Thứ Tư, 4 tháng 11, 2020

Tô Thức/ Hình thưởng trung hậu chi chí luận- 刑賞忠厚之至論

。。。。。。
。。。。。。。

Thư pháp Vương Thành Nhất/ Trung Quốc/王誠書法



刑賞忠厚之至論
 

堯舜禹湯文武成康之際,何其愛民之深,憂民之切,而待天下之以君子長者之道也。有一善,從而賞之,又從而詠歌嗟歎之,所以樂其始而勉其終;有一不善,從而罰之,又從而哀矜懲創之,所以棄其舊而開其新。故其吁俞之聲,歡忻慘戚,見於虞夏商周之書。

成康既沒,穆王立而周道始衰,然猶命其臣呂侯,而告之以祥刑。其言憂而不傷,威而不怒,慈愛而能斷,惻然有哀憐無辜之心,故孔子猶有取焉。傳曰:賞疑從與,所以廣恩也;罰疑從去,所以謹刑也。

當堯之時,皋陶為士,將殺人。皋陶曰:殺之三;堯曰:宥之三。故天下畏皋陶執法之堅,而樂堯用刑之寬。四岳曰:鯀可用。堯曰:不可。鯀方命圮族。既而曰:試之。何堯之不聽皋陶之殺人,而從四岳之用鯀也?然則聖人之意,蓋亦可見矣。書曰:罪疑惟輕,功疑惟重。與其殺不辜,寧失不經。嗚呼!盡之矣。

可以賞,可以無賞,賞之過乎仁;可以罰,可以無罰,罰之過乎義。過乎仁,不失為君子;過乎義,則流而入於忍人。故仁可過也,義不可過也。古者賞不以爵祿,刑不以刀鋸。賞以爵祿,是賞之道,行於爵祿之所加,而不行於爵祿之所不加也。刑以刀鋸,是刑之威,施於刀鋸之所及,而不施於刀鋸之所不及也。先王知天下之善不勝賞,而爵祿不足以勸也;知天下之惡不勝刑,而刀鋸不足以裁也。是故疑則舉而歸之於仁,以君子長者之道待天下,使天下相率而歸於君子長者之道。故曰:忠厚之至也。

詩曰:君子如祉, 亂庶遄已;君子如怒,亂庶遄沮。夫君子之已亂,豈有異術哉?制其喜怒,而不失乎仁而已矣。春秋之義,立法貴嚴,而責人貴寬,因其褒貶之義以制賞罰,亦忠厚之至也。

LUẬN VỀ SỰ TRUNG HẬU CỰC ĐIỂM TRONG PHÉP THƯỜNG PHẠT 

Thời xưa các vua Nghiêu , Thuấn , Vũ , Thang , Văn , Võ , Thành , Khang ' sao mà yên dân , lo cho dân thân thiết và lấy cái đạo của bậc trưởng giả , quân tử đãi với dân như vậy ! Dân có một điều hay thì nhân đấy mà thương rồi lại nhân đó mà ca vịnh , tán thán để người đó vui vẻ trong lúc đầu rồi gắng sức cho đến cuối . Dân có một điều bất thiện thì nhân đó mà phạt rồi lại nhân đó mà thương xót răn bảo để người đó bỏ tật cũ mà bắt đầu một đời sống mới . Cho nên những tiếng than thở , gọi thưa , vui vẻ , bi thảm còn thấy trong sách các đời Ngu , Hạ , Thương , Chu ) . Khi vua Thành , vua Khang đã mất , Mục Vương lên ngôi thì đạo nhà Chu bắt đầu suy , nhưng nhà vua còn sai bể tôi là Lữ Hầu , khuyên phải khéo dùng hình phạt " , lời có ý lo mà không buồn , có vẻ uy mà không giận , từ ái mà lại cương quyết , có lòng xót xa thương kẻ vô tội . Cho nên Khổng Tử khen là còn khả thủ . Sách có câu : “ Muốn thưởng mà còn nghi thì cứ thưởng để mở rộng ân đức ; muốn phạt mà còn nghi thì nên tha để thận trọng về việc hình ” . Thời vua Nghiêu , ông Cao Dao làm hình quan , muốn giết người , ba lần bảo “ Giết đi ” , vua Nghiêu ba lần bảo “ Tha cho ” . Cho nên thiên hạ sợ Cao Dao giữ phép nghiêm nhặt và mừng vua Nghiêu dùng hình khoan hậu . Các quan Tứ nhạc nói : “ Cổn ” dùng được ” . Vua Nghiêu nói : “ Không được . Cổn trái mệnh và bại hoại ” . Rồi lại bảo : “ Thử đi ” . Vì lẽ gì mà vua Nghiêu không nghe lời Cao Dao bảo giết người mà lại nghe lời các quan Tứ nhạc và dùng Cổn ? Xét hai việc đó thì cái ý của thánh nhân cũng có thể thấy được rồi . Kinh Thư nói : “ Tội mà còn nghi ngờ thì nên phạt nhẹ ; công mà còn nghi ngờ thì nên thưởng hậu ; giết một người vô tội thì thà mang tiếng trái luật còn hơn ” . Than ôi ! Nói như vậy là trung hậu tới cùng cực rồi . Có thể thưởng được , lại có thể không thường được , mà cứ thưởng , là vượt cái nhân ; có thể phạt được , lại có thể không phạt được , mà cứ phạt , là vượt cái nghĩa . Vượt cái nhân thì vẫn còn là người quân tử mà vượt cái nghĩa thì là nhập vào bọn người tàn nhẫn . Cho nên nhân có thể vượt được mà nghĩa không thể vượt được . Đời xưa không lấy tước lộc để thưởng , không dùng gươm cưa để làm tội ; lấy tước lộc mà thưởng thì cái đạo thưởng chỉ thi hành ở chỗ trước lộc tặng thêm cho người ta được thôi , mà không thi hành được ; dùng gươm cưa mà làm tội thì cái uy nghiêm của hình phạt chi thi hành ở chỗ gươm cưa phạm tới được thôi mà không thể thi hành ở chỗ gươm cưa không thể phạm tới được . Tiên vương biết rằng những việc thiện trong thiên hạ không sao thưởng hết được mà tước lộc không đủ để khuyến khích mọi người , biết rằng những việc ác trong thiên hạ không thể phạt hết được , mà gươm cưa không đủ để sửa trị mọi người ; cho nên còn nghi thì nâng đỡ người ta tiến về đường nhân , lấy đạo của người quân tử , trưởng giả mà đãi thiên hạ , khiến thiên hạ dắt nhau theo về đạo của bậc quân tử , trưởng giả . Vì vậy mà bảo là rất mực trung hậu . Kinh Thi nói : “ Quân tử mà vui vẻ ( theo lời người hiền ) thì loạn mau mau dẹp ; quân tử mà giận ( khi thấy kẻ sàm ) thì loạn mau mau ngừng ” . Quân tử mà dẹp loạn , có thuật nào khác đâu ? Biết mừng giận cho hợp lúc mà không mất đạo nhân , thế thôi . Ý nghĩa trong kinh Xuân Thu là lập pháp thì cần nghiêm mà trách người thì nên khoan , nhân cái nghĩa bao biếm mà chế định thưởng phạt , đó cũng là rất mực trung hậu vậy .

Nguyễn hiến-Lê dịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét