Bài viết lại và dịch theo nguồn hanviettuhoc.blog cuả Châu Hải Đường - Lê Tiến Đạt
Nguyên văn chữ Hán và Ảnh chụp
http://blog.sina.com.cn/s/blog_522592330101bzfl.html
http://blog.sina.com.cn/s/blog_72cda5270102xtni.html
http://hanviettuhoc.blogspot.com/2012/06/bai-van-bia-cua-ho-nguyen-trung-va-ngoi.html
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%93_Nguy%C3%AAn_Tr%E1%BB%ABng
Chùa Tú Phong năm
dưới chân núi Tú Phong (còn tên khác là Thứu Phong), thôn Bắc yên Hà, Hải Định,
Bắc Kinh.
Chùa xây dựng năm
Chính thống thứ 8 đời Minh (1443), trước đã có di tích chùa cũ. Văn bia Sắc tứ Tú phong tự bi năm Chính thống 8
có ghi: „Chùa Tú phong do Thái giám Cao
công Nhượng và Trụ trì Trí Thâm xây dựng“.
Trí Thâm là danh
tăng người Giao Nam (cũng gọi là Giao Chỉ, nay thuộc Việt Nam). Năm Tuyên Đức 3
(1428) đến Bắc Kinh làm Lễ Đại Quán Đỉnh với Đại Quốc sư Quảng Thiện Tây Thiên
Phật tử Trí Quang ở chùa Đại Giác núi Dương Đài, Tích Vu. Một hôm dạo cảnh đến
núi Tú Phong (thức là Thứu Phong), thấy cảnh trí tuyệt đẹp, hỏi thăm cố lão thì
đều nói là có vết chùa cũ ở đấy. Sư Trí Thâm bàn với các ông Cao Nhượng, Trần
Ngang, Hoàng Hùng, cùng quyên tiền tài góp dựng đạo tràng. Khởi dựng từ năm Quý
sửu đời Tuyên Đức (1433) đến mùa đông năm Đinh Tị đời Chính Thống (1437) thì
hoàn công. Thái Giám Cao Nhượng tâu xin với vua Minh Anh tông ban biển nghạch
là Tú Phong tự, lại năm Chính Thống thứ 8, ban lập Sắc Tứ Tú phong tự bi, văn
bia do Công bộ tả thị lang Lê Trừng(tức Hồ Nguyên Trừng, người Giao Nam soạn). Đến
đời Thanh, chùa bị hoàng tàn. Đến đời Dân quốc, các ông Lưu Trọng Lỗ, Bảo Thụy
Thần thuê đất chùa để lập Hạc Quần xã. Có tu sửa chút ít. Đến năm Dân quốc 14,
sư chùa thu lại đất bán lại cho Đạo sĩ Vương Tu Chân đổi thành Đạo quán tên là
Tu Chân Quán. Hiện vẫn còn bia Mai nhai Tu Chân quán. Năm Dân quốc thứ 17, Đạo
sĩ lại bán lại cho Luật Sư Lâm Hành Quy, lại đổi lại tên cũ (Hiện còn bia kỉ niệm,
tượng Bán thân của Lâm Hành Quy ở đó).
Lê Trừng, tức Hồ Nguyên Trừng, người Giao Nam, con cả của Hồ quý Li, sau khi chống Minh thất bại, bị bắt đưa về Bắc kinh và bị an trí ở đó đến cuối đời.
Xem thêm nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%93_Nguy%C3%AAn_Tr%E1%BB%ABng
秀峰寺
[碑额篆书]
敕赐秀峰寺碑
[碑文]
敕赐秀峰寺碑:
正议大夫、资治尹、工部左侍郎、交南黎澄撰。
将仕郎、鸿胪寺序班、括郡季淳书。
文林郎、大理寺右寺右评事、清源庄琛篆额。
京都之西去城六十馀里,有寺曰秀峰,乃太监高公让与住持僧智深之所创也。深,交南名僧,姓吴氏,自幼出家,刻苦参学,以宣德戊申来至北京,偶遇大国师吾公亲、僧录司讲经月公律、帖公定、觉义乌公显、拶公胜、纳公理、禅公忍、三公善,有同乡之谊,得礼灌顶广善西天佛子大国师,遂授心印,驻锡于旸台山大觉寺,日常遍阅大藏,久不下山,戒行精严,人多钦仰。一日,散策寺北可三里许,至于秀峰山麓,见其景致清胜,龙虎蟠旋,石壁巉岩,环拥于其后,左右双涧,交流于其前,草木蓊蔚,花果茂盛,意非凡地。乃询于野老曰:耆耇相传,此古宝刹之地也。深悲喜交并,誓以恢复圣境。高公闻而喜之,乃勇猛发心,倾竭财力为功德主,及与太监陈公昂、中贵黄公雄、阮福深、范觉寿、裴喜、金刚、阮觉省、郑智广、周普明、张福山等,同舍己赀,助师建立道场,以上祝圣躬万岁,天下太平。师乃运用心匠,布置规模,亲自服勤,以先徒侣,丰其傭食,以来众工。粤自宣德癸丑春起造,至正统丁巳冬毕工,不五六年。而山门卓荦,殿宇巍峨,丹艧晶荧,金碧焕烂,垣墙缭绕,廊庑翚飞,凡常住之攸司各有其所。太监陈公昂、阮公宗,又捐家资,印造大藏经文,庄严柜匣,留于本寺,以永其传,师皆往反阅读,励众效勤。钟鼓香灯,晨昏赞咏,以保护国土,普济群生。至正统六年三月二十一日,太监高公让以实具奏,钦蒙圣恩敕赐名额曰秀峰寺。林麓生光,僧俗改观,智深焚香稽首,言曰:“幸遇海内清平,人民富足。又因诸公同发善心,助成佛刹,致蒙恩赐万代垂光,可不刻石,以示永远。”乃命其徒谒予征文,予曰:“深师勤劳,以成佛事,诸公作福,以报上恩。”观其用心,同归至善,是宜铭。铭曰:
神州兑野,山挺秀峰。蟠龙踞虎,翕景藏风。函弘爽朗,秀气所锺。涧泉泠洌,草木丰茸。蔼然福地,俨若焚宫。梵宫伊何,有规有制。殿宇巍峨,山门壮丽。像设尊严,龙天翊卫。创者伊谁,智深住持。爰经爰始,载构载基。大善檀越,助以成之。上祝圣寿,下祐生民。福田广大,幽显沾恩。寺既成止,名亦正止。赐额金书,宠光炜炜。惟我深师,福慧兼备。第一开山,流传后裔。垂范将来,述事继志。百世于兹,有隆无替。寺以永存,铭同带励。
大明正统八年岁次癸亥孟夏佛诞日,开山住持沙门智深立石。
锦衣舍人朱兴镌。
Chính nghị Đại phu, Tư trị doãn Công bộ Tả thị lang, Giao Nam – Lê Trừng soạn.
Tướng sĩ lang, Hồng Lô tự Tự ban, Quát quận – Quý Thuần thư.
Văn lâm lang, Đại Lý tự Hữu tự Hữu bình sự Thanh Nguyên – Trang Sâm triện ngạch.
Kinh đô chi tây khứ thành lục thập dư lý hữu tự viết Tú Phong, nãi thái giám Cao công Nhượng dữ trụ trì tăng Trí Thâm sở sáng dã. Thâm – Giao Nam danh tăng, tính Ngô thị, tự ấu xuất gia, khắc khổ tham học. Dĩ Tuyên Đức mậu thân lai đáo bắc kinh, ngẫu ngộ đại quốc sư ngô công thân tăng lục ti giảng kinh, Nguyệt Công, Luật Thiếp công định giác, Nghĩa Ô công, Hiển Toản công, Thắng Nạp công, Lý Thiền công, Nhẫn Tam công phổ hữu đồng hương chi nghị đắc lễ. Quán đỉnh Quảng thiện tây thiên phật tử đại pháp sư toại thụ tâm ấn, trú tích vu Dương Đài sơn Đại Giác tự. Nhật thường biến duyệt Đại tạng, cửu bất hạ sơn, giới hạnh tinh nghiêm, nhân đa khâm ngưỡng.
Nhất nhật, tán sách tự bắc khả tam lý hứa, chí vu Tú Phong sơn lộc, kiến kỳ cảnh trí thanh thắng, long hổ bàn toàn, thạch bích sàm nham hoàn ủng vu kỳ hậu, tả hữu song giản giao lưu vu kỳ tiền, thảo mộc ông uý, hoa quả mậu thịnh, ý phi phàm địa. Nãi tuần vu dã lão, viết: Kỳ củ tương truyền thử cổ bảo sát chi địa dã. Thâm bi hỉ giao tịnh, thệ dĩ khôi phục thánh cảnh. Cao công văn nhi hỷ chi, nãi dũng mãnh phát tâm, khuynh kiệt tài lực vi công đức chủ, cập dữ thái giám Trần công Ngang, trung quý Hoàng công Hùng, Nguyễn Phúc Thâm, Phạm Giác Thọ, Bùi Hỉ, Kim Toả (Đáo?), Nguyễn Giác Mục, Trịnh Trí Quảng, Châu Phổ Minh, Trương Phúc Sơn đẳng đồng xả kỷ tư, trợ sư kiến lập đạo trường, dĩ thượng chúc thánh cung vạn tuế, thiên hạ thái bình. Sư nãi vận dụng tâm tượng, bố trí quy mô, thân tự phục cần dĩ tiên đồ lữ, phong kỳ dung thực dĩ lai chúng công. Việt tự Tuyên Đức quý sửu xuân khởi tạo, chí Chính Thống đinh tỵ đông tất công, bất ngũ lục niên nhi sơn môn trác lạc, điện vũ nguy nga, đan hoạch tinh huỳnh, kim bích hoán lạn, viên tường liêu nhiễu, lang vũ huy phi, phàm thường trụ chi du ti, các hữu kỳ sở. Thái giám Trần công Ngang, Nguyễn công Tông hựu quyên gia tư ấn tạo Đại Tạng kinh văn, trang nghiêm quỹ hạp, lưu vu bản tự dĩ vĩnh kỳ truyền. Sư giai vãng phản duyệt độc lệ chúng hiệu cần, chung cổ hương đăng, thần hôn tán vịnh, dĩ bảo hộ quốc thổ, phổ tế quần sinh.
Chí Chính Thống lục niên, tam nguyệt nhị thập nhất nhật, thái giám Cao công Nhượng thực cụ tấu, khâm mông thánh ân sắc tứ danh ngạch viết: “Tú Phong Tự”, lâm lộc sinh quang, tăng tục cải quan. Trí Thâm phần hương, khể thủ ngôn viết: “Hạnh ngộ hải nội thanh bình, nhân dân phú ấp, hựu nhân chư công đồng phát thiện tâm, trợ thành Phật sát, trí mông ân tứ, vạn đại thuỳ quang, khả bất khắc thạch dĩ thị vĩnh viễn?” Nãi mệnh kỳ đồ, yết dư trưng văn. Dư viết: “Thâm sư cần lao dĩ thành phật sự, chư công tác phúc dĩ báo thượng ân, quan kỳ dụng tâm, đồng quy chí thiện, thị nghi minh minh viết:
Thần châu đoài dã; Sơn đĩnh Tú Phong;
Bàn long cứ hổ; Hấp cảnh tàng phong;
Hàm hoằng sảng lãng; Tú khí sở chung;
Giản tuyền lãnh liệt; Thảo mộc phong nhung;
Ái nhiên phúc địa; Nghiễm nhược phạn cung.
Phạn cung y hà? Hữu quy hữu chế;
Điện vũ nguy nga; Sơn môn tráng lệ;
Tượng thiết tôn nghiêm; Long thiên dực vệ.
Sáng giả y thuỳ? Trí Thâm trụ trì;
Viên kinh viên thuỷ; Tải cấu tải ky (cơ)
Đại thiện đàn việt; Trợ dĩ thành chi.
Thượng chúc thánh thọ; Hạ hựu sinh dân;
Phúc điền quảng đại; U hiển triêm ân.
Tự ký thành chỉ; Danh diệc chính chỉ;
Tứ ngạch kim thư; Sủng quang vĩ vĩ.
Duy ngã Thâm sư; Phúc tuệ kiêm bị;
Đệ nhất khai sơn; Lưu truyền hậu duệ;
Thuỳ phạm tương lai; Thuật sự kế chí;
Bách thế vu tư; Hữu long vô thế;
Tự dĩ vĩnh tồn; Minh đồng đới lệ.
Đại Minh Chính Thống bát niên, tuế thứ Quý Hợi mạnh hạ Phật đản nhật khai sơn. Trụ trì sa môn Trí Thâm lập thạch.
Cẩm y xá nhân Chu Hưng thuyên.
Bản Dịch:
Chính nghị Đại phu, Tư trị doãn Công bộ Tả thị lang, Lê Trừng người Giao Nam soạn.
Tướng sĩ lang, Hồng Lô tự Tự ban, Quý Thuần người Quát quận viết chữ.
Văn lâm lang, Đại Lý tự Hữu tự Hữu bình sự – Trang Sâm ở Thanh Nguyên viết chữ triện trán bia.
Từ kinh đô đi về phía tây thành hơn sáu mươi dặm, có ngôi chùa tên gọi Tú Phong, vốn do quan thái giám Cao Nhượng cùng với nhà sư trụ trì là Trí Thâm sáng lập lên. Trí Thâm là bậc danh tăng ở Giao Nam vốn người họ Ngô, từ nhỏ đã xuất gia, khắc khổ học hỏi. Năm Mậu thân niên hiệu Tuyên Đức (1428) sư đến Bắc Kinh, ngẫu nhiên gặp đại quốc sư giảng kinh ở ti Tăng lục, có các ngài Nguyệt Công, Luật Thiếp biết đến. Lại nhân các ông Nghĩa Ô, Hiển Toản, Thắng Nạp, Lý Thiền, Nhẫn Tam đều là những người có tình đồng hương mà đắc lễ. Đại pháp sư là bậc Tây thiên Phật tử có lòng quảng thiện bao trùm bèn truyền cho tâm ấn và trụ trì ở chùa Đại Giác trên núi Dương Đài. Thường ngày sư đọc hết kinh Đại Tạng, suốt thời gian dài không xuống núi, giới hạnh rất tinh nghiêm, mọi người đều kính ngưỡng.
Một hôm, sư chống gậy dạo bước lên phía bắc chùa chừng 3 dặm đến sườn núi Tú Phong, trông thấy cảnh trí đẹp đẽ, hình thế như rồng cuộn hổ nằm, vách đá chon von vây bọc quanh phía sau, bên phải bên trái hai dòng suối nối dòng ở trước mặt, cỏ cây mươn mướt, hoa quả tốt tươi, ý chẳng phải nơi phàm địa. Sư bèn hỏi thăm các bậc già lão, thì thấy bảo: các cụ già truyền lại đất này vốn là nơi chùa thiêng ngày xưa. Trí Thâm vui sướng nghẹn ngào nguyền sẽ khôi phục lại nơi đất thánh. Cao công nghe được mừng lắm, bèn ra sức phát tâm, dốc hết tiền của đứng ra làm chủ công đức, cùng với thái giám Trần Ngang, trung quý Hoàng Hùng, Nguyễn Phúc Thâm, Phạm Giác Thọ, Bùi Hỉ, Kim Toả (Đáo?), Nguyễn Giác Mục, Trịnh Trí Quảng, Châu Phổ Minh, Trương Phúc Sơn, …cùng bỏ tiền riêng giúp sư xây dựng đạo trường để cầu chúc thiên hạ thái bình, đức vua muôn tuổi.
Sư bèn dụng tâm sắp đặt, bố trí quy mô, tự mình chăm chỉ tân cần để làm gương cho môn đồ, sắp đặt tiền gạo dồi dào để thợ thuyền kéo đến. Thế là từ mùa xuân năm Quý sửu niên hiệu Tuyên Đức (1433) bắt đầu khởi tạo, đến mùa đông năm Đinh tỵ niên hiệu Chính Thống (1437) thì xong, chưa tới năm sáu năm mà sơn môn chất ngất, điện vũ nguy nga, màu son chói lọi, kim bích lung linh, tường hoa quanh co, toà ngang dãy dọc, phàm những nơi thường phải có thì chỗ nào chỗ ấy đều đầy đủ. Thái giám Trần Ngang, Nguyễn Tông lại quyên góp gia tư, để in ấn Đại Tạng kinh, đầy đủ hộp tủ nghiêm trang lưu giữ ở trong chùa để lưu truyền mãi mãi. Sư (Trí Thâm) vẫn thường qua lại xem đọc luôn luôn để khuyến khích mọi người cùng chăm chỉ học tập, chuông trống hương đèn, sớm hôm tán vịnh những mong bảo hộ quốc thổ, phổ tế quần sinh.
Đến ngày 21 tháng Ba năm Chính Thống thứ 6 (1441), thái giám Cao Nhượng thực tình dâng tấu lên hoàng đế, kính đội ơn vua ban cho biển ngạch đề tên “Tú Phong Tự”, khiến cho rừng núi cũng rạng rỡ, tăng tục đều mở mắt. Trí Thâm đốt hương dập đầu bảo: “May được gặp khi trong nước thái bình, nhân dân no ấm, lại nhân các ngài cùng phát thiện tâm mà giúp thành chùa phật, nên được ơn vua ân tứ, soi sáng muôn đời, há chẳng nên khắc bia mà lưu truyền mãi về sau ư?” Bèn sai đệ tử đến chỗ tôi nhờ viết văn bia. Tôi nói: “Sư Trí Thâm khó nhọc mong nên Phật sự, các ngài lại làm việc phúc để báo ơn vua, coi chỗ dụng tâm đều cùng đến nơi cực thiện, vậy xin viết bài minh rằng:
Đồng tây Thần Châu; Núi dựng Tú Phong
Hổ ngồi rồng cuộn; Cảnh đẹp ẩn trong;
Rộng cao sáng láng; Tú khí đúc hun;
Suối khe mát rượi; Cây cỏ tươi hồng
Thực nơi phúc địa; Tựa chốn Phạn cung;
Phạn cung thế nào? Có quy có chế;
Điện vũ nguy nga; Cổng tường tráng lệ;
Tượng phật tôn nghiêm; Thiên thần bảo vệ;
Dựng cảnh là ai? Trí Thâm trụ trì;
Nào sau nào trước; Xây đắp đủ bề;
Đàn việt lòng thiện; Giúp việc chẳng nề.
Cầu chúc thánh thọ; Phù trợ nhân dân;
Ruộng phúc to lớn; Linh hiển ra ân!
Chùa đã dựng được; Danh đã lập được;
Vua ban chữ vàng; Sủng ân chói rực;
Sư Trí Thâm ta: Kiêm gồm phúc tuệ;
Đứng đầu dựng chùa; Lưu truyền hậu duệ;
Làm gương đời sau; Thuật chuyện nối chí;
Trăm đời ở đây; Thịnh hưng vẫn để;
Còn mãi chùa này; Viết minh cổ lệ
Ngày Phật đản tháng đầu mùa hạ năm Quý Hợi niên hiệu Chính Thống năm thứ 8 (1443) triều Đại Minh. Sa môn trụ trì Trí Thâm lập bia.
Cẩm y xá nhân Chu Hưng khắc.
Tết Trung Thu năm Mậu Tí
Lê Tiến Đạt - Hà Nội
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét