Thư pháp đời Minh- Vương Đạc - Đề dòng nước chùa Bách Lâm
神筆王鐸 #王鐸詩 #題柏林寺水
日夕來禪寺,
波光動石亭。
瀟湘一片白,
震澤萬年青。
龍沫浸坤軸,
珠華濕佛經。
踟躕遊水府,
騎馬忽春星。
Chiều chiều ra đứng chùa xa
Màu quang sắc nước sóng va Thạch đình
Tiêu Tương một dải trắng tinh
Muôn năm Trấn Trạch xanh xanh vẫn còn
Dãi rồng cuốn đất cuộn tuôn
Châu hoa thấm ướt giọt buồn phật kinh
Bồi hồi bến nước dạo quanh
Lâng lâng yên ngựa vụt nhanh sao trời
(Hoan Nam nguyễn dịch)
柏林禪寺座落在河北省石家莊市趙縣縣城石塔路東端路北,與著名的趙州橋遙遙相望。是中國佛教禪宗的祖庭。寺內的從諗禪師舍利塔是全國重點文物保護單位。最早建於漢獻帝建安年間(196 ~ 220),古稱觀音院,南宋為永安院,金代名柏林禪院,自元代起即稱柏林禪寺/Chuà Bách Lâm tọa lạc tại
mé bắc đường Đông Đoan và đường Thạch Tháp tại huyện thành Triệu Huyện, thị trấn
Thạch Gia Trang tỉnh Hà Bắc, gần với địa danh nổi tiếng Triệu Châu Kiều. Là một
trong những Tổ đình của Thiền Tông Phật Giáo Trung Quốc. Trong chùa có Tháp Xá
lị của Thiền Sư Tòng Niệm, là di sản Trọng điểm Quốc gia được bảo vệ. Chùa xây
dựng đầu tiên vào đời Hán Hiến đế niên hiệu Kiến An (196-220) . Xưa gọi là Quan
Âm viện, đời Nam Tống gọi là Vĩnh An viện, đời Kim gọi là Bách Lâm Thiền viện.
Từ đời Nguyên trở đi thì gọi là Bách Lâm Thiền tự
王锋(1592——1652),字觉斯,号嵩樵,河南孟津人。明天启二年(1622)进士,崇祯中曾任南京礼部尚书。在顺治一年(1645)五月降清时,他是弘光政权的礼部尚书兼东阁大学士,因而是当时降清的明朝官员中职务最高者之一。作为内阁成员,他与赵之龙、钱谦益道率数百官员在南京开城迎接多铎。更因其弟王铺已先此降清,王锋受到多锋的礼待并随其前往北京。第二年三月,他被清廷任命为礼部尚书,掌管弘文院事,后又任太宗实录副总裁并加太子太保。/ Vương Đạc (1592-1652), tên tự là Giác Tư, hiệu là Tung Tiều, người Mạnh Tân, tỉnh
Hà Nam. Đậu Tiến sĩ đời Minh Thiên Khải năm thứ 2 năm 1622, đời Sùng Trinh. Từng
giữ các chức Lễ bộ thượng thư ở chính quyền Nam Kinh. Đến đời Thanh Thuận Trị năm thứ 1 (1645),
tháng 5, đầu hàng nhà Thanh tại Nam Kinh. Ông là Lễ bộ thượng thư kiêm Đông các đại học sĩ của
chính quyền vua Minh Hoằng Quang tại Nam Kinh, là quan chức cao nhất của nhà Minh hàng Thanh
lúc bấy giờ. Ông là thành viên của Nội các cùng với Triệu chi Long, Tiền khiêm
Ích cùng vài trăm quan lại khác ở Nam Kinh mở thành ra hàng đón tướng Thanh là
Đa Đạc. Lại nhân có em trai là Vương Phô đã ra hàng Thanh trước, nên ông được
Đa Đạc trọng đãi cho theo về Bắc Kinh. Tháng 3 năm sau, nhà Thanh bổ nhiệm ông
làm Lễ Bộ thượng thư, kiêm quản Hoằng Văn viện sự, sau được bổ làm Phó tổng tài
biên soạn Thực Lục về Thanh Thái tông, gia tước Thái tử Thiếu bảo. Là đại biểu
cho phong cách thư pháp giai đoạn cuối Minh đầu Thanh. Tác phẩm này của ông được sưu tập tại Hàn Quốc.
ảnh chụp theo báo Thư Pháp - Trung Quốc 1998
Nguyên Đức Toàn khảo dịch/ 2021
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét