Anh đầu bếp Trung Quốc và chị bán hàng người Việt
Các quán Tàu bên Tây có nhiều quán ông chủ thực sự
không phải người Tàu mà lại là người Việt Nam . Có chỗ thì cũng có đầu bếp người
Tàu. Quả thật cách nấu ăn của người Tàu cũng rất đặc biệt, rất khéo. Các khách
hàng Tây rất khoái hình ảnh đầu bếp Châu Á với chảo mỳ đảo đảo lắc lắc tung
tung lật lật khói lửa sèo sèo. Khi mới tới, cái lòng tư cựu nghiệp đè nặng tâm
can. Không có chữ Nho mà đọc, buồn vào quán gặp được 1 anh đầu bếp người Hoa,
mình cũng sổ mấy câu vớ vẩn hỏi han cho tình cảm. Ơ hơ, hắn thấy 1 tay Việt Nam sủa
được tiếng Phổ thông bên Tây cũng hay. Thành
ra cũng có vẻ quý hóa nhau. Nhưng cái giống Việt Nam – Trung Quốc nó thủy hỏa/ bắc
nam thế nào mà khắc nhau lắm. Trong nước ghét Tàu, bài Hoa đã đành. Bên Tây người
Việt Nam
cũng ghét Trung Quốc thậm tệ. Nghe nói loáng thoáng, tinh thần dân tộc cao có
khi đánh nhau ấy chứ. Khốn nạn, đã là kiếp tha hương, ở Tây rồi mà 2 thằng Đông Á bệnh phu cũng chưa chừa thói xấu
sĩ hão, cục bộ địa phương, dân tộc cực đoan chủ nghĩa.
Tình hình chủ quyền biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa căng
thẳng. Anh Việt, anh Tàu bên này cũng rậm rịch. Đám người Việt ở Munich năm ngoái tổ chức
biểu tình to lắm. Xem Tễu Blog thấy vậy mà. Khổ anh người Hoa làm bếp trong môi
trường lắm người Việt Nam
mà tinh thần dân tộc lên cao của cả 2 chả ai chịu ai. Hắn cũng rậm rịch đem máy
ảnh đi chụp đâu được cái bản đồ của Đức, vẽ cái khu vực Hoàng Sa, Trường Sa là Südchinesische Meer - biển nam Trung
hoa (gọi tắt là biển Hoa Nam, cũng giống như vùng biển với nước Nhật gọi là Ostchinesische Meer, người ta gọi là biển Hoa Đông đấy) đem đến quán khoe với đám dân Việt
làm đòn tâm lý. Ý chừng bảo bọn Đức nó công nhận là của Trung Quốc đấy nhé. Hi
hi, mình thì không nghĩ thế. Chỉ xua tay bảo không phải không phải. Tao có cái
bản đồ khác besser hơn- tốt hơn.
Không giống cái mày chụp đâu. Mà cái mày chụp người ta vẽ lại rồi. Hắn im ngay
vì thấy mình không hề tức giận mà nói rất tự tin về cái bản đồ của mình. Hơi
chưng hửng. Nhưng mấy anh em Việt Nam thì ức lắm nhưng cãi không đặng.
Vì cả hai bên đều nói tiếng Đức dở ngang nhau. Hắn nói tiếng Việt không đặng,
ta nói tiếng Tàu không thông. Dở tiếng Đức thì đôi bên ù ù cạc cạc. Nhưng quả
là cũng đánh đòn tâm lý mà người Việt mình hay mắc mưu lắm. Cái bản đồ ấy người
ta vẽ để học và nghiên cứu thôi chứ có khẳng định chủ quyền của kiếc gì đâu. Chả
nhẽ biển Ấn Độ dương thì của riêng nước Ấn Độ hay sao! Hay vịnh Thái Lan chẳng
hạn nhìn bản đồ đâu phải của riêng nước Thái. Còn Cmpuchia, còn cả cái đảo Phú
Quốc của ta lù lù trong đó kia mà. Cái người Tây người ta tư duy về chủ quyền rất
rõ, cái tên gọi trên bản đồ không là cái gì. Lại nhớ vụ Google Mỹ vẽ bản đồ
cũng đề là South- Chinasea/ biển nam Trung
hoa mà dân mình trên truyền hình cũng đưa tin căm tức lắm. Thực chả có gì
mà Tàu nó chọc đểu cho cũng tức chứ. Thực là người trí thức thì hiểu ngay cách
gọi của người Tây muốn nói là cái biển ấy nằm ở phía nam Trung hoa mà thôi
chứ không
phải là biển ấy của Trung hoa. Lại cái quần lót có in hình Quốc kỳ, mà
dân mình cũng ức được. Anh Mỹ người ta in cả quốc kỳ vào mông cũng có hề gì mà
dân mình đi tức, chửi bậy loạn lên chỉ người mình nghe.
Nhưng đi làm ngoài quán cũng có chị người Việt, nhanh
nhẹn thẳng thắn. Mình làm cùng thấy có được câu phát ngôn cũng rất hay. Nghe anh
em kể chuyện thằng Bếp Tàu cứ khoa trương về bản đồ biển Đông của Trung Quốc.
Chị thủng thẳng tương ngay một câu: Mẹ
mày chứ, cả cái Trung Quốc nhà mày mày còn đéo ở được phải sang đây mà đi làm
kiếm tiền. Lại còn sĩ diện Hoàng Sa với Trường Sa. Giỏi thì ra mẹ mày đấy mà ở.
Hi hi nghe sướng tai thật. Đúng là người Việt Nam có khác. Tư
duy thực tế vô cùng. Tôi thấy phục lắm. Chủ quyền chủ đạo gì, cũng là con người
cả. Cái thể chế chính quyền này chính phủ nọ nó lắm chiêu nhiều trò. Tranh đoạt
lẫn nhau, chứ con người thì ai việc nấy khoe khoang tuyên truyền gì cái sự ấy.
Cứ tưởng làm thế là người ta sợ dân Tàu, nể dân Việt lắm đâu. Có lẽ cái thâm
sâu của người Tàu đôi khi đi quá xa với thực tiễn nên khó mà được như ý. Còn
cái thực tế của người Việt nó thật giản dị và hồn nhiên nên dễ thỏa mãn lắm. Phải
chăng chỉ một nét nhỏ này mà ta thấy người nước ta không dễ bị đồng hóa như một
số trí thức sáng suốt lo lắng. Và cái mạnh yếu của mỗi bên có khác nhau. Nhớ lời sách Trung Dung than: Nam phương chi cường dư, Bắc phương chi cường
dư! Người ta nói nhìn xa trông rộng để đối đãi với thiển cận, nhưng có khi
chưa chắc đã bằng nhìn gần thấy rõ còn hơn trông xa mà mờ, trông rộng mà không
thấy biển là lớn vậy.
Cái cảm xúc của tôi đọng lại về 2 người này là thế.
Làm câu chuyện mua vui cho đỡ buồn khách tha hương.
Hayyyyy!!
Trả lờiXóa