của Trần Văn Giáp sách Hoàng triều sử ký. Tưởng rằng chỉ là
những trang nháp của nhà nghiên cứu hàng đầu, buồn tay chép lại cho nó khỏe đầu
óc. Nhưng không. Cầm lên dương mắt đọc, tôi lạc vào một giọng văn nôm na quê
mùa mộc mạc chất Bắc kỳ, về các liệt thánh của tiền triều. Những câu chuyện
ngắn gọn mà súc tích, đủ ý về các sự kiện lịch sử hình thành triều đại cho đến
tận niên hiệu Thành Thái (1907). Hồn văn du dương bi tráng. Lịch sử triều Nguyễn không
phải là những trang sử thất bại, hèn kém. Lịch sử nhà Nguyễn là những trang
chiến công hào hùng, thấm ưu tư, đẫm máu - mồ hôi, nước mắt của ông cha ...
trong công cuộc nam tiến, chống xâm lăng. Chỉ riêng 2 chữ Nam Tiến thôi đã có thể đưa vương triều này vào hàng đại công đầu
của Lịch sử Việt Nam. Như các công cống Tống cướp Chiêm của nhà
Lý, hơn 3 lần chạy Nguyên Mông của nhà Trần, hơn công hoà
Ngô của họ Lê, ... và hơn cái Bát nguyệt đảo chánh đến
n lần). Từ ngày thơ bé, suốt ngày nghe kể tội nhà Nguyễn. Chỉ hơi khen thôi
cũng bị chửi cho xấp mặt, không khác gì hơi khen Bảo Đại cũng bị quân tào lao ở
đâu nhảy vào hỏi thăm. Tập chép đây chỉ là những ghi chép tổng lược của nhà nho
Dương Lâm, một đại trí thức khoa bảng, trước cảnh hoang tàn của những oanh liệt
cha ông xưa. Hoài niệm dồn lại chỉ hơn 100 trang chữ Nôm mà chất chứa ưu tư lẫn
hi vọng. Sau ngày cách mạng, ông Trần Văn Giáp đã tiếp xúc với văn bản này, và
ông chỉ biết chép lại rồi gửi vào Thư viện Quốc gia Hà Nội. Hôm nay, nó đã đến
với người đọc qua Nxb.Th.TP.HCM. Anh linh của liệt thánh tổ triều Nguyễn chiếu
giám! Tôi
đọc say mê và phiên âm tác phẩm ra chữ Quốc ngữ từ trước những ngày xuất quốc
(2011) đến nay đã hơn 10 năm (2021). Cụ Dương Lâm đề
là phụng
dịch 奉譯 nên chúng tôi không viết cụ là người trước
thư著書, cho dù
đúng ra là như vậy. Những lối đọc Nôm cổ tôi vẫn thích nên cứ để đọc kiểu cũ: như
chữ Mấy氽, chữ Mới買,
chữ Nhời利 với cái nghĩa hiện đại
là Với, là Lời. Tôi cố tình đọc theo âm nôm Mấy,
Mới, Nhời. Tôi chú thích theo những kiến thức có thể tra cứu được ở mọi
nguồn. Còn tất cả đều nhờ tay Nxb làm giúp.
Ưu tư
muốn gửi nó cho nhà in, để đưa tình cảm của nhà nho Dương Lâm ra trước thời
đại. Nxb.Th.TP.HCM đã cho tôi vinh dự được đề tên là dịch giả trên ấn phẩm của họ.
Trân trọng cám ơn Nxb.Th.TP.HCM, với ban Giám đốc và BBT, Hành chánh Kế toán, mà
tôi mới chỉ quen qua bạn bè trên Internet. Cám ơn những bạn bè đã yêu
mến trân trọng khích lệ bản dịch nhỏ bé của tôi.
Taucha/ Sachsen/Deutschland
Sau ngày nhớ mẹ. 2021/3/9
Đồng hữu Hoành nhàn ngữ 仝有橫閒語
Thứ Sáu, 5 tháng 3, 2021
Nhớ quê là 1 con mê/ Tỉnh ra thì chẳng muốn về nữa đâu
蒼天雲白弄西風
旅客鄉思又轉蓬
城郊聖室闻鐘動
如覺魂迷夢幻中
Gió tây mây trắng trời trong
Nhớ quê lắc giắc cỏ bồng trong mê
Thánh đường chuông vọng đánh về
Lay người đang ở trong mê hoàn hồn
Thư pháp: Trương Hải/ Trung Quốc/ Thư Pháp báo/1999/4/26
Một vầng cô độc chiếu soi
Giang sơn tĩnh lặng nơi nơi im lìm
Tự nhiên cười nhẹ một mình
Thứ Ba, 2 tháng 3, 2021
Sách của Phan Huy Chú và sách của Lê Quang Định
Có rất nhiều người nhầm lẫn 2 sách này với nhau nhe, vì đều là 1 dịch giả. Nhưng thực tế là 2 sách khác nhau, của 2 tác giả khác nhau. Quyển của Lê Quang Định thì minh chưa soi, nhưng quyển của Phan Huy Chú thì đã khám nghiệm(xem Trao đổi về bản dịch của Phan Đăng sách Hoàng Việt địa dư chí trên yeuhannom.blog27/2/2021)
https://yeuhannom.blogspot.com/2021/02/nguyen-uc-toan-trao-oi-ve-ban-dich-cua.html?fbclid=IwAR0bRRB7ocNhSoaQ9txqgpN_Vc71sw-9PiWR0mIXZdWyYm0VKVwhXD7yx-o
Tác phẩm của Phan Huy Chú |
Tác phẩm của Lê Quang Định |
Tác phẩm của Phan Huy Chú |
Tác phẩm của Lê Quang Định |
Thứ Hai, 1 tháng 3, 2021
Thư Pháp Trung Quốc 1999/4/26
Hỗ thủy lưu hà, đối tửu xướng tân từ.
Quay về mộng cũ lối vào thấy đâu.
Xuôi dòng mây chiếu một mầu
Đối ly nâng chén ngâm câu tân kỳ
Thư pháp: Cố chí Tân. Thư pháp báo 1999/4/26