Thứ Sáu, 11 tháng 4, 2025

Deutsch Perfekt : hài hước mang lại sức khỏe- Humor ist gesund/

 Deutsch perfekt: Humor ist gesund. Hài hước là khỏe mạnh. 

 

 Humor hier wenn man krank ist da sind sich viele PsychologInnen, Psychologen und aszenen sicher und vielleicht hilft Humor auf wenn eine Sitzung krank ist wie die Sprache der meisten ärmste in Deutschland unserer Redakteuren Leonard winkler hat auf jeden Fall viel gelacht bei ihrer Arbeit an der Titel Geschichte und genauso ihre interviewpartner nicht so ernst nehmen sich aber auf manchmal Ämter nicht das Leipzig stellt auf der offizielle Homepage jeden Monat mit viele Sarkasmus ein lustiges wäre jetzt oder absurdes Wort vor sagt winklerstraße verlängerter Teil das geht weg seiner Anlage beste bekannt als Ampere oder fliegende Bauten keine Häuser die Fliegen können sondern alles was nett auf und abgebaut werdenyy vom Karussell bis zum also wenn sie sich das nächste Mal über eine deutsche Amt ärgern sehen Sie lieber die lustigen aspekter viel Spaß beim Lesen und lernen wünscht ihnen ja


 

 



 

 

 

 

Thứ Năm, 10 tháng 4, 2025

Top Thema 2020: phân biệt giới tính trong âm nhạc Đức ngày nay/Sexismus im deutschen Schlager

 

 Sexismus im deutschen Schlager

Schlager sind in Deutschland immer noch ein beliebtes Musikgenre, denn die Lieder über Liebe, Heimat und Party sorgen für gute Stimmung. Auch Frauen singen gerne mit – trotz der oft sexistischen Texte.

Sexismus in der Musik? Ja, das kennt man vom Rap. An ein anderes Musikgenre denkt man dabei weniger: an den deutschen Schlager. Denn er wirkt harmlos mit seinen harmonischen Melodien und den Texten über Liebe, Heimat und fröhliche Partys. Die Darstellung einer heilen Welt, die man in vielen Schlagertexten findet, machte diese Musik nach dem Zweiten Weltkrieg besonders beliebt. Aber auch Jahrzehnte später tanzen die Menschen noch dazu und singen die Texte laut mit.

Das Frauenbild, das dort oft vermittelt wird, stört dabei kaum jemanden. So singt Howard Carpendale: „Vom Katalog aus dem Versandhaus möcht ich das Mädchen von Seite 1.“ Und G. G. Anderson behauptet in einem Lied: „Nein heißt ja, wenn man so lächelt wie du.“ Die Musikwissenschaftlerin Marina Schwarz meint dazu: „Das ist Teil der immer noch patriarchalischen Gesellschaft, in der wir leben.“ Offenbar finden auch viele Frauen, die in dieser Gesellschaft aufgewachsen sind, solche Texte normal.

Allerdings gibt es inzwischen verschiedene Arten von Schlagern. Neben den klassischen Hits von Roy Black, Udo Jürgens und anderen gibt es den „Mallorca-Schlager“. Diese Party-Songs, die etwa von Mickie Krause oder Jürgen Drews gesungen werden, sind oft besonders sexistisch. „Geh mal Bier holen“ singt zum Beispiel Mickie Krause, „du wirst schon wieder hässlich“. Bei neueren Popschlagern dagegen findet man diese Art von Texten eher nicht. Im Gegenteil: Sängerinnen wie Helene Fischer, Andrea Berg oder Vanessa Mai vermitteln in ihren Liedern das Bild von starken, selbstbewussten Frauen. Ihr Erfolg zeigt, dass es im deutschen Schlager auch ohne sexistische Texte geht.

 Phân biệt giới trong giới chơi nhạc Đức Quốc. 

Ở Đức Quốc chơi nhạc luôn luôn được các dòng nhạc ở đây yêu thích trong đó những lời bài hát về tình yêu về quê hương và những bữa tiệc tùng được trau chuốt với những Giai điệu rất là hay. Những người phụ nữ cũng thích tham gia vào việc đó cho dù trong những lời nhạc có tính giới phân biệt. Vậy có sự phân biệt giới tính trong âm nhạc hay không? Có chứ. Người ta biết đến dòng nhạc rap



 Vocabulary 

Sexismus (m., nur Singular) — die Tatsache, dass man eine Person auf eine bestimmte Art (schlecht) behandelt, weil sie ein Mann/eine Frau ist 

Schlager, - (m.) — hier: eine Musikrichtung mit einfachen Liedern und Texten, die oft von Liebe handeln 

Musikgenre, -s (n.) — die Musikrichtung; die Art/Sorte von Musik 

Rap, -s (m., aus dem Englischen) — die Musikrichtung mit gesprochenen Songs 

harmlos — ungefährlich

harmonisch — hier: so, dass ein Lied aus zusammenpassenden Tönen besteht 

Melodie, -n (f.) — eine Folge von Tönen in verschiedener Höhe, die ein Lied ergeben 

heil — hier: ohne Schaden; nicht kaputt 

Zweiter Weltkrieg (m., nur Singular) — der Krieg, den Deutschland 1939 begonnen und 1945 verloren hat und in dem viele Länder gegeneinander gekämpft haben 

etwas vermitteln — dafür sorgen, dass jemand etwas kennenlernt 

Katalog, -e (m.) — eine Art Heft, in dem Produkte zu sehen sind, die man kaufen kann 

Versandhaus, -häuser (n.) — eine Firma, die ihre Waren nicht im Laden verkauft, sondern per Post verschickt 

patriarchalisch — so, dass die Männer mehr Macht/Einfluss haben als die Frauen 

auf|wachsen — groß werden; seine Kindheit verbringen 

Mallorca (n., nur Singular, selten mit Artikel) — eine spanische Insel, auf der viele Deutsche Urlaub machen 


Popschlager, - (m.) — eine Mischung von zwei Musikrichtungen: Pop und Schlager 


selbstbewusst — so, dass jemand weiß, was er kann, und dies auch zeigt oder sagt

Thứ Tư, 9 tháng 4, 2025

Góp ý cho dịch giả Nguyễn Quang Hà về dịch phẩm Hoa trình thi tập A.2530.

 Góp ý cho dịch giả Nguyễn Quang Hà về dịch phẩm Hoa trình thi tập A.2530.

Bài gửi tạp chí Hán Nôm nhưng vì GS. Đinh khắc Thuân nguyên là Trưởng phòng của Tạp chí Hán Nôm- Nên còn lâu mới được đăng. Tôi cứ để Blog cho nhớ! 

Nguyễn Đức Toàn

CHLB Đức

Tóm tắt: Hoa trình thi tập A.2530 của Nguyễn Gia Cát, một nhà Nho khoa bảng đỗ tiến sĩ triều Lê, làm quan với cả nhà Tây sơn và nhà Nguyễn. Là một nhân vật lịch sử trải qua ba triều đại khác họ, tác phẩm của ông hiện còn nhiều tranh luận, nhưng đây là tác phẩm thơ đi sứ đầu thời Nguyễn được người đời sau sưu tầm chép lại, được TS. Nguyễn Quang Hà khảo cứu và phiên dịch do Nhà xuất bản Nghệ An in năm 2023. Tuy nhiên, bản dịch có nhiều điểm sai sót, nhầm lẫn , do thiếu kiến thức về chữ Thảo cũng như các kiến thức liên ngành văn học lịch sử khác, dẫn đến dịch ẩu, dịch sai, dịch xuyên tạc từ chú thích lẫn điển tích.  Chúng tôi có được bản chụp toàn bộ nguyên văn bản dịch này và tiến hành đối chiếu khảo sát kỹ càng, và xin trao đổi để chỉ ra những điểm sai sót của nhóm biên dịch. 

Từ khóa: Hoa trình thi tập, Nguyễn Gia Cát, Thơ đi sứ, Thơ bang giao, bản dịch Hoa trình thi tập, dịch phẩm Hoa trình thi tập, ấn phẩm, dịch phẩm. 

Abstract: Hoa trình thi tập A.2530 of Nguyen Gia Cat, a Confucian scholar who passed a doctorate in the Le Dynasty and served as an official with both the Tay Son and Nguyen dynasties. As a historical figure who lived through three different dynasties, his work is still controversial, but this is an early work of envoy poetry in the Nguyen Dynasty that was collected and copied by later generations, and was researched and translated by Dr.Nguyen Quang Ha, printed by Nghe An Publishing House in 2023. However, the translation has many errors and confusions, due to lack of knowledge about the Chinese script as well as other interdisciplinary knowledge of historical literature, leading to careless translations, mistranslations, and distorted translations from annotations and dictionaries, accumulation. We have obtained a copy of the entire original translation and conducted a careful comparison and survey, and would like to discuss and point out the errors of the translation team. 

Keywords: Hoa tri thi tap, Nguyen Gia Cat, Poems on envoys, Bang giao - diplomatic poems, translations of Hoa tri thi tap, translations of Hoa tri thi tap, publications, translations.

***

Văn bản Hoa trình thi tập A.2530, theo sách Di sản Hán Nôm Việt Nam - Thư mục đề yếu, mục số 1406. HOA TRÌNH THI TẬP /華程詩集Nguyễn Gia Cát /阮嘉吉 hiệu Địch Hiê / /迪軒 soạn. Lý Trần Lại /李陳賴 biên tập. Lê Lương Thận /黎良慎 và Nguyễn Du /阮攸 (hiệu Tố Như /素如 ) hiệu duyệt. Sách gồm 1 bản viết, 36 tr. 27 x 16. A. 2530. Và các bản chụp Microfilm ký hiệu: MF. 2003 (A. 2530). MF. 954 và MF. 2343 (sách mượn của tư nhân). Nội dung gồm
58 bài thơ của Nguyễn Gia Cát làm trong dịp đi sứ Trung Quốc năm Gia Long Ất Sửu (1805), gồm những bài tả cảnh và ghi việc trên đường đi như: buổi sớm xuất phát từ Nhị Hà, trên đường Lạng Sơn, ghi sự thực khi qua cửa quan, lên núi Kim Kê, ghi thắng cảnh ở Nam Ninh, đề đền Mã Viện, qua ghềnh Ngũ Hiểm, lầu Nhạc Dương, đêm đỗ thuyền ở Tầm Châu v. v. 

Đến tháng 6/2010 tác phẩm này được sưu tập vào bộ tổng tập Việt Nam Hán văn Yên hành văn hiến tập thành越南漢文燕行文献集成nằm trong chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học giữa Viện Nghiên cứu Hán Nôm thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam và Viện Nghiên cứu Văn Sử thuộc Đại học Phúc Đán Thượng Hải Trung Quốc. Trong đó Hoa trình thi tập nằm ở quyển thứ 9, từ trang 149 đến 150 là bài giới thiệu của học giả Trung Quốc, Chu Lợi Lệ朱莉麗; từ trang 152 đến 187 là nguyên văn ảnh ấn toàn bộ Hoa trình thi tập.  Theo đó Chu Lợi Lệ đánh giá cao văn bản của tác phẩm và cung cấp tổng quát nhiều đặc sắc về tác giả tác phẩm: 

Hoa Trình Thi Tập 華程詩集không chia quyển, chỉ có một bản sao, lưu giữ tại viện nghiên cứu Hán Nôm, ký hiệu A2530. Tác giả là Nguyễn Gia Cát 阮嘉吉 hiệu là Địch Hiên迪軒 , người xã Huê Cầu, huyện Văn Giang. Năm sinh và năm mất chưa rõ ràng. Đậu Tiến sĩ Chế khoa đời Hậu Lê niên hiệu Chiêu Thống năm thứ nhất tức năm 1787. Sau khi ông đỗ không lâu thì nhà Hậu Lê cũng diệt vong. Đến đời triều Nguyễn về sau, năm Gia Long thứ nhất ông được cất dụng trở lại. Được cử làm Ất phó sứ trong đoàn sứ sang triều cống nhà Thanh, Trung Quốc. Khi trở về được thăng Lễ Bộ Hữu Tham tri tước Quỳ Giang hầu. Nguyễn Gia Cát là người khôi hài, ứng đối nhanh nhẹn. Ông từng lấy tên 28 vì tinh tú soạn thành một bài thơ Khuyến Học Thi勸學詩 , rất là nổi tiếng lúc đương thời. Văn bản Hoa trình thi tập 華程詩集bên ngoài tên sách có ghi chú dòng: Gia Long Ất Sửu Trọng Đông嘉隆乙丑仲冬 . Năm Ất Sửu đúng ra là năm Gia Long thứ tư 1805. Nhưng soát trong nội dung văn bản, thì thực là vào năm Gia Long thứ nhất, tức năm Gia Khánh thứ bảy 1802, đúng là thời điểm ra đời tập thơ đi sứ Trung Quốc của Nguyễn Gia Cát. Văn bản có dòng đề là: Vãn bối Liêm Tuyền Lý Trần Lại kính thư, Ái Châu Hi Cát Lê Lương Thận, Hoan Châu Tố Như Nguyễn Du tiếm bút đồng duyệt晚輩濂泉李陳 瓎敬書愛州希喆黎良慎驩州素如阮攸僣筆仝閱. Vậy là năm Gia Long Ất Sửu chỉ có thể là năm sao chép hoặc là năm viết lời bình duyệt. 

Toàn bộ nội dung văn bản thu chép 58 bài thơ thể thất ngôn(thực tế là có 3 bài thể Ngũ ngôn-người dịch chú) trong đó có thể loại tả cảnh cũng có loại ký sự và mượn cảnh bày tỏ nỗi lòng là nhiều.

Tập thơ miêu tả từ trọng trách nặng nề của tác giả, từ các bài thơ tâm trạng xa tổ quốc như bài: Nhị Hà hiểu phát珥河曉發, Lạng Sơn đạo trung諒山道中, cho đến 3 bài đối đáp văn nhân Trung Quốc là tiến sĩ Hứa Thế Phong ở Hứa Châu (nhân vật này theo tác phẩm Hoa Nguyên Thi Thảo 華原詩草của Lê Quang Định 黎光定chép là Tôn Thế Phong孫世封). Nhưng những bài thơ chép đó không đề cập đến quá trình về nước về sau, nên có thể coi tập thơ này chưa phải là bản hoàn chỉnh Hoa Trình Thi Tập 華程詩集của Nguyễn Gia Cát阮嘉吉. Còn chưa xác định được. Nhưng khảo sát từ nội dung của nó thì thấy các vần thơ đề cập đến những vấn đề như:

1. Miêu tả tâm trạng tác giả trong quá trình đi sứ. Như các bài mở đầu Nhị Hà hiểu phát珥河曉發, Lạng Sơn đạo trung諒山道中, Quá quan kỷ thực過關紀實 . Vừa là thể loại ký sự nhưng cũng biểu đạt trọng trách nặng nề của tác giả khi đi sứ với tấm lòng báo quốc. Các bài như Ngẫu chiếm偶占 , Khách để chữ hoài 客邸抒懷 thì phản ánh tình cảnh của tác giả trên con đường đi sứ nhớ về quê hương và những người thân. Bài thơ Vĩnh Thuần ký kiến 永淳記見 thì lại miêu tả tâm trạng vui vẻ trên đường lữ khách. Bài Hồi Trình Hỷ Phú 回程喜賦 bày tỏ niềm vui của tác giả khi hoàn thành sứ mệnh, cuối cùng cũng được hồi hương với một tâm trạng hoan hỷ.

2. Còn những bài tả cảnh ký sự trong Hoa trình thi tập華程詩集. Thì lại 10 phần rõ ràng là chép việc nhưng cũng là vịnh cảnh. Vừa tả cảnh mà lại vừa kể chuyện. Với các bài như Nam Ninh kỷ thắng南寧紀勝 , Quá Ngũ Hiểm than過五險灘 , Tầm Châu dạ bạc潯洲夜泊 , Tương Giang vãn phiếm湘江晚泛 . Vừa miêu tả cảnh sắc trên con đường sứ đoàn đi đến Bắc Kinh triều cống đi qua các địa phương. Vừa là tình hình của sứ đoàn nơi các vùng đã đi qua. Riêng bài Thượng Thủy Than Ngẫu Đắc 上水灘偶得 trong thi tập là một bài phản ánh quá trình gian khổ của sứ đoàn trên đường đi. Còn các bài Tương Sơn Tự湘山寺 , Thạch Cổ Sơn thư viện石鼓山書院 , Nhạc Dương lâu岳陽樓 , Hoàng Hạc lâu 黃鶴樓 thì lại ngâm vịnh về những danh thắng cổ tích của Trung Quốc, thể hiện rằng tác giả rất ngưỡng mộ những cảnh sắc và thơ văn của người Trung Quốc. Các bài Tương Phi Trúc Thứ Vận湘妃竹次韻 , Quá Văn Vương diễn Dịch xứ 過文王演易處 thì lại bày tỏ niềm u tư của tác giả hoài niệm với cổ nhân. Các bài Du Thê Hà Tự Thứ Vận遊栖霞寺次韻 , Túc Long Hưng Tự 宿隆 興寺  thì ngoài vịnh cảnh ký sự ra lại phản ánh thái độ của tác giả đối với Phật giáo.

3. Đặc điểm thứ ba là những bài tặng đáp với văn nhân Trung Quốc. Trong đó có hai bài là Túc Khai Phong tỉnh thành Hà Nam Đốc học sứ Ngô Vân Tiều huệ thi tiên nhị sách nhân thư dĩ tạ 宿開封省城河南督學使吳雲樵惠詩箋二冊因書以謝   và bài Túc Hứa Châu Tiến sĩ Hứa Thế Phong huệ tống Sâm Phố Tồn cảo nhị sách tịnh thi nhị tuyệt cầu họa nhân thư dĩ đáp宿許州進士許世封惠送森圃存稿二冊並詩二絕求和因書以答 . Thể hiện sinh động việc giao lưu văn hóa nghệ thuật giữa các bậc trí thức sĩ đại phu giữa hai nước Trung-Việt. Nó ghi chép lại được sự kiện tặng nhận các sách Vân Tiều thi tiên 雲樵詩箋 và Sâm Phố tồn cảo森圃存稿 , góp phần cho người ngày nay nghiên cứu thêm những trước thuật được truyền bá dưới thời kỳ Gia Khánh, cung cấp những tài liệu hữu ích. 

Đến đầu tháng 3/2023, Hoa trình thi tập của Nguyễn Gia Cát lại được TS. Nguyễn Quang Hà phối hợp với các đơn vị là Ban quản lý Di tích Nguyễn Du và Nhà xuất bản Nghệ An. Tiến hành khảo cứu, phiên âm, dịch nghĩa, giới thiệu bản dịch qua nhà xuất bản Nghệ An. Các thành viên tham gia công trình dịch phẩm này gồm: Nguyễn Quang Hà (biên tập- phiên âm- dịch nghĩa), Nguyễn Ngọc Thanh(Khải hóa), Đinh Khắc Thuân(viết Lời Tựa), và nhà thư pháp kiêm nghiên cứu Phật giáo Lê Quốc Việt góp ý. 

Nhưng lối trình bày của Ấn phẩm này ngay từ bên ngoài cho đến bên trong đã khiến cho chúng tôi rất bất ngờ. Sau khi tìm hiểu kỹ hơn về văn bản chữ Thảo Hoa trình thi tập. Kết hợp với bản dịch đã thành ấn phẩm của dịch giả được người quen gửi sang tận Châu Âu. Tôi xin chỉ ra những sai lầm nghiêm trọng trong trình bày, thao tác nghiên cứu, vốn chữ Hán kém và kiến thức lịch sử văn học cực kỳ yếu kém mà nhóm biên dịch đã thực hiện: 

Thứ nhất: Bố cục nội dung của ấn phẩm được dịch giả trình bày: - Lời tựa; - Lời nói đầu; - Giới thiệu về tác giả và những người tham gia hiệu duyệt tác phẩm Hoa trình thi tập

1.     Dòng họ của Nguyễn Gia Cát – Khoa bảng và Danh gia vọng tộc

2.     Trước tác và sự nghiệp của Nguyễn Gia Cát

3.     Vài nét về Nguyễn Du

4.     Về Lê Lương Thận và Lý Trần Lại

Tài liệu tham khảo; 

Phần Nội dung

Ở đây dịch giả trình bày 58 khổ thơ theo lối: Nguyên văn chữ Hán; Phiên âm; Dịch nghĩa; Dịch thơ. Nhưng kỳ lạ là, phần trình bày của ấn phẩm này, cứ bài thơ Thất Ngôn Bát Cú có 8 câu, thì cứ 4 câu, người biên soạn lại nhét vào 3 dấu Hoa Thị ***? Không hiểu vì lý do gì? Một lối trình bày kém không có một tý khái niệm “phong thủy” nào! Một bài thơ 8 câu bị chém ngang lưng bởi 3 dấu Hoa thị! Phiên âm dịch nghĩa cũng vậy! Phải chăng để đọc 4 câu một cho nó dễ. Nhưng trong khi đó bài thơ thứ 3 là 1 bài Ngũ ngôn trường thiên dài ngoằng thì lại không cắt 4 câu 3 Hoa thị?



Thứ hai: Ngay ở bìa ngoài của Dịch phẩm Hoa trình thi tập. Người biên soạn đã bỏ qua nguyên tắc Trung Thành với văn bản gốc. Theo thứ tự trung thành với nguyên tác: Tác giả của Hoa trình thi tập là Nguyễn Gia Cát; người chép là Lý Trần Lại; người duyệt là Lê Lương Thận và Nguyễn Du. Tất cả đều đầy đủ tên hiệu, thậm chí nguyên tác đề tên Lê Lương Thận và Nguyễn Du ở hàng thấp và chữ viết bé đi. Thể hiện vị trí và tầm quan trọng khiêm nhường hơn của nhân vật được nêu. Nhưng người biên soạn sách đã sửa lại đặt Nguyễn Du lên trên Lê Lương Thận, và ưu ái đề rõ ràng tên hiệu: “Tố Như – Nguyễn Du”. Vì lý do gì? Phải chăng ông Nguyễn Du quan trọng hơn, nổi tiếng hơn các ông khác? Hay vì kinh phí của Ban quản lý Di tích Nguyễn Du nhiều hơn nên phải đề tên ông ta lên trên cả Lê Lương Thận? Tôi không lý giải được. Nhưng như chúng ta được biết theo dòng lịch sử, và quan điểm lịch sử thì thời điểm này Nguyễn Du không phải là người nổi tiếng. Thậm chí độ danh giá so với Nguyễn Gia Cát thì Nguyễn Du là rất nhỏ bé. Nguyễn Gia Cát đỗ Tiến sĩ Chế khoa đời Lê Chiêu Thống, là có danh vị trong làng khoa giáp, từng lịch duyệt các đời Hậu Lê, Tây Sơn, Nguyễn và được cả 3 triều cất nhắc sử dụng. Còn Nguyễn Du chỉ đỗ Tam trường thi Hương (thực tế thi Hương là có Tứ trường), nhờ gia đình quyền thế mới được Tập ấm. Bản thân Nguyễn Du là con dòng thứ một trong các vợ bé của Nguyễn Nghiễm. Sau này được trọng dụng và nổi tiếng về sau. Và sự trọng dụng cũng chỉ đến chức Tham tri bộ Lễ. Hiểu theo cách nói dân dã, bộ Lễ không phải là bộ có nhiều lợi lộc. 

So sánh với Lê Lương Thận thì Nguyễn Du cũng kém hơn. Lê Lương Thận làm Hàn lâm đãi chế dưới thời Quang Trung được cử làm Phó sứ sang nhà Thanh. Sau về hàng Gia Long cũng được cất nhắc ngay. So với cậu Ấm Du trốn tránh nơi quê ngoại, giao du trốn giáo phường, con hát, thì Lê Lương Thận vẫn hơn rất nhiều. Vậy thì sự tham gia đồng duyệt ở đây của Nguyễn Du chỉ là đề tên cho danh giá thêm, vì mối quan hệ thân thiết giữa Nguyễn Gia Cát với Lê Lương Thận, Nguyễn Du. Nên các cụ đưa thơ cho nhau đọc, và DUYỆT thôi. Chứ hai cụ này hoàn toàn không thể coi là đồng tác giả của Thi tập. Không phải như dịch giả Nguyễn Quang Hà chế biến nó thành “đứa con tinh thần tập thể, bởi có sự tham gia đồng hiệu duyệt của Nguyễn Du và Lê Lương Thận.” Dịch giả đã diễn chữ Duyệt  ra thêm chữ Hiệu Duyệt校閱  và chú thích thêm ở trang 26: “Tức là cùng nhau hiệu đính, đọc duyệt, và sửa chữa”. Thời điểm năm Gia Long 1802, lúc đó Nguyễn Du chưa danh giá gì, nên chỉ đề là Tiếm Bút Đồng Duyệt僭筆同閱. Là phận ngưới dưới mà Tiếm Bút khuyên điểm duyệt vào đó mà thôi. Việc thay đổi trật tự nhân danh trong tiêu đề cho thấy, dịch giả đã thiếu tính Trung thực đối với nguyên bản.

 



 


Thứ ba: Dưới dòng tên sách Hoa trình thi tập có đề dịch giả Nguyễn Quang Hà là người thực hiện các thao tác: Khảo cứu, Dịch chú, Giới thiệu. Vâng dịch giả đảm nhiệm rất nhiều khâu. Bên dưới là Nguyễn Ngọc Thanh chân hóa chữ thảo. Nhà nghiên cứu trẻ tài năng này chỉ làm mỗi một khâu Chân hóa chữ Thảo. Với nhận thức của cá nhân tôi, việc đọc được chữ Hán Chân đã là Khó, việc đọc được chữ Hán Thảo còn Khó hơn. Tiền đề ở đây có thể quy ra rằng, người đọc được chữ Hán đã Giỏi, người đọc được chữ Hán Thảo hẳn còn phải giỏi hơn. Nhưng thực tế theo bản dịch đã công bố, chúng tôi thấy nhóm Nguyễn Quang Hà đã không Chân hóa được hết tất cả các chữ Thảo trong văn bản, mà phải đoán, phải suy để trong ngoặc vuông [], thậm chí để dấu chấm hỏi (?). 


Đối chiếu thứ tự các trang chữ Hán xếp sai trong Bản dịch của dịch giả Nguyễn Quang Hà, với Nguyên bản theo Việt Nam Yên hành văn hiến tập thành quyển 9 từ 152-187. Dịch phẩm của nhóm Nguyễn Quang Hà xếp lẫn lộn thứ tự từ đánh số từ 163-198, người đọc không thể kiểm tra đối chiếu được. Số xếp đúng sẽ phải đọc lật đi lật lại thứ tự là 164-163-166-165-168-170-167-169-172-171-174-173-176-175-178-177-180-179-182-181-184-183-186-185-188-187-190-189-192-191-194-193-196-195-198-197(tổng cộng 36 trang). Trong khi nguyên bản chụp của Hoa trình thi tập người làm kỹ thuật đã đánh số phía bên lề trên của sách bằng bút chì số thứ thự từ 2 – 37 (cũng tổng cộng 36 trang). Ấn phẩm của nhóm Nguyễn Quang Hà khi trình bày đã không đếm xỉa gì đến số trang đánh bút chì này và đã căn chỉnh văn bản sạch sẽ, làm trắng văn bản, nên không thể nhìn thấy số đánh bằng bút chì. 



Có lẽ vì không nhiều người đọc Nguyên bản nên nhóm biên tập đã thiếu thận trọng khi xếp thứ tự các trang Nguyên văn chữ Thảo này, hoặc giả nơi biên tập không đọc được Chữ Hán Thảo. Hay độc giả không cần đọc ? Hay không thể đọc được nên xếp sao thì xếp? Chúng tôi đặt giả thiết về mức độ tham gia công trình của 2 nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Thanh, Lê Quốc Việt. Liệu họ có thực sự được đọc bản thảo cho đến hết, hay dịch giả chỉ mang chữ Hán đến hỏi, chữ này là chữ gì? chữ này là chữ gì?. 

Toàn bộ văn bản có 3760 chữ Hán. Trong đó chúng tôi soi đếm và tính cả những chữ Chính Chúng Tôi Còn Chưa Khẳng Định Được Là Chữ gì, thì có 156 chữ Cần Thảo Luận trừ những chữ mà tôi cho là dịch giả đoán đúng. Thì phần tỷ lệ Chân hóa của nhóm Nguyễn Quang Hà có khoảng 5% văn bản không đọc được.

Về khảo sát thì trong Văn bản Hoa trình thi tập đã có 3 bài được sử dụng phiên âm giới thiệu trên Internet là bài số 24-Lô tư, bài 30-Khách để thư hoài, bài 41-Phiếm Động Đình hồ, vậy mà vẫn có chữ đọc Sai. Hóa ra, thế là Chân hóa ra cũng không kiểm tra được; Viết ra cũng không kiểm tra lại; Đánh máy ra cũng không kiểm tra lại. Các bài nghiên cứu trước của Chu Lợi Lệ đã không tham khảo, nhưng có tham khảo bản dịch của Đỗ Ngọc Toại dịch bài 24-Lô tư, mà vẫn đọc sai 3 chữ. Thì thành tựu của bản dịch là gì?.

Thứ 4: GS. Đinh Khắc Thuân, người viết Lời Tựa cho ấn phẩm cũng KHÔNG thể giám định cho bản Chân hóa là Chính xác đến mức nào. Vì bản thân GS. Đinh Khắc Thuân cũng KHÔNG phải chuyên gia về Thảo thư, và cũng KHÔNG biết được bản dịch dịch ra như thế nào, mà chỉ copy lại lời biên khảo mà biên ra cái Lời Tựa liên thiên chả có tý giá trị thông tin nào. Người viết Lời Tựa là GS Đinh Khắc Thuân đã không đọc bản thảo, mà chỉ viết và copy theo khảo cứu của người Biên dịch. Thông thường từ cổ xưa đến giờ, được viết Lời Tựa, Lời Đầu Sách, Lời Giới Thiệu … thường là những người sẽ đọc kỹ, hay ít nhất đọc qua tác phẩm để cảm nhận được tư tưởng tinh thần của văn bản. Người viết Tựa sẽ nắm bắt nội dung và tổng quan lại để đưa đến cho người đọc một cái nhìn chung nhất, tổng quan nhất về GIÁ TRỊ TÁC PHẨM, hay những THÀNH TỰU của người làm sách. Riêng ở Ấn phẩm Hoa trình thi tập này, tôi nhận thấy GS. Đinh Khắc Thuân đã KHÔNG BIẾT GÌ về nội dung bản dịch, mà chỉ thao thao bất tuyệt về Nguyễn Gia Cát, về Nguyễn Du, … “tài ba”, “khí phách”  (Gia Cát thì đỗ Tiến sĩ đời Lê, làm quan đời Tây Sơn, hàng thần lơ láo đời Nguyễn... thì khí phách cái gì? tài ba cái gì?; Du thì Cậu Ấm đời Lê lưu vong loạn lạc mấy chục năm nhờ uy danh tiên tổ mà được dùng lại thì thử hỏi tài năng gì? khí phách gì ? )… và GS. Đinh Khắc Thuân Copy lại y trang phần Khảo luận. Trang thứ 8[1], GS viết rằng: “Hoa trình thi tập với số lượng khá khiêm tốn, cả thảy 54 bài”. Thực tế là 58 bài. GS chỉ copy số 54; 

 



 



Cũng ở trang thứ 8, do dịch giả đọc nhầm 2 chữ Vãn bối 晚輩thành Vạn Liễn, nên GS. Đinh Khắc Thuân cũng copy và đây là Vạn Liễn[2]. Thật là Thần kỳ! Vãn bối 晚輩là một khiêm ngữ từ xưng hô trong cổ văn mà đọc thành Vạn Liễn, thành tên hiệu của Lý Trần Lại. Tước hiệu của Nguyễn Gia Cát là Quỳ giang hầu 葵江侯, đọc Sai thành Tế giang hầu 細江侯. Trên thế giới hiện nay, các phầm mềm gõ chữ Hán thông dụng, có 3 cách mà tôi được biết và nhiều người học chữ Hán cũng biết là: Gõ theo âm Hán Việt漢越, gõ theo mã 拼音Pinyin, gõ theo mã 倉頡Thương Hiệt, và vẽ theo Nét bút 笔画Bǐhuà. Không biết các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên họ gõ chữ Hán bằng gì. Nhưng ở Việt Nam chỉ có 2 cách đầu tiên là phổ dụng, dễ sử dụng. Vậy người gõ chữ Hán cho dịch giả Nguyễn Quang Hà là ai mà thần kỳ đến mức đọc được chữ Quỳ, để đánh ra đúng chữ Quỳ, đọc được đúng chữ Vãn bối để đánh ra chữ Vãn bối. Nếu dùng âm Hán Việt thì không thể nào đánh V – A – AN – NẶNG = VẠN  mà ra chữ này được; L-I-ÊN -NGÃ= LIỄN để ra chữ này được. Hoặc là ngược lại đánh chữ VÃN BỐI không thể nào ra chữ VẠN LIỄN 萬輦 được. Đánh chữ Quỳ không thể ra chữ Tế được và đánh chữ Tế không thể ra chữ Quỳ được. Tôi đã thử với phần mềm Việt Hán Nôm của Phan Anh Dũng và lối đánh Pinyin trong Window mà không tài nào gõ chữ nọ mà ra chữ kia được. Vậy là dịch giả Nguyễn Quang Hà tự chính mình đánh máy mà không biết mình đánh cái gì mà ra chữ Đúng như chữ Thảo. Và dịch giả cũng không kiểm lại cái chữ mà mình vừa đánh ra ĐÚNG hay SAI?


 

Thần kỳ và trùng hợp là, thâỳ nào trò nấy viết đâu quên đấy không thèm đọc kiểm soát lại. Qua văn phong, ý tưởng giữa GS. Đinh Khắc Thuân và dịch giả Nguyễn Quang Hà luôn nhắc việc Nguyễn Du tham gia HIỆU DUYỆT và đảo vị trí ông Nguyễn Du lên trên ông Lê Lương Thận. 


.....


.....


.....


......


Toàn bộ văn bản không có một dấu vết nào của Nguyễn Du cả, ngoài lạc khoản nhắc độc giả rằng: NGUYỄN DU ĐÃ TỪNG DUYỆT THI TẬP NÀY. Toàn bộ Lời Tựa của GS. Đinh Khắc Thuân không hề có một cảm xúc nào về giá trị thơ văn đi sứ của Nguyễn Gia Cát, nhưng lại phê một câu tổng kết rất hào hùng:“góp phần không nhỏ trong hoạt động bang giao của nhà Nguyễn cũng như sự nghiệp văn chương văn hóa dân tộc”[3]!

Từ 4 vấn đề đã nêu, chúng tôi nhận thấy, nhóm biên dịch đã thể hiện bố cục nội dung tùy tiện thiếu tính khoa học. Hoặc ít ra có thể lý giải được về sự thiếu sót này. Nhưng ở đây không thể nhận thấy được điều đó. Chủ biên đã chắp vá, nhờ và người này đọc chỗ này, người kia đọc chỗ kia, người nọ viết tâng bốc, để ghi điểm cho công trình khảo sát, dịch thuật của mình. Nhưng lại có sự không trung thành với trật tự nguyên bản khi để sai thứ tự nhân danh trong tác phẩm, có xu hướng sùng bái cá nhân Nguyễn Du; Nhóm biên dịch đã không đọc được trọn vẹn toàn bộ văn bản, còn khá nhiều chữ chưa đọc được. Kiến thức văn học lịch sử yếu kém, nhiều câu viết, dịch ngây thơ, xuyên tạc. Có chữ đọc sai, dịch sai, chú thích sai, điển tích sai, suy diễn tưởng tượng, bịa đặt lời dịch; Người được ưu ái viết Lời tựa đã không ĐỌC tổng quát, không thẩm định được Nội dung, Giá trị của bản dịch. Cần phải thu hồi lại ấn phẩm và có ngay một bản dịch Đính Chính những lỗi lầm này, để tạ lỗi với tiền nhân, tạ lỗi với độc giả Hán Nôm. 

Chú thích:

1.  http://www.hannom.org.vn/trichyeu.asp?param=2904&Catid=247  thứ 4, 16/08/2023.

 2. Trịnh Khắc Mạnh, Việt Nam Hán văn Yên hành văn hiến tập thành, công trình hợp tác giữa Viện Nghiên cứu Hán Nôm (Việt Nam) và Viện Nghiên cứu Văn sử Đại học Phúc Đán Thượng Hải (Trung Quốc). (Tạp chí Hán Nôm, Số 3(100) http://www.hannom.org.vn/detail.asp?param=1925&Catid=846 thứ 4, 16/08/2023.

 3. Nguyễn Đức Toàn, Thứ tự các trang nguyên văn bị xếp sai trong dịch phẩm Hoa trình thi tập của dịch giả Nguyễn Quang Hà. https://yeuhannom.blogspot.com/2023/03/thu-tu-cac-trang-nguyen-van-bi-xep-sai.html

 4. Nguyễn Gia Cát 阮嘉吉 (1760-?) hiệu Địch Hiên 迪軒 người xã Hoa Cầu huyện Văn Giang (nay thuộc xã Nghĩa Trụ huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên). Ông xuất thân Nho sinh trúng thức, đỗ đồng Chế khoa xuất thân với Trần bá Lãm, khoa Đinh Mùi niên hiệu Chiêu Thống thứ 1 (1787) đời Lê Mẫn Đế. Ông làm quan với triều Tây Sơn đến Đốc học Bắc Thành. Sau lại làm quan với nhà Nguyễn đến chức Tả Tham tri Bộ Lễ, tước Quỳ Giang hầu và được cử đi sứ sang nhà Thanh (Trung Quốc). Về trước tác, Nguyễn Gia Cát còn để lại bộ Hoa trình thi tập 華程詩集.

 5.  Lý Trần Lại李陳賴: Chưa rõ lai lịch. Nhưng tên hiệu có 2 chữ Liêm Tuyền. Tỉnh Hà Nam có một địa danh tên là huyện Liêm Tuyền, có khả năng liên quan đến quê quán của ông.

 6. Lê Lương Thận 黎梁慎 làm Hàn lâm viện đãi chế dưới thời vua Quang Trung, năm 1790 từng được cử làm phó sứ sang nhà Thanh tạ ơn Thanh Cao Tông (Càn Long) phong vương và chúc thọ 80 tuổi (chánh sứ là Nguyễn Hoằng Khuông 阮宏匡).

 7. Nguyễn Du 阮攸 (13/1/1766 - 16/9/1820) tự Tố Như 素如, hiệu Thanh Hiên 清軒, quê gốc làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, nhưng sinh và trải qua thời niên thiếu ở Thăng Long. Cha là Nguyễn Nghiễm đã làm tới chức tể tướng triều Lê. Mẹ là bà Trần Thị Tần, vợ thứ ba của Nguyễn Nghiễm, người xứ Kinh Bắc (Nguyễn Nghiễm có tám vợ, hai mươi mốt người con). Mười tuổi, Nguyễn Du mồ côi cha, mười ba tuổi mồ côi mẹ. Vì thế tiếng là con quan đại thần nhưng ngay từ thời thơ ấu Nguyễn Du đã phải sống vất vả thiếu thốn. Truyện Kiều và Văn chiêu hồn, hai kiệt tác chữ Nôm của Nguyễn Du.

8.  Lê Quang Định 黎光定 (1759-1813) tự Tri Chỉ 知止, hiệu Tấn Trai 晉齋, là nhà thơ triều Nguyễn. Ông sinh ở huyện Phú Vang, phủ Thừa Thiên (nay thuộc Thừa Thiên, tỉnh Thuận Hoá).Tác phẩm:- Đại Việt nhất thống dư điạ chí 大越一統輿地志 (Phụng mệnh vua Gia Long biên soạn), - Hoa Nguyên thi thảo 華原詩草

 9. Tôn Thế Phong 孙世封,tự là Tập Công 袭公,người Hứa Châu 许州 đậu Tiến sĩ khoa mậu Tuất đời Gia Khánh, có thi tập Sâm Phố tồn cảo森圃存稿

 10. Ngô Vân Tiều tức Ngô Phương Bồi 吴芳培(1752-1822),tự là Tễ Phi 霁霏,hiệu là Vân Tiều, người quê Mậu Lâm huyện Kinh, đậu Tiến sĩ năm Càn Long thứ 9 (1784), lấy đỗ Cát sĩ, trải các chức Biên tu, Thiêm sự phủ  thiêm sự, Hàn lâm viện thị độc, Hương thí chánh khảo quan, Thị giảng học sĩ, Thị độc học sĩ, Lễ Bộ - Lại Bộ Thị lang, Đô sát viện Tả đô ngự sử thự Lại bộ thượng thư. Có làm Vân Tiều tiên sinh thi tập吴云樵先生诗集4 quyển.

11.  Dân gian vẫn thường truyền khẩu câu vè rằng : “Nhất thì bộ Lại bộ Binh/ Nhì thì bộ Hộ bộ Hình cũng xong; Thứ ba thì được bộ Công/ Còn như bộ Lễ, lạy ông con về”

 12. Nguyễn Đức Toàn. Góp ý cho dịch giả Nguyễn Quang Hà về ấn phẩm Hoa trình thi tập A.2530. http://yeuhannom.blogspot.com/2023/03/gop-y-cho-dich-gia-nguyen-quang-ha-ve.html. (12:23 AM 9/11/2023)

 13. Nguyễn Đức Toàn. Những chữ SAI cần thảo luận với dịch giả Nguyễn Quang Hà và nhóm Chân Hóa dịch phẩm: Hoa trình thi tập A.2530. 

14. http://yeuhannom.blogspot.com/2023/03/nhung-chu-sai-can-thao-luan-voi-dich.html (12:23 AM 9/11/2023)

 15. https://www.thivien.net/Nguy%E1%BB%85n-Gia-C%C3%A1t/author-OgCmFbzsG1Vv369sQ2n63w. (12:23 AM 9/11/2023)