Chủ Nhật, 19 tháng 3, 2023

Chu Lợi Lệ朱莉麗: Hoa Trình thi tập 華程詩集 Ký hiệu A2530 của Nguyễn Gia Cát(1760-?)

Ảnh bìa bản dịch Hoa Trình Thi Tập của nhóm Nguyễn Quang Hà


Nhân vì cuốn Hoa trình thi tập bản dịch của dịch giả Nguyễn Quang Hà được ấn hành! Chúng tôi xin góp ý cho dịch giả “đã không tham khảo bài viết quan trọng này của nhà nghiên cứu Trung Quốc: Chu Lợi Lệ!” Dù dịch giả có đề danh mục sách Tham khảo trang thứ 28: Việt Nam Hán văn Yên hành văn hiến tập thành nhưng không nêu rõ được vấn đề trong khảo luận của mình. Là một thiếu sót quan trọng trong thao tác Giới thiệu lịch sử nghiên cứu vấn đề. Cũng như thao tác Văn bản học trước khi giới thiệu một tác phẩm mới. Chưa từng được công bố.



Chúng tôi xin chuyển ngữ giới thiệu đôi lời đến độc giả. Để hiểu thêm về đánh giá, góc nhìn của 1 học giả Trung Quốc với Hoa Trình Thi Tập.

Bài giới thiệu của Chu Lợi Lệ trong Việt Nam Hán văn Yên hành văn hiến tập thành quyển 9,tr.149-150

*Cổ hoan Nam đường Phụ nguyên Trực tâm Nhân vương dịch*

 Một trang đầu của Hoa trình thi tập A.2530

Bài giới thiệu của Chu Lợi Lệ trong Việt Nam Hán văn Yên hành văn hiến tập thành quyển 9,tr.149-150
華程詩集
《草程詩集》不分卷,研究院蔵本,一册“A2530
阮朝・阮嘉吉撰
阮嘉吉,映画軒,义江馬華做人,生卒年不詳。後黎朝昭施五年(一七八七)制科進士,登第天久、黎朝即亡,入 阮朝後,於嘉隆初被用,作為玩朝派在清朝使團的乙副使前往中國、使、禮部右參知,封奏正候。其人性好族 落,敏於應對、曾以二十八星宿名撰《勤李詩》一首,颇有名。
《華程詩集》書名下住嘉隆乙丑仲冬」,且當高隆四年(一八〇五)。而其内容,實為高隆元年(清嘉慶 七年,一八〇二)欣嘉吉出使中國期間的使程詩集。需晚李陳書、愛州希黎、州素如阮攸唇筆 今面」,則「嘉隆乙丑」寫成評之年。
全書共收錄五十八首詩,均為七言、其中既有寫景,也有記事,而以借景抒懷的作品為多” 詩集以描述市者分府重任、離開放國心境的《河曉》、《山道中起,以答中國文人許州進士許世村(象光定 《草原詩章》作「孫世封」)的三首詩止,因所錄詩作不涉及回程的後半段,故本書並非阮嘉吉使想詩集的完整版,亦未可知。而從其內容來者,則主要涉及以下幾個方面。 一是描述出使過程中自己的心境,如開頭的河晚發》,《涼山道中》、《道紀實》等,在記事的同時,表達出了作者府負出使之重任,矢志報國的決心。《偶占》、《客邸抒懷〉則反映出作者在旅途中對故國和親人的思念之情。 《水淳記》寫旅途中的快樂心。《喜》是作者完成使命,終可歸返故國時的歡喜之作。 二是寫景記事。《華程诗集》中的詩,一個十分明顯的特點是在記事的同時,在寫景的同時吉事。《南事紀勝》、《进五險》、《浸州夜泊》、《湘江晚之》等詩作,一方面描繪了使團一行赴北京朝貴沿途所經各地之景色,另一方面也描述了使團在經歷這些地方時的情形。(上水偶得是詩集中僅有的一首反映國團一行旅途艱辛的詩篇。而《湘山寺》、《石鼓山書院》、《岳陽樓》、《黃等詩篇則咏嘆了中國的名勝古跡,表現出作者對中國人文景觀由衷的贊嘆。《湘妃竹次眼》、《過文王演易處等詩篇發了作者的懷古之幽思。《盗栖霞寺次道》、《宿隆興寺》則在景記事的同時反映出作者對佛教的態度。 三是想與中國文人的詩詩集中(宿開封省城河南哲學使吳書標惠詩二册因書以》、《宿許州進士許世封惠 送圖存二冊並詩二绝求和書以答》兩節,即生動地顧現了中越兩國士大夫在文化交流與文學創作上的互動。 而所記雙方贈受《雲想詩》、《森存稿》一事本身,又爲今人研究高靈時期地方著述的傳播,提供了有益的素材。

(朱莉麗)

Văn bản Hoa Trình Thi Tập華程詩集 Ký hiệu A2530. Theo Tổng tập Việt Nam Hán Văn Yên hành văn hiến tập thành quyển thứ 9, chép rằng: Hoa Trình Thi Tập 華程詩集không chia quyển, chỉ có một bản sao, lưu giữ tại viện nghiên cứu Hán Nôm, ký hiệu A2530. Tác giả là Nguyễn Gia Cát[1] 阮嘉吉 hiệu là Địch Hiên迪軒 , người xã Huê Cầu, huyện Văn Giang. Năm sinh và năm mất chưa rõ ràng. Đậu Tiến sĩ Chế khoa đời Hậu Lê niên hiệu Chiêu Thống năm thứ nhất tức năm 1787. Sau khi ông đỗ không lâu thì nhà Hậu Lê cũng diệt vong. Đến đời triều Nguyễn về sau, năm Gia Long thứ nhất ông được cất dụng trở lại. Được cử làm Ất phó sứ trong đoàn sứ sang triều cống nhà Thanh, Trung Quốc. Khi trở về được thăng Lễ Bộ Hữu Tham tri tước Quỳ Giang hầu. Nguyễn Gia Cát là người khôi hài, ứng đối nhanh nhẹn. Ông từng lấy tên 28 vì tinh tú soạn thành một bài thơ Khuyến Học Thi勸學詩 , rất là nổi tiếng lúc đương thời. Văn bản Hoa trình thi tập 華程詩集bên ngoài tên sách có ghi chú dòng: Gia Long Ất Sửu Trọng Đông嘉隆乙丑仲冬 . Năm Ất Sửu đúng ra là năm Gia Long thứ tư 1805. Nhưng soát trong nội dung văn bản, thì thực là vào năm Gia Long thứ nhất, tức năm Gia Khánh thứ bảy 1802, đúng là thời điểm ra đời tập thơ đi sứ Trung Quốc của Nguyễn Gia Cát. Văn bản có dòng đề là: Vãn bối Liêm Tuyền Lý Trần Lại[2] kính thư, Ái Châu Hi Cát Lê Lương Thận[3], Hoan Châu Tố Như Nguyễn Du[4] tiếm bút đồng duyệt晚輩濂泉李陳 瓎敬書愛州希喆黎良慎驩州素如阮攸僣筆仝閱. Vậy là năm Gia Long Ất Sửu chỉ có thể là năm sao chép hoặc là năm viết lời bình duyệt.

Toàn bộ nội dung văn bản thu chép 58 bài thơ thể thất ngôn(thực tế là có 3 bài thể Ngũ ngôn-người dịch chú) trong đó có thể loại tả cảnh cũng có loại ký sự và mượn cảnh bày tỏ nỗi lòng là nhiều.

Tập thơ miêu tả từ trọng trách nặng nề của tác giả, từ các bài thơ tâm trạng xa tổ quốc như bài: Nhị Hà hiểu phát珥河曉發, Lạng Sơn đạo trung諒山道中, cho đến 3 bài đối đáp văn nhân Trung Quốc là tiến sĩ Hứa Thế Phong ở Hứa Châu (nhân vật này theo tác phẩm Hoa Nguyên Thi Thảo 華原詩草của Lê Quang Định[5] 黎光定chép là Tôn Thế Phong[6]孫世封). Nhưng những bài thơ chép đó không đề cập đến quá trình về nước về sau, nên có thể coi tập thơ này chưa phải là bản hoàn chỉnh Hoa Trình Thi Tập 華程詩集của Nguyễn Gia Cát阮嘉吉. Còn chưa xác định được. Nhưng khảo sát từ nội dung của nó thì thấy các vần thơ đề cập đến những vấn đề như:

1. Miêu tả tâm trạng tác giả trong quá trình đi sứ. Như các bài mở đầu Nhị Hà hiểu phát珥河曉發, Lạng Sơn đạo trung諒山道中, Quá quan kỷ thực過關紀實 . Vừa là thể loại ký sự nhưng cũng biểu đạt trọng trách nặng nề của tác giả khi đi sứ với tấm lòng báo quốc. Các bài như Ngẫu chiếm偶占 , Khách để chữ hoài 客邸抒懷 thì phản ánh tình cảnh của tác giả trên con đường đi sứ nhớ về quê hương và những người thân. Bài thơ Vĩnh Thuần ký kiến 永淳記見 thì lại miêu tả tâm trạng vui vẻ trên đường lữ khách. Bài Hồi Trình Hỷ Phú 回程喜賦 bày tỏ niềm vui của tác giả khi hoàn thành sứ mệnh, cuối cùng cũng được hồi hương với một tâm trạng hoan hỷ.

2. Còn những bài tả cảnh ký sự trong Hoa trình thi tập華程詩集. Thì lại 10 phần rõ ràng là chép việc nhưng cũng là vịnh cảnh. Vừa tả cảnh mà lại vừa kể chuyện. Với các bài như Nam Ninh kỷ thắng南寧紀勝 , Quá Ngũ Hiểm than過五險灘 , Tầm Châu dạ bạc潯洲夜泊 , Tương Giang vãn phiếm湘江晚泛 . Vừa miêu tả cảnh sắc trên con đường sứ đoàn đi đến Bắc Kinh triều cống đi qua các địa phương. Vừa là tình hình của sứ đoàn nơi các vùng đã đi qua. Riêng bài Thượng Thủy Than Ngẫu Đắc 上水灘偶得 trong thi tập là một bài phản ánh quá trình gian khổ của sứ đoàn trên đường đi. Còn các bài Tương Sơn Tự湘山寺 , Thạch Cổ Sơn thư viện石鼓山書院 , Nhạc Dương lâu岳陽樓 , Hoàng Hạc lâu 黃鶴樓 thì lại ngâm vịnh về những danh thắng cổ tích của Trung Quốc, thể hiện rằng tác giả rất ngưỡng mộ những cảnh sắc và thơ văn của người Trung Quốc. Các bài Tương Phi Trúc Thứ Vận湘妃竹次韻 , Quá Văn Vương diễn Dịch xứ 過文王演易處 thì lại bày tỏ niềm u tư của tác giả hoài niệm với cổ nhân. Các bài Du Thê Hà Tự Thứ Vận遊栖霞寺次韻 , Túc Long Hưng Tự 宿隆 興寺  thì ngoài vịnh cảnh ký sự ra lại phản ánh thái độ của tác giả đối với Phật giáo.

3. Đặc điểm thứ ba là những bài tặng đáp với văn nhân Trung Quốc. Trong đó có hai bài là Túc Khai Phong tỉnh thành Hà Nam Đốc học sứ Ngô Vân Tiều[7] huệ thi tiên nhị sách nhân thư dĩ tạ 宿開封省城河南督學使吳雲樵惠詩箋二冊因書以謝   và bài Túc Hứa Châu Tiến sĩ Hứa Thế Phong huệ tống Sâm Phố Tồn cảo nhị sách tịnh thi nhị tuyệt cầu họa nhân thư dĩ đáp宿許州進士許世封惠送森圃存稿二冊並詩二絕求和因書以答 . Thể hiện sinh động việc giao lưu văn hóa nghệ thuật giữa các bậc trí thức sĩ đại phu giữa hai nước Trung-Việt. Nó ghi chép lại được sự kiện tặng nhận các sách Vân Tiều thi tiên 雲樵詩箋 Sâm Phố tồn cảo森圃存稿 , góp phần cho người ngày nay nghiên cứu thêm những trước thuật được truyền bá dưới thời kỳ Gia Khánh, cung cấp những tài liệu hữu ích. (Chu Lợi Lệ朱莉麗 . Việt Nam Hán Văn Yên hành văn hiến tập thành quyển thứ 9越南漢文燕行文献集成第九冊.一四九 . 一五○ . tr.149-150)


[1] Nguyễn Gia Cát 阮嘉吉 (1760-?) hiệu Địch Hiên 迪軒 người xã Hoa Cầu huyện Văn Giang (nay thuộc xã Nghĩa Trụ huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên). Ông xuất thân Nho sinh trúng thức, đỗ đồng Chế khoa xuất thân với Trần bá Lãm, khoa Đinh Mùi niên hiệu Chiêu Thống thứ 1 (1787) đời Lê Mẫn Đế. Ông làm quan với triều Tây Sơn đến Đốc học Bắc Thành. Sau lại làm quan với nhà Nguyễn đến chức Tả Tham tri Bộ Lễ, tước Quỳ Giang hầu và được cử đi sứ sang nhà Thanh (Trung Quốc). Về trước tác, Nguyễn Gia Cát còn để lại bộ Hoa trình thi tập 華程詩集.

[2] Lý Trần Lại : Chưa rõ lai lịch. Nhưng tên hiệu có 2 chữ Liêm Tuyền. Tỉnh Hà Nam có một địa danh tên là huyện Liêm Tuyền, có khả năng liên quan đến quê quán của ông.

[3] Lê Lương Thận 黎梁慎 làm Hàn lâm viện đãi chế dưới thời vua Quang Trung, năm 1790 từng được cử làm phó sứ sang nhà Thanh tạ ơn Thanh Cao Tông (Càn Long) phong vương và chúc thọ 80 tuổi (chánh sứ là Nguyễn Hoằng Khuông 阮宏匡).

[4] Nguyễn Du 阮攸 (13/1/1766 - 16/9/1820) tự Tố Như 素如, hiệu Thanh Hiên 清軒, quê gốc làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, nhưng sinh và trải qua thời niên thiếu ở Thăng Long. Cha là Nguyễn Nghiễm đã làm tới chức tể tướng triều Lê. Mẹ là bà Trần Thị Tần, vợ thứ ba của Nguyễn Nghiễm, người xứ Kinh Bắc (Nguyễn Nghiễm có tám vợ, hai mươi mốt người con). Mười tuổi, Nguyễn Du mồ côi cha, mười ba tuổi mồ côi mẹ. Vì thế tiếng là con quan đại thần nhưng ngay từ thời thơ ấu Nguyễn Du đã phải sống vất vả thiếu thốn. Truyện Kiều và Văn chiêu hồn, hai kiệt tác chữ Nôm của Nguyễn Du.

[5] Lê Quang Định 黎光定 (1759-1813) tự Tri Chỉ 知止, hiệu Tấn Trai 晉齋, là nhà thơ triều Nguyễn. Ông sinh ở huyện Phú Vang, phủ Thừa Thiên (nay thuộc Thừa Thiên, tỉnh Thuận Hoá).Tác phẩm:- Đại Việt nhất thống dư điạ chí 大越一統輿地志 (Phụng mệnh vua Gia Long biên soạn), - Hoa Nguyên thi thảo 華原詩草

[6] Tôn Thế Phong 孙世封,tự là Tập Công 袭公,người Hứa Châu 许州 đậu Tiến sĩ khoa mậu Tuất đời Gia Khánh, có thi tập Sâm Phố tồn cảo森圃存稿

[7] Ngô Vân Tiều tức Ngô Phương Bồi 吴芳培(1752-1822),tự là Tễ Phi 霁霏,hiệu là Vân Tiều, người quê Mậu Lâm huyện Kinh, đậu Tiến sĩ năm Càn Long thứ 9 (1784), lấy đỗ Cát sĩ, trải các chức Biên tu, Thiêm sự phủ  thiêm sự, Hàn lâm viện thị độc, Hương thí chánh khảo quan, Thị giảng học sĩ, Thị độc học sĩ, Lễ Bộ - Lại Bộ Thị lang, Đô sát viện Tả đô ngự sử thự Lại bộ thượng thư. Có làm Vân Tiều tiên sinh thi tập吴云樵先生诗集4 quyển.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét