Leipzig cũng là TP cổ của nước Đức, là đất nước mà đường sắt phát triển vào bậc nhất trên TG (Đấy là ngay hồi học Phổ thông cô giáo dạy Sử đã dạy thế). Các loại tàu nhanh tàu chậm đều rất tốt và an toàn. Trong TP người ta thiết kế đường tàu điện dọc ngang, đi qua các tuyến phố chính chạy gần như liên tục trong ngày và rất đúng giờ. Đi từ 4 phía của TP chạy vào Trung tâm - từ Trung tâm chạy về 4 phía ngoại vi của TP. Trên bản đồ tàu chạy Ban ngày, khu vực hình tròn là nhà ga Trung tâm. Các tuyến đường từ 4 phía Ngoại vi là 4 màu Xanh, Đỏ, Vàng, Tím xanh. Người dân từ Trung tâm đi ra ngoại ô rất tiện, mà từ Ngoại ô vào Trung tâm cũng rất tiện. Nhiều hôm đi Tàu tôi thấy trên toa rất ít người nhưng tàu vẫn chạy đều. Người Đức coi trọng mạch nối Giao thông chứ không vì sự đông khách. Người đi tàu tự giác mua vé và xé vé. Ai không thực hiện nếu bị bắt thì bị phạt 40 đến 60 Oiro. Tàu chạy đêm thì thưa hơn nhưng vẫn chạy. Nếu có gì sai thì sẽ có sự thông báo ở các bến đợi. Rất rõ ràng.
Lại nhớ về Tàu Điện Hà Nội. Những năm đầu thập niên 80, tôi vẫn còn được đi tàu Điện Hà Nội. Hồi ấy tôi còn bé, mẹ gửi bà ngoại nhà dưới Ngõ Mai Hương, nay là phố Hồng Mai. Được thằng em họ con bà dì thứ 2 dẫn đi nhảy tàu điện tuyến từ Trương Định lên Bờ Hồ. Hai thằng oăt con trốn vé nhảy từ đầu chợ Mơ, chạy đến Ô Cầu Dền thì nhảy xuống Ngõ Chợ Giời đi đường tắt về nhà tôi. Về sau đổi thay cơ chế, tàu điện bị bỏ. Giao thông Hà Nội hồi ấy còn thịnh hành cả xích-lô. Nghĩ là xe điện đã lạc hậu nên bị bỏ cho phù hợp với sự phát triển của Đô thị. Nhưng từ khi sang đến TP Leipzig. Nhìn thấy đường Tàu điện bên này mà thương cho Thủ đô yêu dấu hàng ngày chìm trong khói xăng bụi bặm và tắc đường. Có lẽ lí do tắc đường sẽ là đề tài muôn thủa để biện minh cho mọi sự muộn màng.
Hồi ấy Hà Nội chưa phát triển như bây giờ. Nhưng nếu người Lãnh đạo quản lý giao thông hồi đó có tầm nhìn chiến lược, dự đoán được hướng phát triển của TP, thậm chí định hướng cả giao thông thủ đô nữa chứ không để phát triển tự phát. Đầu tư phát triển mở rộng đường Tàu điện ra 4 phía ngoại vi Hà Nội, như các vùng Hưng Yên, Bắc Ninh, Sơn Tây, Hà Nam, để dân cư các vùng ven có thể tiện lợiđi lại, học tập, buôn bán, làm việc. Người trong TP cũng tiện đi ra các vùng lân cận. Kết hợp với giải pháp không gian lưu thông thì Hà Nội giờ đâu đến nỗi. Những người hoài cổ lại có dịp để tiếc nuối tiếng leng keng của đường Tàu điện Bờ Hồ. Bài toán giao thông của chúng ta không phải là đường xấu đường chật, mà là mật độ dân cư quá dày đặc, phương tiện tự do phát triển theo đà kinh tế từ xe đạp, lên xe máy, từ xe máy lên ô tô. Doanh nghiệp vận tải thì tràn lan tự do giao dịch, tự do thỏa thuận. Người nhập cư ngoại tỉnh tụ về làm ăn sinh sống quá nhiều. Trường ĐH nhiều SV về học rồi bị sức hút của thủ đô không quay về quê hương, bệnh viện lớn cũng tập trung ở đây với công nghệ thiết bị tốt, người dân cứ phải lên HN chữa mơí khỏi, ... Lỗi do ý thức người dân là chính nhưng ai dạy để người dân hiểu và chấp hành khi quan tham, CSGT, TTGT biến chất nhân lỗi thiếu hiểu biết về GT của dân để kiếm lợi. 1 phần là do cơ chế không dự toán được, không định hướng được sự phát triển. Vậy nên càng mở đường càng tắc. Giải pháp cầu vượt liệu sẽ kéo dài được bao lâu, chưa biết ... Xe Bus thì chạy lo bù lỗ xăng dầu, chất lượng kém, ...
Tôi là người kém hiểu biết nhưng cũng có thể đoán mò là 50 năm nữa nước Đức vẫn chưa bỏ Tàu Điện trong các TP
Tàu điện đã tồn tại ở Đức từ rất lâu, đến giờ vẫn được coi là phương tiện giao thông quan trọng, là một nét văn hóa của người Đức. Người Đức còn chưa bỏ được Tàu Điện mà người Việt Nam từ những năm 80 đã bỏ Tàu Điện rồi. Nghĩ 1 câu rất "Phèo": Người "Ta" đi trước thời đại. Lại một câu rất "Chí": Người "Ta" đi ngược thời đại.
Bản đồ đường tàu điện Leipzig ban ngàyBản đồ đường tàu điện Leipzig ban đêm
Tàu điện Bờ Hồ ngày xưa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét