Những chữ SAI cần thảo luận với dịch
giả Nguyễn Quang Hà và nhóm Chân Hóa dịch phẩm: Hoa trình thi tập A.2530
Nguyễn Đức Toàn đối chiếu
Như các bài góp ý đã đăng trước trên blog yêuhánnôm:
http://yeuhannom.blogspot.com/2023/03/chu-loi-le-hoa-trinh-thi-tap-ky-hieu.html
http://yeuhannom.blogspot.com/2023/03/thu-tu-cac-trang-nguyen-van-bi-xep-sai.html
http://yeuhannom.blogspot.com/2023/03/gop-y-cho-dich-gia-nguyen-quang-ha-ve.html
Vì văn bản Hoa trình thi tập chép theo lối chữ Thảo khó đọc, không phải ai cũng đọc được, và không phải chữ nào cũng đọc hết được. Nghiên cứu Hán Nôm nói chung và Thư pháp nói riêng đòi hỏi nhiều kỹ năng: Lịch sử, Văn học, Ngữ văn học, Ngữ pháp học, Thi liệu học, Từ điển học, Thư tịch học, Thư pháp học, Văn tự học, … Nói chung là liên đa nghành. Tuy nhiên, với biển học mênh mông tri thức, một đóng góp nhỏ cũng làm nên cả đại dương sinh thái đa dạng. Mỗi một cá nhân những người nghiên cứu nhận thức được trách nhiệm của mình và năng lực của mình trong từng vấn đề thì sẽ vững vàng, từng ô, từng ô một ghép nên bức tranh ĐẠI HỌA nghiên cứu khoa học xã hội liên ngành đa dạng. Vì để thảo luận với dịch giả và nhóm tham gia trong ấn phẩm này. Chúng tôi ở Châu Âu xa xôi phải lần mò lại từng trang bản thảo, cũng như soi xét từng chữ một trong nguyên bản để có thể góp ý một cách chân thành, trung thực, xây dựng cho nhóm biên soạn rút kinh nghiệm. Thành tựu thì đáng khen mà Sai sót thì nên chê. Nhưng càng lần mò, càng đào sâu vào chi tiết, càng lộ ra những sai sót nghiêm trọng và những lỗi năng lực thầm kín của nhóm Biên dịch, nhóm viết Lời tựa và nhóm Chân hóa. Chúng tôi đi hết từ những hoảng hốt này đến hoảng hốt khác. Cho đến tận cuối cùng của Ấn bản. Và không thể gom hết lại trong 1 bài góp ý phê bình, mà phải phân tích gạn lọc ra nhiều bài như thế này, rất là mất công, rất là vất vả[1].
Từ bài Góp ý đăng ngày 23-3-2023. Chúng tôi đã nhắc đến Giả thiết mức độ tham gia của hai nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Thanh và Lê Quốc Việt. Đây là hai cây bút Thư pháp có uy tín của học giới hiện nay. Một người được dự đề danh bìa sách, một người thì được lời Tri ân ở phần mở đầu ấn phẩm. Với những mỹ từ rất rung động: “Nhà nghiên cứu trẻ” “đào tạo chính quy, bài bản về thư pháp học tại Trung Quốc”; “nghiên cứu Thư pháp kiêm nghiên cứu Phật giáo”. Những mỹ từ này liệu có làm tăng mức độ dịch thuật chính xác, hay thành tựu đã đạt được của ấn phẩm? Tôi nghĩ là KHÔNG! Nó thừa thãi. Nhưng khi khảo sát kỹ ấn phẩm này. Người biên dịch đã thổi 2 nhà nghiên cứu này lên như vậy, trong khi cả hai người này, nếu có tham gia trao đổi kinh nghiệm “góp ý chân thành” “nhanh chóng trên phương diện Internet”, thì chỉ hai người này biết thư pháp đủ trình trao đổi với nhau, chứ Dịch giả Nguyễn Quang Hà không đọc được chữ Thảo (phải để người ta Chân hóa giúp, giúp đến mức phải đề tên người Chân hóa vào bìa sách! là giúp đến mức nào?) thì trao đổi cái gì? Góp ý cái gì? Thêm vào đó, mức độ chính xác mà nhà Thư pháp Nguyễn Ngọc Thanh thực hiện Chân hóa văn bản này do ai thẩm định? Nếu là dịch giả Nguyễn Quang Hà thẩm định thì dịch giả có đủ kiến thức Thư pháp để khẳng định được là Chân hóa đúng hết tất cả hay không? Một lần nữa tôi lại nghĩ là KHÔNG! Dịch giả đã không đọc được và phải nhờ người khác đọc rồi đánh máy lại đẹp đẽ cho, thì dịch giả mới đọc được, thì dịch giả biết người ta đọc đúng hay sai?
Sau các bài góp ý trao đổi lần 1 -2
-3 của tôi trên Facebook, tôi được NNC Lê Quốc Việt cho biết Ông chỉ góp ý cho dịch giả bài số 33 Lô Nga đường dạ bạc. Với 3 lỗi phiên âm và 1
chữ Thảo Nam. Theo như đoạn Hội thoại giữa 3 NNC trên trang Facebook ngày
27.11.2022 và ngày 5.3.2023 thì chúng ta thấy Dịch giả cũng không sửa phần đánh
máy chữ Nam 南 trong bài số 33 này, và những chữ NNC Nguyễn Ngọc Thanh yêu cầu xem
lại để chuyển từ chữ Sinh 生thành chữ Thanh 聲 cũng không được người biên dịch chú
ý. Bên cạnh đó NNC Lê Quốc Việt cũng không chỉ rõ chữ nào là chữ Thảo của người
Nam – Thảo Nam(phân biệt với người Tàu –Thảo Bắc). NNC Lê Quốc Việt đã gợi ý
tham khảo ý kiến của 2 nhà Thư pháp tại Viện Hán Nôm là Nguyễn Văn Thanh,
Nguyễn Quang Thắng để người ta chỉ cho. Chắc 2 nhà thư pháp này không được đào
tạo bài bản nên đã không chỉ dùm chữ nào là Thảo Nam. Và chữ Thảo Nam là chữ
nào thì bây giờ tôi cũng không biết là chữ Nào? Nhưng vẫn cám ơn, đa tạ. Chỉ
từng này chi tiết cũng cho thấy người biên dịch đã không kiểm tra đánh maý chữ Hán, cũng như phiên âm. Kiến thức về Thảo thư rất hạn chế.
|
|
Thêm vào đó, trong văn bản có những chữ Hán thảo rất đơn giản,
nhóm Chân hóa đã không đọc được, phải để [?]. Là bài số 45.[?]勝[?] - 武勝關 Vũ Thắng quan, một
trong Thập đại hùng quan của Trung Quốc nằm ở tỉnh Hà Nam, trên con đường Sứ thần
Nguyễn Gia Cát đi qua. Dịch giả sẽ cảm nhận thơ kiểu gì khi không biết địa danh
nổi tiếng này. Và chữ Dễ Hều như này mà nhà Thư pháp
được đào tạo chính quy, bài bản về
thư pháp học tại Trung Quốc”và “nghiên cứu Thư pháp kiêm nghiên cứu Phật giáo lại không giúp đọc nốt mà để dịch giả đọc
một mình?
GS. Đinh Khắc Thuân, người viết Lời Tựa cho ấn phẩm cũng KHÔNG thể giám định cho bản Chân hóa là Chính xác đến mức nào. Vì bản thân GS. Đinh Khắc Thuân cũng KHÔNG phải chuyên gia về Thảo thư, và cũng KHÔNG biết được bản dịch dịch ra như thế nào, mà chỉ copy lại lời biên khảo mà biên ra cái Lời Tựa liên thiên chả có tý giá trị thông tin nào như tôi đã nêu ở bài trước.
Toàn
bộ văn bản có 3760 chữ Hán. Trong đó chúng tôi soi đếm và tính cả những chữ Chính Chúng Tôi Còn Chưa Khẳng Định Được Là Chữ gì,
thì có 156 chữ Cần Thảo Luận trừ những chữ mà tôi cho là dịch giả đoán đúng. Thì phần tỷ lệ Chân hóa của nhóm Nguyễn Quang Hà
có khoảng 5% văn bản không đọc được. Để tiện minh chứng cho thao tác kiểm tra
văn bản. Những chữ đọc sai bôi màu đỏ: 92 chữ; Những chữ đoán sai bôi màu vàng: 31 chữ; Những chữ
đoán đúng bôi màu xanh:
25 chữ; Những chữ chính bản thân chúng tôi chưa đọc được thì chúng tôi bôi màu hồng: 38 chữ; Những chữ
bị thiếu không đọc chúng tôi bổ sung là chữ đỏ gạch
chân: 5 chữ -câu thứ 25 bài thơ số 3 . (Tất cả sẽ đính vào Phụ lục).
Điều Thần kỳ và làm lòi cái thiếu Trách nhiệm kỹ thuật của nhóm Biên dịch Nguyễn Quang Hà đã lù lù ngay trang Phiên âm dịch nghĩa đầu tiên.
Trên
thế giới hiện nay, các phầm mềm gõ chữ Hán thông dụng, có 3 cách mà tôi được biết
và nhiều người học chữ Hán cũng biết là: Gõ theo âm Hán Việt漢越,
gõ theo mã 拼音Pinyin, gõ theo mã 倉頡Thương Hiệt, và vẽ theo Nét bút 笔画Bǐhuà.
Không biết các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên họ gõ chữ Hán bằng gì. Nhưng
ở Việt Nam chỉ có 2 cách đầu tiên là phổ dụng, dễ sử dụng. Vậy người gõ chữ Hán
cho dịch giả Nguyễn Quang Hà là ai mà thần kỳ đến mức đọc được chữ Quỳ, để đánh ra đúng chữ Quỳ, đọc được đúng chữ Vãn bối để đánh ra chữ Vãn bối. Nếu dùng âm Hán Việt
thì không thể nào đánh V – A – AN – NẶNG = VẠN mà ra chữ này 晚được; L-I-ÊN -NGÃ= LIỄN để ra chữ này 輩được. Hoặc là ngược lại đánh
chữ VÃN BỐI không thể nào ra chữ VẠN LIỄN 萬輦 được. Đánh chữ Quỳ葵
không thể ra chữ Tế細
được và đánh chữ Tế祭
không thể ra chữ Quỳ葵
được. Tôi đã thử với
phần mềm Việt Hán Nôm của Phan Anh Dũng và lối đánh Pinyin trong Window mà
không tài nào gõ chữ nọ mà ra chữ kia được. Vậy là dịch giả Nguyễn Quang Hà tự
chính mình đánh máy mà không biết mình đánh cái gì mà ra chữ Đúng như chữ Thảo.
Và dịch giả cũng không kiểm lại cái chữ mà mình vừa đánh ra ĐÚNG hay SAI?
Về khảo
sát thì trong Văn bản Hoa trình thi tập
đã có 3 bài được sử dụng phiên âm giới thiệu trên Internet là bài số 24-Lô tư鸕鷥, bài 30-Khách để thư hoài客邸書懷, bài 41-Phiếm Động Đình hồ泛洞庭湖 [2], vậy mà vẫn có chữ
đọc Sai. Hóa thế là Chân
hóa ra cũng không kiểm tra được; Viết ra cũng không kiểm tra lại; Đánh máy ra
cũng không kiểm tra lại. Các bài nghiên cứu trước của Chu Lợi Lệ đã không tham khảo,
nhưng có tham khảo bản dịch của Đỗ Ngọc Toại dịch bài 24-Lô tư鸕鷥, mà
vẫn đọc sai 3 chữ. Thì
thành tựu của bản dịch là gì. Chúng ta sẽ xem tiếp phần góp ý cho thao tác
Phiên âm – Dịch nghĩa – Chú thích của nhóm Nguyễn Quang Hà trong dịch phẩm Hoa trình thi tập, bài sau trên trang
Blog này. Nhưng các bạn phải chờ, vì tôi đã hết thời gian. Tôi còn phải đi làm.
Leipzig đổi giờ 2023.
Cổ hoàng Nguyễn Đức Toàn đối lục
Stt |
Bản chân hóa của nhóm Nguyễn Quang Hà – Nguyễn Ngọc Thanh |
Phiên âm của Nguyễn Quang Hà |
|
華程詩集 嘉隆乙丑仲冬 陪臣葵江侯阮嘉吉迪軒撰; 晚輩 濂泉李陳攋敬書; 愛州希喆黎良慎; 驩州素如阮攸僭筆仝閱. |
|
1.
|
珥河晚發 手捧宸章出鳳城 晴江利濟一舟輕 九千地軸從初步 萬代王基至此行 紅日照窮京闕夢 朔風吹動故鄉情 勤勞敢謂殫臣分 且喜桑蓬副此生. |
|
2.
|
諒山道中 颯颯東風拂使旄 萋萋泉籟助詩豪 回頭楓陛三江闊 舉步榆關疊[峰]高 不是江湖終懶散 何妨宇宙一週遭 [3] 溪邊驚見征人影 霜雪皤然老鬢毛. |
|
3.
|
過關紀實 五鼓發同登 到關天未明 征人怯曉寒 晨雞寂無生 蕭蕭朔風吹 瀝瀝山泉鳴 樹杪浮暝烟 天[未][餘]殘星 停轎歇驛館 列坐[圍]火屏 護送擺軍騎 雄象[掟]銅鈴 旗幟耀岩隈 禽鳥皆飛驚 發遣送者回 別杯時一傾 珍宝數書行 字字窮鄉情 關吏報曉鼓 山上排唐兵 砲[4]響關鑰開 黃旗邀使旌 陪臣具公服 仙鶴翔雙翎 步上昭德臺 叩首紅氈庭 咫尺不違顏 如在白玉[亭] 後[扇]謁太守 列椅茶一行 公人飭[夫]轎 貢品于箱籯 陪伴具土官 搬遞具土丁 從此向北上 水旱萬里程 豈不斯原隰勞且苦 國事為重身為輕 豈不斯冰雪寒且冷 君恩浩蕩[常]敷榮 男兒當具四方志 桑弧矢酬平生 |
|
4.
|
明江解纜即事 自出南關計五天 明江蠲吉始開船 壯懷久許桑弧契 鄉思寧[容]柳綠牽 彩旆風搖凌凈[練] 珠窓香暖逗輕烟 [汀]頭寒鷺應無負
記[取]坡公夢鶴年 |
|
5.
|
贈長[送][茶]營閫 (用南海龐舉人題扇元韻伊員名懷仁見任媨纛營臺闔府) 步步周旋出塞來 主賓情至每低徊 華程今[幸]瞻清節 隣閫初曾仰大才 畫舸後先開錦繡 彩與左右[6]夏風侯 南軿異日欽周錫 猶記明江一路陪, |
|
6.
|
次韻奉太平王府堂 一天錦繡引來程 纔入僲洲覺步輕 附驥已孚昭斗座 登龍尤慰濯雷聲 眼前玉帛通新欸 塞外帡蒙仰盛情 屈指攀陪猶隔歲 芝香時挹麗江城. |
|
7.
|
明江記見(限一東韻) 寧明城外水程通 使節凌波趁晚風 麥浪染藍[7]春入畫 石屏削玉碧横空 浮沉[潧]網懸崖底 遠近邨烟密樹中 應接每勞生客眼 船頭不覺竹爐烘, |
|
8.
|
猪山晚泊(冬至後一日) 猪山塘口[至]寧明 十里沙灘一望平 陽[綠]乍吹波不動 殘暉欲暝斗初横 鏡含燈影薫明渚 砲引鑼聲到古城 惟具星槎槎上客 神馳愛慕夜杯亭. |
|
9.
|
馱駪夜泊次韻 [8] 殘暉何處掛華蓬 隱約浮煙 豈半空 野[燒]山[頭]然淡[淡] 寒燈簾外掠微風 天邊影逐飛霞騖 水國痕留印雪鴻 壯歲勝遊私自喜 不孤初度設桑蓬. |
|
10.
|
登金雞巖(限三江韻用一句一禽) 危巖具意瞰鳩 江 古洞無情引蠲艭 鳥經深深發石碣 鴨煙細細漏天窓 狎區灘闊朝霞爛 邀鶴巢幽暮雨撞 活現觀音移鷲嶺 鴻賓幾欲滌蓙腔. |
|
11.
|
南寧紀勝(限四支韻) 萬堞樓臺歧水湄 繁華人物太平時 街衢如聽逍山樂 竹樹猶欽狄將師 鎮夜風高閒鼓吹 道臺霜肅煥旂旗 星軺正適觀光興 何必楊州別具期. |
|
12.
|
永淳記見(限五微韻) 永淳停棹暮霞飛 極目松篁擁翠微 古塔山頭天一握 治城江岸水雙圍 方亭几卓迎賓設 横渡帆[10]檣送客歸 得月不禁豪興逸 登無酒美又羊肥 |
|
13.
|
廬江早泛次韻 遠山靄靆雲初起 古岸稀微樹正陰 宿鳥枝頭檣影動 眼鷗灘畔櫓痕深 曉分彩旆斯臺閫 風送寒鍾認梵林 舉目窗前紅日近 一壺烟水入行吟. |
|
14.
|
花山晚泛次韻 夕陽帆影半江移 幽谷篙聲 滿耳吹 孤火明中藏[11]水扈 寒烟合處失山籬 和簫偶慢東坡腥 橫槊休談孟德詩 多少風光歸一筆 何勞星渚問支機. |
|
15.
|
題馬伏波廟(七虞韻) 將軍古廟倚山隅 指點蒼松說大夫 顧盼餘威泉溜急 勤勞本色石容癯 南交香火齊朔柱 東雒功名小畫圖 起敬灘頭瞻望際 紙灰霞片舞江蘆, |
|
16.
|
過五強灘(限八齊韻) [12]嶙峋石磧峙寒溪 十里風烟望欲迷 龍虎奔騰爭隱見 [兒]蛇出沒迭高低 神功自昔傳新息 天[險][窮][今]甲粵西 和濟好憑忠信寶 不消暗卜廟前猊 |
|
17.
|
書別南寧短送黃分府(用李青蓮別中都明府元韻) 一路周旋具李君 春雷灌耳慰新聞 光風正喜初相睹 綠水何堪此暫分 柳岸牽攜瞻沒斗 紫廬迴望阻烟雲 懷人乍作潯楊夢 時向天邊記雁群. |
|
18.
|
. 潯州夜泊(限九佳韻)
路入潯陽景色佳 客槎乘暮半情涯 旗分[薄]暝巡江署 燈點陳星發貨街 古塔 風高 松響急 危樓霜擁柳絲 埋 岐頭鄭重黃分府 泚筆樽前寫外懷 |
|
19.
|
慈待諱辰感懷 四十一歲入世人 二十九日追遠辰 血骼所遺单具分 杯棬如在倍思親 星軺忙逐然門矢 時俎空懷奠[14] 牖蘋 南望粉鄉雲片白 吾州煙水暗傷神. |
|
20.
|
梧州除夜(限十灰韻) 鑼鳴砲響振山隈 暗裏年華遞去來 雲外琴書仍不老 鏡中日月忽相催 殘冬旅夢忙 [?]柳 故國春消欲問梅 為愛蒼梧風物好 船頭守歲酒盈杯. |
|
21.
|
客中元日次韻 鶯花無界[屋]芳晨 召我韶容滌旅塵 書劍不[还]星[15]鬢改 江山好共歲画新 燕臺冰雪驚遊子 青瑣簪[珂]夢遠臣 一酌屠蘇征思濶 案頭桃李與為春. |
|
22.
|
上水灘偶得 自入梧江水路艱 舟行日日度危灘 石藏淺港衝層浪 山障迴汀湧急湍 纜子撐持腰腳軟 篙呼丁鳴水津乾 溯流還悟居自理 刻屬須當勉所難. |
|
23.
|
偶占 [16] 不耐春寒獨擁衾 悠然易觸故園心 輕風透枕爐煙冷 滯雨篩窓櫓響深 遠嶠雲衣時起滅 平灘石觜自浮沈 船頭每問梁通事 又幾多時到桂林 |
|
24.
|
. 鸕鶿(限十一真韵) 碧新翠掌已椹珍 一點良斯況可馴 梁上逢迎低燕婢 雲邊懶散笑鴻賓 重淵出沒憑天性 終日奔忙為主人 寄語雞鵝休見妒 閒栖冥食恰相均 |
碧衾翠掌已堪珍, Nguồn Internet |
25.
|
遊栖霞寺次韵 聯艦橋東命小車 春風邀引上栖霞 星庵秀蔚龜蛇石 佛院香浮木葉花 [拾]級花崗尋古洞 剥苔卧碣認名家 樓頭一酌羁塵滌 不信吾生也具涯 |
|
26.
|
又 七星巖麓隱禪扉 斷續 雖聲風外微 徑艸密堆留宿霧 洞雲薄罩滿朝晞 雨餘絕壁苔花潤 春到[18]寒泉石笋肥 流覽未窮遊客興 無情燕子自南飛 |
|
27.
|
清明次韵(閩二月望) 雨侵閒堦碧艸深 條風送爽每披襟 韶容兒燕重圓月 佳節如撩久客心 沂水[竜]冠塵外想 稽山少長夢中尋 杏花酒熟無沽處 珍重燈前白雪吟. |
|
28.
|
又 傳枝黃鳥自緜蠻 無[?]春愁解斬[?] 重斷松[?][19]懸故國 夜深風雨過前山 乾坤與我句為客 造化於人最靳閒 擬向街頭踏春去 花明柳嚲正班班, |
|
29.
|
客邸書懷(用遊栖霞寺韵) 客[歲][?]前出我車 琴書追遞掛煙霞 舟中曾昔烹殘雪 ˙ 館裡而今數落花 問信每來長送府 遣愁時適課[童]家 去程暗計猶強半 回首山邨海一涯 |
|
30.
|
又 [20] 桂林數月滯行車 飽看朝雲又暮霞 蕉樹展殘三卷葉 桑條缷蓋一春花 書椹引睡驚長夜 詩可消愁愧作家 簷溜聲聲偏到枕 夢魂未及珥河涯 |
桂林數月滯行車, Nguồn trên Internet |
31.
|
又 冬去春來轉孤車 可惜孤影逐飛霞 酒餘执筆傷肢倦 燈下觀書惡眼花 不了語音聲面客 無情弦管密鄰家 相欺剩具批把月 飭舊時容伴角涯. |
|
32.
|
灕江解纜次韵 繡旗次第掠風飄 畫蠲逶迤訴晚潮 彩鳳具情邀玉節 閒鷗無力絷蘭撓 清拖別岸行歌動 翠雄奉峰星氣消 舉目燕京纔咫尺 天香滿袖帶回朝, |
|
33.
|
鸕鵝塘南泊次韵 殘霞零落滿空山 綠柳迎人曲水灣 戲沬遊魚當鏡躍 投林倦鳥帶烟還 蟬聲斷續偏成韵 漁火稀[微][22]獨妬閒 故國心頭眠不著 洄流終夜自潺潺. |
|
34.
|
湘江晚泛 溯和危灘歷畫橋 湘江穩冷覺飄飄 馬牛生意洲頭放 槔桔機心岸觜囂 [青]抹田和浮地浪 白封雲[寓]失山椒 英皇憑吊斯何處 煙鎖蒼松數萬條. |
|
35.
|
全州端陽次韵 壯士寧須兒女萱 逢迎石煦又沙暄 他鄉踐雁皆詩料 [23] 佳節蹉跎為國恩 習習薰風搖旆影 滔滔[焚]水接雲根 踈[任]具[幸]叨同事 且記蒲黃有客[?]. |
|
36.
|
又 楚水分流接粵山 南風送掉祇如閑 瓜盤蒲酒能為醉 艾虎蘭陽總不關 屈子具魂舟[?]挽 湘妃無淚竹猶潜 回頭故國雲千里 夢入承明五瑞班 |
|
37.
|
湘山寺 [24] 巍業名山峙蔚藍 儒冠曾此叩禪庵 花明佛塔雲[常]住 竹遶僧房月半含 卓錫幾年留法藏 捨身自古侈玄談 無量善果無量壽 一片慈光蔭夢南 |
|
38.
|
石鼓山書院 [似]引湘烝此合流 巋然書院鼓山頭 真儒步履當年在 大塊文章萬古留 翰墨餘香花色潤 弦歌遺響鳥聲幽 景行瞻仰無窮思 涫涫 亭亭上客舟. |
|
39.
|
湘妃竹次韵 腸斷湘陰幾度秋 慢天菉竹為誰留 心虛易滿網常恨 節勁還[景]阻別愁 風過蒼梧忙舞影 月明葡版懶回頭 世人欲認靈妃淚 須向紅班好細求 |
|
40.
|
登紅極樓次韵田題壁元韵 層樓曉望思忙忙 彷彿當年醉岳陽 隔岸雨煙迷井邑 環洲風留聽滄浪 楚臣漢傳懷遺事 湘水衡[?][26]入客觴 佳景若邀登覽興 花爭旖旎草爭芳 |
|
41.
|
泛洞庭湖 洞庭巨浸接天浮 萬頃蒼忙一望收 島嶼外沈烟浪際 村墟隱見碧雲頭 黄陵尚記湘妃恨 蓼渚還邀笵蠡遊 指點君山峯十二 輕帆已過岳陽樓. |
洞庭巨浸接天浮, Nguồn Internets |
42.
|
岳陽樓 岳州城外望巍然 百尺飛樓象萬千 情引湖光青[27]入檻 冷侵雪表碧浮椽 吳山楚水爭為勝 笵記蘇書與並傳 遠客[未]寫登覽興 且將一醉侑回僲. |
|
43.
|
黃鶴樓 黃崔名樓自千古 觀光此度上雲梯 僊踪久矣傳疑信 勝景依然借名題 江[受]人烟塵外闹 漢陽帆擑望中迷 不禁崔顥鄉關興 鸚鵡長洲落[?]西, |
|
44.
|
留題天喜庵行館 [28] 樓臺一簇湧湖心 九點嵐峰檻外沉 僲鼎分光成[?]室 佛花散彩滿香林 帆檣影亂紅蘋[渚] 弦留聲傳綠柳陰 景遠稠蒙天澤渥 涼軒石竹[別]清吟. |
|
45.
|
.[?]勝[?] 萬山折處一條通 荊楚從斯入洛中 地險何年分內外 兵爭終古級英雄 高低晚稻依深麓 斷續寒蟬噪暮叢 行客欲求參楚事 綠楊無語舞南風. |
|
46.
|
早行 為畏驕陽三伏天 李家趁蜜飭征軿 遠山雲起星初淡 古柳烟深鳥正眠 行色未隨輕霧散 鄉心欲借曉風傳 [回]頭自顧冠裳影 還憶南牙待[漏]年 |
|
47.
|
信陽夜發 信陽三鼓發[夫]旗 露濕征袍柳不斯 宿夜勞憑[?][?] 醉醒鄉夢許風吹 店前濁酒邀人酌 村下[30]寒鷄喚客[迡]
慚負江山看未了 平章且待使回時. |
|
48.
|
宿開封省城河南督學使吳雲樵惠詩箋二冊因書以謝 稍識中華字 初觀上國光 入成斯化溥 贈冊荷情長 灯下珠璣落 樽前[堂]頰香 百[?]何足數 翹首斗台芒 |
|
49.
|
過文王演易處 衰殷教化[屋]西藩 小[富]明[夷]至理存 羑里從飛蒙[31]大雅 後天誰為[聞]玄根 二分天下身何與 萬古圖書道自尊 故處仰瞻貞石揭 於昭穆穆在乾坤. |
|
50.
|
過呂翁祠(是盧生黃粱夢處) 蓬來仙境落人寰 點醒塵緣一望端 呂祖枕頭飛怪幻 盧生心上自波瀾 黃梁未熟休相問 稊米榮枯什是觀 能向夢中求大覺 澗浮河處不邯鄲. |
|
51.
|
過滹沱河 [32] 長河一帶限帕燕 十里汀洲望渺然 客艇正今承潦盡 漢軍何處渡水堅 雨篩弱柳迷雙岸 沙擁寒蘆畫半川 倚槕索吟還未就 雄州城郭夕陽邊. |
|
52.
|
宿隆興寺 相攜秋月訪隆興 艸樹迎人歷幾層 百尺樓頭參佛面 千年盡底證禪燈 隋唐年代歸鳥具 菩薩因緣最上乘 擬向心經求妙諦 本來清凈恰如僧 |
|
53.
|
回程喜賦 使乎自古屬英遊 況是新邦第一籌 珥水揚舲前小[至] 熱河[旋]軫此中秋 九天日月瞻依近 大地江山名覽周 吩咐青青官陌柳 歸心似剪苦相留 |
|
54.
|
到邯鄲直隸短送李分府話別送所作遊南天具詩人休韵以復 (並茶葉對子) 旌節出岷峨 天門結駟過 三秋行色壯 一路主情多 [34] 趙北山眉綠 漳南雪鬓皤 茶詩珍厚貺 細啜復長哦. |
|
55.
|
宜溝九日 奉雉來時逢七夕 鍚軿回日值重陽 雨臨此地秋將老 乍憶東籬菊正黃 期月沙塵憐客久 滿城風雨使人忙 遙斯故國登高[在] 應少年前酒一觴. |
|
56.
|
宿許州進士許世封惠送森圃存稿二冊並詩二絕求和因書已答 [35] 征衫拂攜柳條烟 歷閱光風幾萬千 偶接瑤函聆未欵 穎州生價信堪傳 |
|
57.
|
又 文淵藝圃恣漁樵 健翮凌風九萬遙 南北奇遭憑一筆 豈相頭報說棰瑤 |
|
58.
|
又(昨到蒙吳學院惠雲樵詩箋今辱賜森圃存稿合成拱璧) 詩珍森圃並漁樵 萬里神情不覺遙 桂海具人[詢]使貺 但誇滿篋儘瓊瑤. |
|
[1] Có thế tôi sẽ không góp ý nữa. Vì không còn thời gian làm việc khác, có giá trị hơn là đi dọn dẹp cho người khác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét