Thứ Hai, 20 tháng 8, 2018

Tư liệu sưu tầm Cao Bằng tỉnh Thủ hiến liệt phương danh高平省首憲列芳名

Sau khi đã giới thiệu văn bản Cao Bằng Thủ hiến liệt phương dang trên trang nhà http://yeuhannom.blogspot.com/2017/12/cao-bang-tinh-thu-hien-liet-phuong-danh.html.
và gửi cho Tạp chí Hán Nôm, Hội thảo Hán Nôm 2018. Phần dịch thô còn nhiều thiếu sót chúng tôi chưa tra kê được chu đáo.
Xin đăng phần dịch nghĩa thô lậu lên đây. Nguyên bản sẽ đưa lên vào dịp khác
Người dịch: Nguyễn Đức Toàn
MỤC LỤC
1.     Thừa sao lục Hoàng đế Nam quốc danh hiệu [7][1]: Danh hiệu các vua nước Việt từ Gia Long đến thời Dân chủ cộng hòa
2.     Trùng Khánh phủ Thượng Lang châu Ấn vụ liệt phương danh [9]: Tên các quan làm Ấn vụ ở châu Thượng Lang phủ Trùng Khánh từ năm 1888 – 1941
3.     Tên 11 châu phủ thuộc tỉnh Lạng Sơn [10]
4.     Cao Bằng thủ hiến liệt phương danh [11]: Tên các quan cai trị, làm Thủ hiến ở Cao Bằng từ năm 1885 – 1943
5.     Đồn bao phủ châu tổng xã danh hiệu [13]: Tên các Đại lý, châu phủ, tổng, xã thuộc tỉnh Cao Bằng, có chép diện tích dân số toàn tỉnh.
6.     Kiến trí diên cách [26]: Diên cách tỉnh Cao Bằng.
7.     Giáp giới tỉnh địa phận [29]
8.     Danh sơn [30]: Núi lớn
9.     Đại xuyên [35]: Sông lớn
10.                      Danh nham [45]: Hang nổi tiếng
11.                      Nhân chủng [53]: Tộc người, có 7 tộc người
12.                      Cư dân phong tục [67]: Nghề nghiệp, tông giáo, trang phục của người bản địa. (người Thổ, Nùng, Ngạn, Mán, Mường – Mang, Mán Tiền, Mán Lợn – Cóc, Mường – Mang Mèo)
13.                      Thổ nhân hôn giá tục [69]
14.                      Thổ nhân táng tế tục [74]
15.                      Thổ nhân giao du tục [76]
16.                      Thổ nhân tiết tự [77]: Ngày tết của người bản địa
17.                      Thổ nhân kỳ bệnh [79]
18.                      Nùng nhân nghệ nghiệp phục sức, gia cư, ẩm thực [80]
19.                      Nùng nhân quan hô tục [82]
20.                      Ngạn nhân phong tục – giống người Thổ [83]
21.                      Mán Tiền nghệ nghiệp gia cư phục sức ngữ ngôn ẩm thực [86]
22.                      Mường Hạo hôn tục [87]
23.                      Mán Cóc nghệ nghiệp gia cư phục sức ẩm thực ngôn ngữ [92]: Người Mán Cóc
24.                      Mường Miêu gia cư phục sức ẩm thực ngôn ngữ [95]
25.                      Kỹ nghệ [99]: Các nghề, các sản vật ở Cao Bằng
26.                      Dị đoan [102] : Các thầy phù thủy
27.                      Thần từ cổ miếu tích [107]: Trần Quý – Trần Chính – Bà Ninh truyện
28.                      Thần y lập công: Quan Triều truyện [111]
29.                      Nùng Thổ mưu Tống: Nùng Trí Cao truyện [113]
30.                      Thạch nhân hiển linh: Giang Động truyện [115]
31.                      Hoàng Lục vệ dân [116]
32.                      Na Lữ cổ thành [117]
33.                      Phúc Hòa cổ thành [118]
34.                      Nhị Phù từ [119]: Phù Thắng – Phù Thiết truyện
35.                      Mạc thị công chúa [120]
36.                      Tô Quý từ [121]
37.                      Bình dân công truyện [122]
38.                      Phạm thái thú từ [123]
39.                      Phượng Sơn từ truyện [124]
40.                      Giải độc chỉ nam [125]: Phép giải độc
41.                      Hổ tu độc [126]: độc râu hổ
42.                      Trấm dược độc [126]: độc long chim
43.                      Cai suyễn độc [127]: độc ho
44.                      Dược trùng độc
45.                      Độc thảo độc [128]
46.                      Niêm hầu độc [129]:
47.                      Cao Bằng tam trung sự tích [130]: Sự tích miếu Tam Trung thờ ba vị tướng hi sinh vì nạn nước ở Cao Bằng thời Minh Mệnh. Có văn điếu của Hà Tông Quyền
48.                      Trần triều hiển thánh Lôi từ [147]: Đền thờ Trần Hưng Đạo.
49.                      Tuấn Mã sơn thần [149]: đền thờ thần ngựa


CAO BẰNG THỦ HIẾN LIỆT PHƯƠNG DANH
TRÙNG KHÁNH PHỦ THƯỢNG LANG CHÂU ẤN VỤ LIỆT PHƯƠNG DANH
MÔNG SĨ THỪA SAO LỤC CAO BẰNG TAM TRUNG SỰ TÍCH BIÊN CHÍ[1a - b]
MÔNG TÔ TRẦN [2a - b]
MÔNG TÔ TRẦN
Tây lịch 1955, Việt Nam dân chủ cộng hòa năm thứ 10[3a - b]
1955 Dương lịch thừa sao nguyên bản.
Mông sĩ sao trí sao lục chân bản.
Hợp cộng trong đây giấy chép chữ 72 tờ (144 trang).
Phần Tổng lục cũng có đoạn này:
Đoạn này trích trong sách Thiên Văn chí:
...[2] Nguyên phổ chiếu khắp thiên hạ, trên trời có 1 đường như sông, vậy nên trong thiên hạ có 5 hồ, 4 biển. Trên thì có Cửu giang bát hà. Đất dày 7 vạn 3 nghìn 2 trăm dặm; Từ trời xuống đất 8 vạn 4 nghìn dặm; Từ nam sang bắc 80 vạn dặm; Từ Nam hải sang Tây hải 47 vạn dặm; Từ đông sang tây 11 vạn dặm; Từ đông hải đến tây hải 35 vạn dặm [5]
Có mặt trăng, mặt trời. Mặt trăng vuông tròn khoảng 880 dặm; Mặt trời vuông tròn khoảng 860 dặm. Trong tiết tuyết rơi có thể nhìn thấy được Cửu trùng tiêu/ Chín tầng trời; Khi sấm sét tùy nghi, có thể chỉ 1 tiếng mà cắt làm 2 lần. Từ mây đến đất là 150 dặm; Từ mưa rươi xuống đất là 40 dặm; từ gió xuống đến đất 80 dặm, dần thành sông Hoàng hà.
TỨ BẤT TỬ của nước An Nam tự đời cổ truyền lại
1.     Là ông Tản Viên, Đức ở tại Phù Đống bất tử
2.     Đức Bà Chúa Liễu Hạnh bất tử
3.     Lê Mãi đại vương bất tử
4.     Đức Thánh Hưng Đạo đại vương bất tử [6]
CAO BẰNG THỦ HIẾN LIỆT PHƯƠNG DANH
1.     Thừa sao lục Hoàng đế Nam quốc danh hiệu [7]: Thừa chép Danh hiệu các vua nước Việt từ Gia Long đến thời Dân chủ cộng hòa:
Gia Long trị nước được 18 năm, mất
Minh Mệnh năm đầu lên ngôi là năm Canh Thìn, trị nước được 21 năm, mất.
Thiệu Trị năm đầu lên ngôi là năm Tân Sửu, trị nước được 7 năm, mất.
Tự Đức năm đầu lên ngôi là năm Bính Dần, trị nước 37 năm thì mất.
(Dục Đức lên ngôi ngày 17/7 đến 20/7/1883 – được 3 ngày; Hiệp Hòa lên ngôi từ tháng 6/1883 đến 11/1883) Kiến Phúc năm đầu là năm Giáp Thân.
Hàm Nghi lên ngôi năm Ất Dậu.
Đồng Khánh năm đầu lên ngôi là năm Bính Tuất, trị nước được 3 năm.
Thành Thái năm đầu lên ngôi là năm Kỷ Sửu, trị nước được 18 năm, mất.
Duy Tân năm đầu lên ngôi  là năm Đinh Mùi tháng 7, trị nước được 9 năm, mất.
Khải Định năm đầu lên ngôi là năm Bính Thìn, trị nước được 10 năm, mất.
Bảo Đại năm đầu lên ngôi là năm Giáp Tý, trị nước được 19 năm, bỏ đi.
Thời Dân chủ cộng hòa, trị vì từ năm Ất Dậu. [8]
2.     Trùng Khánh phủ Thượng Lang châu Ấn vụ liệt phương danh [9]: Tên các quan làm Ấn vụ ở châu Thượng Lang phủ Trùng Khánh từ năm 1888 – 1941
Đoàn Tài/ Tri phủ 1888
Nguyễn Lương/ Tri phủ 1890
Ngọc Văn Khôi/ Tri Châu 1894
Nùng Văn Hãnh/ Tri châu 1899
Nguyễn Xuân Kiệt/ Tri châu 1901
Nguyễn Tạc/ Tri châu 1904
Hoàng Quang Đạo/ Tri châu 1906
Ngô Phong/ Tri châu 1907
Bế Đức Long/ Tri châu 1910
Nùng Ích Lang/ Tri châu 1911
Hà Vũ Bằng/ Tri châu 1913
Hà Văn Ngang/ Tri châu 1917
Hoàng Huy Dao/ Tri châu 1919
Đỗ Văn Bình/ Tri phủ 1932
Vũ Đức Phượng/ Tri phủ 1934 [10]
An Văn Trọng/ Tri châu 1937
Nguyễn Văn Ích/ Tri phủ 1939
Bùi Văn Tháp/ Tri phủ 1941
Vũ Xuân Bình/ 1943 theo Đế quốc Pháp. Ngày 1 tháng 2 năm Ất Dậu thì suy bại.
3.     Tên 11 châu phủ thuộc tỉnh Lạng Sơn [10]
Tỉnh Lạng Sơn
Phủ Trường Vĩnh (Thất Khê)
Châu Thất Khê
Châu Bình Gia
Châu Bắc Sơn
Châu Văn Hiên
Châu Na Tẩm (Tầm)
Châu Cao Luật (Giữa tỉnh)
Châu Lục Bình
Châu Đồng Mỗ (Mỏ)
Châu Thất Lạng
Châu Minh Mạc
4.     Cao Bằng thủ hiến liệt phương danh [11]: Tên các quan cai trị, làm Thủ hiến ở Cao Bằng từ năm 1885 – 1943
Nguyễn Hữu Đôn/ Án sát 1885
Phạm Văn Khôi/ Bố chính 1887
Trần Văn Ái/ Bố chính 1889
Trần Văn Vi/ Bố chính 1889
Nùng Ngọc Tường/ Bố chính 1891
Nguyễn Lương/ Án sát 1904
Bế Thụy/ Án sát 1909
Đinh Văn Hiếu/ Quyền Án sát 1911
Trần Gia Du/ Án sát 1912
Vi Văn Định/ Án sát 1914
Phạm Bá Dung/ Án sát 1921
Vi Văn Định/ Tuần án 1922
Bùi Huy Tiến/ Tuần án 1923
Nguyễn Tất Tế/ Tuần án 1924
Nghiêm Xuân Quảng/ Tuần án 1925 [12]
Nguyễn Đạo Tấn/ Tuần án 1927
Bùi Bằng Đoàn/ Tuần án 1928
Mai Toàn Xuân/ Tuần án 1928
Vũ Tuân/ Bố chính 1930
Bùi Bằng Đoàn/ Chính án 1932
Trần Hữu Đại/ Chính án 1933
Phạm Văn Hanh/ Chính án 1934
Đỗ Văn Bình/ Quyền Bố chính 1935
Vũ Đức Phượng/ Bố chính dự tha 1937
Nguyễn Bách/ 1943
5.     Đồn bao phủ châu tổng xã danh hiệu [13]: Tên các Đại lý, châu phủ, tổng, xã thuộc tỉnh Cao Bằng, có chép diện tích dân số toàn tỉnh.
Có 4 Đại lý:
Trùng Khánh (Thượng Lang), Quảng Uyên, Nguyên Bình, Bảo Lạc
Có 8 Đồn bảo:
Đông Khê, Đà Long (Phục Hòa),  Hạ Lang, Bình Ca, Trà Lĩnh, Sóc Giang (sông), Khâu Sơn (Nguyên Bình), Cốc Bảng.
Có 1 phủ, 8 châu:
Phủ Hòa An, châu Thượng Lang, châu Quảng Uyên, châu Hà Quảng, châu Nguyên Bình, châu Thạch An, châu Phục Hòa, châu Hạ Lang, châu Bảo Lạc (nguyên thuộc Hà Dương, cho vào tỉnh), phố Hoàn Thành, Mục Mã, Kiều Mã (phố của Kiều Khách), Tây phố (trước ở trước đồn Cam Mỹ), phố Tam Trung (mới đặt năm 1926).
Ruộng đất toàn tỉnh 5 vạn 8 nghìn 8 trăm 8 mươi 6 mẫu.
Dân đinh 3 vạn 8 nghìn 5 trăm 11 suất.
Già trẻ lớn bé 14 vạn 9 nghìn 7 trăm lẻ 8 người.
Tỉnh có 33 tổng, 235 xã.
Chợ phiên trong toàn tỉnh:
Hoàn Thành (14/6; 7/9), An Bình (15/10), Nước Hai (3/8), An Lại (3/8), Quảng Uyên (1/6), Đông Khê (1/6), Đà Long (15/10), Phục Hòa (3/8), Cách Linh (4/9), Linh (Lãnh) Cấm (15/10), Hàng Thông (15/10), Sóc Giang (15/10 - 3/10), Lưu Dương (1/6), Hàng Bố (2/8), Nậm Dũng (4/9), Bố Cái (3/8), Khô Châu (15/10), Thông Huề (2/7), Trà Lĩnh (4/9), Bản Ngần (3/8), Bằng Ca (3/8), Bản Trục (4/9), Bò … (2/6), Trấm Định (3/8).
Phủ Hòa An có 7 tổng, 55 xã
Tổng Nhượng Bạn, 11 xã:
1.Xã Nhượng Bạn 2.Xã Thọ Cương 3.Xã Bác Kiều 4.Xã Cối Khê 5.Kỷ Bằng 6.Xã Thạch Động 7.Xã An Ninh 8.Xã Hoà Ninh 9.xã Phiên Đông 10.Xã Phúc Tăng, 11.xã Kỷ Trang (1928 mới lập).
Tổng Tĩnh Oa:
1.Xã Tĩnh Oa 2. Xã Đại Lai 3.Xã Hà Quảng 3.Xã Hà Gian 4.Xã Minh Loan 5.Xã Bác Xá [15] 6. Xã Linh Hoàng 7. Xã An Lạc 8.Xã Đức Lai
Tổng Yên Lại, 8 xã:
1.Xã Yên Lại 2.Xã Quang Thôn 3.Xã Bác Lục 4.Xã Cảnh Biện 5.Xã Kha Xuyên 6.Xã Khâu Yên 7.Xã Hàm Yên 8.Xã Bằng Yên
Tổng Cao Bằng, 7 xã:
1.Xã Ninh Lạc 2.Xã Gia Thái 3.Xã Ngọc Pha 4.Xã Nga Chiếng 5.Xã Phú Thứ 6.Xã Bác Sơn 7.Xã Hà Trì
Tổng Hà Đàm, 8 xã:
1.Xã Hà Đàm 2.Xã Nà Lữ 3.Xã Vu Thủy 4.Xã Xuân An 5.Xã Cù Sơn 6.Xã Sơn Động 7.Xã Xuân Lĩnh 8.Xã Tân Trại [16]
Tổng Tượng Yên, 6 xã:
1.Xã Tượng Yên 2.Xã Hà Hoàng 3.Xã Xuân Phách 4.Xã Tượng Cần 5.Xã Khoán Sơn 6.Xã Mỹ Giáp
Tổng Xuân Sơn, 5 xã:
1.Xã Xuân Sơn 2.Xã Cổ Vũ 3.Xã Mỹ Sơn 4.Xã Vân Du 5.Xã Cẩm Lí
Châu Thượng Lang, 6 tổng, 43 xã
Nguyên Phủ Trùng Khánh
Tổng Lăng Yên, 1 chính, 2 phụ, 11 xã:
1.Xã Lăng Yên 2.Xã Ngọc Luật 3.Xã Hiếu Lễ Xã 4.Xã Yên Hỷ 5.Xã Phong Nẫm 6. Xã Ngọc Côn 7.Xã Pháo Khê 8.Thôn Bình Sa 9.Thôn Lũng Chung 10.Xã Lũng Tri 11.Xã Mai Lĩnh [17]
Tổng Phong Đằng, 1 chính, 2 phụ, 7 xã:
1.Xã Phong Đằng 2.Xã Đồng Loan 3.Xã Trác Kiến 4.Xã Lạc Oa 5.Xã Lũng Đa 6.Xã Nga Sơn 7.Xã Trùng Nhai
Tổng Cống, 1 chính,2 phụ, 7 xã:
1.Xã Ỷ Cống 2.Xã Tứ Mỹ (1 chính, 2 phụ) 3.Xã Cảnh Sơn 4.Xã Cổ Phương 5.Xã Đoài Côn 6.Xã Thân Dương 7.Xã Ngoại Giáp
Tổng Trà Lĩnh, 1 chính, 3 phụ, 7 xã:
1.Xã Trà Lĩnh 2.Xã Tĩnh Lãng 3.Xã Tráng Biên  4.Xã Ngọc Quản 5.Xã Đan Quản 6.Xã Đồn Ca 7.Xã Quả Thoát
Tổng Phong Châu 6 xã:
1.Xã Phong Châu 2.Xã Bàn Đà 3.Xã Sủng Phong 4.Xã Đống Khê 5.Xã Quỳnh Lâu 6.Xã Lũng Định
Tổng Nga , 5 xã:
1.Xã Nga Ổ 2.Xã Ổ Hạng 3.Xã Bồng Sơn 4. Xã Quan Đổ 5.Xã Thượng Cống
Châu Quảng Uyên, 5 tổng, 28 xã:
Tổng Cổ Nông, 6 xã:
1.Xã Cổ Nông 2.Xã Thạch Bình 3.Xã Đà Tào 4.Xã Đà Vi 5.Xã Phiên Dương 6.Xã Đoài Khôn
Tổng Lạc Giao, 7 xã:
1.Xã Lạc Giao 2.Xã Vô Song 3. Xã Bàn Trang 4. Xã Mộc Hộc 5.Xã Đà Can 6.Xã Lũng Xuống 7.Xã Tứ Linh[19]
Tổng Vũ Lăng, 5 xã:
1.Xã Vũ Lăng 2. Xã Như Lăng 3. Xã Bình Lăng 4.Xã Phong Thịnh 5.Xã Vu Điền
Tổng Ngưỡng Đồng, 5 xã:
1.Xã Ngưỡng Đồng 2.Xã Cảm Hảo 3.Xã Mạn Đà 4.Xã Quỳnh Ái 5.Xã Đồn Huệ
Tổng Lực Nông, 5 xã:
1.Xã Lực Nông 2.Xã Đa Tôn 3.Xã Dương Nam 4.Xã Thượng Nam  5.Xã Hạ Nam
Châu Hà Quảng, 4 tổng, 31 xã:[20]
Tổng Trung An, 9 xã:
1.Xã Thượng Thôn 2.Xã Trung Thôn 3.Xã Nội Thôn 4.Xã Ngoại Thôn 5.Xã Lũng Thôn 6.Xã Khiếu Đắc 7.Xã Nậm Thục 8.Xã An Lũng 9.Xã Hạ Thôn.
Tổng Thông Nông, 8 xã:
1.Xã Thông Nông 2.Xã Lương Y 3.Xã Lương Năng 4.Xã Đa Năng 5.Xã Yên Dương 7.Xã Cần Năng 8.Xã Thông Sơn 9.Xã Lang Can
Tổng Phù Đống, 8 xã:
1.Xã Phù Đống 2.Xã Phù Tang 3.Xã Xuân Nông 4.Xã Xuân Đào 5.Xã Đào Ngạn 6.Xã Long Hà 7.Xã Hoà Mục8. Xã Thổ Phố[21]
Tổng Hà Quảng, 6 xã:
1.Xã Hà Quảng 2. Xã Xuân Trù 3.Xã Quảng Trù 4.Xã Nghi Bố 5.Xã Sóc Giang 6.Xã Nà Xác
Châu Thạch An, 4 tổng, 23 xã (tức Đống Khê):
Tổng Thượng Pha, 7 xã:
1.Xã Thượng Pha 2. Xã Bố Bạch 3.Xã Xuân Hoà 4.Xã Mai Lũng 5.Xã Quang Liệt 6.Xã Mông Xá 7. Xã Hạ Pha
Tổng Suất (Tân) Tính, 6 xã:
1.Xã Suất Tính 2. Xã Lâm Xuyên 3.Xã Bốc Thượng 4.Xã Nội Chiếm 5.Xã Tĩnh Đà 6.Xã Đường Âm [22]
Tổng Giang Ngô, 5 xã:
1.Xã Giang Ngô 2. Xã Đào Ninh 3.Xã Vĩnh Sơn 4.Xã Yến Dương 5.Xã Nà Lạn
Tổng Ngọc Pha:
1. Xã Tung Cao 2.Xã Phú Ứng 3.Xã Bằng Lũng 4.Xã Nhã Nam 5.Xã Bằng Giản.
Châu Phục Hòa 2 tổng, 17 xã:
1.Xã Phục Hoà 2.Xã Tục Mỹ 3. Xã Sầm Xuyên 4.Xã Cần Dương 5.Xã Xuân Quang 6.Xã Bút Phong 7.Xã Tiên Giao 8.Xã Hưng Long 9.Xã Đà Long
Tổng Cách Linh, 8 xã:
1.Xã Cách Linh 2.Xã Vĩ Vọng 3.Xã Sơn Nông[23] 4.Xã Phất Mê 5.Xã Gia Tuế 6.Xã Ba Trì 7.Xã Lăng Hoài 8.Xã Vĩnh Lại.
Châu Nguyên Bình. 2 tổng, 15 xã:
Tổng Kim Mã, 8 xã:
1.Xã Kim Mã 2.Xã Tam Lộng 3.Xã Nam Truy 4.Xã Phương Xuân 5.Xã Linh Quang 6.Xã Linh Mai 7.Vụ Nông 8.Xã Hoằng Mô.
Tổng Gia Bằng, 7 xã:
1.Xã Khâu Chỉ 2.Xã Lương Trà 3.Xã Tiền Môn 4.Xã Mang Động 5.Xã Bình Lãng 6.Xã Trùng Khôn 7.Xã Gia Bằng
Phố xá: Nguyên Bình, Thiên Túc, Đáp Na.[24]
Châu Bảo Lạc, nguyên thuộc tỉnh Hà Dương (Hà Giang), năm 1926 mới sát nhập vào tỉnh Cao Bằng (2 tổng, 12 xã).
Tổng Nam Quang, 6 xã:
1.Xã Ân Quang 2.Xã An Lạc 3.Xã Thượng An (?xã này nguyên ? năm 1937? thuộc xã Thượng An) 4.Xã An Đức 5.Xã An Lãng 6.Xã Nậm Nguyện.
Phố xá: Cốc Bảng, Bảo Lạc.
Tổng Mông Ân, 6 xã:
1.Xã Mông Ân 2.Xã Lạc Thổ 3.Xã Quan Quang 4.Xã Mông Yên 5.Xã Nam Cao 6.Phố Hàng Mường (Mang)
Châu Hạ Lang, 1 tổng, 12 xã:
Tổng Lãnh Cấm, 12:
1.Xã Lãnh Cấm 2.Xã Phúc Bình 3.Xã Vĩnh Thọ[25] 4.Xã Quang Bí 5.Xã Dương Áng 6.Xã Văn Khu 7.Xã Bản Cảnh 8.Xã Minh Giáo 9.Xã Liêm Thủy 10.Xã Nhượng Mỹ 11. Xã Bác Vọng 12.Xã Bàn Lạc.
Phố xá: Lãnh Cấm tức Hạ Lang.
6.     Kiến trí diên cách [26]: Diên cách tỉnh Cao Bằng.
Đất Cao Bằng, xưa là nước Âu Lạc, thuộc Tần là đất Tượng Quận, thời thuộc Hán là đất bộ Giao Chỉ, thời thuộc Đường là châu Bình Lâm.
Đời Lê Thánh Tôn năm Quang Thuận thứ 7 (1466) đổi thành phủ Bắc Bình thuộc đạo Thái Nguyên.
Năm Hồng Đức thứ 14 (1483)[3] đổi là Cao Bằng, lĩnh các 4 châu Thượng Lang, Hạ Lang [26] Thạch An, Quảng Uyên.
Năm Vĩnh Trị thứ 1 (1676) đổi là Trấn Cao Bằng.
Năm Gia Long thứ nhất thời bản triều (1802) đặt Trấn theo như cũ, chia thành 1 phủ 5 huyện. Tức là phủ Trùng Khánh kiêm lý các huyện Thạch Lâm, thống hạt Thạch An, Quảng Uyên, Thượng Lang, Hạ Lang.
Khoảng thời Minh Mệnh, đổi thành tỉnh Cao Bằng, nhưng theo sự Quan phòng của tỉnh Lạng Sơn (tức là khắc ấn 6 chữ: Lạng Sơn Tuần án quan phòng). Tức Tuần phủ Lạng Sơn kiêm lý cả Cao Bằng.
Năm Thiệu Trị 5 (1845), các phủ vẫn y như cũ, nhưng các huyện cũ đổi thành các châu lại đổi lại thành huyện. Đặt thêm phủ Hòa An, kiêm lí huyện Thạch Lâm; Phủ Trùng Khánh kiêm kí huỵên Hạ Lang.
Năm Tự Đức thứ 3 (1850), chia phủ Trùng Khánh [27] kiêm lý huyện Hạ Lang, thống hạt cả Thượng Lang, Quảng Uyên; Phủ Hòa An kiêm lý Thạch Lâm, Hòa An thống hạt. Thạch Lâm sau nhập đổi vào phủ Trùng Khánh kiêm lí Thượng Lang thống Hòa An phủ; kiêm lí Thạch Lâm thống hạt Thạch An huyện. Lại trích lấy 3 tổng Gia Bằng, Kim Mã, Cẩm Lí thuộc huyện Cảm Hóa tỉnh Thái Nguyên với tổng Thông Nông của Thạch Lâm đặt làm huyện Nguyên Bình thuộc phủ Hòa An.
Năm Hàm Nghi 1 (1885), tổng Điều Lang của huyện Hạ Lang bị cắt cho Bắc quốc kiêm tính.[4]
Năm Thành Thái 5 (1893), lại đổi huyện thành châu. Lấy tổng Phục Hòa của Thạch Lâm, tổng Cách Linh của Quảng Uyên đặt châu Phục Hòa; Lây tổng Phù Đống của Thạch Lâm, [28] Trung Yên, Hà Quảng và tổng Thông Nông của Nguyên Bình đặt làm châu Hà Quảng.
Năm Duy Tân 4 (1910), đặt phủ Trùng Khánh kiêm lí châu Quảng Uyên.
Năm Bảo Đại 1 (1926), lấy châu Bảo Lạc của Hà Dương (Hà Giang) cho vào Cao Bằng. Nay có 1 phủ 8 châu 33 tổng 235 xã.
7.     Giáp giới tỉnh địa phận [29]
Hai mặt đông bắc là các châu Phục Hòa, Hạ Lang, Thượng Lang, Hà Quảng giáp giới với tỉnh Quảng Tây của Trung Hoa. Mặt nam là châu Thạch An giáp với châu Thất Khê của tỉnh Lạng Sơn [29]. Mặt tây là các châu Thạch Lâm, Thạch An, Nguyên Bình, Hà Quảng giáp giới các châu Ngân Sơn, Chợ Dã, Na Rì và đạo Hà Dương của tỉnh Bắc Cạn.
Từ đông sang tây ước khoảng cách nhau 1 trăm 5 mươi 8 nghìn thước tây.
Từ nam sang bắc ước khoảng 1 trăm 17 nghìn thước tây.
8.     Danh sơn [30]: Núi lớn trên địa phận tỉnh
Một, Núi Sầm lại có tên khác là Ngưỡng Sầm ở phía bắc tỉnh thuộc xã Tượng Cần phủ Hòa An, dưới chân núi có đền thờ Nùng Trí Cao.
Hai, Núi Nhai Sơn ở phía đông [30] tỉnh thành thuộc xã Ngọc Pha phủ Hòa An. Dưới chân núi có miếu thờ A Nùng, là mẹ của Nùng Trí Cao.
Ba, là núi Luân Sơn ở phía đông nam tỉnh thuộc xã Bác Sơn phủ Hòa An và xã Phúc Ứng châu Thạch An.
Bốn, là núi Khấu Sơn, tức là núi Liêu Sơn (Lạo Sơn), ở phía tây tỉnh thành thuộc địa phận xã Phúc Tăng phủ Hòa An và xã Khâu Chỉ châu Nguyên Bình.
Bốn núi trên đều chầu hướng về phía tỉnh thành nên được gọi là Cao Bằng Tứ Trụ.
Năm, là núi Kê Minh sơn, thuộc xã Xuân Hòa châu Thạch An, thế núi cao ngất liên tiếp mấy trăm dặm. Xưa tướng của Ngụy Mạc với quân nhà Lê [31] đánh nhau bị thua, chạy suốt đêm bị lạc đường ở núi này, đến khi nghe tiếng gà gáy trong thôn mới định lại được phương hướng. Tiếng Thổ là Hào (chữ Hiệu)
Sáu, là núi Thống Sơn, núi này liền với núi Mã Bân thuộc địa phận xã Cù Sơn phủ Hòa An và các xã Ngọc Pha, Nẫm Luật, Hà Trì. Thế núi lên xuống như rồng lượn, hình đất sách Địa Quyến có câu rằng: “Quý địa của Cao Bằng có huyệt ở núi Thống Sơn”.
Bảy, núi Mã Phục thuộc địa giới 2 xã Yên Lại, Ca Xuyên phủ Hòa An, cách tỉnh thành 19 nghìn thước tây, đấy cũng là đường quan lộ của đất Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng.
Tám, núi Thiên Mã sơn thuộc địa giới 2 xã Hòa An, Phúc Tăng. Hính thế núi đoan chính, sách Địa [32] Quyến nói:
Thiên Mã ẩn hình,
Nghiệm được huyệt ấy.
Đời đời công khanh,
Anh hùng không hết.
Chín, núi Bình Phong, còn có tên khác ..., thuộc địa giới xã Ca Xuyên phủ Hòa An.
Mười, núi Ba Hác Sơn thuộc địa phận các xã Vụ Nông, Phương Xuân, Nam Truy, Linh Mai tổng Kim Mã châu Nguyên Bình. Núi cao 1902 thước tây (núi có nhiều kim khoáng).
Mười một, là núi Chế Đàn Thạch Lĩnh, thuộc địa phận xã Khâu Chỉ châu Nguyên Bình. Trên đỉnh núi phô bày bằng phẳng khoảng đến 800 thước tây, xưa dân chúng thường tránh loạn lên đây.
Mười hai, là núi Tạp Nạn Thạch Lĩnh, núi này liên tiếp với núi Lũng Thống Thạch Lĩnh thuộc châu Hà Quảng địa phận các xã [33] Quảng Trù, Hà Quảng, Sóc Giang, Yến Dương, Lương Nặc, Thông Nông. Đường núi quanh co lắt léo, địa hình hiểm trở, đảng trộm cướp thường chiếm núi này làm sào huyệt.
Mười ba, là núi Ba Mã Thạch Lĩnh thuộc địa giới xã Sóc Giang châu Hà Quảng, dưới núi có miếu thờ Nùng Trí Cao.
Mười bốn, là núi Khô Môn sơn thuộc địa phận xã Dương Áng châu Hạ Lang, có đường quan lộ của hai châu Quảng Uyên, Hạ Lang. Núi lên xuống như hình con Cù long.
Mười lăm, là núi Cánh Phác Sơn Thạch Lĩnh, thuộc xã Mạn Đà châu Quảng Uyên, có đường quan lộ của hai châu Quảng Uyên, Thượng Lang. [34]
9.     Đại xuyên [35]: Sông lớn của tỉnh
-Một, là sông Mãng giang (tức là sông Bình Giang ngày nay), một dòng thượng lưu phát nguồn từ tỉnh hạt Vân Nam của Bắc quốc, chảy đến ải Bình Mạnh vào địa phận các xã Sóc Giang, Hà Quảng, Quảng Trù châu Hà Quảng nước ta, chảy đến bến Thiết Xưởng. Lại có một dòng từ các xã Trừng Hà, Hòa Mục, Phù Tang, Nghi Bố châu Hà Quảng chảy đến bến Thiết Xưởng cùng với dòng thượng lưu hợp lại gọi là địa phận sông Thiết Xưởng. Lại chảy qua Hà Trù đến các xã Linh Hoàng, Bác Xá đến xã Hà Quảng.
Ở xứ Na Đốc châu Thạch Lâm cũng có một dòng [35] phát nguồn từ xã Phù Đống châu Hà Quảng tiếp đến xã Tĩnh Oa châu Thạch Lâm chảy qua cầu Nẫm Song xã Đức Lai, cầu này là đường quan lộ từ Cao Bằng đi Hà Quảng. Đến xứ Na Đốc của Hà Quảng thì hợp với dòng thượng lưu, lại qua các xã Hà Gian, Minh Loan đến các bến ở Nhượng Bạn, Yên Ninh. Lại có một dòng phát nguồn từ xã Khang Ninh châu Bảo Lạc chảy qua các xã Thông Nông, Lương Y, Thông Sơn, Đa Năng châu Hà Quảng đến các xã Trung Thượng Phố, Lương Năng, Lang Can. Đến Thượng Phố, Lương Năng, Lang Can đến dòng Tam Long xã Trùng Khôn châu Nguyên Bình. [36]
Lại có một dòng từ Xưởng Cộng Túc xã Vụ Nông, châu Nguyên Bình phát nguồn xuyên qua Cánh Can Thạch Lĩnh qua chợ Nguyên Bình đến xứ Đà Sa xã Linh Quang (Thiên Quang) đến xứ Tam Long của xã Trùng Khôn thì hợp dòng thành giang phận sông Tam Long (sông này ở giữa có đá lớn chia 3 đoạn nên gọi là Tam Long giang). Lại chảy qua các xã Phiên Đông, Hòa Ninh châu Thạch Lâm đến xứ 2 bến Nhượng Bạn, Yên Ninh cùng dòng thượng lưu hợp lại chảy qua chợ Nước Hai, gọi là giang phận sông Nước Hai. Đến xứ Bản Đỗ xã Thọ Cường, lại   có 1 dòng phát nguồn từ xứ Lừa xã Thạch Động theo xã ấy chia dòng đến cầu Bản Đỗ (cầu này là đường quan lộ từ tỉnh Cao Bằng đi Nước Hai)[37] đến Bản Đỗ thì hợp với dòng thượng lưu, lại uốn khúc qua các xã Thọ Cường, Sơn Động, Na Lữ đến chợ An Bình (tục gọi là chợ Cao Bằng) gọi là bến đò An Bình. Lại chảy qua xã Xuân Lĩnh đến bến đò Tân Trại, gọi là bến Mãng Giang. Bến đò ấy là đường quan lộ từ Cao Bằng đi Nước Hai. Từ thời Lê hoàng bình Ngụy Mạc, đại chiến ở đây, chỗ bến đò này là chiến trường ác liệt nhất mới khôi phục lại được Cao Bằng.  Lại qua các xã Cù Sơn, Xuân Bách, Tượng Cần, Mỹ Giáp đến giáp giới 2 xã Gia Cung, Cam Mỹ cùng với sông Hiến Giang hợp lại.
-Hai, sông Hiến, thượng lưu có một dòng từ xã Thượng Ân, châu Ngân Sơn tỉnh Bắc Cạn [38] chảy qua các xã Nam Truy, Kim Mã, Tam Lộng châu Nguyên Bình, lại qua cầu Hang của Đại Hồ xã Cẩm Lí châu Thạch Lâm. Cầu này là đường quan lộ của Cao Bằng đi Ngân Sơn, đến xã Cổ Vũ, lại có một dòng phát nguồn từ xã Tĩnh Đà châu Thạch An chảy đến xã Cổ Vũ với dòng thượng lưu hợp. Lại ngược dòng qua xã Suất Tính châu Thạch An đến các xã Tượng An, Ninh Lạc châu Thạch Lâm và cầu sắt phố Mục Mã, Hòan Thành tên là bến đò sông Hiến Giang. Đến địa phận các xã Gia Cung, Cam Mỹ chảy qua bến đò Na Lộng xã Ngọc Pha với sông Cổn Giang hợp lại.
-Ba, là sông Cổn Giang, một dòng phát nguồn từ xã Tráng Biên [39] châu Thượng Lang chảy qua núi đá mà đến. Đến xã Trà Lĩnh gặp núi, qua các xã Quang Thôn, Ngưỡng An, qua cầu Nậm Chú xã Hàm An, cầu này là đường quan lộ của Cao Bằng đi Quảng Uyên. Đến xã Gia Cung, đến xứ Na Lộng của Ngọc Pha cùng với sông Mãng Giang và Hiến Giang hợp lưu thành một sông lớn. Dòng hạ lưu chảy qua phố Lương Mã xã Ngọc Pha (tức là phố Tây ngày nay), thành 2 bến ở 2 xã Nga Chỉ, Bác Sơn đến xã Phú Lịch châu Thạch An và các xã Bút Phong, Xuân Quang, Sầm Xuyên, Tiên Giao, Phúc Hòa, Tục Mỹ, Nghi Dương hướng về cửa sông của Bắc quốc (tục gọi là Bách – (bộ Khẩu + chữ Bách) Nặm).
-Bốn là Sông Quy Thuận giang, phát nguồn từ Bắc quốc, từ xứ Bố Oa [40] thôn Bách Mông châu Quy Thuận chảy đến qua các xã Đà Khê, Ngọc Côn, Mai Lĩnh châu Thượng Lang nước ta, đến xã Lũng Định gọi là sông Lũng Định giang, sông chia làm nhiều nhánh, có nhiều cá Hương (Hương Ngư) lại chảy qua các xã Quỳnh Lâu, Thượng Cống, Nga Ổ, Quan Đổ đến 3 thôn Bản Toại, Khô Mông, Lũng Nhạc xã Ổ Hạng thì thành 1 cái đầm gọi là Thông Phùng. Lại chảy qua xứ Mã Nghênh xã Trác Kiến châu Hạ Lang chảy vào cửa khẩu ải Thạch Long của Bắc quốc mà đi.
-Năm là sông Bác Vọng, thượng lưu có 1 dòng phát nguồn từ châu Quy Thuận của Bắc quốc chảy sang xã Quả Thoát châu Thượng Lang đến cầu Bản Hùng xã Ngưỡng Đồng, thuộc đường quan lộ từ Thượng Lang đi Trà Lĩnh, tên là [41] sông Đà Hùng. Lại chảy qua chợ Thông Huề, gọi là sông Thông Huề, cầu ấy là đường quan lộ từ Quảng Uyên đi Thượng Lang. Lại chảy qua xứ Thông Gián xã Dương Áng, châu Hạ Lang. Lại gấp khúc  đến xứ Hát Việt xã Bác Vọng. Lại có một dòng phát nguồn từ xã Đồn Huệ qua Nham Lịch chảy qua cầu Ôn Đà đến châu Quảng Uyên chảy xuôi theo đường quan lộ chây Thượng Lang.
Cầu Đà Vi, cầu Như Lăng, các cầu ấy là đường quan lộ từ châu Quảng Uyên đi Hạ Lang. Thuận dòng qua xã Phong Thịnh lại qua xứ Bản Bóng châu Phục Hòa đến giáp giới xã Bàn Lạc châu Hạ Lang [42] , chảy qua xứ Hát Việt xã Bác Vọng cùng với dòng thượng lưu hợp thành sông Bác Vọng. Lại chảy qua đồn Bách Linh xã Phất Mê châu Phục Hòa đến xã Đà Long chảy sang Bắc quốc. Sông ấy là từ xã Hát Việt trở lên đến Thiết Kiều ở cửa khẩu  Trung Hoa giáp giới châu Phục Hòa nước ta, lấy giữa cầu làm giới.
-Sáu là cảnh trí Thông Bồng. Châu Thượng Lang, tổng Nga Ổ, xã Ổ Hạng, thôn Bản Toại có một suối thác nước tên là Thông Bồng, trên dòng thượng lưu có 2 xứ Phố Thông, Phố Cán thành vịnh thuận dòng chảy đến, ba tầng thác liên tiếp chảy xuống. Một tầng gọi là Áng Cải [43], hình thế như vườn cao 4 thước tây, chu vi 16 thước tây, sâu hơn 4 thước tây. Nước bên nam hơi hơi ấm, nước bên bắc hơi hơi lạnh. Đại thể cái bên nam chảy xuống có 6 suối gọi là: Hi Thấu, Phất Dật, ... Tầng thứ 2 là Áng Đồng (Đồng – Trẻ con + chữ Tiểu – nhỏ), hình chữ Nhật, cao 1 thước tây rưỡi, mặt rộng 20 thước tây, mặt thẳng  23 thước tây, sâu hơn 2 thước tây. Tầng thứ ba cũng chính là Thông Bồng, cao hơn 7 thước tây, hai bên Thông Bồng còn có 2 dòng chảy xuống, dòng bên trái tên là Nga Cạnh, bên phải tên là Nga Hoài. Dòng Nga Cạnh như dải lụa trắng từ trên trời rơi xuống, dòng Nha Hoài [44] như treo vách chảy xuống cao hơn 10 thước tây như một dải lụa trên không thả xuống. Hai dòng ấy đều hợp tụ ở Thông Bồng, thành một cảnh kỳ thắng bậc nhất.
10.          Danh nham [45]: Hang nổi tiếng
Một là Nham Kiệt (bộ khuyển + chữ Cát), thuộc châu Quảng Uyên, tổng Ngưỡng Đồng, xã Đồn Huệ. Trước hang có 1 đầm nước sâu khoảng 40 thước tây, rộng khoảng 10 thước tây, dài 15 thước tây, bốn phía vách đá chất ngất. Như muốn leo lên vách đá thì phải dùng sào (thừng) trúc chống hướng bên trái qua 1 tầng đá 12 bậc như thang đá tự nhiên, lại qua 1 đoạn rộng chừng 15 thước tây [45], lại lên 1 tầng thang đá khoảng 25 bậc, đến được hết 3 tầng bậc đá như thế lại theo con đường ngoằn nghèo hình chữ Chi khoảng hơn 16 thước tây mới vào được trong Hang(Nham) . Trong nham rộng khoảng 200 thước tây, có thể chứa được 600 đến 700 người, vòm hang có thủy nhũ rủ xuống, nước thường nhỏ giọt, uống rất mát. Xưa người ta thường tránh loạn lạc trốn đến hang này. Đây là hang nổi tiếng bậc nhất của châu Quảng Uyên, từ hang này đi ra đường quan lộ đến cầu Man Đà có 10 thước tây.
Hai, là Hang Suối Hoa, thuộc châu Quảng Uyên, tổng Ngưỡng Đồng, xã Mạn Đà, xóm Suối Hoa, xóm Cách. Khoảng độ 1000 thước tây. Trong cửa hang phía dưới tường đà dựng lên phải đến 100 bậc [46] thang trúc mới có thể lên đến nơi. Trước hang rộng  hơn 20 thước tây, cao 14 thước tây. Thẳng đường mà vào dài 150 thước tây, cao rộng như cửa hang, có thể chứa được 400 người. Trong hang cũng có thạch nhũ, bốn mùa nhỏ nước, từ hang đi ra đến đường quan lộ đến cầu Mạn Đà ước chừng 4000 thước tây.
Ba là hang Lũng Minh, thuộc châu Quảng Uyên tổng Vũ Lăng, xã Vu Điền tự xã ấy theo đường núi đi khoảng 400 thước tây mới đến cửa hang, phải dùng thang 2 tầng mỗi tầng 5 thước tây mới có thể lên. Cửa hang khoảng 60 thước tây rộng, 20 thước tây cao, sâu dài khoảng 4 thước tây, chỗ rộng chỗ hẹp không đều , đường đá lô nhô, phải dùng đèn đuốc mới vào được [47]. Ở lưng núi cũng có 1 hang, đá dựng cao ngút, không có đường nào vào được, nhưng mặt trước có thể chứa được 700 đến 800 người. Trên hang lại có 1 hang nữa, cách nhau khoảng 100 thước tây, qua mấy chục đoạn đá vòng vèo theo bậc mà lên, lại qua mấy chục lần đá núi gấp khúc nữa mới đến được hang. Hang rộng khoảng 30 thước tây, cao hơn 10 thước tây, có thể chứa được 400 người. Từ hang ra đến đường cái quan phải mất 5000 thước tây.
Bốn là hang Lũng Ngao, thuộc châu Thượng Lang, tổng Nga Ổ, xã Ổ Hạng, có núi đá nổi tiếng tên là núi Ngao Sơn. Thế núi cao, cây cối rậm rạp, dưới núi có hang, bên trong chia 4 tầng, đường đi bằng phẳng, mỗi tầng rộng hơn trăm thước tây. Trong hang sắc đá như khói mây, như gấm bày [48], thạch nhũ 4 mùa nhỏ nước, tích thành nhiều hình dạng. Có đám như búp hoa sen, như buồng chuối, như chim bay, như thỏ chạy. Lại có dòng suối nước trong, một dòng chảy theo hốc đá ra. Duy chỉ nhưng đường khó đi phải có đèn đuốc mới vào được, lại có tên là hang ... ...[5] Lại ở trong tận cùng hang theo khe nước trong hốc đá ra mà đi khoảng hơn 200 thước tây thì thông đến 1 hang khác gọi là hang Bua (Vua)[6], hang rộng rãi bằng phẳng, ước vuông khoảng 106 thước tây, trong có điểm đá bằng cao 30 thước, bốn mặt bằng phẳng như giường đá, hai bên có đám đá nhô như bàn án bày ra, hai hang ấy có thể chứa được hơn 1000 người. Từ hang đi ra đường quan lộ ước khoảng 2000 thước tây.[49]
Năm là hang Chế Lai thuộc phủ Hòa An, tổng Tĩnh Oa, xã Đại Lai, ở khoảng giữa ruộng có 1 núi đá trong có 3 hang liên thông nhau. Một là hang Cải, hai là hang Phóng, ba là hang Bái, gọi chung là hang Chế Lai. Trong hang Cải tuy là bằng phẳng nhưng mà tối, không đèn không vào được. Hang Phóng thì cực kỳ rộng rãi, đường trước sau đều vào được. Hang Bái ở dưới đất, thế bằng phẳng. Ba hang ấy đường qua lại liên thông nhau, trong có khe nước, bốn mùa không cạn. Hai hang Cải, Phóng ở tâng trên có thể chứa được hơn 1000 người, hang Bái ở dưới có thể để trâu bò mấy trăm con. Đấy là hang hiểm yếu nhất của phủ Hòa An, từ hang ra đến đường quan lộ đến xứ Na Cốc ước khoảng 5000 thước tây. [50]
Sáu là hang Chế Hách thuộc phủ Hòa An, tổng Nhượng Bạn, xã Thạch Động. Có ba hang trên núi đá, hang trên và hang giữa có thể chứa được mấy nghìn người, hang dưới có thể chứa trâu bò mấy trăm con. Từ miệng hang ra đến đường quan lộ đến cầu Khê Hương khoảng 9000 thước tây.
Bảy là hang Bốc, thuộc phủ Hòa An, tổng Nhượng Bạn, xã Phúc Tăng, có núi đá hình chữ Đinh, trong núi có hang đá hình chữ Đinh, rộng khoảng hơn 40 thước tây, dài hơn 100 thước tây, lại có suối nước từ trong chảy ra. Hang chứa được mấy trăm người, từ cửa hang đến đường cái quan ước khoảng 4000 thước tây.
Tám là hang Bàn Đà, thuộc châu Thượng Lang,  tổng Phong Châu, xã Bàn [51] Đà, có 1 núi đá mọc lên giữa đồng, bốn phía đều có cửa hang, duy hang ở giữa có tên là hang Bàn Đà, đường vào hiểm trở. Hang có thể chứa được mấy trăm người, từ cửa hang ra đến đường quan lộ xứ Cứ Khảo ước khoảng hơn 1000 thước tây.
Chín là hang Bang, thuộc châu Hạ Lang, tổng Phong Đằng, xã Đồng Loan. Trên đường quan lộ có 1 núi đá, giữa là đường từ đồn Bình Lương đến đồn Bình Ca, nhất định phải đi qua. Hang rộng hơn 100 thước tây, cửa hang cao rộng, đường xe ngựa đi qua đều bằng phẳng, hai bên có nước chảy dài mãi.
11.          Nhân chủng [53]: Tộc người, có 7 tộc người
Cư dân, giống người thì có 7 tộc:
Một là người Thổ.
Hai là người Nùng.
Ba là người Ngạn (chữ Ngạn trong Ngạn Ngữ).
Bốn là người Mường Hạo (Khao) (Mang Hạo) .
Năm là người Mán Tiền.
Sáu là người Mán Cóc (bộ Trùng + bộ Cốc? Mán Lợn)
Bảy là người Mèo Đen (bộ Hắc + chữ trẩm).
Trong đó, người Thổ là đông nhất, người Nùng thứ 2. Người Thổ và người Ngạn chuyên ở thôn Bình Dương dựng nhà, không có di dời đi đâu, duy có người Mán, Mường thì ở trong rừng núi, thường di cư luôn.
Người Thổ
Người Thổ từ thời thượng cổ đã là người bản địa ở đấy, gọi là người Tày (bộ Nhân đứng + chữ Tây), đến ngày nay được 100 phần thì duy chỉ có ở vùng Thượng Lang, Hạ Lang, Quảng Uyên, còn lại chỉ được 2 phần mà thôi. Bây giờ, người Thổ quá nửa là người Trung châu, phần nhỏ thì là người Bắc triều [54]. Năm tháng làm nhà ở đấy lâu đời rồi thì cũng thông xưng gọi là người Thổ. Trong người Thổ thì chia ra làm 4 hạng.
Một là Thổ Ty, là con cháu công chúa triều Lê được phân phong tập tước nhiều đời giữ chức ở đấy. Có 14 họ là: 1.Bế Nguyễn, 2.Bế Kim, 3.Hoàng Ích, 4. Nùng Công, 5. Nùng Trí, 6. Nùng Ích, 7. Nùng Hữu, 8. Nguyễn, 9. Tống Đình, 10. Lương Đình, 11. Đàm Vũ. Đều được triều Lê phong là Phiên thần, nối đời tập tước nắm quân ở đấy. Đến đời Bản triều thì đổi làm Thổ Ty, bỏ lệ thế tập nhưng được miễn trừ lao dịch.
Hai là Phụ Đạo, là những Tày Thổ theo vua Lê dựng nước, có công dẫn đường khó nhọc, được phong là Phụ Đạo ở bản địa, được miễn binh dịch. Có 4 họ là: Hoàng, Nguyễn, Nùng, Bế. Đến đời Bản triều, những năm thời Minh Mệnh mới bỏ.
Ba là Thổ Trứ, chính là người Tày bản địa từ xưa.
Bốn là Biến Thổ, là những người Trung châu đi làm việc công đến, hoặc bổ nhiệm mà đến, hoặc là người phương bắc lưu lạc đến và con cháu bề tôi của Nguỵ Mạc, hoặc là những kẻ giúp Tây Sơn bị bắt bỏ lên đây, trải nghiệp dựng nhà ở đấy, gọi là Biến Thổ.
Người Nùng
Tộc người Nùng có 13 tộc:
Một là Nùng Mẫn, là tộc Nùng bản xứ từ xưa.
Hai là Nùng An, là di dân từ châu An Kết bên Bắc triều sang. Mấy giống ấy thì ở phủ Hòa An và các châu Thạch An, Quảng Uyên, Phục Hòa, Hà Quảng đều có.
Ba là Nùng Anh, là di dân từ châu Long Anh bên Bắc triều sang. [55]
Bốn là người Nùng Lôi, là người di cư từ vùng Hạ Lôi bên Bắc triều sang.
Năm là người Nùng Châu, là người di cư từ Long Châu, Hạ Đống bên Bắc triều sang. Các giống ấy ở các châu Thạch An, Nguyên Bình, Thượng Lang, Hạ Lang đều có.
Sáu là Nùng Vạn Thành, là người di cư từ phủ Vạn Thành bên Bắc triều sang.
Bảy là Nùng Hãm, là người châu La Hồi bên Bắc quốc sang. Giống này ở châu Quảng Uyên.
Tám là Nùng Khán Sở Lai, từ châu An Bình bên Bắc quốc sang. Ở các châu Phục Hòa, Hạ Lang đều có.
Chín là Nùng Sính, là từ châu Dưỡng Lợi bên Bắc quốc sang.
Mười là Nùng Giới, là từ huyện Trấn An bên Bắc quốc sang.[56]
Mười một là Nùng Bang, là nguyên người bản xứ, ở châu Hà Quảng có.
Mười hai là Nùng Giang Viễn, là từ châu Quy Thuận bên Bắc quốc sang, nay ở châu Hà Quảng, Thượng Lang có.
Mười ba là Nùng Tứ Kết, là từ châu Trấn Kết bên Bắc quốc sang. Hai châu Hà Quảng, Nguyên Bình là có.
Người Nùng, trừ Nùng Mẫn, Nùng Bang là người sẵn sinh ở bản địa, còn lại đều từ Bắc quốc di cư sang.
Người Ngạn
Người Ngạn từ thời họ Mạc chiếm giữ Cao Bằng, đem 24 thổ châu dâng cho vua Thanh, được chức Án sát tỉnh Quý Châu của Bắc triều. Đến khi trong Thanh triều có hấn khích lại cũng thông đồng. Ngụy Mạc đem dân Ngạn ở bốn châu [57] về tận bến sông Nhĩ Hà ở Thăng Long. Lấy danh nghĩa khôi phục họ Mạc đánh phá thành trì. Bị quan quân nhà Lê đánh bại, chết ở sông Nhĩ Hà quá nửa, số còn lại chạy về Cao bằng dựa vào nhà Mạc, đổi thành dân Nam, sống tản cư ở các xã Tĩnh Oa, Đại Lai, Kha Châu, Đồ Giải, Hà Trì châu Thạch Lâm; xã Đồn Kha, Quả Thoát, Ngọc Quản châu Thượng Lang; xã Thạch Bình, Đa Tôn châu Quảng Uyên; xã Đào …, Nghi Bố châu Hà Quảng. Lúc bấy giờ tục gọi là Giặc Ngạn.
Người Mường Hạo
Người Mường Hạo vốn là giống người Miêu (Mèo). Nguyên là giống sống trong các sơn động tỉnh Quý Châu bên Bắc quốc. Khi Ngô Tam Quế phản Thanh, tránh lễ sang vùng biên nước ta, nên các vùng Lai Châu, Lão Nhai, Bắc Cạn, Hà Dương [58] và các châu trong tỉnh là Hà Quảng, Nguyên Bình, các xã Thạch Lâm, Hà Trì, Bằng An,  Bác …, Yên Lại đều có. Người Mường Hạo ở bản hạt đều chọn trên những chốn núi cao nhiều rừng để ở. Chặt cây đốt thành tro than để bồi khí đất rồi trồng cây đậu, mạch, rau củ làm thức ăn. Khi nào khí đất bạc màu đi thì lại dời đi chỗ khác, đến khi 5 đến 6 năm, đất cũ cây cối lại tốt trở lại thì lại quay về. Người rất cần cù lao động, du trử nhỏ 6 đến 7 tuổi cho đến phụ nữ vừa mới sinh đều có thể trèo núi làm việc.
Người Mán Tiền
Người Mán Tiền, còn có tên là Sán Ban (San Ban), là giống ở trong sơn động tỉnh Quý Châu của Bắc quốc. Tương truyền thời cổ có người Tù trưởng ở tỉnh Quý Châu có một con Bưu (Hổ con) dâng cho công chúa trong nước, có công chữa trị bệnh nhọt [59] nên bề trên thưởng cho lấy công chúa, cho theo về ở sơn động, sinh được trai gái mỗi một, đều giống mẹ. Khi lớn, mẹ đưa cho đồ ăn, để cho trai gái chia đường đi tự tìm kế sinh sống. Người con trai từ bên nam theo đường núi đi về phía bắc, vòng qua núi. Sau lại gặp nhau, cùng dắt nhau kết thành vợ chồng. Sinh sản ngày một đông, thành một giống khác. (Giống ấy) ở dưới cổ đeo dây buộc đen trắng hồng, buộc vào đồng tiền. Đấy là đồ khi ở trong nước được nhà vua ban đồ trân quý cho, cả tiền đồng. Ở trong núi không có chỗ dùng những thứ ấy, mẹ đem chia cho các con làm kỷ niệm. Đến lúc anh em gặp gỡ lại nên vợ chồng, sinh con đẻ cái. Vì là cùng một huyết mạch nên giống thường sinh ra tật cổ như diều chim (bướu cổ). Thế nên lấy tiền quý của mẹ cho buộc vào cổ để hạn chế bớt (tật ấy). Lâu ngày thành phong tục, nên lấy để gọi tên [60] là Mán Tiền. Còn gọi là Hân Giản (tức người ở trong rừng). Giống người ấy di cư sang ở tản mát các xứ ở các vùng thuộc tỉnh Bắc Kạn nước Nam ta và các châu Thạch An, Nguyên Bình tỉnh ta. Thường ở những nơi núi rừng rậm rạp mà có suối, chặt củi đốt than để gieo trồng các thức đậu, mạch, rau củ. Lại trồng cả gạo nương (sơn mễ), so với gạo nếp (nhụ mễ) của ta thì thơm hơn, ngon vừa miệng. Tục gọi với người Bạch Miêu (Mèo Trắng) khác nhau.
Người Mán Cóc
Mán Cóc tên khác gọi là Mán Giốc (bộ Giác + bộ Cốc), còn tên nữa là người Ban Lai, là giống người Dao bên Trung Hoa. Tục truyền là thời nhà Tùy năm Bình Hoàng Chính Trung Cảnh Nguyên năm đầu, có con chó (thần)tên gọi Long Ngọc, sắc thuần đen lạ thường. Mỗi khi thiết triều thì nhảy múa bái lạy trước điện. Vua Bình Hoàng rất yêu, ban tên là Bàn [61] Hộ. Lúc bấy giờ có sự Cao Vương gây biến. Bình Hoàng họi họp quần thần bàn kế tiễu trừ. Quần thần chưa kịp đáp lời thì chó thần nhảy ra trước điện sủa ầm lên. Bình Hoàng đùa rằng: “Người có trừ được Cao Vương chăng? Nếu được trẫm sẽ trọng thưởng”. Thần khuyển liền nghiêng đầu vẫy đuôi múa lạy. Trong chốc lát đã ra đến Ngọ môn đi mất, hình thế như bay. Qua 7 ngày đêm thì đến chỗ Cao Vương. Cao Vương đương ở ngoài thành săn bắn. Khuyển đến thẳng trước Vương, nhảy múa như mừng vui. Cao vương thấy cười to nói: “Ta nghe Bình Vương có con Khuyển tên Bàn Hộ, có phải là mày không?” Khuyển nhận ngay. Lại hỏi: “Súc sinh ngươi bỏ Bình Hoàng mà về với ta chăng?” Khuyển cũng nhận ngay. Cao vương mừng, ban cho đồ ăn. Bảo [62] với quần thần: “Nước ta có thú lạ đến ắt là có điềm lạ”. Nên cho Khuyển theo xa giá, ra vào thường hầu bên cạnh. Một hôm Cao vương đi săn trong núi sâu, thiết yến ở nơi săn bắn, uống say ngủ ở trong trướng. Kẻ theo hầu đều ngủ ở chỗ xa. Khuyển lên giường đẹp (cắn) đứt cổ Cao Vương, đem đầu chạy đi. Về đến chỗ thành đô của Bình Hoàng, đến thẳng trước điện, múa dâng. Bình Hoàng đã sớm đợi đầu của Cao Vương đến dâng, kinh sợ mà mừng. Lúc bấy giờ có người cung nữ Hoa Túy đứng hầu bên cạnh, Khuyển cứ y quấn vào dưới quần người ấy như có ý yêu thương quấn quýt. Bình Hoàng trông thấy thì bảo Hộ Bàn: “Nhà người yêu người cung nữ ấy chăng. Nếu yêu thì trẫm gả cho ngươi”. Thần Khuyển đứng dậy [63] mà bái tạ. Bình Hoàng liền truyền cho cung nhân đánh trống tấu nhạc đưa Thần Khuyển và người cung nữ ấy ra khỏi điện, chuẩn bị làm hôn lễ. Lại nói với người cung nữ ấy rằng: “Bàn Hộ tuy là loài súc sinh, nhưng có công lớn với nước, người nhẫn nhục theo nó, về sau sẽ được hưởng phú quý vô cùng.” Rồi ban cho Thần Khuyển và cung nữ ở trong núi Cối Kê, ban cho châu bảo kim ngân vô kể, phong chức Đô úy. Người cung nữ ây sau sinh được 6 con trai, 6 con gái, đều là người. Bình Hoàng lại sợ giống ấy lìa với dân chúng, không tránh khỏi bị chê cười. Bền ban cho 12 người ấy 12 họ, tức là các họ: Thẩm, Bào, Hoàng, Lý, Đặng, Chu, Triệu, Hồ, Đường, Lôi, Phùng là như thế. Gọi là người Man, chuẩn cho tự hôn phối với nhau, sai lên núi trồng chọt sinh sống. Lại giới hạn cho cách núi 3 thước, cách sông ba tấc, vĩnh viễn không phải lo nạn nước lụt. Còn chỗ sinh sống, sản nghiệp đều của người Man, những đất sinh sống chôn ma của họ, người khác không được tranh chiếm. Lại ban thêm 30 điều luật, làm quy tắc riêng của người Man ấy, miễn hết các loại binh lương phú thuế, tự sinh con cái, đều ở trong núi hết, tự làm tự ăn. Sinh sản ngày một đông, chuyển sang ở bản tỉnh nước Nam ta, duy ở 2 châu Nguyên Bình, Hà Quảng là nhiều, ở xã Cổ Vũ châu Thạch Lâm cũng có độ mươi nhà. Giống người ấy y phục quần áo đều dùng tơ dệt lẫn tạp thành hình hoa, rồi đem bạc miếng thêu nhung đỏ đính ở trước ngực phụ nữ [65], ấy đều là những thức trang phục được Bình Hoàng ban tặng trước, đến nay còn truyền. Trang phục ấy như … các nơi nhiều núi cao gò đống cây cối rậm rạp. Làm nhà gác ở, chặt cây đốt than để gieo trồng. Các thức thực vật sản xuất ra thì cũng hơi giống với người Mường Hạo, Mán Tiền.
Người Mường Mèo
Người Mường Mèo có tên khác là Mèo Đen. Tức người Mán Hắc Miêu. Tương truyền giống người ấy là người gốc ở tỉnh ta, sinh sôi ngày một nhiều. Các xã Thâm Bôn châu Thạch An, Cách Linh châu Phục Hòa và xã Vĩ Vọng, hay xã Bàn Lạc châu Hạ Lang có giống ấy, ở chỗ nhiều núi cây cối rậm rạp mà có suối nước trong thì làm nhà để ở [66]. Cày cấy canh tác thì cũng giống các tộc Mán Mường khác.
12.          Cư dân phong tục [67]: Nghề nghiệp, tông giáo, trang phục của người bản địa. (người Thổ, Nùng, Ngạn, Mán, Mường – Mang, Mán Tiền, Mán Cóc, Mường – Mang Mèo)
Người Thổ
Người Thổ chủ nghiệp nông,cũng có đọc sách, biết chữ. Trong làng thì làm nhà gác, trên thì người ở, dưới thì để khí cụ và nuôi súc vật. Trang phục người nam thì giống với người Trung châu. Trang phục người nữ thì để Liễm nhẫm, không dùng yếm (Kha tử: bộ Y + chữ Khả). Người nữ thường dùng màu lam. Duy ở các tổng Nga Ổ, Lăng Yên, Phong Châu và các xã Nga Sơn, Phong Đằng châu Hạ Lang thì áo theo thời cổ, áo kiểu Giao Lĩnh (cổ tréo) trước ngực có yếm, quần thì lấy bốn miếng quấn lại. Nón thì ở các châu Thạch Lâm, Thạch An, Hà Quảng, Nguyên Bình [67] và ở tổng Phục Hòa châu Phục Hòa thì đều dùng kiểu nón trúc nhỏ Khung Đỉnh (?) gọi là Chấp Nhĩ (chữ chấp có bộ Trúc + chữ Nhĩ - Tai). Các vùng như Quảng Uyên, Thượng Lang và tổng Cách Linh châu Phục Hòa đều  dùng kiểu nón trúc to Trãi Đỉnh (bộ Trãi + nét hất móc), tục gọi là Chấp Đặng Già (?) hoặc dùng nón Điện (Điện Lạp), tục gọi là Chấp Điện. Các xã Nga Ổ, Phong Châu, Nga Sơn, Phong Đằng ở Thượng Lang, người con gái thì dùng khăn màu lam hoặc màu đen, bao lấy tóc. Dùng dây cuốn eo, lại kết 2 dây đầu sau eo. Con gái trong toàn hạt đều có 1 vòng bạc đeo cổ, một đôi vòng tay, nhưng người ở châu Thượng Lang thì thường xuyên mang theo trên người chứ không cứ chỉ dùng các ngày hội thôi đâu. Phụ nữ đến chợ thì đều đi giày mà eo đeo thắt lưng [68] đồng tiền mấy nghìn, đó là tục đời cổ.
13.          Thổ nhân hôn giá tục [69]
Một là lễ Nạp Thái. Nhà nào có con đến 12 – 13 tuổi trở lên, xét thấy nhà ai có con gái mà nhà cửa tương xứng, tuổi tác vừa đôi thì trước nhờ người thân tín làm mối. Như bố mẹ nhà gái ưng bụng thì nhà trai chọn ngày tốt biện thịt lợn mấy cân, rượu gạo mấy cân, đường mấy cân đến nhà gái xin lấy 8 chữ (tức là lấy giờ - ngày – tháng - năm).
Hai là lễ Vấn Danh, nhà trai đã xin được nhà gái 8 chữ, thì về nhờ xem mệnh. Trước đem 8 chữ của người trai ra để tính. Nếu mà không hợp thì đem 8 chữ của cô gái giả về. Còn như hợp thì nhà trai lại sửa lễ [69] thịt lợn, rượu nếp nhờ người mối đem sang nhà gái, tục gọi là Báo Thư. Cùng sau Vấn Danh, đến các tiết Nguyên đán, Trung nguyên nhà trai lại sửa lễ sang tết. Tết đủ 3 năm thì mới đến lễ Nghênh Thú (đón dâu). Các châu Thượng Lang, Hạ Lang còn theo lệ cổ còn như các châu Quảng Uyên, Phục Hòa thì không cần đủ 3 năm, đợi sau lễ Nạp Cát đến ngày Thỉnh Kỳ … là đủ. Như thiếu lễ vật của 3 năm thì sung nạp mới được nghênh hôn. Các châu Thạch Lâm, Thạch An, Hà Quảng, Nguyên Bình thì không câu lệ ấy.
Ba là lễ Nạp Trưng. Đưa lễ đã đủ một năm thì nhà trai chọn ngày tốt [70] đưa rượu thịt danh nghĩa mấy cân sang nhà gái xin đặt lễ trầu cau, ấy gọi là Nạp Trưng, tục là Chấp Tháp.
Bốn là lễ Nạp Cát, hễ đến ngày tốt đặt trầu cau thì nhà trai sửa lễ sang nhà gái xin lấy 8 chữ giấy hồng, tục gọi là Lộc Mệnh đăng, gọi là Đặt Tháp.
Năm là lễ Thỉnh Kỳ. Sau lễ Nạp Cát đã vừa 2 năm, chọn được ngày tốt nghênh hôn. Nhà trai sửa lễ hoặc là gà xôi, hoặc là gạo thịt lợn, trước tháng 3 và tháng 5 đưa sang nhà gái báo đặt lễ ngày nghênh hôn, tục gọi là Báo ? (chữ Nguyên + bộ Nhật)[7].
Sáu là lễ Thân Nghênh (đón dâu), chọn ngày xong, khi đến trước ngáy Cát khoảng 2 đến 3 hôm, nhà trai đưa lễ vật sang theo yêu cầu của nhà gái, tục gọi là Tống Tháp. Thường là có 1 đồng 2 hào để làm lễ Lan Giai [71], vải trắng 1 thước gọi là Càn Thấp, tục gọi là Lâm Pháp. Như nhà gái có anh chị em đã gây dựng rồi thì chuẩn bị thêm một ít khăn hồng, tính theo số người nam, gọi là làm đồ Quá Giang. Lại nhờ lấy cụ ông già cả 2 người, gọi là Quan Lang Lạp, 2 cụ bà, gọi là Già Lạp, con trai trẻ từ 3 đến 5 hoặc từ 7 đến 8 người gọi là Bộ Phu (chữ Khai + Phu), thiếu nữ từ 3 đến 5 người gọi là Lục Tịch Lạp để cùng tiễn chú rể đến nhà gái đón dâu, gọi là Lạp ...?[8] . Lễ yết kiến tổ đường và bố mẹ vợ cùng họ hàng thân thích. Nhà trai vầ trước chỉ để các cụ bà già và thiếu nữ ở lại chờ cô dâu mới ra cửa, nhà gái cũng đưa tặng các đồ trang sức của cô dâu. Lại nhờ các lão ông hoặc một hai người gọi là Quan lang đưa tiễn, lão bà 1 người gọi là Già đưa tiễn, thiếu nữ 3 hoặc 5 hoặc 7 hoặc 8 người, tục gọi là đưa dâu (?). Cô dâu đến nhà trai [72] tục gọi là đón dâu. Đến nhà trai trước tiên làm lễ bái tơ hồng ở trước sân rồi sau đến gặp Quan lang để chúc từ, thế là hôn lễ tiên thành rồi sau mới đến uống rượu dâng hai đến ba ngày. Hôn thú xong 3 buổi thì nhà trai biện lễ thịt lợn hoặc xôi gà cho hai vợ chồng cùng về nhà gái để bái tổ, rồi cô dâu mới ở lại nhà bố mẹ 1 năm hoặc 2 đến 3 năm rồi mới được cho phép đoàn tụ trở lại.
Các châu Thượng Lang, Hạ Lang, Quảng Uyên khi phụ nữ có thai được 7 tháng thì bố mẹ chọn ngày tốt cứ khoảng hơn 10 ngày, nhà thông gia đến ..., nhà trai nhận nhà gái về trình báo cho nội ngoại nhà gái mỗi chuẩn bị bánh, tục gọi là Bánh Mộc. Nhà gái làm lợn một con, mấy con gà vịt, xôi rượu [73] mỗi thức 1 ít đến chỗ thầy Mo, đưa sang nhà trai. Hai bên mời họ hàng người thân đến họp để mừng nhà trai Yến ngọc đầu hoài, tục gọi là Tống Hưu. Đến ngày đó rồi thì cô dâu mới mới được được ở nhà chồng. Các châu Thượng Lang, Hạ Lang, Quảng Uyên đều theo tục cổ.
14.          Thổ nhân táng tế tục [74]
Người Thổ, khi nhà có tang thì dựng cái lầu tế bằng cỏ gianh, rồi mời thầy phù thủy hay thầy tế mo đến làm lễ cầu cúng trong từ 3 đến 5 đêm hoặc 7 đến 9 đêm. Các châu Thượng Lang, Hạ Lang, Quảng Uyên thì con cháu đứng bên cạnh đều đeo một cái dao nhọn, con trưởng lại đeo thêm cái ống trúc đựng nước. Nghi thức thì tuân theo sách Thọ Mai gia lễ . Các châu Thượng Lang, Hạ Lang, Quảng Uyên cho đến các châu Phục Hòa, Thạch An thì còn dùng đến phường hát, phường ấy từ 7 đến 8 người hoặc hơn 10 người [74]. Khi tế thì 2 người thân quấn dây trắng, tai đeo cành thơm, các người khác thì cầm đàn, sáo, kèn, tiêu đi theo, đều đứng bên sau người chấp sự. Hai người đeo dây trắng trong ca phường đến tiết mục thì theo điệu mà hát xen lẫn, lời ca du dương vừa tai. Lại có người xăm mình, mặc áo lông chím có mỏ gỗ, vẽ hình Tuyệt tiếu ?, hình như chim uyển chuyển múa theo lời hát, gọi là Ô Cục. Đến tối thì phường hát hát các bài của Nhị Thập tứ hiếu, ai oán lòng người. Lại trong nhà tang chủ những người nữ đã gả đi rồi thì soạn hương hoa 1 mâm, bốn người con gái đội lên do người của ca phường vừa hát vừa múa xung quang dẫn lên lầu tế. Người chủ mỗi cầm lấy 1 cây hương khóc thảm thiết đi theo. Tục dâng hương hoa là như thế. Dâng được 3 ngày 2 đêm [75] thì mới đi đưa chôn, tục gọi là Hương Phi Điệp. Nhà giàu thì dùng đến hơn 100, 200 đồng, nhà bình thường thì cũng không dưới 100 đồng.
15.          Thổ nhân giao du tục [76]
Người Thổ giao du với nhau thường có giao ước, có bản đạo (?)[9], có hương ước, có kết giao đồng canh (cùng tuổi), cũng có giao kết giữa các nhà (gia nghị)[10] đều là để hỗ trợ nhau những lúc nhà có việc hôn nhân, ma chay.  Theo như chủ nghĩa hội ước thì khi có việc vui buồn hiếu hỉ thì cứ y theo mà đến giúp công việc kể cả giúp tiền bạc. Giao ước bản đạo với hội ước cũng tương tự. Hương ước thì thì tụ họp 50 đến 70 người hoặc 100 người, tục gọi là giúp đỡ người làng việc tang [76] mà thôi. Kết đồng canh, ấy là những người ấy ý khí tương hợp với nhau, tuổi số cũng sấp sỉ, con trai con gái đều thế, cùng kết nhau làm bạn đồng canh, tục gọi là Lão Đồng. Hệ đến các ngày tết tự thì đi lại mời tiếp nhau. Gặp việc hiếu thì chuẩn bị nghi tế rất hậu, đặc biệt cho các trai gái trẻ mấy chục người, đặc khiến đến nhà tang để biện việc tế việc hôn, giúp nhau tiền bạc, rượu thịt không kể.
16.          Thổ nhân tiết tự [77]: Ngày tết của người bản địa
Ngoài ngày tế tự tết Nguyên đán ra,  từ ngày mùng 4 đến ngày 15 gọi là ngày tết phụ, lại đi chơi, đánh bạc, trai gái ca hát. Lại thuộc tiết lệnh xuân đều mời thầy phù thủy hoặc thầy đạo sư, ông mo bà mo đến nhà cầu phúc [77] tục gọi là Ngật Khoan để cầu cho cả năm được bình an, hoặc cầu thêm con trai, tục gọi là Cầu Hoa hoặc cầu Thiêm Ki. Tục gọi là Bổ Lương. Các ngày 30 tháng Giêng là tết Nguyên Để. Tục gọi là Tháp Nòi (chữ Tiểu + chữ Nội), phải đủ gà rượu để cúng tiên tổ. Tết Thanh Minh ngày 3 tháng 3 thì đến trước phần mộ làm lễ tế tảo mộ. Tục gọi là rượu mã ngày mùng 3. Các ngày 14 – 15 tháng 7 thì sửa gà rượu phẩm quả và làm bánh Tải, dùng bột gạo nếp trộn đường để làm bánh cúng tổ tiên, tục gọi là Chất Tế. Lễ Thường Tân tục gọi là Kín Khẩu Mới. Nhà ai có bố mẹ đến tuổi 49, 61, 73, 85 thì ngày tết chọn ngày tốt mà làm lễ mời thầy phù thủy [78] đến làm lễ Nhương Tinh giải ách[11] và Bổ Thiên nhương tháp quỷ kiều[12] để cầu cho thêm thọ.
17.          Thổ nhân kỳ bệnh [79]
Người Thổ hễ khi có bệnh tật, thì khỏi phải dấu, lập tức đến thầy mo cầu bói. Thầy mo đốt hương nhắm mắt, miệng lầm nhầm, bốc mấy hạt gạo hướng về bệnh nhân quát bát mấy lần, niệm xem con quỷ nào làm quấy. Tục gọi là Bói Sở. Có khi đến thầy phù thủy, đạo sư cầu bói, chỉ ra xem con quỷ nào gây hại tức thì chuẩn bị gà rượu đến mời thầy làm lễ nhương giải. Tục gọi là Đuổi Khí. Nếu như bói được vị thần Thượng đẳng hay phải ma gà (Ôn Kê quỷ) làm hại thì chuẩn bị lễ mời thầy đến cầu đảo. Tục gọi là Khao Bang. Hay bói được những hồn phiêu cây cối, hay hồn [79] chết đuối dưới nước thì cũng mời thầy đến chiêu hồn. Tục gọi là Chiêu Khoan. Cầu đảo 1 lần không khỏi  thì đến 2 hoặc 3 lần.
18.           Nùng nhân nghệ nghiệp phục sức, gia cư, ẩm thực [80]
Người Nùng thì chủ nghề Nông, người biết chữ thì ít, còn nhà cửa cũng tương tự như người Thổ. Áo con trai thì dùng lối vạt nhỏ tay dài, không có dải, kiểu ngắn. Các hạng Nùng đều thích dùng màu đen, chỉ có người Nùng Giang Viễn là thích màu tro tràm, quần thì màu đen. Đầu bốn bên đều cạo trắng chỉ để ở chỏm, tết sam như người Thanh triều rồi quấn quanh bằng vải đen. Đám con gái, như người Nùng Mẫn, Nùng An, Nùng Anh, Nùng Châu, Nùng Hãm, Xích Nùng áo ngoài đều dùng kiểu tay ngắn, vạt nhỏ, kiểu thức thì so với nam giới hơi dài. Nhuộm màu xanh đen. Vạt tay thì trang sức kiểu quấn vào bên trong, bên trong thì áo hẹp trắng như kiểu người đàn bà Trung Hoa. Quần thì cũng giống của đàn ông. Tóc tai cũng giống người Thổ. Như những tộc Nùng Sình, Nùng Giới, Nùng Giang Viễn thì quần áo giống với các Nùng khác mô tả trên, nhưng có 1 hạng thì vẫn kéo tóc lên như người Bắc triều. Người Nùng Lôi thì đầu phụ nữ quấn tóc mà mặc quần ngoài có thêm cái mảnh che (Thường), người Nùng Tứ Kết thì đầu quấn khăn ngang, quần ngoài cũng thêm cái mảnh che. Người Nùng Vạn Thành, Nùng Khan Sở Lai thì đầu quấn tóc, áo dùng loại ống hẹp vạt ngắn, quần ngoài có quấn thêm mảnh che. Người Nùng Khán Sở Lai thì vạt [81] áo và tay đều có hoa văn hướng lên trên. Y phục đều dùng vải bố mà nhuộm tràm. Người Nùng hay ăn cháo mạch mà ít dùng món nước.
19.          Nùng nhân quan hôn tục [82]
Người Nùng đến kỳ thành hôn thì trước đó mấy ngày làm lễ Gia quan. Lễ thì dùng một chiếu tế tổ tông, mời người thân họ tộc và cha mẹ lên trước, mệnh cho người trai mỗ tên mỗ viết tên lên một tấm giấy hồng dán lên tường, gọi là Tam Gia Quan. Ngày hôn lễ thì mời. Người Nùng cũng có nhiều phân biệt, như trình bày bên đây:
- Các châu Thạch Lâm, Hà Quảng, Nguyên Bình các Nùng Mẫn, Nùng An, Nùng Anh, Nùng Lôi, Nùng Châu, Nùng Sình, Nùng Giới, Nùng Bang, Nùng Giang Viễn, Nùng Tứ Kết thì phong tục hơi [82] giống nhau. Trước hết nhờ người mối đem rượu thịt đến nhà gái xin 8 chữ đem về đối chiếu, nếu hợp thì đến báo lại cho nhà gái. Nhà gái mời thân tộc họ hàng đến yến ẩm gọi là Khả Bại (KBloc Ươn)[13]. Từ đó về sau đến các ngày tết qua lại với nhau cũng như người Thổ. Như nhà gái có việc công dịch gì thì chàng rể phải thân đến giúp gọi là Long Công. Được độ 1 đến 2 năm thì nhà trai mới chọn ngày tốt nhờ người mối đem giấy hồng tám chữ đến. Làm lễ nạp cát xong thì tục đều giống với người Thổ. Tục của người Nùng các châu đều có điểm đại đồng tiểu dị.
20.           Ngạn nhân phong tục – giống người Thổ [83]
21.           Mường Khao nghệ nghiệp phục sức ngôn ngữ ẩm thực [83]
Người Mường Khao tức là người Mèo Mán, đều [83] chặt cây đốt than trồng mạch là nghề chính. Không có học tập gì cả. Mỗi nhà treo một ống bương trúc trên tường để phụng sự cha mẹ. Con trai con gái đều cạo tóc bốn bên chỉ lưu lại 1 túm trên đỉnh cuốn lại, con trai thì buộc bằng khăn, quần áo thì hơi giống người Nùng. Duy có việc mừng tiệc tùng thì quần áo màu trắng tinh. Kiểu áo hơi dài, vạt áo đầu thêu màu xanh đen, con gái thì màu sặc sỡ nhiều lớp, vải bố quấn quanh đầu. Vạt áo và lưng có thêm tấm vải che, dưới chân thì thêu 2 màu xanh trắng, vai treo 1 cái khăn thêu, áo của cả trai và gái đều để mở bụng. Họ chọn những nơi rừng núi rậm rạp để dựng nhà mà ở, [84] chặt cây đốt than để trồng mạch, đậu mà ăn. Lại tự trồng cây vải bố, giữ cho ngay tước lấy vỏ ngâm nước, dùng tay đan thành tấm, dệt thành vải rất bền. Khi nào khí đất bạc mầu đi thì lại dời đi chỗ khác, làm việc rất cần cù, khi nhàn rỗi thì đi săn bắn, giống ấy có nhiều người sống lâu. Họ không dùng giường chiếu gì cả. Con gái thì dùng cỏ khô mà nằm, con trai thì tước vỏ cây xếp bên bếp lửa mà nằm. Ăn uống thì dùng những đậu mạch, ngô khoai và các loại thịt cùng cho vào cái nồi đất đun chín cất vào chậu gỗ, ngồi xung quanh đều cầm thìa gỗ múc mà ăn. Ngôn ngữ thì rất khó phân biệt. Như: Ăn cơm sáng, người Thổ gọi là: “Kiên ... ... ”[14], người Mường Khao gọi là: “Nào sức lò”[15]; Ăn cơm tối, người Thổ gọi là: “Kín lảu”, người Mường Khao gọi là: “Nào thư lò”
Chỗ này xếp nhầm trang[16]
22.          Mường Khao(Hạo) hôn tục [87]
Nhà nào có con trai, hỏi được người con gái ngoan thì bố mẹ trước phải đặt ý kiến, như hai bên ưng nhau thì mỗi bên về đem gà 1 con ra mổ họp cả hai nhà đem chân gà ra đối chiếu, như giống nhau thì gọi là Hợp Mệnh. Đến ngày tốt, cha anh người con gái tự đưa con gái sang nhà trai cho đoàn tụ với chú rể mới. Nhà trai chuẩn bị sẵn rượu để thết đãi người thân.
23.          Mán Khao tang tế tục – Tục tang tế của người Mán Khao
Người Mán Khao khi có bố mẹ mất thì để nằm 1 chỗ, hoặc gác thang gỗ dựng thây người chết lên, lấy vải trắng phủ lên, không có đốt hương tế lễ gì. Con cháu mặc tang phục cùng người trong tộc đưa chén rượu [86 – nhầm trang][17] với gà hoặc vịt đưa rót vào miệng người chết, không thấy ăn vào thì hu hu khóc to lên mấy tiếng. Hôm nào người thân thích trong tộc điếu viếng xong thì con cháu mới mổ (gà, vịt?) để cúng dâng, rồi mới bàn chuyện chôn cất. Khiêng đến huyệt mới cho vào quan gỗ để chôn.
24.           Mán Tiền nghệ nghiệp gia cư phục sức ngữ ngôn ẩm thực [86]
Người Mán Tiền canh tác ở trên núi trồng thục mạch là nghề chính. Chọn chỗ núi rừng rậm rạp mà có suối nước trong dựng nhà để ở. Trong nhà khá sạch sẽ, bắc nước cho lên nhà để tiện giặt dùng. Cũng di dời bất thường. Trang phục thì cũng dùng màu tràm (lam), con trai thì cũng giống như người Thổ. Con gái thì đầu quấn búi, lấy sáp bôi lên tóc. Dưới thân thì mặc quần, con trai con gái đều dùng màu đen trắng. Chỗ tiểu hoàn(?)[18] lấy đồng tiền buộc quanh cổ. Phần quần dưới chân đều dùng màu thêu hoa sặc sỡ. Có ai trong năm nuôi bao nhiêu lợn, mổ bao nhiêu, bán bao nhiêu đều phải làm văn cáo với tổ tiên được biết. Ngôn ngữ thì gọi Ăn cơm sáng là: “Nhận sản”, Ăn cơm tối là “Nhận mông”[19]
25.          Quan hôn tục [91] – của người Mán Tiền
Lễ Quan thì bỏ bớt, còn Hôn lễ thì hễ khi trai gái đến tuổi, cha mẹ thân đi qua đi lại hỏi thăm tên tuổi đã lâu thì nhờ người mối đưa chú rể  đến nhà gái để giúp việc 5 hôm, được độ thời gian lại qua  giúp việc 15 hôm, hơn 1 năm qua giúp việc 25 hôm gọi là Chức dịch, rồi sau chọn ngày tốt để Hoàn hôn (hoàn thành hôn lễ).
26.          Mán tục nghệ nghiệp gia cư phục sức ẩm thực ngôn ngữ [92]: Người Mán Cóc
Người Mán Cóc chuyên môn đốt cây để trồng thục mạch là chính, có tập nói ngôn ngữ theo âm chữ người Bắc. Rất trọng vu thuật, phép phù lục của Mán. Cũng chọn chỗ sơn lâm làm nhà ở như người Mán Tiền, nhưng trang phục thì con trai mặc giống người Nùng An không khác, chỉ có khăn 2 bên đầu  đều thêu chỉ xanh chỉ hồng 2 màu. Con gái khi chít khăn thì lấy vải bố ở bốn phía, 1 tấm để che tóc rồi mới buộc đầu 4 bên, cùng khăn đều thêu chỉ ngũ sắc. Mặc áo dài, tay rộng, bụng mở lấy chỉ hồng [92] thêu hoa, mở ra lấy miếng bạc treo buộc hai bên trước ngực. Áo và quần đều dùng 2 màu xanh hồng chỉ thêu vào. Màu nhuộm màu tràm thẫm. Ăn uống và ngôn ngữ thì cũng giống người Mán Tiền. Giao dịch mua bán ở chợ thì nói tiếng Thổ và tiếng Quan Thoại.
27.           Quan hôn tục – của người Mán Cóc
Con trai Mán Cóc đến 15 – 16 tuổi thì cha mẹ gọi tên báo với tổ tiên, gọi là lễ Gia Quan. Hôn lễ thì nhà trai bố mẹ phải thân hành sang nhà làm lễ Vấn danh và cầu 8 chữ rồi sau mới Nạp Sính. Đến kỳ nhà gái đưa cô dâu mới vu quy, lưu yến ẩm. Các thân cữu (cậu) nhà gái chúc mừng 1 đồng 2 bạc, các thân thuộc cũng mừng bạc 1, 2 đồng. [93] Ngày vu quy thì chế một cái mũ, lấy gỗ làm giá, hình tròn mà có sừng trên buộc chỉ hồng, bốn bên rủ xuống rất đẹp mắt. Cô dâu mới kính chúc quan khách 1 chén rượu. Tiệc tan thì nhà trai tặng thân tộc nhà gái về mỗi người bạc 2 hào 5 tiên, thịt lợn 10 cân; tặng thân cữu nhà gái thịt lợn 30 cân, bạc 3 đồng; anh ruột cô dâu được tặng thịt lợn 30 cân; bố mẹ cô dâu được tặng thịt lợn 60 cân. Người con gái vu quy 1 tháng rồi sau mới về nhà chồng để an nghiệp. Tự lúc nạp sính lễ đến đầy đủ hết 120 đồng.
28.          Tang tế tục
Người Mán Cóc chết thì làm lễ nhập quan, các thầy mo Mán tự làm lễ cáo chúc trai cúng. Con cháu không khóc lóc, chỉ bái nhiếp. Tộc thuộc đến điếu viếng ... mổ một con gà đặt trước quan, cũng không bái khóc gì. Mấy ngày sau thì an táng. Con cháu tộc thuộc không phân biệt thân sơ đều đeo khăn trắng để tỏ hiếu. Đủ 120 ngày thì hết.
29.          Mường Miêu gia cư phục sức ẩm thực ngôn ngữ [95]
Người Mường Miêu tức là người Hắc Miêu tục gọi là người Mèo Đen, cũng chọn chỗ núi sâu rừng rậm để ở, chỗ có suối nước trong dựng nhà  để ở. Lợp gianh 4 phía, đóng gỗ làm dậu, ăn ở khá sạch sẽ. Ăn mặc thì con trai ăn mặc như người Nùng, trên đầu để 1 chúm tóc, cũng như người Thổ. Con gái ăn mặc cũng giống người Nùng, chỉ có tay áo và trước ngực để mở, đều thêu hoa [95] phần dưới có mặc khố ở trong, che 1 tấm vải bên ngoài như người Nùng Vạn Thành, nhưng hai cẳng chân dưới khố đều dùng bao quấn, dưới hai cẳng chân đều không đi giầy. Đầu tóc thì búi lệch, trên tai cài lược gỗ và trâm bạc. Quần ào đều dùng vải bố nhuộm tràm thẫm sắc đen. Ăn uống thì dùng thục đậu, gạo nương, rau củ cũng như tục người Nùng. Ngôn ngữ đều có thanh lên. Người Thổ gọi là Cất Thanh, người Mường Miêu gọi là Sai Gia ?[20]; Không biết thì người Thổ gọi là : “Bảo chức”, người Mường Miêu gọi là : “Bổ Sạ”[21]

30.          Hôn Lễ - Người Mường Miêu

Hôn lễ của người Mường Miêu, con trai con gái đến tuổi thì tự chọn lựa. Ca hát dân dao thấy hợp thì đính [96] hôn, rồi sau báo với bố mẹ nhờ người mai mối cầu hôn. Cầu 2 lần đến 3 lần thì nhà trai đưa bạc 1 đồng 7 hào đến làm lễ cầu thân. Đến khi chọn được ngày tốt, nhà trai lại đưa bạc 5 đồng đến làm lễ Thanh hôn. Nhà gái giết thịt 1 con gà sống thiến mới người trong họ tộc và người mối nhà trai uống rượu. Lưu cái đầu gà để biếu người mối. Đã uống rượu tiệc lần ấy rồi thì không được bội hôn. Đến ngày nghênh thân thì nhà trai biện bạc sính 5 lạng, thịt lợn 100 cân, gạo nếp 100 cân, gà ... 5 con, bánh Tể giác 5 xâu, tục gọi là Giốc Mộ, không xâu 5 chiếc. Người mối đưa chú rể mới và phù rể 1 người đến nhà gái nghênh hôn. Người con gái từ lúc 5 tuổi đã tự làm [97] đồ trang sức hồi môn chờ ngày vu quy. Dùng đến hôm ấy thì những thức làm trước đấy bao nhiêu cùng quần áo đều đem đi hết. Như ai lúc rỗi không làm gì thì đền ngày vu quy đi tay không, cha mẹ đều không lo liệu được.

31.          Tục tang tế

Người Mường Miêu, khi cha mẹ mất thì con cháu chuẩn bị cho tắm rửa sạch sẽ, lấy  quần áo mới thay, các hạng quần áo cũ đốt hết, cho vào quan mai táng không có tế lễ gì, không có tang phục và các tục Tảo mộ.

32.           Tiết tự

Người Mường Mèo chỉ có ngày tết Nguyên đán, bắt đầu từ ngày 30 tháng 11 cho đến tháng Giêng, ngày tết đốt hương để cúng tổ tiên. [98]
33.          Kỹ nghệ [99]: Các nghề, các sản vật ở Cao Bằng
Ở Hòa An, Nước Hai phố, giỏi làm chậu lò đất.
Hai xã Bác Lục, Phúc Tăng giỏi đúc lưỡi cày.
Các xã Tĩnh Oa, Đại Lai, An Lạc giỏi dệt thổ cẩm.
Hà Quảng, tổng Trung Yên 3 xã Nội, Ngoại, Trung giỏi dệt chiếu thô.
Tổng Phù Đống, các xã Phù Đồng, ... ..., Phù Tang giỏi dệt thổ cẩm.
Tổng Trung Yên và Thông Nông các xã giỏi chế vải bố nhuộm lam điền (tràm thẫm).
Thạch An, tổng Suất Tính giỏi dệt chiếu trúc dày.
Thượng Lang các tổng Lăng Yên, Phong Châu, Nga Ổ giỏi ấp trứng vịt.[99]
34.           Thổ sản
Mía, mật, đường.
Thạch Lâm có mía,
Na Long thuốc lá,
Tĩnh Oa của Thạch Lâm có hoa Gấm (Cẩm Hoa)
Linh Hoàng, Bác Xá của Thạch Lâm.
Có mật ong hai xã Thông Nông, Đa Năng của Hà Quảng, Sơn Lũng trồng
Quả lê (Sa lê quả) ở toàn hạt Thượng Lang cùng 2 xã Thượng Pha, Giang Ngô của Thạch An.
Trồng quả hạt dẻ (lật quả) ở hai xã Nga Ổ, Ổ Hạng tổng Nga Ổ của Thượng Lang sản nhiều.
Hương Tín (?)[22] Các xã Ngưỡng Đồng, Đồn Huệ của Quảng Uyên, các sơn lũng ở Bình Lãng của Nguyên Bình.
Cá Hương Ngư (cá thơm – cá Hương) ở sông các vùng xã Lũng Định của Thượng Lang. [100]
Các thức Sa Nhân, Khoai Thự Tần, Ý Dĩ thì có ở các xã Tượng An, Thạch An, Suất Tính của châu Thạch Lâm.
Đá Nam Châm thì có ở các vùng núi các xã Linh Hoàng, An Lạc của Thạch Lâm; Quảng Trù của Hà Quảng.
Đá quý, sản ở các núi thuộc xã Trà Lĩnh.
Trúc đốm sản ở địa phận rừng các xã Dương Áng.
Qua Lại (Sứ) điểu – Chím Qua Lại có ở vùng xã Nga Sơn châu Hạ Lang.
Lá chè núi sản ở các xã Chi Lai, Kẻ Ổ của Thạch Lâm; Lang Can của Hà Quảng.
Các thức thạch khoáng chủ yếu ở Nguyên Bình; Như vàng cám ở Thiên Túc, Lũng Thập; Bạc, Thiếc Chì ở Bình Đường; Ở Đà Sa có xưởng Điện Khí [101]
Suất Tính ở Thạch An có vàng, Quảng Trù, Như Lăng cũng có vàng.
Xã An Lạc châu Thạch Lâm có đồng.
Hai xã Mỹ Giáp, Hà Quảng có than.
35.          Dị đoan [102] : Các thầy phù thủy
Một là phái Phù Thủy là một dòng biệt phái của Thích và Đạo. Tương truyền từ thời Lý Trần rất sùng thượng Phật giáo có đồ đệ vị tăng từ Trung Quốc hiệu là Đại giác Bảo hoàng sang trung châu nước ta truyền đạo. Dựng riêng 1 phái gọi là Thầy Phù Thủy, từ trung châu truyền vào hạt tỉnh Cao Bằng, người Thổ tin theo.
Hai là các Đạo Sư, ở Trung Quốc từ khi Đạo gia thi hành giáo pháp cho đến thời Trương Thiên sư thì lập thành một phái chuyên lấy bùa chú để thi hành vệ đạo. Từ đời nhà Trần truyền vào tỉnh Cao Bằng, người Nùng, người Ngạn và các tộc khác đều sùng thượng [102] cũng tương đồng với các thầy phù thủy.
Ba là các thầy Vu Hích (thầy mo, thầy cúng bái), Vu và Hích nguyên là hai phái truyền vào nước ta từ thời Nội thuộc. Thời Nam Bắc triều, ở Thạch Lâm châu có một lão ông làm nhiều việc thiện mà không có con. Một hôm, trên đầu núi nhặt được một bào thai, đem về đưa cho bà, mở bào ra thì có 3 bé gái. Nuôi dưỡng đến lúc trưởng thành, nhan sắc như ngọc. Cô lớn đặt tên là Vân Tiêu, cô thứ đặt tên là Quỳnh Tiêu, cô út đặt tên là Bích Tiêu. Cô Vân gả cho người Nùng, cô Quỳnh gả cho người Ngạn, duy cô Bích không chịu lấy chồng. Đến khi ông và bà mất, cô mai táng chôn cất rất tận lễ. Rồi một hôm ở trong hang núi, cô gặp được tiên nữ ban cho một chuỗi chuông sắt liên hoàn, một cây quạt, dạy cho cách múa quạt rung chuông [103], truyền cho các thần chú để cứu người tật bệnh. Sau cô Bích cứu sống được Thái tử của Vương gia hồi sinh, được Vương phong cho là Phật Bà, vậy nên gọi là Phật Bà, tục gọi là Mẹ Phật.
Cô Bích Tiêu sau gả cho người Quản Nhạc Lê Thế Khanh làm thiếp. Quản Nhạc cứ y theo trong giáo pháp soạn ra các lời ca để tấu cúng Ngọc Hoàng, Thổ Công, Táo Quân, Tổ Tiên các môn loại, gọi là Nhập Môn, tục gọi là Bát Tu (?)[23]. Lại soạn phép thu hồn 1 chương, tục gọi là Khoan (?)[24]. Đến các chương Đăng Sơn, Quá Hải, tục gọi là Hạ Khoa điệu. Về sau các nam vu cũng do nữ hích truyền thụ. Người nam vu gọi là Giàng (nhân + giang), đấy là pháp hiệu của đồ đệ sơ học. Từ khi nam vu đắc được đạo rồi thì gọi là nam vu, lấy tên khác mà đổi tên hồi sơ học vả lại thêm cho các danh hiệu của thầy pháp chủ.
Vu Sư của người Thổ gọi là Pháp; Vu Sư của người Nùng gọi là Sĩ; Vu Sư của người Ngạn gọi là Châu.
Vu Quỷ tức là giáng vào thân người Vu, thì người gọi là Gương, quỷ gọi là Gian, có khả năng chữa bệnh cầu an, thu hồn, truy hồn, chuyển bệnh, cầu phúc chúc thọ, cầu tự các môn.
Các hành thuật thì gia chủ phải sửa xôi 1 mâm, đặt ba bát hương rồi dâng lên ba cô Vân – Quỳnh – Bích.
Đặt riêng 1 bát hương, bên trong đặt 1 quả trứng gà để phụng ông Quản Nhạc và làm chỗ thu hồn.
Mười mấy cân gạo, tiền từ 2 đến 6 đồng, đến 1 đồng 2 hào gọi là đủ tiền đèn hương [105], một đứa trẻ gái đốt hương. Thầy vu thì ngồi bằng tròn trước bàn chay, nhắm mắt cầm quạt, thân lắc lư, nếu Vu Quỷ hạ giáng thì gọi là Đàn Long. Gia chủ gần đấy tự xin những việc sở cầu. Vu Thổ thì đặt quạt đánh đàn; Vu Nùng, Ngạn thì một tay cầm quạt một tay rung chuông.
Bích Tiêu khi đắc đạo, truyền pháp cho 2 chị. Cô Vân thì truyền cho người Nùng, cô Quỳnh thì truyền cho người Ngạn. Truyền ở người Nùng thì gọi là Phật Nùng, truyền ở người Ngạn thì gọi là Phật Ngạn. Tùy theo miệng nhẩm khấn, gọi là Thổi hương, hơi đồng ý.
Vu người Thổ thì đem vòng chuông đeo ở chân, ngón tay rung rung ở chỗ các chuông, tục gọi là Khẩu Tu. Tiếp đến là các môn Đăng Sơn Quá Hải, Mã Nhạc Phân Hành, Thu Hồn Chuyển Bệnh tiếp tục thi triển [106]. Qua mục cầu thỉnh ước khoảng nửa buổi, hoặc nửa tối thì đến nghi thức cúng trai. Hoặc gà vịt, đầu lợn, thịt lợn và các thức xôi rượu.
Phái này cũng chia ra làm nhiều dòng. Ở hai châu Thạch An, Phục Hòa cũng có 1 dòng nữ vu, tục gọi là Thiên (Then); Các châu Thượng Lang, Hạ Lang, Quảng Uyên cũng có 1 dòng vu cả trai cả gái đều gọi là Tự, dùng đàn 2 dây, lễ nghi lúc cúng thì cũng giống dòng nhà Vu.
Có cả sách Giáo Khoa, toàn tiếng Thổ[25]. Thứ nhất là Soạn Đường Bản Rượu, thứ là cuốn Rượu Cấm, Thẻ Nương, Gián Cầu Phong, Thụ Chức, Cấp Binh Mã, Long Vương các khoa.
36.          Thần từ cổ miếu tích [107]: Trừ quái an dân Trần Quý – Trần Chính – Bà Dần truyện
Thời Hùng Vương, ở bộ Vũ Định (tức Cao Bằng ngày nay), có người Trần Công, vợ Hoàng thị sinh được 1 người con trai. (Tính thèm ăn chấp xu linh). Trần Công cầu được tai khỉ mang về cho vợ, vợ giận mắng là ngu, nói: Tôi thèm ăn mộc nhĩ sao lại đi lấy tai khỉ.
Vì là lúc đầu Công vào núi xin tai của lão khỉ già, hứa sẽ bồi thường 10 hộc thóc. Bây giờ không có thóc để đền lão khỉ, lại tức vợ sỉ nhục liền đi vào núi cam tâm làm việc cho khỉ để đền nợ cắt tai.
Người vợ cũng xấu hổ và hối hận không ăn uống gì mà chết. Để lại con côi tên là Diệu, cho bà hàng xóm chăm sóc. Khi trưởng thành là người nhanh nhẹn cơ xảo, thích săn bắn. Một hôm đi săn thì gặp 1 người toàn thân là lông khỉ, đầu thì sừng hươu. Thì tỏ ý như là cha hướng về, quả nhiên đúng là cha thật. Liền dắt về nhà, để ngoài cửa thì bị [108] lũ chó sủa cắn trốn đi mất. Sau lại quay về, lũ chó vây lấy mà cắn, sợ quá chạy đầu va vào cửa ngoài rụng mất một sừng. Diệu đuổi theo thì cha đã chết, chỉ dặn: “Con về lấy cái sừng gẫy của ta, buộc chắc kéo đi, chỗ nào mắc thì nên trồng lúa, chỗ nào chạm thì nên trồng mạch, con phải chăm chỉ .... .... (tiếng dân tộc)[26]” Nói xong thì mất. Diệu nghe theo lời thì trồng cấy rất nhanh chín, cứ thu hoạch lại mọc ra không ngừng. Một hôm đương cắt lúa thì thấy hơn 10 cô tiên đang hái dâu. Một cô nói: Người thay ta hái dâu, ta thay người gặt lúa. Diệu vâng theo, thấy trong hòm có bộ cánh 2 chiếc [109] đem dấu kỹ đi. Đám tiên khi bay về trời, duy có 1 nàng không có cánh không bay được. Diệu đưa về lấy làm vợ, sinh được 2 con trai, đứa lớn tên Trần Quý, đứa nhỏ tên Trần Kiên. Về sau người tiên nữ tìm thấy áo cánh thì bay về trời, lượn trên không trung thả xuống 2 dải đón 2 con cùng lên trời. Dạy cho hai con văn võ song toàn. Trần Quý là người thật thà, Trần Kiên là người trung hậu. Sau mẹ tiên tặng cho bảo kiếm, dạy cho kiếm pháp, sai xuống trần gian. Trần Kiên xuống trần, nghe nói xứ này có quái bà Trằn và quái điểu, quái xà thường làm hại dân. Kiên liền dùng bảo kiếm chém chết. Dân trong làng thấy Kiên có công trừ quái an dân thì đóng góp tiền của gây dựng cơ nghiệp cho anh em Kiên. Hai anh em Kiên [110] lại tập hợp những người trẻ tuổi trong làng dạy cho văn học, võ nghệ. Sau còn dẫn dắt dân đinh chống giặc phương Bắc. Đến sau khi mất, mọi người nhớ công đức lập đền thờ, đến nay đền thờ vẫn còn tại xã Cù Sơn phủ Hòa An.
37.          Thần y lập công: Quan Triều truyện [111]
Thời vua Lê Đại hành, ở phủ Bắc Bình (tức Cao Bằng ngày nay), có người tên là Quan Triều làm nghề đánh cá. Tính thích uống rượu, hễ có cá vào lưới là đem đổi rượu thịt. Một hôm, thấy có 1 người cởi áo hướng về mình nói: “Ta là thần sông, nghe nói anh giỏi uống rượu, nên đến đây để cùng thỏa thích” . Triều vui mừng mừoi vào cùng uống. Từ đó hay đi lại cùng uống rượu, lâu ngày giao tình ngày một thân thiết. Một hôm, thần sông tặng cho Triều một chiếc áo. Áo mặc vào [111] đi ban ngày không lộ hình tích, đi ban đêm không động chó kêu, khi cởi áo thì lại hiện nguyên chân hình. Từ đó, Triều thường vào trong kho quốc khố lấy trộm ngân tiền đem về chia cấp cho người khốn khó. Một hôm áo bị lửa xém mất thủng thành 1 lỗ, Triều lấy lụa trắng vá vào, từ đó khi ra vào trông như cánh bướm trắng bay lượn. Sau vào kho quốc khố lấy tiền, bị lính coi kho dùng lưới bắt được, giam vào ngục chờ luận tội.
Lúc bâý giờ có quân Tống sang xâm lấn, Triều tâu xin được phá giặc chuộc tội. Vua Lê đồng ý. Triều liền dùng áo thần, đeo kiếm ra trận. Giặc không thấy cánh bướm trắng ra trận, thấy kiếm bay đến đâu đầu giặc rơi đến đấy. Giặc sợ xin hàng. Triều lập công được phong làm Hộ Quốc tướng quân, thưởng cho lấy Giang Liên công chúa, cho thực ấp ở đất Phú Bình (Nay là Bắc Bình, Thái Nguyên. Nay thuộc Cao Bằng). Sau khi mất nhân dân lập đền thờ tại bản xã [112] (Triều quê ở thôn Đà Quận, tức là xã Xuân Lĩnh, phủ Hòa An), rất là linh ứng. Bản triều ta phong làm Phúc Thần, hằng năm đến ngày mùng 9 tháng Giêng là dịp xuân tế, trai gái khắp nơi tụ họp, tục gọi là chùa Đèo Quận
38.          Nùng Thổ mưu Tống: Nùng Trí Cao truyện [113]
Đời Lý Thái Tông năm Thông Thụy thứ 5 (1038)[27], người xã Tượng Cần là Nùng Tồn Phúc là Thủ lĩnh xứ Đảng Do, chiếm cứ châu Quảng Uyên phản lại nhà Lý. Vua Lý thân chinh đi đánh, người con trai là Nùng Trí Cao nương nhờ ở với chú chăn ngựa. Thường hay thấy có đóa mây đỏ che trên đầu con ngựa cái, đến khi ngựa đẻ, được một ngựa non, lớn lên mạnh mẽ phi thường. Trí Cao một hôm cưỡi ngựa thần ấy lên núi Thống Sơn gặp được dị nhân ban cho 1 quyển binh thư đem về luyện tập [113] đắc được ý huyền vi. Từ đó ngầm có lòng khác, với mẹ là A Nùng (người xã Ngọc Pha) chốn vào ở trong núi. Đến năm Càn Phù Hữu Đạo thứ 3 (1041) chiếm cứ các châu Đảng Do, Quảng Uyên, Tư Lang chống phản lại nhà Lý. Vua Lý sai tướng chinh phạt, bắt được mẹ con Trí Cao. Vua Lý tha cho tội cho, phong cho làm Châu mục ở Quảng Uyên, gia tặng Thái Bảo vệ. Sau lại phản nữa, đem quân có mưu đánh Tống, chiếm cứ Ung Châu và các châu Hoành, Quý, Cung, Tầm, Đằng, Khang, Đoan 8 châu (Nay đều thuộc đất Quảng Tây). Sau nhà Tống sai Địch Thanh đi đánh, vây được. Vì nữ tướng là Đoàn Hồng Ngọc âm mưu phản, nên bị Địch Thanh phá được. (Trí Cao) cưỡi ngựa về Sầm Sơn, Lưu Sơn bay lên không trung đi mất. Về sau rất hiển linh, dân chúng lập đền thờ ở xã Tượng Cần để phụng sự. Vua Lý xét thấy có công đánh Tống, phong làm Mão Sầm đại vương, chuẩn cho dân [114] phụng sự. Đời bản triều cũng được nhiều lần phong tặng (Đến nay tại xã Tượng Cần, dưới chân núi Sầm Sơn)
39.          Nùng Trí Cao mẫu – A Nùng: Mẹ của Nùng Trí Cao
Là vợ Nùng Tồn Phúc, là mẹ Nùng Trí Cao, người xã Ngọc Pha, phủ Hòa An. Khi Nùng Tồn Phúc làm phản, xưng là Ninh Đức Hoàng hậu. Khi Nùng Trí Cao bay về trời thì bà ngầm quay về bản xã, lấy của riêng chu cấp cho người nghèo khó, làm nhiều việc thiện. Sau khi mất nhân dân lập đền thờ ngoài đồng, nay là chỗ Văn Miếu, sau dời về trước núi Bà Hoàng. Bản triều nhiều lần phong tặng.
40.          Thạch nhân hiển linh: Giang Động truyện [115]
Bên bờ sông Mãng Giang có người đánh cá, một hôm buông lưới được 1 hòn đá bèn khấn rằng: Như có hiển linh [115] thì phù hộ cho tôi bắt được nhiều cá, xin nguyện lập đền thờ phụng. Từ đó quả nhiên thu hoạch được nhiều cá vô kể. Bèn lập miếu am bên bờ sông phụng thờ. Đến đời Lý Nhân Tông, có quan quân đi tiễu trừ giặc đi qua chỗ ấy, voi ngựa đều phục xuống cả. Vị tướng quân liền khần ở đền, voi ngựa liền đi được. Sau bình được giặc, vua Lý sắc phong lập miếu phụng sự. Không biết đá đó gọi là gì, nên phong là Tam Bảo Phật ở chùa Giang Động.
41.          Hoàng Lục vệ dân [116]
Hoàng Lục người xã Lũng Định châu Thượng Lang, tính tình khẳng khái, thích làm việc nghĩa, sức khỏe hơn người. Đời Lý Anh Tông năm Đại Định thứ 6 (1145), Thổ tù nước Tống là Đàm Hữu Lượng sang đánh châu Quảng Uyên [116], ông đặt mưu lạ phá được, thừa thắng đánh sang thu được đất của 8 châu. Vua Lý phong ông là An Biên tướng quân. Gặp năm mất mùa, ông xuất tiền của ra giúp cứu người rất nhiều. Sau khi mất dân lập đền thờ phụng sự. Vua Lý lại truy tặng Đại Vương. Đời hoàng triều ta cũng nhiều lần đội ơn gia phong (đền ở xứ Chi Cháy của bản xã)
42.          Na Lữ cổ thành [117]
(Thành xưa thuộc Lạng Sơn, một ở Phục Hòa, một ở Na Lữ)
Ở xã Na Lữ, châu Thạch Lâm, phủ Hòa An có một tòa thành chu vi rộng mười mấy dặm vuông, xây bằng gạch lớn. Đời Lê Thái Tổ năm Thuận Thiên thứ 3 (1430), Thổ tù ở Thạch Lâm là Bế Khắc Thiệu làm phản, Thái Tổ đích thân đi đánh, bọn võ tướng là Lê Tuân, [117] Lê Tải đi theo trú đóng ở thành cổ Na Lữ. Dẹp xong Bế Khắc Thiệu khải hoàn trở về, vua để lại 1 tấm áo bào, 1 thanh bảo kiếm sắc cho dân chúng coi giữ phụng sự ở nơi trú dịch trong thành. Đến đời Lê Thế Tông năm Quang Hưng thứ 21 (1598), Mạc Kính Cung chiếm cứ Cao Bằng, ở trong thành này, xây dựng cung điện. Sau họ Mạc bị diệt, lại phụng tự áo bào và kiếm báu như cũ, lại thờ cả Lê Tuân, Lê Tải, vì đền thờ vua Lê nên gọi là Đền Vua Lê, hàng năm mở hội ngày 16 tháng Giêng cho trai gái tụ hội.
43.          Phúc Hòa cổ thành [118]
Ở xã Phục Hòa, châu Phục Hòa có 1 tòa thành đất, hình dáng kiểu xây gạch giống thành Na Lữ. Do Cao Biền đời thuộc Đường cho xây dựng. Khoảng thời từ Tự Đức đến Thành Thái, có người ở các thành Na Lữ, Phục Hòa cày cấy đào được các đồ đao đồng, đấu đồng mấy mươi món, đều có niên hiệu Đường Hàm Thông năm thứ 7 (?). Do đó ngờ là 2 thành này được xây dựng bởi Cao Biền. Nhưng thế truyền là 2 thành này cùng với thành cổ Lạng Sơn là do Ngụy Mạc xây. Lê Thái Tổ khi dẹp loạn Bế Khắc Thiệu cũng đóng binh trong thành ấy. Sau người người nhớ công nên lập đền thờ trong thành để thờ Lê Thái Tổ.
44.          Nhị Phù từ [119]: Phù Thắng – Phù Thiết truyện
Hai anh em Phù Thắng, Phù Thiết là người xã Minh Loan châu Hạ Lang. Mấy đời làm Tù trưởng [119] Thời Lê Thế Tông những năm Quang Hưng, Nguỵ Mạc chiếm cứ Cao Bằng, hai anh em không phục họ Mạc. Tuy được chức to, sau 2 anh em âm mưu chống Mạc, việc không thành 2 anh em cùng tự vẫn. Về sau họ Mạc bị dẹp  vua Lê phong Phù Thắng là Cai Cộng đại vương, Phù Thiết là Giang Châu đại vương lập đền phụng sự. Bản triều ta cũng  phong làm Phúc Thần[]
45.          Mạc thị công chúa [120]
Lê Hi Tông[28] năm Vĩnh Trị 2 (1677), Đinh Văn Tả suất quân đánh, Mạc Kính ...[29] chạy sang Long Châu. Họ Mạc có 3 người công chúa dẫn quân chống nhau với quân nhà Lê, không thắng được, nhảy xuống sông tự vẫn. Xác Công chúa lớn nổi ở Khe Khanh, Khe Bạn thuộc xã Thạch Môn châu Thạch Lâm. Dân chúng rước về an táng, lập ngôi đền cỏ để phụng thờ gọi là đền Công Chúa Khe Khanh.
Công chúa thứ hai, xác nổi ở bến phố An Bình, được cư dân ở bờ hạ lưu  chôn cất lập ngôi đền ngói để thờ, gọi là Đền Bà Hoàng ở An Bình. Triều ta cũng nhiều lần tặng phong là Phúc Thần.
Công chúa út, xác trôi đến bến đò xã Cam Mỹ, được dân chúng chôn cất, lập đền ngay tại phần mộ (ở gò đất cao xứ Tiên Lâm, xã ấy). Gọi là Đền Công Chúa Cao tiên. Về sau nhân dân cung thỉnh Liễu Hạnh công chúa và Trình Hoa công chúa cùng về thờ tại đền. Bản triều cũng phong tặng là Phúc Thần.
46.          Tô Quý từ [121]
Thời Hậu Lê, đời Dụ Tông năm Vĩnh Thịnh thứ 14 (1718), có ông Tán Lý quân vụ họ Tô từ Kinh sư đi dẹp giặc, đóng quân ở châu Hạ Lang. Ông nạp người con gái xã Đồng Loan là Thị Đề làm thiếp. [121] Năm 26 tuổi, sinh được 1 con gái đặt tên là Tô Thị Huệ, người thông mẫn tháo vát lạ thường, nhan sắc lại tuyệt thế. Đến năm Lê Thuần Tông niên hiệu Long Đức thứ 2 (1733) thì đưa tiến vào làm cung phi, được sủng hạnh yêu quý vô cùng. Được hơn năm được phụng chỉ về quy ninh (về thăm quê), đi qua xứ Khâu Lư, Lạng Sơn thì nghe tin vua Lê mất, nàng lên núi hướng về phía kinh thành đứng mãi trông mà hóa đá. Nay ở trước chùa Tam Thanh, xứ Khâu Lư, Lạng Sơn còn có hòn đá Vọng Phu của Tô thị. Lúc bấy giờ, phi mất, sau dân chúng lập đền thờ ở chân núi Xuân Sơn xã Đồng Loan để phụng tự. Triều Lê phong là Tô Thị Phúc Thần.
47.          Bình dân công truyện [122]
Cao Bằng sau khi bị nhà Mạc chiếm giữ, các thức sưu dịch thuế khóa nặng nề. Điền sản tài vật của dân quá nửa về tay các quý tộc của họ Mạc [122] .
Đến đời Lê Hi Tông năm Vĩnh Trị thứ 2 (1677), bình định được nhà Mạc. Có người ở tỉnh Bắc Ninh tên là Lê Văn Hải, vốn dòng khoa bảng xuất thân, phụng mệnh về Đốc trấn Cao Bằng. Làm tấu xin các sổ sách đinh bạ của họ Mạc để lại đều đem đốt sạch, lại đem những tài vật điền sản của dân bị họ Mạc cầm chiếm nhất nhất hoàn trả. Dân chúng đội ơn đức, lập sinh từ, dâng huy hiệu là Bình Dân công. Nay tại chùa Nhật Mỹ Tam Bảo, với 2 vị Mục Mã, Văn Vũ.
48.          Phạm thái thú từ [123]
Phạm công (tên họ không rõ), là người Nam Định, vốn Cử nhân xuất thân. Năm Minh Mệnh thứ 13 (1832)[30] được sung chức Tri phủ phủ Hòa An, là người chính trực, xử sự liêm minh. Có kẻ Xá nhân ghét, nhân lúc bọn ngụy Vân làm loạn gây bè đảng, thừa cơ đêm hôm vào phủ nha giết ông cùng cả nhà. May [123] ông có người con nuôi tên là Thành, dắt công tử chạy trốn. Đến khi giặc Vân bị dẹp yên, được đội ơn soi lại thù xưa. Cư dân nhớ ông là người công chính, chi góp tiền của lập đền thờ ở Nước Hai phụng sự, gọi là đền Phạm công.
49.          Phượng Sơn từ truyện [124]
Tương truyền là công chúa của triều trước (không rõ đời nào), chết đuối, xác trôi về tỉnh Bắc Ninh[31], được cư dân Lân Tuyền mai táng lập đền phụng sự. Sau lại hiển linh ngầm phù hộ dẹp giặc thành công, quân báo lên sắc phong là Bắc Lân công chúa nương nương. Đời bản triều thời niên hiệu Minh Mệnh, bọn nghịch Vân gây loạn, quan trên sung Quản cơ ở Cao Bằng đi Hà Nội công cán, nghe tin ở tỉnh có loạn Vân – Cẩn, lập tức quay về đi qua đền Lân đến trước thần cầu phù hộ dẹp giặc. Sau thu phục [124] lại được tỉnh thành. Quan Quản cơ cho lập đền ở núi Ẩm Phượng, xã Mỹ Giáp châu Thạch Lâm để thờ.
50.          Giải độc chỉ nam [125]: Phép giải độc
Phàm khi ăn uống, thấy trong họng hơi hơi ngưa ngứa, hoặc thanh âm hơi biến khác, bụng hơi hơi đau đau, có khi sinh ho khạc. Muốn nghiệm xem có bị trúng độc hay không, lấy mươi hạt Lục (...?)[32] nhai sống. Nếu thấy vào như có khí vị đậu sống thì bất kể loại độc gì cũng nên cạo lấy mùn trên mặt thớt lâu năm, độ gần 1 chén lớn, hòa nước trong uống. Hoặc lấy dầu sống độ 1 bát mà uống, cố để nôn nhiều ra thì thôi.[125]
51.          Hổ tu độc [126]: độc râu hổ
Phàm những người trúng độc râu hổ thì trong họng như có vật cứng nhỏ ngưa ngứa đau đau. Là lâu ngày trong ruột ngầm sinh ra sợi lông cứng, đâm vào ruột gan và họng, không thể cứu được. Dùng phép trị, phải người đồng nam, gọi là người đồng nữ, rễ cỏ ... gọi là: Lạc Bồng Mén (?)[33], rễ cỏ Bóng Nộ, than Lạc Thúc Thác, rễ Mao Thảo, Lạc ... 3 vị ấy sấy khô, đun chung, lại thêm đầu nhọn ở đầu lưỡi hổ vào mà uống mới khỏi.
52.          Trấm dược độc [126]: độc lông chim
Phàm trúng độc lông chim thì trong ruột hơi hơi đau, trong họng hơi hơi ngứa, móng tay bị đen, thế là nhẹ, ngày hôm sau sẽ nặng mà chết. Phép trị nó phải cấp tốc [126] dùng mật con diều đêm (tục gọi là con Lâm Lạc?[34]) hoặc mật con cá Chày mắt đỏ mà uống để nôn độc ra, sau dùng thuốc giải tán ra mà uống nữa (cũng như dùng nước tương đất mà giải cũng tốt. Phép lấy nước tương đất như sau: chọn chỗ đất hoàng thổ sạch sẽ đào lấy 1 thùng, dùng thìa đánh động cho nó trong, lấy mà uống, không dùng 4 bát; Sâu 3 thước là nước sạch)
53.          Cai suyễn độc [127]: độc ho
Mới thấy trong họng hơi ngứa, sau sinh ra ho, lâu ngày đờm đặc ra máu, ruột họng nóng. Cách trị, nên lấy mật con cá Chày Mắt Đỏ mà dùng, để nôn ra độc khí, sau đó dùng phép như phép trị độc râu hổ. Hoặc dùng cây  Bồ Phiến Từ Căn trên đỉnh núi (? tiếng Dân tộc)[35] mà uống. Cách này cũng dùng trị Niêm Hầu độc
54.          Dược trùng độc
Trùng độc hình như con lươn. Phàm những nhà nuôi [127] trùng độc, nhờ nó mà hưng vượng, cho nên các nhà làm ăn người Nùng thường nuôi nhiều giống trùng ấy. Giống trùng ấy thường hóa thành muỗi mắt bay đi khăp nơi tìm thức ăn. Như người sống gặp loài trùng này, bay qua các đồ ăn uống, lỡ ăn phải tất trúng độc. Mà người chủ nuôi, người nhà thì lại không sao. Nếu vào nhà ai, trên gác bếp không có Bách Thảo Sương, thì là nhà đó nuôi trùng độc. ...[36] nếu trúng độc thì trong bụng đau quặn, trướng đầy, gầy mòn mà chết. Cách trị là tìm cái ...[37] của độc trùng mà uống thì mới khỏi.
55.          Độc thảo độc [128]
Loại cỏ ấy hình như lá Tía Tô, người ở châu Hạ Lang trồng nhiều trong vườn. Dùng để đầu độc người ta [128], thì người đó mê loạn không thể cứu được. Phép trị, nên nhanh chóng dùng loại cỏ ấy, lấy cành và rễ đốt trên than mà xông, lại dùng thuốc giải độc tán ra mà uống mới khỏi.
56.          Niêm hầu độc [129]:
Dùng rỉ dao bếp và mùn thớt bẩn trộn lẫn thành độc. Bởi thế dao thớt sau khi cắt thịt xong phải dùng nước sạch rửa để khô nơi sạch sẽ, nếu không thịt trên dao sinh ra rỉ; còn mặt thớt có con Rết bò qua phóng độc. Sau lỡ mà cắt vào vật khác thì sinh ra chứng Niêm Hầu (?). Người nào trúng thì trong họng dính dính ngưa ngứa. Lâu ngày trong họng kết thành máu cục. Cách trị, trước tiên dùng cách trị Độc lông chim hoặc cách trị Độc râu hổ mà uống, lại thường thêm dùng giải độc tán mới khỏi
57.          Cao Bằng tam trung sự tích [130]: Sự tích miếu Tam Trung thờ ba vị tướng hi sinh vì nạn nước ở Cao Bằng thời Minh Mệnh. Có văn điếu của Hà Tông Quyền
Phạm Đình Trạc, tên tự là Bạt Khanh, hiệu là Hào Xuyên, người Liêu Xuyên, Đường Hào, Hải Dương. Là cháu 6 đời của quan Thái tể Phạm Công Trứ triều Lê trước. Cụ Phạm Công Trứ, đỗ Tiến sĩ triều Lê, làm quan đến chức ...[38] Thượng thư, Thái tể, đức vọng và huân nghiệp vào hàng bậc nhất các bề tôi thời Lê Trung hưng; Cụ Cao tổ tên húy là Liêm, trúng Nho sinh triều Lê trước, tước Hoằng Tín đại phu, làm quan đến Tham nghị xứ Kinh Bắc; Cụ Tăng tổ tên húy là Dao, cũng là Nho sinh triều Lê, không ra làm quan, đức hạnh văn chương được người trong thôn khen ngợi; Ông nội, húy là Củng, làm nghề y, tính tình thuần phác, hồn hậu, cả đời chưa từng tranh giành với người; Cụ thân sinh tên húy là Hòa, cũng làm nghề y; Mẹ là bà Phạm Thị Quyên.
Ông đậu thi Hương ân khoa năm Minh Mệnh thứ 2 (1821). Năm thứ 13 (1832) thăng lĩnh Án sát sứ tỉnh Cao Bằng. Năm thứ 14 (1833), tháng 8, thổ phỉ là Nùng Văn Vân gây loạn ở châu Bảo Lạc tỉnh Tuyên Quang. Đồ đảng của nó là Nguyễn Hựu Cẩn, Nguyễn Hựu Huyền tiếp ứng. Bọn Nguyễn Hựu nguyên là họ công thần, sau đổi sang họ mẹ là Bế Văn Cẩn, Bế Văn Huyền, xâm lấn tỉnh Cao Bằng thế giặc hung hãn. Quân ở tỉnh chỉ có 1 cơ Cao Hùng, còn toàn người Nùng Thổ với bọn Cẩn rất là quen thuộc, nên mấy lần sai đi đánh đều không chỉ không vâng mà còn tản bỏ đi cả. Quân trong tỉnh không còn được bao nhiêu. Ngày 24 tháng ấy, [131] quan Tuần án Lạng Bằng là Hoàng Văn Quyền phái ủy Lãnh binh Phạm Văn Lưu, người xã Tân Bình, tỉnh Gia Định, vốn là quân tinh nhuệ xuất thân, là người trí dũng, nhiều lần lập được chiến công, thăng chức Lãnh binh tỉnh Lạng Sơn, cho đem 500 quân đến cứu viện. (Phạm) công cùng Bố chánh Bùi Tăng Huy (tên tự là Ngọc Uẩn, người đạo Ninh Thuận, đậu Cử nhân, là người cương trực có khí tiết. Ninh Thuận tức là Bình Thuận vậy) sai Phạm Văn Lưu đi đánh, Phạm Văn Lưu làm khó, viện cớ bàn giữ thành để từ chối. (Phạm) công cùng Bùi Bố chánh tự ra đánh giặc. Nhưng quân ít không địch được đông, bèn cố thủ trong tỉnh thành chờ viện binh. Đến ngày mùng 2 tháng 9, đảng giặc mấy nghìn tên vây đánh tỉnh thành, thành đất bị vỡ, liệu thế không giữ được, ông cùng Bùi Bố chánh phải rút lên núi đất ở Phố Đồn. [132] Đồn này nằm trên núi đất cao, lũy bằng đất ngoài có hào sâu vô cùng, hai cửa trước sau liên tiếp một dải. Bên cạnh núi có khe nước, thực rất hiểm trở. Nếu lương đạn không thiếu thì khi có sự biến thì cố thủ chỗ ấy, tuy nhỏ hẹp cũng có thể chứa được nghìn người. Được hơn 1 tháng, quân cô lương hết, đảng giặc đắp núi đất bên ngoài lũy bắn đạn vào như mưa, các cây to trong đồn trụi gần hết. Ông đi lại đôn đốc quân sĩ, hô to bắn cho giặc không còn một mảnh giấy. Lúc ấy, quân chỉ còn 300, gạo ... không đủ, đạn thuốc cũng hết, người người đều ốm, chỉ có thể đánh cầm chừng làm hiệu vậy, không ai dậy nổi mà đánh nữa. Quan Tổng thống quân vụ đại thần Tạ Quang Cự tháng [133] trước đánh giải vây tỉnh Lạng, trên lại được lệnh tiếp binh không truy đuổi.
Ngày mùng 3 tháng 10, ông nói với Bố chánh Bùi rằng:
“Giữ được hơn 1 tháng rồi, viện binh không đến. Nay chỉ có tự tận để toàn tính mạng cho binh dân trong đồn.”
Bùi Bố chính ý cũng vừa hợp. Ông sai gọi vợ con đến cho nhảy xuống ... hố sâu trong đồn, các viên hai bên liền khuyên can xin nguyện cố sức bảo toàn cho, ông bất đắc dĩ phải đồng ý, rồi soạn thơ giao lại cho con. Thơ rằng:
Tân tị đông ra làm quan,
 Quý tị đông thì mất.
Ơn vua mà được chết như thế,
Ngưỡng xem mới được 1 kỉ.
Cầu ở kẻ bề tôi thờ vua,
 Rằng trung thì chưa chọn.
 Cầu ở con thờ cha mẹ.
 Vui chỉ một niềm tiệc thọ, [134]
Ngóng nghìn dặm xa xôi.
Vợ cùng con thơ dại,
 33 ngày sức thần đã hết.
 Không thể giữ đất vua,
 Nguyện chết vì việc vua.
Mây bay nơi cửa khuyết,
Tình hoài khôn xiết.
Con là Trạc cúi bái:
Con dưới án vọng bái cha mẹ khang thọ bách phúc, con nhờ thân cha mẹ sinh thành như ngày hôm nay, tính đốt 39 năm, tụ họp ít mà chia li nhiều chưa được trọn 1 ngày nuôi dưỡng, thực chết còn dư tội. Đội ơn thiên tử tuyển dùng, tước trật đến tứ phẩm, quan đến thế thực phúc không đo nổi. Đã không thể giữ đất cho triều đình, lại không thể chết cho việc nước, còn mặt mũi nào đối [135] với sĩ phu trong thiên hạ. Thế nên cam lòng chịu chết để vẹn đạo làm tôi, vợ dại con côi xin nhờ mẹ cha chiếu cố, dù ngày chết cũng như lúc còn. Khư khư một lòng khổ tâm, bút tả không xiết, tất cả chỉ xin muôn vàn bảo trọng để giữ tuổi già, con khóc ra máu mắt mà lạy tạ. (Em trai Huệ, em gái Tố nên cần cù bản nghiệp để yên lòng cha mẹ, các con Quy, Quỹ, cũng phải tuân lời dạy dỗ, chớ làm hỏng gia phong ấy là điều cha mong mỏi lắm lắm).
Lại tự đề hiệu là Thuần Tiết.
Ngày mùng 4 tháng ấy, giặc vây bức đến bên ngoài đồn hô vào: “Thành Lạng đã về tay ta, bắt sống được Tuần án về đây, nếu không ngay hàng phục sẽ giết cả thành”.
Ông trông ra, thấy trên mình voi là Hoàng Văn Quyền[39]. Ông than rằng:
“Việc hỏng mất rồi [136] sớm hôm trông mong viện binh, nay Văn Quyền còn đến nạn như thế, e hại mất tính mạng nhiều người.”
Đến giờ Mùi, ông sai đào một huyệt đất, lấy ván gỗ xếp ở dưới và 4 bên. Sớm ngày mùng 5, ông sai bày hương án ở trước Văn Miếu trong đồn, mặc triều phục làm lễ bái vọng 5 lạy. Xong đem các triều cáo (bằng cấp của quan) đốt đi, mặc áo ngắn nhãy xuống huyệt, lệnh cho người nhà đậy ván gỗ, đắp đất lên trên. Bố chính Bùi Tăng Huy cũng tự thắt cổ. Lãnh binh tỉnh Lạng Phạm Văn Lưu nghe tin hốt hoảng không biết làm sao cũng kế thắt cổ chết cùng bấy giờ. Quân trong thành cởi giáp hàng, giặc vào chiếm đồn. Vợ con ông lẫn vào trong binh dân chốn ra ngoài phố. Con trai ông sớm hôm vào trông mộ, giặc cũng [137] không cấm. Đội trưởng đội Cao Hùng Nguyễn Hựu lại cung rượu thịt để cúng (chữ Công có bộ Thảo), thấy vợ con ông không tiện ở lâu mặt phố, nên tìm đường tránh vào hang núi. Phàm các dân trại nước Thanh nghe biết chuyện, không ai không chép miệng khen ngợi, nói: Bắc triều mà có người như thế thì đã được đưa vào điển lệ vô cùng rồi.
Lúc ấy, Hoàng Văn Quyền bị giặc bắt, giam ở phố Mục Mã, phải tự húp nước mà sống, trông thấy không ai không chê cười. Chẳng bao lâu cũng bị giặc (hại)[40].
Sau khi Cao Bằng thất thủ, sớ tâu về ông cùng các viên đồng nhiệm ở tỉnh bị truy đoạt quan bằng. Người bấy giờ mới bàn lỗi của các quan. Có quan Ngự sử đạo Thuận Khánh (là Phương) và Ngự sử Ninh Thái [138] Nguyễn Du cùng đi biện lý ở thành Nam Định. Sau đó 7 ngày, đê ở Hưng Yên bị vỡ, lại đến phát chẩn cho nạn dân Hưng Yên. Nguyễn Du trong lúc đi làm việc có mua người thiếp, Phương không ngăn trở được, bị Viện trưởng Ngự sử Phan Bá Đạt tham tấu giáng chức Tư Vụ, lệnh cho theo Tổng thống quân vụ đại thần Tạ Quang Cự, Tham tán đại thần Vũ Văn Từ đi lo việc công văn quân thứ ở Cao Bằng. Đến khi tỉnh Lạng được giải vây thì đã quá mấy tháng. Đến tháng 11 thì đại binh mới đồng loạt xuất phát, thu phục lại Cao Bằng thì đảng giặc đã nghe hơi mà chốn theo các đường nhỏ hiểm yếu về Bảo Lạc rồi. Quan Tổng thống và Tham tán để Phương ở lại quyền [139] Bố chính – Án sát tỉnh Cao Bằng, các việc giấy tờ trong quân giao cho Hoàng Sĩ Quang cứ theo các viên dịch 2 ti Bố - Án tường tận thực trạng trình tâu dâng lên.
Vâng chỉ dụ, ông cùng Bùi Bố chính, Phạm Lãnh binh thế cùng lực tận mà ung dung khí tiết tựu nghĩa, không cẩu thả tham sống. Cho các quan địa phương lo liệu quan quách khâm liệm, cho quân đưa về quê quán, chuẩn khai phục nguyên hàm, thưởng 100 lạng vàng, xây đền phụng sự.
Hôm ấy, vợ con ông được đưa đến quân thứ, ông đã mất được hơn 2 tháng. Khi mở quan thì thần sắc vẫn hồn nhiên không nát, nét mặt như sống, má phải hơi nhếch lên như đang cười nhẹ [140] . Khi ấy người lo liệu công việc ngồi bên cạnh thây của ông, lấy nước thơm rửa mặt ông mà không hề thấy có mùi nặng. Bùi Bố chính cũng như thế.
Phương sau phát binh đưa thi hài ông về quê. Còn quan Lãnh binh, khi trước đã dặn vợ con đem thi hài viên ấy hỏa táng đưa về. Phương dặn con trai ông:
“Về đem số tiền ân thưởng dựng từ đường để phụng sự ông, biển ngạch đề 4 chữ: THUNG DUNG TỰU NGHĨA/ 從容就義. Đó là lời ta tặng ông vậy
Ngày tháng 12, thi hài ông về đến quê, kẻ sĩ nhiều người đến điếu viếng thơ văn, câu đối hai bên đường. Quan Tuần phủ Quảng Yên là Vũ Cung (Cử nhân người Mộ Trạch, đồng niên với ông) có câu đối viết:
Lực thủ cô thành dĩ nạn, nãi tổ tham nhung liệt; Danh [141] cao trung hựu miếu, bất phụ ngã triều dưỡng sĩ ân.
Sức giữ cô thành ghánh nạn, theo tổ tiên huân nghiệp; Danh nêu trung nghĩa, không phụ ân dưỡng sĩ triều ta.
Hải Dương Bố chính Hoàng Mỹ (Hoàng giáp Đông Bình) là đồng học với ông có câu viết:
Hoạt nhiên chính khí tồn thiên địa, lưu thử hoàn danh.
Mênh mang chính khí với đất trời, lưu mãi danh thơm.
Câu đối của các sĩ phu đến hơn trăm nghìn, không thể kể hết.
Trước, hồi năm Ất Mão (?), ông nhận chức Tri huyện Hà ...[41] đến thăng Lang trung bộ Lại. Khi đến phó nhiệm ở Cao Bằng, trên đường qua nhà ở Hà Nội vừa đúng dịp Song thân thọ 60, ông dâng chén thọ mừng. Đến khi ông mất, Nghiêm từ tên ...[42] mới được 61.
Phương tôi khi được về chịu tang, 16 năm mới được về kinh, đi qua Hà Nội đến nơi ở cũ của ông, được Nghiêm đường ông thuật lại chuyện dựng Từ đường y như lời Phương dặn dò đã hoàn thành. Về sau [142], Nghiêm từ ông không chút suy tư đem những thơ văn bình nhật của ông cùng văn chúc thọ của ông với những văn thơ đối trướng của các sĩ phu điếu viếng khi ông mất, cùng lời các bạn kết giao với ông. Đem biên thành quyển để truyền lại. Ôi ! Đất trời đã phân[43], sĩ phu chỉ mong vẹn tiết. Lúc lâm nạn thì ung dung tựu nghĩa lại càng khó, đến bọn giặc cướp nơi sơn cốc còn phải kính trọng. Người đội trưởng một kẻ võ biền nhỏ bé còn trọng nghĩa khí của ông, đến tận những người dân bên nước khác cũng kính trọng mà ngưỡng vọng. Có người nói: Tỉnh Lạng giải vây, đại binh như tiến sớm không những Cao Bằng không bị lỡ việc mà đảng giặc đã bị bắt nhiều rồi, ông cũng không đến nỗi phải nạn. Ông lúc bình sinh là một trang thư sinh nhẹ nhàng, khi nhỏ đã cùng [143] được giao du, đến khi lên kinh ở cũng được ở bên cạnh để theo học điều nghĩa. Khi ông được chọn đi, cũng có người lấy chỗ tốt để đề cử ông, nhưng ông hết sức từ chối, đấy là một khí tiết mà ông giữ được. Đến khi lâm nạn lớn mà ung dung tựu nghĩa không cẩu thả mà cầu sống. Than ôi! thu sương nhật nguyệt, khí tiết còn giữa đất trời, ngày sau được lưu đầy trong sử sách.
Thuật ngày tháng hoa cúc năm Canh Tý niên hiệu Minh Mệnh thứ 21(1840). Nguyễn Trực Phương viết tại kinh.
Chúc rằng:
Về đông khí phách thác như còn,
Anh hùng danh tiếng Phạm Bạt Khanh.
Kẻ thư sinh biết giãi bày sao đây,
Đấng thiên tử còn chưa được biết tên.
Đánh giữ đều không chốn,
Sống chết với thành này.
Thương thay tin biết muộn, [144]
Xong việc mới rõ tình.
Qua ba ba ngày đánh,
Hết sức tại vòng vây.
Quân viện binh tan trước,
Sơn đồn đến bước cùng.
Tay không khôn giữ mãi,
Khắc cốt cũng không xong.
Mục Mã mây sầu đứt,
Biên cương gió thê lương.
Đã biết sức không lại,
Liền lấy chết cùng mưu.
Cùng thành ba liệt sĩ,
Một thác thành thiên thu ....
Hủy biến ai công tội,
Còn danh mãi đất trời.
... ... ... luận định,
Di miếu ở bên đồi.
Khóc cùng cân đai thác,
Cười dặn lại quan dân.
Song thân còn chưa báo,
Vợ con có làm sao.
Gửi nắm xương anh hùng,
Nghìn năm hồn tiết nghĩa.
Non sông như còn hận,
Đạo tặc há được còn.
Lạ thay ngón tay mềm,
Lại hóa thành sắt cứng ... . [145]
Vào huyệt không sợ sệt,
Khẳng khái vẫn ngâm thơ.
Người xưa nhường tiết nghĩa,
Kẻ yếu vẫn  tự cường.
Hay lòng phục vô hạn,
Nhỏ lệ viết điếu buồn.
Hữu Lại bộ Tham tri sung Nội các Hà Tông Quyền (Người Cát Động, Thanh Oai, Hà Nội)
Như thấy được đại tiết,
Anh hùng Phạm Bạt Khanh.
Bình sinh biết rèn luyện,
Với vật chẳng hơn tranh ... .
Mười năm trong tu dưỡng,
Đạo vẫn giữ an trinh.
Một ngày ơn tri ngộ,
Côn cán tới biên trình ....
Người người mừng cho ông,
Nhưng ông chẳng ham lòng.
Hàm xúc tu dưỡng lớn,
Mặt chẳng màng đầy vơi.
Sở dĩ một ngày  phát,
Hạo nhiên khắp đất trời.
Tuyên Quang giặc gây  hấn,
Đảng cướp lấn [146] Cao Bằng.
Thí một thành đơn lẻ,
Tay không biết bám đâu.
Báo quốc thề một chết,
Bảo toàn được nhất sinh.
Quỷ thần khóc trung liệt,
Sơn nhạc có  dư linh.
Lẫm liệt Bùi sứ quân,
Hiên ngang  Lưu lãnh binh.
Cùng tuẫn tiết ba người,
Có ông là trên nhất.
Tiết lớn không mờ khuất,
Thế giáo vẫn dương danh.
Ơn vua ban danh hiển,
Miếu vũ còn chênh vênh.
Tạo hóa lòng ưu  ... hậu,
Ta còn biết kêu đâu.
Người ấy đâu gặp nữa,
Bồi hồi nhỏ lệ tình
58.          Trần triều hiển thánh - Lôi từ [147]: Đền thờ Trần Hưng Đạo đền Lôi.
Trần Quốc Tuấn, con trai An Sinh vương Liễu, được phong Hưng Đạo Vương. Vương là người thông suốt sách vở, có tài văn võ,[147] trải thờ 4 triều vua, hai lần bình giặc Nguyên. Vua Trần Thánh Tông ban cho tước Thượng Quốc công để thưởng công lao lớn hơn người. Vương cẩn trọng giữ tiết nghĩa kẻ làm tôi, chưa từng khác với một ai. Lại thường vì nước tiến cử người hiền năng. Đến lúc lâm bệnh, vua Anh Tông hỏi han về mưu kế lâu dài, vương nói: “Để cho dân được khoan thư là thượng sách giữ nước”. Sau khi mất được phong Hưng Đạo Đại Vương, nay vẫn còn đền thờ ở núi Vạn An Dược sơn, phía trước có sông Lục Đầu giang, có hai ngọn Nam Tào, Bắc Đẩu hai bên. Dưới là đền thờ Trần Hưng Đạo. Đền hàng năm tháng tám tháng hai, trai gái đội hương đến chiêm bái không dứt.
Năm Bính Tý (?), người Kinh ở phố Cổ Châu, châu Thượng Lang quyên góp ngân tiền của dân Nùng Thổ để dựng đền phụng thờ. Hàng năm mở hội ngày 20 tháng 8, các hạng sĩ nông công thương đến dâng hương không ngớt.
59.          Tuấn Mã sơn thần [149]: Đền thờ thần ngựa
Tương truyền, trước có vị đại quan (không rõ tên họ, triều đại) vâng chỉ đi dẹp giặc ở bản hạt. Giặc nổi lên 4 bề, sức chống đỡ không nổi, gấp gáp chạy vào trong hang núi là hang núi Mã Sơn (thuộc xã Bàn Đà). Bị vây lâu ngày, lương thực gần hết, nước cũng sắp cạn khô. Viên ấy nghĩ kế, sớm ra dắt ngựa lên đỉnh núi, lấy gạo thay nước gieo lên mình ngựa. Giặc trông thấy, bảo nhau là trong hang có nước [149] có thể tắm được cả ngựa, thế thì khó mà phá được. Giặc liền lui. Nhưng trong hang có người phản nghịch, ngầm ra khỏi hang báo tin trong hang lương nước đều sắp hết, chỉ lấy gạo thay nước, lấy gạo tắm cho ngựa. Từ xa trông lại thì giống như tắm nước. Đảng giặc lại bao vây, đánh rất gấp, viên ấy thế cùng, bèn lấy vải bố bọc lưng ngựa, nhảy lên cưỡi ra roi cho ngựa phi ra, ngựa rơi xuống chân núi, cả người cả ngựa cùng chết. Dân bản địa thương xót dựng ngôi đền tranh để thờ trên đỉnh núi, tục gọi là Đền Tuấn Mã (Tuấn Mã Sơn Thần). Hễ khi co loạn giặc quấy nhiễu, đến cầu khấn trước thần, thần sẽ sai quân đốt lửa sáng rực đi tuần quanh núi, xa trông như có người đi tuần vậy, giặc không dám vào.
Sau bình được giặc, các mùa xuân thu tế lễ, nhân dân lên xuống khó khăn. Dân chúng tụ họp khấn xin: Đại thần ở trên đỉnh núi, dân gian cúng lễ hai mùa xuân thu đi lại khó khăn, xin được dời đền xuống nơi đất bằng. Khấn xong thì đêm ấy gió lớn nhấc nhà tranh xuống dưới xứ Phố ....  dân chúng theo nếp nhà tranh dựng lên ngôi đền để rước thần về thờ. Tục gọi là Vân Mao Hiển Thánh. Đời sau lại có loạn, giặc ngoài động kéo về ông như ong. Nhân dân lại rước thần vào khu lưng núi dựng ngôi đền gạch để thờ. Hàng năm đến ngày Mão tháng 3 cúng tế, dân Nùng đốt hương không ngớt.
Tổng cộng trước sau 72 trang chính.






[1] Trang trong [] là trang của nguyên bản chữ Hán
[2] Nguyên trang này chép không rõ ràng.
[3] Nguyên văn chép nhầm ghi là năm Tự Đức thứ 14 – 1884, nhưng năm Tự Đức thứ 14 thì phải là 1861. Chúng tôi cho rắng đây phải ghi là Hồng Đức 14 (1483) thì đúng hơn với mạch văn. - ?
[4] Đoạn này văn mạch không thông, chúng tôi chỉ bám theo từ để dịch, cần đối chiếu kiểm tra lại về sự kiện này
[5] Những chỗ ... ... là chỉ những chỗ chữ bị khuyết, rách, hoặc là những chỗ chép theo lối chữ Nôm dân tộc, chưa đọc được, chúng tôi chờ tìm hiểu thêm.
[6] Những chữ còn phân vân về âm đọc, chúng tôi bổ sung thêm trong ngoặc cách hiểu khác
[7] Chưa rõ cách đọc chữ này. Chúng tôi tạm để ? và mô tả tự dạng như trong ngoặc
[8] Chưa rõ
[9] Chưa rõ, có thể là 1 dạng kết giao người trong cùng đạo, cũng như họp 1 nhóm bạn bè đồng đạo, đồng chí hướng
[10] Những nhà có kết giao với nhau, nhà thông gia.
[11] Dâng sao giải hạn
[12] Một loại cúng
[13] Chỗ này có chú thích âm đọc bằng Quốc ngữ, chúng tôi đánh máy phụ thêm vào
[14] Chữ Nôm dân tộc, chưa rõ cách đọc thế nào
[15] Cũng là chữ Nôm dân tộc, chúng tôi tạm dựa vào hình thể chữ Hán, biết chữ nào đọc chữ nấy
[16] Nguyên có những trang bị xếp lộn, bản chụp thừa. Chúng tôi đã sắp xếp lại dịch theo đúng thứ tự. Chỉ ghi chú ra đây cho người đọc đối chiếu nguyên bản khỏi bị nhầm
[17] Chỗ này cũng bị nhầm trang. Chúng tôi đã sắp xếp lại bản dịch để đúng mạch văn.
[18] Chưa rõ. Có thể là chỗ có bướu cổ như đã nói ở đoạn trên.
[19] Chữ Nôm dân tộc, chúng tôi tạm đọc theo âm chữ Hán
[20] Tiếng Thổ, chưa rõ cách đọc. Chúng tôi tạm đọc theo âm Hán Việt
[21] Tiếng Thổ.
[22] Chưa biết là loại đặc sản gì
[23] Chưa rõ
[24] Chưa rõ
[25] Ý nói các sấch cúng bái
[26] Một đoạn tiếng Nôm dân tộc, chúng tôi tạm lược dịch chờ tìm hiểu thêm
[27] Đúng ra là Thống Thụy.
[28] Nguyên văn chép nhầm là Hưng Tông
[29] Mất chữ
[30] Nguyên văn chép nhầm là 1860

[31] Không rõ, có phải văn bản chép nhầm địa danh chăng.
[32] Mất chữ. Chúng tôi đoán là chữ Lục Đậu – Hạt đậu xanh chăng?
[33] Chữ Nôm dân tộc
[34] Chữ Nôm dân tộc
[35] Chữ Nôm dân tộc
[36] Mất chữ
[37] Mất chữ
[38] Mất chữ
[39] Hoàng Văn Quyền, Tuần án tỉnh Lạng Sơn đem quân đến tiếp ứng bị giặc đặt mai phục bắt sống được, bắt được cả voi chiến.
[40] Mất chữ, chúng tôi phỏng dịch là bị hại theo mạch văn
[41] Mất chữ
[42] Mất chữ
[43] Nguyên văn: Quang nhạc ký phân, sĩ hi hoàn tiết 光 岳 既 分 士 希 全 節 . Quang nhạc: tức là Tam quang Nhật nguyệt tinh, là nói đất trời.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét