Thứ Tư, 13 tháng 8, 2014

Bút tích chữ Hán của ông Bùi Kỉ

Bùi Kỷ 裴杞(5 tháng 1 năm 1888 - 19 tháng 5 năm 1960), tên chữ là Ưu Thiên憂天, hiệu là Tử Chương子章, là nhà giáo, nhà Nho học và nhà nghiên cứu văn hóa có ảnh hưởng trong những năm đầy biến động của lịch sử Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ 20.
Bùi Kỷ sinh ngày 5 tháng 1 năm 1888, quê ở làng Châu Cầu, phủ Lý Nhân (nay thuộc thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), trong một gia đình khoa bảng Nho học. Tổ tiên họ Bùi gốc ở xã Triều Đông, huyện Thượng Phúc, phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông (nay thuộc huyện Thường TínHà Nội). Khoảng cuối triều Lê, một nhánh họ Bùi chuyển đến ở Châu Cầu lập nghiệp. Ông nội Bùi Văn Quế (1837-1913) làm quan đến Tham trị bộ Hình thì cáo quan về quê. Cha ruột Bùi Thức (1859-1915) đỗ Tiến sĩ Nho học (1898), không ra làm quan, ở nhà dạy học và viết sách. Ông Thức có các con trai là Bùi Kỷ, Bùi Khải, Bùi Nhung, Bùi Lương, đều đỗ đạt. Một người em gái Bùi Kỷ về sau lấy chồng là nhà chính trị Trần Trọng Kim.
Từ nhỏ Bùi Kỷ, giống như nhiều trí thức khác của giai đoạn này, tiếp nhận một nền giáo dục pha trộn giữa Nho học và tiếng Phápchữ Quốc ngữ.
Năm 1909, trong lần đầu dự thi Hương, Bùi Kỷ đỗ cử nhân. Năm sau vào Huế thi Hội và thi Đình, ông lại đỗ Phó bảng và được triều đình Huế bổ đi làm Huấn đạo, nhưng Bùi Kỷ từ chối, lấy cớ phải ở nhà phục dưỡng cha và ông nội đều đang già yếu.
Năm 1912, chính quyền bảo hộ chọn cử ông sang ParisPháp học Trường Thuộc địa (École coloniale). Nhân dịp này Bùi Kỷ đi du lịch nhiều nơi ở Pháp và các nước lân cận. Ông cũng có dịp tiếp xúc với một số người Việt yêu nước và cách mạng đang lưu ngụ và làm việc ở Pháp, trong đó có Phan Chu Trinh. Năm 1914, Bùi Kỷ về nước. Ông được phủ Thống sứ Bắc Kỳ gọi lên bổ dụng nhiều lần, nhưng đều từ chối. Chịu ảnh hưởng từ chuyến đi Pháp và trào lưu tân học, Bùi Kỷ học tập hình thức sản xuất tư bản và tổ chức cho gia đình mình sản xuất hàng thủ công xuất khẩu (bông vải, tre đan), nhưng ít kết quả.
Sau khi cha và ông nội đều qua đời, Bùi Kỷ bỏ sang Quảng ChâuTrung Quốc hai năm. Ông về nước khi đã 30 tuổi, từ năm 1917 ông ra Hà Nội dạy học. Bùi Kỷ dạy tại các trường Cao đẳng sư phạm, Cao đẳng công chính, Cao đẳng pháp chính. Ngoài ra từ năm 1932, ông còn dạy trường tư cho hai tư thục Văn Lang và Thăng Long. Trường Thăng Long do một số trí thức tiến bộ và có xu hướng thân cộng sản như Phan ThanhHoàng Minh GiámĐặng Thái MaiVõ Nguyên Giáplập ra đã mời Bùi Kỷ cùng trực tiếp giảng dạy.
Ngoài việc dạy học, Bùi Kỷ còn là một nhà biên khảo, nhà sáng tác, cộng tác với một số báo chí ở Hà Nội như Nam Phong, tập san của hội Khai Trí Tiến Đức, báoTrung Bắc Tân Văn... Ông còn tham gia các hoạt động văn học xã hội của giới trí thức Hà thành như kỷ niệm 105 ngày mất thi hào Nguyễn Du (1925), lễ truy điệu chí sĩ Phan Chu Trinh ở Hà Nội (1926), phong trào truyền bá chữ Quốc ngữ...
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Bùi Kỷ là một trong số những nhân sĩ trí thức được chính phủ mới trọng vọng.
Năm 1946, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh cử Bùi Kỷ làm Phó ban lãnh đạo thanh toán nạn mù chữ, sau làm Trưởng ban Bình dân học vụ toàn quốc, là thành viên của chính phủ Việt Minh mới thành lập. Năm 1948 ông được mời tham gia Ủy ban kháng chiến hành chính Liên khu 3[1], làm chủ tịch Hội Liên Việt liên khu 3, Hội truởng hội giúp binh sĩ tị nạn liên khu 3.
Ông được chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tặng Huân chương kháng chiến hạng nhất.
Ngoài ra, Bùi Kỷ còn là Ủy viên chủ tịch đoàn ủy ban trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Ủy viên ủy ban bảo vệ hòa bình thế giới, Hội trưởng Hội Việt Trung hữu nghị.
Ông mất ngày 19 tháng 5 năm 1960 tại Hà Nội, thọ 72 tuổi.
Các công trình biên khảo của Bùi Kỷ thường gắn với nội dung dạy và học môn ngữ văn Hán Việt bậc trung học của nhà trường phổ thông Pháp - Việt ở xứ Đông Dương thuộc Pháp đương thời. Đó là các cuốn Quốc văn cụ thể (1932), Hán văn trích thái diễn giảng khóa bản (cùng soạn với Trần Văn Giáp, 1942), Việt Nam văn phạm bậc trung học (soạn chung với Trần Trọng Kim và Phạm Duy Khiêm, 1940), Tiểu học Việt Nam văn phạm (soạn cùng với Trần Trọng Kim và Nguyễn Quang Oánh, 1945). Nổi bật nhất trong số này là cuốn Quốc văn cụ thể, trình bày về các hình thức, thể tài các loại thơ văn tiếng Việt truyền thống.
Với loại sách biên khảo giáo khoa, Bùi Kỷ là một trong số những nhà nghiên cứu người Việt đầu tiên tham dự vào việc hình thành các tri thức về ngữ văn Việt vàHán-Việt, các tri thức về lịch sử văn học Việt Nam. Trước hết, Bùi Kỷ là học giả có nhiều đóng góp vào việc hiệu khảo văn bản một loạt truyện thơ Nôm các thế kỷ trước, góp phần giữ gìn và truyền lại cho đời sau. Văn bản Truyện Kiều do Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim hiệu khảo, in lần đầu 1925, đã dành được sự tín nhiệm của nhiều thế hệ độc giả. Từ những năm 1930 đến những năm 1950, Bùi Kỷ tiến hành hiệu khảo một loạt truyện Nôm khuyết danh: Trê cóc, Trinh thử, Lục súc tranh công, Hoa điểu tranh năng...
Thứ nữa, Bùi Kỷ còn có sự đóng góp quyết định trong việc khảo cứu di sản thơ chữ Hán của thi hào Nguyễn Du, trong việc xác định giá trị Truyền kỳ mạn lục củaNguyễn Dữ… Các bản dịch tác phẩm chữ Hán của tác giả Việt Nam do ông thực hiện, nổi bật là Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, bản dịch từng có vị trí đáng kể trong đời sống văn học. Bùi Kỷ còn thử nghiệm việc dịch một số tác phẩm chữ Nôm cổ điển sang chữ Hán như thơ Bà Huyện Thanh Quan hay Truyện Kiều.
Học giả Bùi Kỷ còn là cây bút sáng tác văn học ở khá nhiều thể loại: văn (nghị luận, phú, văn tế, câu đối...), thơ (thơ chữ Hán, thơ tiếng Việt). Tuy nhiên, hoàn cảnh xuất thân khiến ông không có ý định vượt ra ngoài phạm vi kiểu văn học Trung đại và trở thành một đại diện của trào lưu văn học cũ vào buổi giao thời. Giống như các thế hệ nhà nho trước kia, văn thơ Bùi Kỷ là nơi để nói chí, tỏ lòng, thể hiện thế giới tinh thần của mình trong những nét thanh cao với nhiều ưu tư lo đời, thương đời, cũng là để răn mình, răn đời. Phần sáng tác thơ mà Bùi Kỷ tập hợp thành tập Ưu Thiên đồ mặc chưa in thành sách, chỉ đăng báo ít bài, nay hầu như đã thất lạc.
Bài thơ viết trước lúc mất khoảng 20 hôm.
Theo nguồn Facebook của các bạn hiếu cổ:

Ngũ tinh hồng kỳ phi thái không
Hòa bình sứ giả thừa đông phong
Tằng qua Miến Ấn Nê tam quốc
Hòa bình giải quyết giai thu công

Hòa bình sứ giả phỏng ngã Việt
Toàn dân hoan nghênh hòa hỷ duyệt
Cảm tạ vô tư viện trợ tình
Ngã Việt chính tại đương kiến thiết

Việt Trung hữu nghị như hải thiên
Cao thâm vĩnh viễn thọ miên miên
Nguyện thướng hữu hảo nhất bôi tửu
Hồi ức liên hoan tứ niên tiền. 
Xuất tự hâm ngưỡng kính ái chí thành cụ hữu nhất chuyết dĩ đương nhất xi.
Bùi Kỉ

 Nhất cửu lục linh, tứ nguyệt nhị thập cửu ư Việt Sô hữu nghị bệnh viện.

Thứ Bảy, 9 tháng 8, 2014

Di sản Hán Nôm: Thơ đề Lục Vân động của Lê Thánh Tông

Bia đá ma nhai tại xã Nga Thiện, Nga Sơn, Thanh Hóa.
Xưa mình từng đến đây nhưng chưa được lên chỗ này. 
Nguồn Facebook của bạn bè đăng lại.
Ngự chế đề Lục Vân động
“Lục vân thâm động bích toàn ngoan,
Danh lợi trần tiêu vũ trụ khoan.
Tịch chiếu khê sơn hoa yểm ánh,
Xuân khai dương liễu điểu gian quan.
Thanh tuyền tẩy nhĩ viên tâm tĩnh,
U thất huyền đăng lộc mộng hàn.
Vô tướng hư linh cơ sự thiểu,
Hồ thiên nhật nguyệt bất thăng nhàn”. 
Hữu Thiên Nam hoàng đế đề.
Hồng Đức kỉ nguyên chi nhị thập ngũ, xuân tam nguyệt cát nhật
Trung thư giám Trung thư Xá nhân Nguyễn công Trực phụng thư.
Ngự dụng giám san thư cục chính Phạm Bảo phụng thuyên.
Phỏng dịch:
Lục Vân động thẳm, vách chon von,
Vũ trụ bao la danh lợi tan.
Trời chiếu núi khe hoa lấp lánh,
Xuân về dương liễu tiếng chim chan.
Suối trong rửa sạch, lòng vượn[1] lắng,
Nhà tối treo đèn, mộng hươu[2] tàn.
Thanh thản tâm hồn, đời ít vướng,
Trong bầu ngày tháng xiết hân hoan.
Thiên Nam hoàng đế (Lê Thánh Tông) ngự đề ngày lành tháng 3 năm Hồng Đức 25 (1494)
Trung thư giám Trung thư xá thân Nguyễn Công Trực phụng viết chữ
Ngự dụng giám san thư cục chính Phạm Bảo phụng khắc.
(Tham khảo bản dịch thơ của Lâm Giang[3])


[1] Nguyên văn viên tâm nghĩa là tâm con vượn. Thiền gia ví cái tâm con người hay động loạn như tâm con vượn nhảy nhót lung tung.
[2] Nguyên văn lộc mộng nói giấc mộng cầu hươu. Xưa điển tích coi giang sơn nhà Tần là con hươu. Con hươu của nhà Tần xổng cả thiên hạ tranh nhau cuối cùng chỉ có Lưu Bang giành được. Điển này để chỉ lòng ham danh lợi quyền uy của thế gian, khi đứng trước cảnh đẹp động tiên cũng nguội lạnh rồi.
[3] Hiệu của ông Nguyễn Văn Bến, cán bộ Viện nghiên cứu Hán Nôm. Theo nguồn Facebook PhucNguyen (https://www.facebook.com/yufu.ruan/posts/311531225683325?comment_id=311934208976360&offset=0&total_comments=17&notif_t=feed_comment_reply)


Di sản Hán Nôm: Bút tích đề Động Hồ Công

Động Hồ Công ở trong núi Xuân Đài, xã Thọ Vực, huyện Vĩnh Lộc, trấn Thanh Hóa, phía trước sát với sông Mã, cảnh trí rất đẹp. Trong động có hai pho tượng đá, tương truyền ngày trước có một ông già dắt tiểu đồng đến đây hái thuốc rồi biến mất. Vua Lê Thánh Tông từng nói trong 36 động của nước ta thì động này là động thứ nhất.
Dưới chân động có chùa Du Anh tục gọi là chùa Thông. Lần trước đến đây còn Tấm bia lớn của Phùng Khắc Khoan[1] đang nằm trong nhà dân phía đối diện đường Quốc Lộ. Nhà ấy nằm ngay dưới chân núi Xuân Đài. Bia đá thuộc nhóm bia hộp được tạc từ mỏm đá nguyên khối cao 2,5m, cả 4 mặt đều khắc chữ Hán. Nội dung bia đá khắc tên các bậc vua, chúa, hoàng thân quốc thích, quan lại trong triều đã đóng góp tiền của trùng tu lại chùa trong thời gian đó. Tên bia: “Trùng tu Xuân Đài sơn, Hồ Công động, Du Anh tự bi”, mặt sau khắc niên đại “Ngày lành tháng 10 niên hiệu Hoằng Định thứ 6 (1605)[2] Còn nhớ là nhà đó nuôi con chó to, in xong 1 mặt bia phơi ở sân nhà, con Cẩu ấy săn được con chuột ở đâu về nhằn ngay trên mặt thác bản máu nhoe nhoét. Bà Hòa[3] sợ phát Kinh.
Nay có đồng nghiệp lại vui cảnh đăng lâm, chụp nguyên hình lên Facebook. Xin đăng lại cho hàng quán thêm vui. Trích dẫn đánh máy từ nhiều nguồn khác nữa.


[1] Mình hay bị nhầm 3 cụ Lương Thế Vinh, Phùng Khắc Khoan, Lê Quý Đôn với nhau thế mới lạ. Bia đã mờ gần hết. Cứ đề tạm ai có nhu cầu tự tìm hiểu.
[2] http://thanhhoa.gov.vn/vi-vn/vinhloc/Pages/Printer.aspx?articleID=25
[3] Cán bộ Văn thư Viện Hán Nôm.

题壶公洞并引
洪德九年仲春戊子大驾发自蓝京醴江驻札时微风吹暖薄日曛晴予乘兴登舟 游壶公洞. 樊缘白石倚徙绿阴 ??? 临高渺 ??? 一章永留于石云
神錐鬼鑿萬重山
虛室高窗宇宙寬
世上公名都是夢
壺中日月不勝閒
花陽龍化玄珠墜
碧峒泉流白玉寒
我欲乗風陵絕頂
望窮雲海有無間
Đề Hồ công động tịnh dẫn.
Hồng Đức cửu niên trọng xuân Mậu tí. Đại giá phát tự Lam Kinh, Lễ giang. Trú trát thời, vi phong suy noãn. Bạc nhật huân tình. Dư thừa hứng đăng chu du Hồ Công động. Phan duyên bạch thạch, ỷ tỉ lục âm ?? lâm cao diểu ??? ...[1] nhất chương vĩnh lưu vu thạch vân.
Thần chùy quỷ tạc vạn trùng san,
Hư thất cao song vũ trụ khoan.
Thế thượng công danh đô thị mộng,
Hồ trung nhật nguyệt bất thăng nhàn.
Hoa dương long hóa huyền châu trụy.
Bích động tuyền lưu bạch ngọc hàn.
Ngã dục thừa phong lăng tuyệt đính,
Vọng cùng vân hải hữu vô gian.
Thiên Nam động chủ đề[2].
Phỏng dịch:
Đề động Hồ công và bài dẫn
Giữa xuân Mậu tí năm Hồng Đức thứ 9 (1478), đại giá từ Lam Kinh qua Lễ giang. Lúc dừng nghỉ, gió nhẹ thổi ấm, quang tạnh trời chiều, ta nhân hứng lên bờ thăm thú cảnh động Hồ công. Đường leo đá trắng, cảnh mát âm u ??? ... lên cao ... để lại 1 bài thơ mãi ghi vào đá rằng:
Thần đào quỷ đẽo núi muôn trùng,
Cửa trống nhà cao rộng thoáng không.
Cõi tục công danh toàn mộng mị,
Trong bầu ngày tháng rất ung dung[3].
Hoa Dương rồng hóa châu rơi rắc[4],
Động biếc khe tuôn ngọc lạnh lùng.
Muốn cưỡi gió trèo lên tuyệt đỉnh,
Khắp nhìn trời biển khoảng mênh mông.[5]


[1] Đọc qua ảnh nhiều chữ không rõ. Sau này xin sửa lại. Ai biết thì gửi thông tin đính chính cho, xin chân thành cảm ơn.
[2] Thiên Nam động chủ: Vua Lê Thánh Tông tự xưng Thiên Nam động chủ.
[3] Trong bầu, dịch từ câu Hồ trung nhật nguyệt壺中日月. Hồ có nghĩa là Bầu, lấy điển trong Tiên thoại, có ông già quẩy quả bầu đi ngao du. Khi nào nghỉ thì treo quả bầu lên rồi chui vào đó mà ở trong đó, nói với người là trong đó có đủ cả nhật nguyệt, đủ để tự tại rồi. Tỏ ý thành tiên thoát trần rồi. Câu thơ nói là sự nhàn nhã còn hơn cả tiên nữa. Ứng với chuyện ông già ấy mà đặt tên động là động Hồ công.
[4] Hoa Dương là địa danh trong truyền thuyết, tương truyền là nơi vua Huỳnh đế cưỡi rồng lên trời, có hạt châu đen còn rơi lại lưu dấu vết. Cũng có ý nói đắc đạo thành tiên rồi còn lưu cái cảnh lại với đời như động Hồ công này vậy.
[5] Dịch thơ tham khảo từ nguồn http://www.thivien.net/viewpoem.php?UID=VFwuFk78nehnOYmywtI3oQ
NGỰ CHẾ ĐỀ HỒ CÔNG ĐỘNG
Sách mã du du đáo động thiên,
Phan vân trực thướng phỏng hành tiên.
Nguyệt du nguyên miếu ca phong hậu,
Địa tịch hư song thái cực tiên.
Tùng quế tung hoành phân tục cảnh,
Hà sơn thu lãm nhập thi quyền.
Kỳ thanh vũ hóa hồ trung khách,
Thái vận quang phù ức vạn niên.
Thượng Dương động chủ đề. Cảnh Thống kỷ nguyên chi tứ, Tân Dậu trọng xuân bái yết tẩm lăng, hành hạnh Tây đô lưu đề nhất luật. Trung thư giám chính tự, thần Ngô (Ninh?) phụng tả.
Phỏng dịch:
NGỰ CHẾ ĐỀ ĐỘNG HỒ CÔNG
Thong thả buông cương đến động trời,
Vịn mây lên thẳng động tiên chơi.
Gió trăng cổ miếu[1] vui non nước,
Bờ cõi hư không lặng đất trời.
Tùng cúc đã chia nên khác tục,
Văn chương gác lại biết bao lời.
Bầu tiên cảnh lạ cùng tiên khách,
Vận nước hanh thông ức vạn đời.
Thượng Dương động chủ [2]đề. Tháng 2 mùa xuân năm Cảnh Thống thứ 4 [1501] tuế thứ Tân Dậu bái yết sơn lăng, trên đường đi lưu đề ở Tây Đô 1 bài. Trung thư giám chính tự là Ngô (Ninh?) phụng mệnh viết chữ.[3]


[1] Nguyên văn là Nguyên miếu.  Nói ngoài Miếu chính lập thêm miếu thờ khác bên ngoài thì gọi là Nguyên miếu. Đây có ý nói miếu lập bên ngoài của nhà Lê. Vua Hiến Tông đi ngắm trăng chơi nơi Nguyên miếu.
[2] Vua Lê Hiến Tông tự xưng là Thượng Dương động chủ.
[3] Tham khảo nguồn http://home.thuhoavn.com/?p=1654
Bút tích chúa Trịnh Sâm: Thanh Kì Khả Ái- Vẻ đẹp thanh thoát kì lạ mà đáng yêu
Bút tích Hồng Anh cư sĩ Nguyễn Nghiễm: Sơn Bất Tại Cao- Núi không phải vì cao. Lấy ý câu: Sơn bất tại cao, hữu tiên tắc danh. Nói núi này nhờ có Tiên Hồ công mà nổi danh.