Tranh hình minh họa: Nguồn Internet
Mễ Phất米芾–
Bái Thạch Vi huynh拜石为兄/ Lậy đá làm anh
Mễ Phất - (1051-1107年), thư họa gia đời Bắc Tống北宋, tự là Nguyên Chương元章,còn xưng là Mễ Nam Cung米南宫、Mễ Điên米癫。Tổ tiên ở đất Thái Nguyên (Sơn Tây), sau thiên cư về Tương Dương (nay là Tương Phàn, Hồ Bắc) sau lại định cư ở Đan Đồ (nay là Trấn Giang, thuộc Giang Tô). Theo một số dẫn ngôn, thân mẫu Mễ Phất là Diêm thị được sung cung Thị phụng Cao Hoàng hậu của vua Tống Anh tông, rồi làm Nhũ mẫu cho Vua Tống Thần tông khi còn nhỏ. Tống Thần tông lên ngôi không quên tình của Nhũ mẫu, tứ ban cho Mễ Phất làm Bí thư sảnh Hiệu thư lang. Nhờ ơn vua sau còn trải được bổ làm các chức úy ở Hàm Quang, trải quyền Tri quân ở Liên Thủy huyện Ung Khâu, hàm Thái Thường Bác sĩ làm quyền Tri quân ở Vô Vi. Chiếu phong Thư họa Bác sĩ, cất làm Lễ Bộ Viên ngoại lang, ra làm quyền Tri quân ở Hoài Dương. Cuộc đời làm quan do không theo trào lưu thời thế nên nhiều lần bị thăng giáng khốn khó.
Giỏi thi văn, đến mức xuất kỳ khác tục, không học đòi lối thủ cựu, lại rất tinh thông thư họa, bút thế trầm ổn mà phiêu du, đắc được bút ý của Vương Hiến chi đời Tấn. Viết thư pháp rất có cẩn trọng, “Ổn mà không tục穩不俗, Hiểm mà không quái險不怪、, Lão mà không khô老不枯、, Nhuận mà không mập 潤不肥”. Sánh cùng Tô Thức, Hoàng Đình Kiên, Sái Tương, được thiên hạ đương thời khen là Tống đại tứ đại gia: Tô-Hoàng-Sái-Mễ. Tài vẽ tranh sơn thủy nhân vật thì nổi bật riêng biệt thành nhất gia phong cách. Lại tinh sành thưởng ngoạn, giỏi lâm tập phục chế cổ, đạt đến trình độ loạn chân. Phục chế giống như thật, đến thật cũng không phân biện được. Chỉ cần thấy đồ cổ thư họa gì là sẽ tìm mọi cách thu thập bằng được mới thôi. Thừa tướng Vương An Thạch cũng yêu thích từng chép thơ của Mễ Phất đề lên quạt giấy, Tô Thức cũng yêu mến thơ của Mễ Phất. Mễ Phất ăn vận Phong độ phỏng học người thời Đường, rất là tiêu sái, ngôn ngữ thanh đạm, du dương. Đi đến đâu người ta cũng vây lại để xem. Nhưng sạch sẽ thanh khiết thành chứng, tại nơi làm thường đặt chậu để thỉnh thoảng rửa mặt, không bao giờ dùng chung đồ rửa mặt hay y phục với ai. Cử chỉ thì lại không câu thúc lễ pháp, rất là kỳ quái, bị người ta chê cười.
Mễ Phất yêu nghiên đá cũng thành giai thoại. Vua Tống Huy Tông triệu Mễ vào cung để viết thư pháp. Mễ Phất thấy trên án có cái Nghiễn đá đẹp quý nổi danh. Liền viết thư pháp làm mực vấy ra, viết xong ôm đài nghiên quỳ tâu: "Nghiên này đã bị thần làm bẩn, không thể dùng làm đồ ngự dụng nữa. Thỉnh xin Hoàng thượng cho thôi dùng Nghiên này". Tống Huy Tông nghe ra ý lời tâu, tán thưởng thư pháp của Mễ thì ban luôn nghiên đó cho Mễ. Mễ Phất tạ ơn, ôm chặt luôn đài nghiên còn mực, dây bẩn cả áo. Về nhà ôm nghiên ngủ 3 ngày đêm không rời.
Mễ Phất say mê những kỳ thạch đến mức quên hết cả việc quan, bị thượng cấp trách phạt nhưng tính ái thạch không đổi. Người ta gọi là Mễ Điên. Khi còn ở châu Vô Vi (nay là huyện Vô vi, An Huy), có 1 khối đá hình trạng thập phần kỳ dị. Nhưng khi Mễ Phất thấy nó thì vui thích cực độ, sửa chỉnh mũ áo quan phục, bái lạy nó mười phần cung kính gọi nó là Thạch Huynh Trượng. Rằng : "đá này đáng để ta phải quỳ lạy";
Có lần nghe người nói ở đâu có hình đá kỳ quái. Mễ Phất đến xem, lập tức đắc ý quên hình, quỳ lạy mà khấn: "Thạch huynh, tiểu đệ mong được gặp Thạch huynh hai chục năm nay rồi! Xin thỉnh Thạch huynh về phủ với tiểu đệ nhé";
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét