Truyện Kiều, là một áng Truyện Thơ Nôm của Nguyễn
Du ra đời từ khoảng đầu thế kỉ 19, và là 1 trong những Truyện Thơ Nôm được yêu
thích nhất, phổ biến nhất, ngâm vịnh nhiều nhất ở Việt Nam. Ngâm Kiều, Vịnh Kiều,
Bói Kiều, Lẩy Kiều, Tập Kiều … đã là những thú vui tao nhã của người trí thức.
Những người văn nhân tao nhã không ai là không biết Kiều, thích Kiều và ngâm Kiều.
Vì Thơ Kiều gói gọn trong nó nhiều cảm xúc, nhiều tâm trạng, nhiều trữ tình …
trở thành những hình tượng đẹp của thi ca.
Có hỉ nộ , ái ố, hoan lạc, chia li, hợp tan, buồn tủi, đau đớn,
nhục nhã, căm phẫn … . Người Việt Nam rất nhiều người thuộc dăm ba câu phổ
thông đại trà như>
Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.
...
Tuy nhiên, đối đáp nhau bằng Kiều, lẩy Kiều
lấy ý thơ, tứ thơ để biểu đạt tình cảm ý tứ thì cực kì thú vị, cực kì nhã tụng. Đã
trở thành một đẳng cấp cao của nhân sĩ trí thức Việt Nam. Mà không phải ai cũng
hay dùng. Và cũng tùy lúc dùng. Người nước ngoài mà ngâm Kiều, vịnh Kiều thì
cũng đã từng có. Như các bản Kiều đã được nhiều học giả dịch ra các ngôn ngữ khác
nhau. Nhưng thật thú vị biết bao khi người đó là lại Đại Tổng Thống của Hiệp
chúng quốc Hoa Kỳ. Đã ba đời Tổng Thống Hoa Kỳ ngâm Kiều trong Phát biểu từ của
mình>
Đầu tiên là Tổng
thống B.Clin-ton trong lời Trí từ của mình 11 năm 2000
"Sen tàn cúc lại nở hoa,
Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân"
Và sau đó là Phó Tổng thống J.Bi-den tháng 7 năm 2015
"Trời còn để có hôm nay,
Tan sương đầu ngõ, vén mây giữa trời"
Sau đó là Tổng thống
Ô-ba-ma, người nổi tiếng với món Bún Chả Hà Nội vào dịp tháng 5 năm 2016
"Rằng trăm năm cũng từ đây,
Của tin gọi một chút này làm ghi"
Và vừa mới đây tháng
9 năm 2023, ngài Phó Tổng thống năm xưa –J.Bi-den nay đã là Tổng thống. Ngài
lại một lần nữa tới thăm Việt Nam. Và từ ngay trước khi ông đến. Giới trí thức
và nhân dân Việt Nam đã xôn xao bàn luận là ngài sẽ ngâm câu nào trong Truyện
Kiều. Và ngài đã ngâm câu
"Vinh hoa bõ lúc phong trần,
Chữ tình ngày lại thêm xuân một ngày"
Thật là vi diệu, khi chính Nguyễn Du 300
năm trước, trong bài thơ Độc tiểu thanh
ký từng than
Bất tri tam bách dư niên hậu,
Thiên hạ hà nhân khấp Tố
Như.
Ai biết ba trăm năm lẻ nữa,
Trên đời ai người khóc Tố
Như.
Thì hôm nay, cách cũng chừng trên dưới 300
năm, không chỉ ở Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên là những
nước Đồng Văn với Việt Nam. Mà cả ở những nước Âu Mỹ, người ta đã đọc Truyện Kiều
của Tố Như-Nguyễn Du. Không chỉ vì nội dung xé lòng của tích truyện, hay vì số
phận bi đát của nhân vật, tinh thần nhân văn của tác phẩm, mà là cả ngôn từ
chan chứa tình cảm, súc tích, tâm trạng. Phải nói rằng, mỗi một câu thơ trong Trí từ của các Vị Tổng thống Hoa Kỳ đều
là những hình ảnh cực kì đẹp, cực kì súc tích, cực kì phù hợp để biểu tỏ tình cảm
của nước Mỹ, của Tổng thống Mỹ đối vơi đất nước Việt Nam, nhân dân Việt Nam qua
chính những vần thơ của ông cha chúng ta sáng tác. Các tổng thống Hoa Kỳ đã bày
tỏ tình cảm tốt đẹp với Việt Nam qua các hành vi ngoại giao vượt xa thông lệ, đạt
đến mức Nhã Trí Vô Cùng trong tâm thức văn hóa Việt Nam. Mà chưa có vị Nguyên thủ
bất kỳ nước nào thực hiện. Cũng phải nói thêm rằng, Việt Nam và Hoa Kỳ từng là
Cừu Thù. Báo chí Việt Nam từng coi tất cả cái gì thuộc về giá trị Mỹ là xấu xa
và đáng chửi bới. Nhưng chính những vị Tổng thống, lãnh đạo đất nước cừu thù
kia, lại ngâm nga những câu thơ mượt mà thấm đậm như lời ru của bà, của mẹ, thấm
vào tâm hồn mỗi người Việt Nam.
Tổng thống B.Clin-ton:
"Sen tàn cúc lại nở hoa, Sầu dài
ngày ngắn đông đà sang xuân", như nói rằng thời gian trôi qua rất
nhanh, mọi thứ thú vui, mọi thứ mục tiêu vật chất cũng như tinh thần cũng theo
năm tháng mà biến đổi. Và khi xuân sang, mùa đông khắc nghiệt đã kết thúc. Một
thời kì tươi mới, một thời kì hồi sinh đang đến. Một thông điệp cực kì tốt lành
cho nhân dân Việt Nam. Kết thúc thời kì chửi rủa nhau trên truyền thông. Kết
thúc cấm vận và chuyển sang giao thương hòa bình, tôn trọng lẫn nhau.
Phó Tổng thống
J.Bi-den, "Trời còn để có
hôm nay, Tan sương đầu ngõ, vén mây giữa trời": Như muốn nhắc lại một
chút quá khứ kình địch giữa hai nước, hai hệ tư tưởng mà mỗi bên đang tôn thờ.
Nhưng lòng trời có đức hiếu sinh, không nỡ để cho sự cừu địch kéo dài. Những
màn sương che phủ hay những rào cản cách ngăn giữa hai nước, hai dân tộc dẫn
đến chiến tranh hủy diệt đã bị tan đi như sương mờ giăng ngõ nhỏ, và ánh sáng
ban mai đang bừng chiếu giữa bầu trời. Phải nhấn mạnh rằng ngài Bi-den lúc đó mới chỉ là
Phó tổng thống, nhưng cũng giống J.Ke-ry, J.Mac-cain, ông đã bày tỏ niềm tin
xây dựng hòa bình hữu nghị với nhân dân Việt Nam, điều ông ấp ủ cho đến hôm
nay, khi ông chính thức trở thành Tổng thống.
Tổng thống Ô-ba-ma, thì
hơi có phần hoa mỹ, khi ông biểu diễn thiện ý của mình với Việt Nam bằng những
hành vi ngoại giao văn hóa: ăn bún chả, thăm ao cá bác Hù, viếng chùa Ngọc
Hoàng. Nhưng rồi ông cũng ngâm hai câu thơ: "Rằng trăm năm
cũng từ đây, Của tin gọi một chút này làm ghi". Như lời nhắn nhủ dài lâu,
rằng từ nay một kỉ nguyên mới trong quan hệ hữu nghị giữa hai nước. Hòa Bình-
Độc Lập- Thịnh Vượng. Dù chưa đạt được nhiều thì cũng là một chút tình cảm ghi
nhớ sâu đậm, làm bằng chứng cho mối lương duyên Việt – Mỹ. Và kèm theo đó, dỡ
bỏ hoàn toàn cấm vận, cả cấm vận vũ khí.
Và hôm nay, tháng 9
ngày 10. Cũng là tháng có Quốc khánh nước Việt Nam độc lập, kỉ niệm 10 năm hợp
tác. Ngài Bi-den(thú thật trước chiến tranh U-krai-na, tôi không thích ông ta
lắm), với cương vị Đại tổng thống Hoa kì, ông đã đến Việt Nam. Và thiên hạ bàn
tán về những câu thơ ông sẽ ngâm, rất chi là sôi nổi. Và đây, ông đã không để
cho nhân dân Việt Nam một cái nhìn hời hợt qua loa của ông già lẩm cẩm run lẩy
bẩy.
Câu thơ của ông Bi-den: "Vinh
hoa bõ lúc phong trần, Chữ tình ngày lại thêm xuân một ngày". Trời
đất ơi! Còn gì hay hơn thế! Xum họp đoàn viên một nhà. Cho bõ những lúc chiến
chinh khói lửa, cho thỏa những chia li lưu lạc. Tình xuân cứ ngày một hơn lên
một ngày. Vậy là ông Bi-den hơn hẳn 2 người tiền nhiệm, là những hai câu, tình bạn
được xây đắp từ rất lâu trước đó.
Trao ơi! Cụ Tiên Điền Nguyễn
Tố Như ơi! Cả ba đời Tổng thống Mỹ đều ẩn dụ tình cảm của nước Mỹ với Việt Nam
bằng những câu thơ cực đẹp của cụ. Sẽ vẫn còn có nhiều người Việt Nam ngâm nga
thơ của Truyện Kiều, nhưng sẽ càng không thể quên được những câu thơ đẹp mà các
Tổng thống Mỹ đã trích dẫn. Và nghệ thuật ngoại giao lểy Kiều được nâng tầm
quốc tế. Mỗi một câu thơ ý tứ súc tích, lại tràn ra một thứ tình cảm chan chứa,
mộc mạc, rất Việt Nam.
Vâng đến đây, chúng tôi lại
càng khâm phục hơn nữa Bộ phận các chuyên gia Cố vấn của các đời Tổng thống Mỹ,
họ thực sự có tầm cỡ và chuyên môn.
Ngoài ra chưa kể mạng xã hội
cũng chế tác thêm những câu Kiều khác miêu tả màn đối thoại ngoại giao ăn ý, mà
tình cảm của lãnh đạo hai nước. Cực kỳ Thú vị.
Một nhà thuận cả hòa hai,
Chẳng trong chăn gối cũng
ngoài cầm thơ
Mong cho nước mạnh dân giàu,
xã hội tiến bộ cùng với những nước cường thịnh.
Thiên tử vạn niên – Xã tắc trường
tồn
Việt Tây-Hoan Nguyễn-Đức Viễn
viết 13 tháng 9 năm 2023
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét