Thứ Tư, 22 tháng 5, 2019

Hán Nôm hoạt kịch diễn nghĩa 2 – Lời nguyền Ngô Đức Thọ.


Hán Nôm hoạt kịch diễn nghĩa 2 – Lời nguyền Ngô Đức Thọ.
吳桐一葉落
天下共知鵝
Cành Ngô rng 1 lá
Thiên h biết chim ngay.
Tôi được 1 thời gian làm việc với Cố GS Ngô Đức Thọ. Được nghe 1 số chuyện hay ho. Nay tôi xin kể lại lời GS về bà Phó Tiến sỹ Nguyễn Thúy Nga, nguyên làm chức Phó cho GS Thọ, là người cộng tác lâu năm với GS Thọ. Mượn Ý cổ nhân hay nói: Hiểu Bá Nga không ai bằng Tử Kỳ, mà hiểu Tử Kỳ khôngai bằng Bà Nga vậy.
Bà Nguyễn Thúy Nga, nguyên sinh viên Hán Nôm Khóa 1, từ những năm còn bom đạn 1972. Vê công tác tại Viện Hán Nôm, đầu tiên bà theo dòng Dương gia tướng với thầy Dương Thái Minh, cùng đứng chung tên với Thầy bài Về văn bản Việt sử cương giám khảo lược. T/c Hán Nôm số 2/1987. Nhưng sau đó thì thầy Dương Thái Minh bị chìm lỉm luôn (chắc thầy xuất thân Trung Văn, kiến thức cổ học hơi bị hạn chế không làm lớn được). 

Sau đó bà về với Ngô gia văn phái của GS Ngô Đức Thọ, bà dịch thơ Nguyễn Quý Đức. Dịch hay lắm nhé, tôi cũng đọc sơ qua và bài chép tay lủng củng của bà. Theo định Hướng của Thầy mới – Thầy Thọ. Bà làm chuyên về Khoa cử và hoàn thành Luận án P.Ts của mình về Khoa cử. Dịch sách Quốc triều hương khoa lục với Nguyễn Thị Lâm – Cao Tự Thanh. 

Từ Khoa cử Văn, sau thời gian theo chồng đi làm ngoại giao ở nước ngoài xa về bà đổi ra nghiên cứu về Khoa cử Võ. Rồi cũng say mê cả Địa dư chí nữa. 


Nhưng thực ra tên tuổi của bà gắn với tên tuổi của Thầy Ngô Đức Thọ trong nhiều công trình. Bà giúp thầy Thọ trong Các nhà khoa bảng Việt Nam. Cùng dịch chung sách Thiền Uyển tập anh (Sách này khó nha, thế mà bà cũng dịch được, chả hiểu sao). Vì thời gian đọc sách tại Thư viện quốc gia với bà, tôi biết bà chữ nghĩa cũng Hạn chế lắm. Không phải chữ nào mà cũng đọc được đâu (Dẫn chứng kỳ sau).


Lần tái bản Các nhà khoa bảng Việt Nam. GS Thọ có hưng phấn nói với tôi là: Tôi mới là người đầu tiên đặt ra từ Các nhà Khoa bảng. Không có từ nào lột tả hết mà hay bằng từ Khoa bảng. Mình là chủ biên, thích đề tên ai làm cộng sự thì đề, cô Nguyễn Thúy Nga và anh Nguyễn Hữu Mùi, là do tôi dìu dắt chỉ bảo, tôi bỏ ra cũng được (Gs nói thế thôi chứ không bỏ). Chả nhớ là  tôi vui miệng với chị đồng nghiệp VuTLan Anh. Mà sau này người đồng nghiệp Vũ Thị Lan Anh bắn tin lại là: cô Nga và anh Mùi sẽ cho GS ra Tòa nếu bỏ tên họ đi, và không chia phần tái bản. Chuyện thế rồi cũng xong. Chắc được chia tiền rồi. Tên vẫn để.
Những năm cuối Tôi ở VN, lúc này GS Thọ đã nghỉ hưu lâu rồi. Được nghe GS Thọ nhận xét về Cộng sự Nguyễn Thúy Nga như sau: Tôi khó tính lắm, không ai làm việc được với tôi. Từ trước đến giừ chỉ có cô Thúy Nga là làm việc được. Cô này chịu được tính khó của tôi, làm việc tôi hướng dẫn cho thì  cũngđược. Nhà không thiếu gì tiền. Nhưng mà cô ý bây giờ thích làm sách. Thích đứng tên sách, chắc để tính công trình còn làm học vị học hàm nọ kia. Chứ chả có Thầy Bà gì đâu. Có lần đề xuất với tôi đem nghiên cứu Các nhà khoa bảng Việt Nam chia ra thành nhiều quyển qua các thời kỳ  ..., chia ra Tiến sỹ, đại khoa, trung khoa, ... Hương cống, Cử nhân, Tú tài .... Tôi đã nghiêm túc nói với cô ý rằng: Chừng nào tôi còn sống thì cô không được làm như thế. Các nhà khoa bảng VN gắn liền với tên tuổi của tôi. Làm sao tôi có thể đem đứa con tinh thần của tôi chẻ ra làm nhiều mảnh chỉ để lấy điểm làm sách. Tôi làm là Đại toàn, là vĩ mô chứ không phải để tính kinh phí, tính đầu sách. Các nhà nghiên cứu chân chính trên thế giới  này sẽ nghĩ gì, khi họ đọc về sự nghiệp nghiên cứu của tôi lại có những sách na ná giống nhau, với thủ đoạn ghi điểm bằng cách tách chẻ 1 đề tài lớn như vậy ra nhiều miếng hoặc là thay tên khác đi.  Với ai thì được chứ với NĐT tôi là KHÔNG (đập bàn). Cô này làm việc thì cũng được như người khác thôi nhưng do tôi hướng dẫn cho thì được, định qua mặt tôi, nói cũng có vẻ có lý đấy, nhưng không phải thế, vẫn tính toán nhỏ nhặt, tủn mủn. 
Nay tôi xem được trên Facebook, bà Nguyễn Thúy Nga đã chiêu quân mãi mã ra được 4 quyển sách có giá trị ghê ghớm: Khoa cử Việt Nam – Bà tách ra làm 4 phần như trong ảnh minh họa. 

Công trình mới mẻ thông tin bổ ích đây, không vẻ giống Các nhà khoa bảng Việt Nam của Ngô Đức Thọ, hay Trạng nguyên Tiến sỹ Hương cống Việt Nam của Bùi Hạnh Cẩn; Khoa cử và các nhà khoa bảng triều Nguyễn của Phạm Đức Thành Dũng; Khoa cử và Giáo dục Việt Nam của Nguyễn Q.Thắng; Các vị Trạng nguyên Bảng nhãn Thám hoa của Trần Hồng Đức; Khoa cử Việt Nam của Nguyễn Thị Chân Quỳnh.…
Nhưng Cái sự thể nó ngẫu nhĩ ở chỗ sách lưu bản sau khi ông Thọ qua đời ngày 30 tháng 4 năm 2019, tang lễ ngày 3/5/2019. Chưa đến 1 tháng. 

Tôi đọc được trên Facebook Nguyễn Xuân Diện là ngày 17/5/2019; Và trên Facebook Nguyễn Tuấn Cường với dòng giới thiệu trân trọng và tế nhị: Bộ sách quý dày 2.500 trang ❤ về 17.000 người ❤ đỗ THI HƯƠNG ❤ do cán bộ VNC Hán Nôm thực hiện trong 20 năm 
❤ .
Đi kèm 8 ảnh chụp có hình Các nhà Khoa bảng Việt Nam của Ngô Đức Thọ - rất mờ nhạt.

Lời giới thiệu đầu sách kèm Tri ân: Thầy Ngô Đức Thọ đứng xuống hàng thứ 2 sau ông Giáo Phan Huy Lê- Là cái ông còn chết trước đó những gần 1 năm (23/6/2018). Chả biết có đóng góp gì hay chỉ vì là ngài Chủ tịch hội đồng giải ngân của nhà nước☺️😂

Tôi nghĩ đến lời ông cụ Thọ như một lời nguyền tiên tri về người cộng sự Nguyễn Thúy Nga vậy.
Cành Ngô rụng, báo thu sang,
Chim Xanh đã vội nhẹ nhàng chia tư.
Anh Thịnh cũng Phó giáo sư
Lan Anh Tiến sĩ đã dư sức rồi
Thị Ngân về hưu thảnh thơi
Còn phần công nghệ thì mời anh Nguyên


Thứ Sáu, 17 tháng 5, 2019

Hán Nôm hài kịch diễn nghĩa 1: Vài trải nghiệm khi về công tác tại phòng Văn Bản dưới thời PGs Ngô Đức Thọ và PTs Nguyễn thụy Ngà - Viện Nghiên cứu Hán Nôm

Tôi Nguyễn Đức Toàn - Xưa mới về Viện Hán Nôm. Thạc sĩ Nguyễn Xuân Diện tỏ ra rất quý mến tôi – Thanh niên nhanh nhẹn hiền lành mà còn ngây ngô lắm. Bà Phó Tiến sỹ Nguyễn Thủy Nga lúc ấy nguyên Phó phòng Văn bản học – Xếp phó của tôi dạy tôi rằng: Đừng có giao du với thằng Diện, là người không có đạo đức, chả coi ai ra gì, viết lách ba lăng nhăng hoa bướm, không có văn phong khoa học. Chơi với nó thì hư người đi.
Ông Trịnh Khắc Mạnh Viện trưởng, sai tôi đối chiếu chữ Hán cuốn Tên Tự - tên Hiệu các Tác gia Hán Nôm. Bà Nga cũng không vui nhưng ông Mạnh là Viện Trưởng nên không dám nói. Chỉ nói là tôi làm cho Xếp thì phải kín đáo đừng có lộ liễu.

Ông Đinh Văn Minh cùng phòng Văn bản, thấy tôi trẻ người dễ sai, lại nhân viên hợp đồng rảnh rỗi, giới thiệu tôi đọc sách thư mục cho Vương Tiểu Thuẫn. Bà Nga cũng không vừa lòng, báo lại với Trưởng phòng là Ngô Đức Thọ sạc tôi 1 mẻ. Tôi hãi quá đến gặp ông Đinh. Ông Đinh cũng không dám nhờ tôi nữa- lấy lại tài liệu. 
sau nó in ra thế này đây

Ông Thọ Sai tôi đi tìm các danh từ cây-thực vật và con-động vật trong Khâm Định Việt sử thông giám cương mục. Chẳng qua để tôi không còn dư thời gian mà giao du với Ngoại bang, với người xấu nữa. Buồn bã 1 tối tôi đạp xe đến nhà ông Diện để xả buồn. Ông cười như nắc nẻ: Cậu coi tôi như cái sọt rác nhà cậu để cậu xả ấy à.  Nhưng ông còn định bồi dưỡng tôi bữa Cháo Vịt Ngã tư Sở mà tôi chối.
Tôi cũng sợ lắm. Chả dám gần gũi Nguyễn Xuân Diện nữa. Hồi ấy còn chat bằng Yahoo. Nguyễn Xuân Diện cũng chửi tôi 1 mẻ: Mày vì con Nguyễn Thúy Nga mà mày tránh tao! Nhìn thấy tao mày cứ lẩn lẩn đi. Thực ông Nguyễn Xuân Diện cũng làm khổ tôi lắm. Bữa nọ ngủ trưa cơ quan, ông vào phòng văn bản. Bà Thúy Nga vừa ra, ông đóng sặp cửa lại. Hôm sau tôi cũng lại ăn 1 bài. Rủ người khác vào phòng ngủ trưa không coi ai ra gì. Phòng Văn bản bà Nga mới là Xếp chứ.
Hồi ấy còn ít Computer lắm. Ông Nguyễn Văn Nguyên cùng phòng khuyên tôi nên đầu tư 1 cái (có ổ ghi CD) để sau này còn dùng nhiều việc. Ý ông định dẫn tôi vào đánh máy cái Tổng mục Thác bản văn Bia Việt nam hợp tác với EFEO (nhiều tiền đấy). Tôi chả hiểu. Cứ đưa thì tôi đánh. Nhưng Xếp Phó phòng góp ý sao đó: Cháu Toàn nó không thích làm ba cái trò mổ cò lách nhách vứ vỉn đâu. Ông Nguyên cũng lấy Tài liệu lại, dù tôi đã đánh được vài tờ rồi. Ôi chao ôi! Tôi đâu có nghĩ nó lớn thế. Từ đó về sau là chị Đồng Nghiệp Vũ Thị Lan Anh kiên trì miệt mài làm hết cả 22 quyển Tổng tập. 

Tôi làm Thạc sĩ. Do cơ quan sắp xếp tôi cũng chẳng tránh né. Vào bà Nga hướng dẫn: Địa Lý hành chính Hà Nội –Đề tài là của bà nghĩ ra (Bà cũng đăng ký đề tài cấp bộ liên can đến Địa Lý hành chính Hà Nội- và có thể tôi là 1 mắt xích trong ấy). Vì sau khi Đồng Khánh địa dư chí xuất bản, bà đó đang mê địa lý mà. Bà đã ra 3 sách như thế này đây:
Đứng tên cấp Bộ
Đứng tên chung với Nguyễn Kim Sơn để làm quả 1000 năm Thăng Long 
Đây là cấp Phòng, chia nhau ra mà dịch - Cái này thì có tôi tham gia 1 xíu nhỏ như cái móng tay: Dịch phần Thăng Long trong Hoàng Việt địa dư chí

Nhưng bà ý phủ nhận"rất khéo" Hoàng Việt địa dư chí không phải là của Phan Huy Chú - (vì chỉ muốn hạ cái uy tín nhỏ bé của tôi thôi mà, Tôi đâu đủ tầm mà "chơi" Phan Huy Chú cơ chứ - Nực cười vô cùng nhưng tôi cũng chả nói.)

Viện Còn luận án cuả tui thì là mà:
Thầy Lê Văn Quán lên Viện, ngồi rỉ rả: Hay làm Kinh Dịch với tớ đi. Thầy Quán vẫn thường hay thân mật với tôi thế. Tôi cũng kể vui với ai đó (chị đồng nghiệp họ Vũ) thôi, mà hồm sau bà Thúy Nga đó giằng giọng: Thích làm với thầy Quán hẳn. (ô hay ! Điên à). Nhưng lòng Giời run rủi. Chồng bà còn ham đi công cán của Bộ ngoại giao (lương cao mà) nên lại Vác Mặt đi nước ngoại. Bà cũng chẳ còn bao thời giờ nữa mà bao đồng. Nên trút tôi sang cho ông Trịnh Khắc Mạnh. Không đả động lại 1 lời (vì đã lỡ cho tôi đề tài, lại cũng đăng ký đề tài đó cho mình làm cấp bộ rồi, nên cũng buốt gan lắm). Chả biết phật ý hay làm sao? Hay tôi ăn vào cái gì của bà ý nữa. Biết cái thế nhân viên tép riu cô quạnh. Tôi cũng liều đến nhà nói chuyện cho có nhẽ. Được điều gì sai xin bà bỏ qua cho. BÀ dạy tôi phải gìn giữ đạo đức chớ sa đà theo những quân hư hỏng ở Viện Hán Nôm (quân ấy là những quân nào: 1 là NXDi ện đã nói ở trên; 2 vị hôm nay tôi mới nói đây: 2 quân đấy là: ông Đào Thái Tôn - chuyên đi đập công trình và đề tài của người khác - chính sau này dùng ông ý để giảm uy tín vốn đã nhỏ bé của tôi. Tiếp quân nữa là bà Đỗ Thị Hảo - chuyên đi đánh bắt xa bờ và nhận mình là quan chức Viện Hán Nôm - Hơ hơ!). Buồn cười là những quân ấy lại rất quý mến thân tốt với tôi (Hay là tôi cũng cùng 1 ruộc với những quân ấy? Hi ! hi !)
Bẵng đi tôi làm Thạc sĩ sắp xong. Bà còn ở Hải ngoại chưa về nhưng bà Bảo Lưu công trình Cấp bộ cũng Địa Lý Hành CHính Hà nội. Bữa tôi sắp Bảo vệ Luận án. Trong phòng có bác Đào Thái Tôn hay nhận xét phê phán mạnh, ai cũng ngại dây. Hẳn bà đã có cú Phôn từ nước ngoài về nhờ ông Đào dạy dỗ tôi thêm, nhưng Luận án tôi không mời thì ai dám đến. Nhưng có cái phốt này mới hay. Còn e tôi không mời nên tay trong là chị Đồng nghiệp VŨ Thị Lan Anh trước buổi ấy cứ nhất nhất nhắn tôi: Nhất định phải mời bác Tôn, không sau này bác ý trách cho là Sao không mời bác.
Tôi đúng là trẻ người dại tính, lại tự tin vào tình cảm của bác Tôn lắm. Tôi mời ngay. Và buổi bảo vệ của tôi thì OK đi, nhưng Ê Chề. Bác Tôn thích .ồn hơn là thích tôi, tôi chả là gì vứi bác.
(file ghi âm sẽ đính kèm)
Nay thấy Tiến sĩ Nguyễn Thúy Nga và Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện thân thiết tặng sách vở cho nhau. Thực tôi thấy là Vui lắm lắm vì những nụ cười giả tạo của Đám trí thức nước nhà. Với những thứ cũng giả dối nốt.





Một mình lặng ngắm bóng Nga
Nỗi gần chưa tỏ, nỗi xa bời bời
Trông đây càng tỏ mặt người
Suối vàng hẳn cũng mỉm cười Chàng Ngô