Chủ Nhật, 26 tháng 6, 2022

Chuyện vui Thế giới: Putin-Hoàng đế cởi trần

 



Ha ha! Các nhà lãnh đạo G7 đem Putin ra làm trò cười. Ông tóc vàng Johnson thủ tướng Anh-cát-lợi giễu cợt trò lố cởi trần cưỡi ngựa của Putin: (Ông ta- Putin) Mặc áo vào ? Rồi lại cởi áo ra? chúng ta cũng nên cởi hết ra chứ ... Cho ông ta biết là HÀNG HỌ của chúng mình cũng cứng hơn ông ta chứ nhỉ? 

Còn chàng Trudeau Đông Joang của Gia-nã-đai: Chúng mình nên nude hết phần bên trên khi cưỡi cái gì đó đi! 

Lão hói Scholz của Đức-ý-chí: May cho nước tui là đến nhiệm kỳ của tui chứ để bà Markel mà nude ra thì CHẾT! 

Cậu Nhỏ Marcon của Pháp-lang-sa khoai sắn to, uỵch cả bà Giáo viên lấy bả làm đệ nhất phu nhơn, nguây nguẩy tay: Thui! Thui! Tui chỉ Nude bên trên thôi! Bên dưới khép hờ lại! Đừng làm xấu hổ Putin nữa!





Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2022

Vương quốc Duy/ Hiểu bộ


Rời quê bỏ nghiệp lâu ngày,
Quyết buông chữ nghĩa dựng xây hoà bình
Chữ hoà ở trong gia đình 
Dửng dưng nhân thế cứ bình thường thôi 
Xa xôi xa cả tình người 
Từ nay thôi nhé CHỈ CHƠI TÂY-ĐẦM 
Thân thương ai muốn hỏi thăm 
Thờ ơ lãnh đạm: BẠN NHẦM BẠN ƠI! 
Việt Tây là nước xa xôi 
Không có liên hệ với người việt nam! 
Hứng ra tuỳ dạo bờ nam
Quanh quanh liễu rủ thanh nhàn nghỉ ngơi
Nhờ mưa bách thảo sinh sôi 
Nhờ cơn gió mát phục hồi sức Xuân
(Theo bài từ của 王國維)


 Bốn mùa yêu nhất có mùa xuân,

Hào khí cuồng tình thủa thanh niên.

Đã cùng chim cò giao hẹn sẵn,

Ngại gì sương lạnh sớm đưa chân.

王国维


Thứ Năm, 23 tháng 6, 2022

Thích hàm Thị / Mộ Xuân




 Một mình biết một mình hay,

Một mình đứng giữa đắng cay cuộc đời.

Một mình giữa đất giữa trời,

Giữa bao la chẳng một lời với ai.

Non sâu tự biết ngày dài,

Oanh vàng sớm hót én Mai muộn về.

Mỏng chăn chân duỗi tứ bề,

Thế gian chiếu ấm ham gì của ai! 

釋凾是

Việt Tây hoan nam phụ nguyên thị diễn âm / tháng trọng hạ Đức ý chí 2022

Thứ Ba, 21 tháng 6, 2022

/ĐỊNH CHẾ VÀ MÔ THỨC SẮC PHONG THẦN TRIỀU NGUYỄN / ĐINH THANH HIẾU/

ĐỊNH CHẾ VÀ MÔ THỨC 

SẮC PHONG THẦN TRIỀU NGUYỄN


ĐINH THANH HIẾU*

Tóm tắt: Sắc phong thần 神敕 là một loại hình văn bản hành chính của các triều đại quân chủ Trung Hoa và một số quốc gia nằm trong ảnh hưởng của văn hóa Hán. Thần khi được sắc phong tức là được sự nhìn nhận của triều đình tư cách 正神 Chính thần, 福神 Phúc thần và được liệt vào 祀典 tự điển (điển lễ tế tự) với một phẩm trật nhất định cùng các 美字  mỹ tự nằm trong sự quản lý của Bộ Lễ triều đình.Hiện tại trên thực tế tại Việt Nam, sắc phong thần của triều Nguyễn còn lại số lượng lớn nhất. Định chế phong tặng bách thần cũng như mô thức sắc phong thần triều Nguyễn được điển phạm hóa cao độ. Bài viết tập trung tìm hiểu định chế, mô thức và đặc điểm văn từ của sắc phong thần triều Nguyễn.

Từ khóa: Sắc phong thần, định chế, mô thức

Abstract: The godship-recognition decree (神敕) was a type of administrative document awarded by Chinese dynasties and several other nations under Chinese culture influence. When a God was awarded this decree He or She was recognized by the imperial court as a Major God (正神)  or an Auspicious God (福神). He or She then was listed in the imperial court’s codex of worship (祀典) with a certain title and a honorable address (美字) managed by the Ministry of Rites. In Vietnam, nowadays, the remains of Godship-regonition decrees mostly belong to Nguyen Dynasty. The rules of recognizing gods as well as the format of the godship-recognition decree were highly officialized by Nguyen Dynasty. This paper studies the rules, the format and writing features of the Nguyen Dynasty’s godship-recognition decrees.

Keywords: Godship-recognition decree, rules, format


 

S

ắc 敕 là một loại hình văn bản hành chính trong quản lý nhà nước của các triều đại quân chủ Trung Hoa và một số quốc gia nằm trong ảnh hưởng của văn hóa Hán. Sắc, ngoài chức năng phong tặng phẩm trật cho bề tôi theo định chế của từng triều đại, còn có một chức năng khác, đó là dùng để phong tặng bách thần. Theo quan niệm truyền thống của thể chế chuyên chế Trung Hoa (và các nước trong ảnh hưởng), thiên tử nhận mệnh trời trị thiên hạ, ngoài tư cách là chủ sở hữu tất cả hiện hữu dưới gầm trời “Phổ thiên chi hạ, mạc phi vương thổ; suất thổ chi tân, mạc phi vương thần 溥天之下莫非王土 率土之

濱莫非王臣” (Dưới gầm trời không gì không phải đất đai của thiên tử; suốt khắp đất đai bờ bến, không ai không phải bề tôi của thiên tử) (Kinh Thi - Bắc sơn) thì còn là chủ của bách thần trong thế giới u linh “Bách thần nhĩ chủ hĩ 百神爾主矣” (Bách thần ngài làm chủ) (Kinh Thi - Quyền a). Bách thần có 


nhiệm vụ phải “hiệu linh 效靈” (dốc sức linh ứng), “hiệu thuận 效順” (dốc sức thuận theo) phù trợ cho thiên tử, vị đại diện của trời dưới trần gian. Như thế, bách thần cũng có tư cách bầy tôi (trong thế giới u linh) và nhiệm vụ “âm phù 陰扶” cho thiên tử cùng với các bầy tôi trên nhân gian đảm nhận chức năng “dương trợ 陽助”. Với quan niệm như thế, bách thần cũng phải được nhận sắc phong của nhà vua để chính thức hóa danh phận và ngôi thứ của bách thần cũng phỏng theo quan giai cõi người mà chia ra phẩm trật Thượng đẳng thần 上等神, Trung đẳng thần 中等神, Hạ đẳng thần下等神 cùng các duệ hiệu 睿號, mỹ tự 美字 thông qua các đạo sắc phong. Thần khi được sắc phong tức là được sự nhìn nhận của triều đình tư cách Chính thần 正神, Phúc thần 福神 và được liệt vào tự điển 祀典 (điển lễ tế tự) với một phẩm trật nhất định nằm trong sự quản lý của Bộ Lễ triều đình. Các duệ hiệu, mỹ tự của thần có thể được tăng thêm hoặc phẩm vị của thần có thể được nâng cấp nhờ vào các dịp khánh điển quốc gia hay sự hiệu linh đặc biệt của thần thông qua các đạo sắc được ban tặng. Và ngược lại, nhà vua cũng có thể giáng truất hay tiêu thu sắc phong của bách thần khi cần thiết.  

Về việc sắc phong bách thần ở Việt Nam, thư tịch sớm ghi chép về việc này là sách Việt điện u linh 越甸幽靈. Theo đó thì từ năm Trùng Hưng thứ nhất thời Trần Nhân Tông (1285) bắt đầu có sắc phong mỹ tự duệ hiệu cho một số vị thần. Tiếp theo đến các năm Trùng Hưng thứ 4 (1288) và Hưng Long thứ 20 (1312) có gia phong thêm các mỹ tự. Như vậy việc sắc phong và gia phong mỹ tự cho bách thần, theo ghi chép còn lại thì đã là điển lệ có ít nhất từ thời Trần. Tuy nhiên, một số đạo sắc sớm ít ỏi còn lại đến nay trên thực tế chỉ có niên đại Lê sơ và Mạc. Hiện tại, sắc phong thần chủ yếu còn lại là niên đại Lê Trung hưng, Tây Sơn và Nguyễn. Trong đó, sắc phong thần triều Nguyễn chiếm số lượng nhiều nhất và cũng được điển chế hóa nhất. Bài viết này đề cập đến một số nội dung cơ bản về định chế và mô thức sắc phong bách thần triều Nguyễn.

1. Định chế sắc phong thần triều Nguyễn

Trong triều Nguyễn, sắc phong thần được điển chế hóa cao độ, với tính công thức rất cao, đặc biệt từ triều Minh Mệnh trở về sau. So với sắc phong thần triều Lê, sắc phong thần triều Nguyễn đơn giản hơn về phương diện hình thức cũng như ngắn gọn, quy chuẩn hơn về phương diện mỹ tự, danh xưng phong tặng cho bách thần. Các thần được liệt vào tự điển để được cho phép phụng thờ và ban sắc cũng được rà soát, chỉnh đốn nghiêm ngặt.

Sắc phong thần triều Nguyễn có thể chia ra làm hai trường hợp chính, tạm gọi là sắc gia phong mỹ tự và sắc không gia phong mỹ tự. Sắc gia phong mỹ tự là tăng thêm mỹ tự cho bách thần, hoặc nâng cấp bậc bách thần từ hạ đẳng lên trung đẳng lên thượng đẳng. Tuy nhiên, số mỹ tự phong tặng cho bách thần của triều Nguyễn được hạn chế chứ không “nhũng trường” dài dòng rối rắm như mỹ tự bách thần triều Lê. Triều Nguyễn cũng quy định chỉ dùng các danh xưng Thần 神, Tôn thần 尊神, … Chi thần 之神, Trung đẳng thần中等神, Thượng đẳng thần 上等神… để phong tặng, tuyệt đối cấm dùng các danh xưng Đại vương, Công chúa… như triều Lê (trừ những trường hợp đặc biệt rất ít theo điển lệ đặc chuẩn). Sắc không gia phong mỹ tự thường ban vào một số dịp khánh điển, chỉ đặc chuẩn vẫn cho phụng sự thần như cũ để “dụng chí quốc khánh nhi thân tự điển 用誌國慶而申祀典” (dùng để kỷ niệm dịp quốc khánh mà mở rộng điển chế tế tự).

Tra cứu trong Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ về điển lễ sắc phong thần kỳ, Thế Tổ Cao hoàng đế, năm Gia Long thứ 3 (1804), nhà vua chuẩn lời nghị: “Phàm nhân thần hiện có họ tên công trạng, thiên thần có sự tích rõ rệt và danh thần ở các núi sông, cùng hiện có sắc phong thì liệt làm hạng trên (thượng đẳng). Thứ đến là nhân thần có họ tên mà công trạng chưa được rõ rệt, sắc phong có quan tước mà họ tên thất truyền, hoặc hiện có ghi quan tước họ tên mà sắc phong thì liệt vào hạng giữa (trung đẳng). Lại thứ nữa như sắc phong tuy còn mà sự tích mai một, nhưng xét các mỹ tự là chính thần, thì liệt ở hạng dưới (hạ đẳng). Đến như lúc còn sống làm sự nhơ nhuốc và tà dâm, những tinh khí ma quỷ gỗ đá, những loài côn trùng quái vật, phàm thuộc vào sự bất chính, đều nên tước bỏ”.1

Thánh Tổ Nhân hoàng đế, năm Minh Mệnh thứ 2 (1821) chuẩn lời tâu: “Đế vương hậu phi các đời ở Bắc thành, đã có sắc tặng của triều Lê và năm Gia Long thứ chín khâm ban sắc chỉ, thì chuẩn cho các xã thôn vẫn phụng sự, khâm ban sắc chỉ đều một đạo. Lại thiên thần, thổ thần, sơn thần, thủy thần đắc đạo thành tiên, vẫn có linh ứng, và các nhân thần vốn là tướng văn tướng võ các đời Đinh, Lê, Lý, Trần cho đến các tướng khai quốc và trung hưng đời Lê trở về trước, hoặc lúc sinh thời giữ lòng trung, làm việc nghĩa; có công đức rõ rệt; hoặc sau khi mất đi, trừ tai ngăn nạn vẫn nổi tiếng thiêng liêng, đã có tặng sắc của triều Lê, thì ban tặng mỹ tự các hạng thượng, trung, hạ có khác nhau, cấp cho sắc phong đều một đạo”2. Lại xuống chỉ dụ: “Phàm thần hiệu ở hạng trên thì tặng ba mỹ tự, là Thượng đẳng thần. Ở hạng giữa thì tặng hai mỹ tự, là Trung đẳng thần. Ở hạng dưới thì tặng một mỹ tự, là …chi thần”3. (Vẫn theo lệ đời Lê, mỗi chữ mỹ tự là hai đơn vị chữ, như  Hậu sinh 厚生 Lợi dụng 利用 Thùy ân 垂恩 là ba mỹ tự; Khiết hạnh 潔行 Hồng danh 洪名 là hai mỹ tự, Bác lãm 博覽 là một mỹ tự). Như vậy, giai đoạn đầu, số mỹ tự triều Nguyễn quy định so với triều Lê là rất hạn chế. Trong việc kế thừa các mỹ tự thần hiệu triều Lê cũ, triều Nguyễn cũng có quy định: “Các thần hiệu mới được ban tặng mà những mỹ tự trong các sắc cũ có ba, bốn mươi chữ, hoặc đến một, hai trăm chữ, phần nhiều là trùng lặp, chắp vá thì nhiều các sắc cũ, chỉ trích lấy những chữ nguyên tên hiệu cũ của vị thần ấy, viết rõ vài câu mới”4. Ví dụ thực tế, tại đình Thanh Nga, xã Hoằng Trinh, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, mỹ tự duệ hiệu cho vị thần Gia bác Dương vũ 嘉博

揚武, đạo sắc cuối triều Lê năm Chiêu Thống thứ nhất (1787) phong tặng là: Gia bác Dương vũ Phù tộ Hậu đức Chí nhân Thông minh Duệ trí Triệu mưu Tá tích Hoành hưu Tuy lộc Hiển đức Phong công Tích phúc Tập tường Khang dân Hộ quốc Trợ thắng Tế trị Phù vận Tế thế Cương kiện Trung chính Thuần túy Ôn cung Khoan hậu Từ tường Thông minh Chính trực Tích hỗ Tuy khánh Dương linh Hiển ứng Anh uy Duệ đức Uyên thông Bác huệ Tuy thành Hoằng nghị Địch triết Tuy du Đại vương 嘉博揚武

扶祚厚德至仁聰明睿智肇謀佐辟宏休綏祿顯德豐功錫福集祥康民護國助勝濟治扶運濟世剛健中正純粹温恭寬厚慈祥聰明正直錫嘏綏慶揚靈顯應英威睿德渊聰博惠綏成弘毅迪哲綏猷大王 thì đạo sắc đầu tiên của triều Nguyễn ban tặng cho vị thần này năm Minh Mệnh thứ 5 (1824) chỉ định danh vị thần này với nguyên hiệu đầu tiên là Gia bác Dương vũ chi thần 嘉博揚武之神 (bỏ hiệu đại vương), và đổi phong hiệu mới là Tuấn liệt chi thần 駿烈之神, tức là chỉ có một mỹ tự, cũng tức là thuộc Hạ đẳng thần theo định chế.

Hiến Tổ Chương hoàng đế, năm Thiệu Trị thứ 2 (1842) quy định: “Các thần hiệu trong cả nước, hoặc đã phong, hoặc chưa phong, gián hoặc có những chữ nguyên viết là đại vương 大王, thánh phi 聖妃, công chúa 公主 và công hầu quý phủ, trừ ngoài ra một vị Liễu Hạnh công chúa đã phụng thánh chỉ cho vẫn để hiệu cũ, và đế vương, thân phiên các đời được phong tước ấy, cùng khai quốc công thần đời trước, nguyên có tước hiệu, đều theo như cũ mà viết vào. Còn thì đều chiểu tùy văn nghĩa đổi những chữ làm tôn thần 尊神, chi thần 之神, phủ quân 府君, phu nhân 夫人 để chính tên gọi”5 “Lại phàm những thần kỳ đáng được phong tặng, lần này vâng lệnh viết sắc văn, những vị nào năm trước đã được phong tặng, không cứ là hàng trên, hàng giữa, hàng dưới, đều gia phong hai chữ ở bên dưới mỹ tự được tặng trước. Như lần này những vị thần mới được phong tặng mà chưa có mỹ tự tặng trước, thì đều tùy dương thần, âm thần, cùng thiên thần, thổ thần, sơn thần, thủy thần, nhân thần mà phân biệt mỹ tự, để làm tên thụy chung cho các thần hiệu ấy, ghi viết tất cả một lượt, không phải nhất thiết nghĩ riêng, cho khỏi phiền phức”6. Như vậy, vào đời Thiệu Trị đã có ý muốn định mỹ tự duệ hiệu chung cố định từng loại cho thần kỳ. Tuy nhiên, Hội điển không ghi cụ thể, có thể chưa có một chỉ dụ ban bố chính thức cho việc này. Phải đến triều Tự Đức, vấn đề này mới được điển phạm hóa.

Dực Tông Anh hoàng đế, năm Tự Đức thứ 3 (1850), vua chuẩn lời nghị: “Vị nào liệt ở Thượng đẳng thì thiên thần gia tặng chữ Túy mục 粹穆, thổ thần gia tặng chữ Hàm quang 含光, sơn thần gia tặng chữ Tuấn tĩnh 峻靜, thủy thần gia tặng chữ Hoành hiệp 浤洽, dương thần (nhân thần nam) gia tặng chữ Trác vĩ 卓偉, âm thần (nhân thần nữ) gia tặng chữ Trang huy 莊徽. Vị nào liệt ở Trung đẳng thì thiên thần gia tặng chữ Linh thúy 靈邃, thổ thần gia tặng chữ Tĩnh hậu 靜厚, sơn thần gia tặng chữ Tủng bạt 聳拔, thủy thần gia tặng chữ Uông nhuận 汪潤, dương thần gia tặng chữ Quang ý 光懿, âm thần gia tặng chữ Trai thục 齋淑. Vị nào liệt ở Hạ đẳng thì thiên thần gia tặng chữ Thuần chính 純正, thổ thần gia tặng chữ Đôn ngưng 敦凝, sơn thần gia tặng chữ Tú ngực 秀嶷, thủy thần gia tặng chữ Trừng trạm 澄湛, dương thần gia tặng chữ Đoan túc 端肅, âm thần gia tặng chữ Nhàn uyển 嫻婉. Mỗi thần hiệu đều gia tặng hai chữ, các thần hiệu dự ở phong tặng đều xét từng hạng viết điền vào, nhưng trong khi viết sắc, đem cả những chữ tích phong trước kia và mỹ tự gia tặng lần này viết liền, cho hợp với việc làm trước”7.

Như vậy, đến năm Tự Đức thứ 3 (1850), duệ hiệu mỹ tự của bách thần đã được định rõ theo loại với công thức chung. Căn cứ vào đó, chỉ cần qua duệ hiệu mỹ tự là ta có thể biết được vị thần đó thuộc về loại thần nào (thiên thần, thổ thần, sơn thần, thủy thần, dương thần, âm thần) và thuộc đẳng nào (thượng đẳng, trung đẳng, hạ đẳng). Ví dụ bất cứ vị thần nào duệ hiệu được sắc phong là Túy mục tức là Thượng đẳng thiên thần, là Trang huy tức là Thượng đẳng âm thần, là Uông nhuận tức là Trung đẳng thủy thần, là Tủng bạt tức là Trung đẳng sơn thần, là Đôn ngưng tức là Hạ đẳng thổ thần, là Đoan túc tức là Hạ đẳng dương thần… Tuy nhiên, về số mỹ tự, năm Minh Mệnh thứ ba (1822) đã có chuẩn hạn định số mỹ tự phong cho các đẳng thần, nhưng sau lại có lệ “mỗi thần hiệu đều gia tặng hai chữ, các thần hiệu dự ở phong tặng đều xét từng hạng viết điền vào, nhưng trong khi viết sắc, đem cả những chữ tích phong trước kia và mỹ tự gia tặng lần này viết liền, cho hợp với việc làm trước” của năm Tự Đức thứ 3 (1850), nên số mỹ tự lại tích lũy qua các đợt phong tặng, dẫn đến dịp khánh điển ngũ tuần đại khánh năm Tự Đức thứ 31 (1878), Bộ Lễ kính tuân ân chiếu nghĩ gia phong mỹ tự cho bách thần, vua phải châu phê: “Trước nay danh hiệu của các thần đã phong tặng được bao nhiêu chữ, nay lại mỗi khi nhân ngày quốc lễ lại xin gia tặng mỹ tự hẳn đến chồng chất không còn chữ gì thêm được đến nỗi thành ra vô nghĩa, ân tặng trở nên khó nghe mà thành ra mị thần, không đáng làm. Cứ mỗi lần vậy lại viết sắc phong ban cấp, cảm thấy rất mực phiền toái, rồi sai sót uổng phí vô ích. Khâm thử!”8. Đình thần vì thế dâng Phiến xin “các thần kỳ trong cả nước đều cấp mỗi xã đều một đạo sắc phong cho dương thần và một cho âm thần (dùng giấy sắc vẽ rồng bạc hạng ba), thôi không phong thêm mỹ tự nữa. Kính được chỉ chuẩn y”9. Đó cũng lẽ cũng thành tiền lệ về sau khi ban sắc các dịp khánh điển thường chỉ là “đặc chuẩn y cựu phụng sự dụng chí quốc khánh nhi thân tự điển 特準依舊奉事用誌國慶而

申祀典” (đặc chuẩn phụng thờ như cũ để kỷ niệm dịp quốc khánh mà mở rộng điển lễ tế tự), mà không gia phong mỹ tự. Do những quy định hạn chế như vậy của triều đình nên mỹ tự duệ hiệu bách thần được tặng phong đời Nguyễn so với đời Lê tinh giản hơn rất nhiều, cùng lắm mỗi vị thần được gia tặng đến năm, sáu chữ mỹ tự (tức khoảng 10 đến 12 đơn vị chữ) là nhiều, không đến hàng chục hàng trăm chữ như thần hiệu đời Lê Trung hưng.

Đặc biệt, đợt phong tặng bách thần năm Đồng Khánh thứ nhất (1886), tất cả thần kỳ trong toàn quốc đều được ban thêm chung một mỹ tự là Dực bảo trung hưng 翊保中興. Sách Đại Nam thực lục chính biên đệ lục kỷ, về năm Đồng Khánh thứ nhất có chép: “Bộ Lễ tâu nói: Lệ trước, khi gặp ân điển, các thần đều gia phong mỹ tự. Nay ân điển phong tặng, xin nên chiểu chuẩn chỉ của tiên đế năm Tự Đức thứ 31, ân cấp mỗi vị một đạo, mà đình gia phong mỹ tự. Vua bảo rằng: “Tiết đại khánh và các lễ tiết có luôn, duy đại lễ tấn quang, trăm năm mới gặp một lần, nên gia tặng tất cả bốn chữ “Cộng bảo Trung hưng 共保中興” để tỏ sự mong mỏi, cảm kích, còn thì theo thế làm việc, rồi lại cho chữ Cộng 共 đổi làm chữ Dực 翊”10. Trường hợp này rất đặc biệt, bách thần toàn quốc cùng gia chung một duệ hiệu, khiến cho thực tế hiện tại duệ hiệu Dực bảo Trung hưng là phổ biến nhất trong bách thần. Nhưng cần lưu ý, nó chỉ xuất hiện từ năm Đồng Khánh thứ nhất mà thôi. Cảnh Tông Thuần hoàng đế cho rằng vận nước suy sụp giữa chừng, nay được chấn hưng trở lại (trung hưng) cũng có công góp phần hiệu linh trợ thuận của bách thần nên gia thần hiệu Dực bảo Trung hưng (Giúp đỡ bảo hộ công cuộc trung hưng) cho thiên hạ bách thần.

Sau đợt này, có hai đợt ban cấp thần sắc đại quy mô nữa là dịp tấn quang đại lễ năm Duy Tân thứ nhất (1907) và đợt Tứ tuần đại khánh của Hoằng Tông Tuyên hoàng đế năm Khải Định thứ 9 (1924). Số thần sắc hiện còn của hai đợt gia tặng quy mô này ở các địa phương còn tương đối phổ biến.

Tính quy chuẩn thành điển phạm của mỹ tự duệ hiệu bách thần đến đời Nguyễn được tuân thủ nghiêm ngặt theo loại hình thần và đẳng cấp thần, với điển phạm của ngữ nghĩa và thể thức văn bản Hán văn. Như chữ Túy mục 粹穆 là thuần túy u huyền, ý nghĩa liên quan đến trời, dùng để ban cho thiên thần hạng Thượng đẳng. Chữ Linh thúy 靈邃 là linh thiêng sâu thẳm, cũng là tính từ liên quan đến thiên đạo (nhưng ý nghĩa tế vi thì không tôn quý bằng chữ Túy mục), dùng để ban cho thiên thần hạng Trung đẳng. Chữ Hàm quang 含光 là ngậm chứa muôn vật mà biến hóa rạng ngời (Hàm vạn vật nhi hóa quang 含萬物而

化光) thuộc về Khôn đạo - đạo đất (chữ trong Kinh Dịch) dùng để ban cho thổ thần hạng Thượng đẳng. Chữ Tĩnh hậu 靜厚 là tĩnh lặng dầy dặn cũng là thuộc tính của đất, nhưng so về từ tảo thì không được “chính nhã” bằng chữ Hàm quang 含光, được dùng để ban cho thổ thần hạng Trung đẳng. Hay phong cho dương thần (thuật ngữ trong Hội điển triều Nguyễn, chỉ các nam nhân thần) bằng các mỹ liên quan đến đức với thuộc tính nam, như Trác vĩ 卓偉, Quang ý 光懿, Đoan túc 端肅; phong cho âm thần (chỉ các nữ nhân thần) bằng các mỹ tự liên quan đến đức với thuộc tính nữ, như Trang huy 莊徽, Trai thục 齋淑, Nhàn uyển 嫻婉… Trong từng đẳng, ý nghĩa tinh tế của chữ có khác nhau. (Sau này một vài mỹ tự phạm vào chữ húy có bị đổi, chẳng hạn trong thực tế một số đạo sắc thời Khải Định, mỹ tự Trai thục 齋淑 đổi là Trai tĩnh 齋靜 do kiêng húy Khôn Nghi hoàng thái hậu, Nhàn uyển 嫻婉 đổi là Trinh uyển 貞婉 do kiêng húy Khôn Nguyên hoàng thái hậu…). Các thần hiệu bị coi là quê kệch, hoặc dùng các chữ Nôm tương đối phổ biến trong sắc phong thần triều Lê Trung hưng như Chàng Cả, Chàng Ba, Ông Già Nuôi… cơ hồ đã bị loại bỏ hẳn trong sắc phong thần triều Nguyễn.

Về thể thức văn bản sắc phong, xét trong Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, năm Tự Đức thứ 3 (1850) cũng quy định về thể văn cấp sắc chỉ cho các thần kỳ và thể văn tặng sắc cho các thần kỳ. Đây là những mẫu chuẩn ban đầu, các dạng mẫu thần sắc khác nhau của triều Nguyễn sau đó cơ bản tuân thủ mô thức chuẩn đã được quy định này, những xuất nhập không nhiều.

Cụ thể:

Thần kỳ sắc chỉ văn thức

Thể thức văn sắc chỉ cho thần kỳ (Sắc chỉ là ban cho địa phương cho phép phụng thờ thần kỳ)

Sắc chỉ: 

Thừa Thiên phủ hệ thuộc kỳ nội, tòng tiền kiến hữu chuyên từ phụng sự Quan Thánh Đế Quân, hộ quốc tý dân, hiển hữu công đức, tiết mông ban cấp sắc chỉ chuẩn hứa phụng sự. Tứ kim phi ưng cảnh mệnh, chi thiệu tiền du, đặc chuẩn y cựu phụng sự, dụng đáp thần hưu.

Khâm tai!

敕旨承天府係屬畿內從前建有專祠奉事關聖帝君護國庇民顯有功德節蒙頒給敕旨準許奉事肆今丕膺耿命祇紹前猷特準依舊奉事用答神庥欽哉

Sắc chỉ: 

Phủ Thừa Thiên thuộc vào kinh kỳ, trước đây đã dựng đền riêng phụng sự Quan Thánh Đế Quân, bảo hộ nước, che chở dân, có công đức rõ rệt, đã  được đội ơn ban cấp sắc chỉ chuẩn cho thờ phụng. Nay trẫm cả nhận mệnh trời, kính noi phép trước, đặc biệt chuẩn cho vẫn được thờ phụng như cũ, để đáp lại phúc của thần!

Kính đấy!

Thần kỳ tặng sắc văn thức

Thể thức văn sắc tặng cho thần kỳ (Sắc tặng là ban cho thần để gia phong mỹ tự hoặc đẳng cấp)

Sắc:

Nam Hải long vương, nguyên tặng Chiêu minh Huệ tế Viêm phương Tĩnh an Quảng lợi Thượng đẳng thần, hộ quốc tý dân, nẫm trứ linh ứng, tòng tiền kiến hữu chuyên từ, tiết mông ban cấp tặng sắc chuẩn hứa phụng sự. Tứ kim phi ưng cảnh mệnh, miến niệm thần hưu, khả gia tặng Chiêu minh Huệ tế Viêm phương Tĩnh an Quảng lợi An hiệp Thượng đẳng thần. 

Thần kỳ tướng hựu bảo ngã lê dân.

Khâm tai!

敕南海龍王原贈昭明惠濟炎方靜安廣利上等神護國庇民稔著靈應從前建有專祠節蒙頒給贈敕準許奉事肆今丕膺耿命緬念神庥可加贈昭明惠濟炎方靜安廣利安洽上等神神其相佑保我黎民欽哉

Sắc:

Nam Hải long vương, vốn được tặng là Chiêu Minh Huệ Tế Viêm Phương Tĩnh An Quảng Lợi Thượng đẳng thần, bảo hộ nước, che chở dân, lâu nay linh ứng rõ rệt, trước đây đã dựng đền riêng, đã được đội ơn ban cấp sắc tặng chuẩn cho thờ phụng. Nay trẫm cả nhận mệnh trời, xa nhớ phúc thần, gia tặng cho là Chiêu minh Huệ tế Viêm phương Tĩnh an Quảng lợi An hiệp Thượng đẳng thần. 

Thần hãy phù trợ bảo hộ cho dân chúng của trẫm!

Kính đấy!

Đoạn trích sau đây trong Khâm định Đại Nam hội điển sử lệ cho biết rõ hơn về điều đó:

(如社民奉事省著從前建有專祠等字其上等神神字之下著仍準某縣某社某村依舊奉事神其相佑保我黎民欽哉等字其中等下等贈敕文式亦照此辨理Như xã dân phụng sự tỉnh trước “tòng tiền kiến hữu chuyên từ” đẳng tự, kỳ “Thượng đẳng thần” “thần” tự chi hạ trước “nhưng chuẩn mỗ huyện mỗ xã mỗ thôn y cựu phụng sự. Thần kỳ tướng hựu bảo ngã lê dân. Khâm tai!” đẳng tự. Kỳ trung đẳng, hạ đẳng tặng sắc văn thức diệc chiếu thử biện lý. Nếu dân thôn xã phụng thờ thì văn sắc bỏ đi các chữ “trước đây đã dựng đền riêng”; và ở dưới chữ “thần” trong “Thượng đẳng thần” thêm các chữ: “vẫn chuẩn cho thôn …xã…huyện…vẫn được phụng thờ như cũ. Thần hãy phù trợ bảo hộ cho dân chúng của trẫm. Kính đấy!”. Thể thức văn sắc ban cho các thần Trung đẳng, Hạ đẳng cũng chiếu theo thể thức này mà làm)11.

Có thể nói, mô thức thần sắc triều Nguyễn đã được triều đình quy định hết sức chi tiết trong các văn bản quan phương.

2. Mô thức sắc phong thần triều Nguyễn

Có thể phân mô thức sắc phong thần triều Nguyễn gồm những phần cơ bản sau:

a. Chữ sắc 敕.

b. Tên thần và thần hiệu vốn được tặng.

c. Bao dương, khen ngợi. Thời Nguyễn theo công thức đơn giản: Hộ quốc tý dân, nẫm trứ linh ứng 護國庇民

稔著靈 (bảo hộ nước, che chở dân, lâu nay linh ứng rõ rệt), Hộ quốc tý dân, nẫm trứ công đức 護國庇民稔著功 (bảo hộ nước, che chở dân, lâu nay công đức rõ rệt)… Có thể có hoặc không có câu: “Tiết mông ban cấp tặng sắc chuẩn hứa phụng sự 節蒙頒給贈敕準許奉事” (Đã được đội ơn ban cấp sắc tặng chuẩn cho thờ phụng), hoặc “kinh hữu lịch triều phong tặng 經有歷朝封贈” (đã qua các triều phong tặng)…. (Đoạn này sắc thời Lê Trung hưng viết theo thể biền văn rất bóng bẩy).

Ví dụ (các ví dụ lấy ở sắc phong thần hiện còn tại đình Thanh Nga xã Hoằng Trinh huyện Hoằng Hóa tỉnh Thanh Hóa):

Sắc: Gia bác Dương vũ chi thần: Hộ quốc tí dân, nẫm trứ công đức, kinh hữu lịch triều phong tặng. 敕嘉博揚武

之神護國庇民稔著功德經有歷朝封贈. Sắc cho: Gia bác Dương vũ chi thần: Giữ nước che chở cho dân, lâu nay tỏ rõ công đức, được các triều phong tặng. (Đạo sắc năm Minh Mệnh thứ 5).

Sắc: Hiệu linh Cao Sơn chi thần: Hộ quốc tí dân, nẫm trứ linh ứng, tiết mông ban cấp tặng sắc, chuẩn hứa phụng

sự.敕效靈高山之神護國庇民稔著靈應

節蒙頒給贈敕準許奉事. Sắc cho: Hiệu linh Cao Sơn chi thần: Giữ nước che chở cho dân, lâu nay tỏ rõ linh ứng, đã vâng được ban tặng sắc phong, chuẩn cho thờ phụng. (Đạo sắc năm Thiệu Trị thứ 4).

Sắc: Chiêu huy Đoan tĩnh Trang nghi Nhàn uyển Phương anh Gia hạnh chi thần, Chiêu trinh Minh khiết Lương tĩnh Nhàn uyển Nhu ý Trợ thuận chi thần: Hướng lai hộ quốc tí dân, nẫm trứ linh ứng, tiết mông ban cấp tặng sắc lưu tự/ 敕昭徽端靜莊儀婉嫻芳英嘉行之神

昭貞明潔良靜婉嫻柔懿助順之神向來護國庇民稔著靈應節蒙頒給贈敕留祀/Sắc cho: Chiêu huy Đoan tĩnh Trang nghi Nhàn uyển Phương anh Gia hạnh chi thần, Chiêu trinh Minh khiết Lương tĩnh Nhàn uyển Nhu ý Trợ thuận chi thần: Trước nay giữ nước che chở cho dân, lâu nay tỏ rõ linh ứng, đã vâng được ban tặng sắc phong cho được thờ phụng. (Đạo sắc năm Đồng Khánh thứ 2).

Từ khoảng năm Thành Thái về sau thì sau chữ Sắc có tên địa phương phụng sự trước thần hiệu, đoạn bao dương mô thức cơ bản như trước.

Ví dụ:

Sắc: Thanh Hóa tỉnh Mĩ Hóa huyện Thanh Nga xã phụng sự Đương cảnh Thành hoàng Dực chính chi thần, nẫm trứ linh ứng, hướng lai vị hữu dự phong/ 敕清化省美化縣菁莪社奉事當境城隍翼正之神稔著靈應向來未有預封/Sắc cho: Xã Thanh Nga huyện Mĩ Hóa tỉnh Thanh Hóa thờ phụng Thành hoàng bản thổ Dực chính chi thần, lâu nay tỏ rõ linh ứng, nhưng trước nay chưa được dự phong. (Đạo sắc năm Thành Thái thứ 2).

Sắc: Thanh Hóa tỉnh Hoằng Hóa phủ Thanh Nga xã tòng tiền phụng sự nguyên tặng Hiển trinh Minh khiết Lương tĩnh Trinh uyển Dực bảo Trung hưng Nhu ý Trợ thuận tôn thần, nguyên tặng Hiển huy Đoan tĩnh Trang nghi Trinh uyển Dực bảo Trung hưng Phương anh Gia hạnh tôn thần: Hộ quốc tí dân, nẫm trứ linh ứng, tiết mông ban cấp sắc phong, chuẩn hứa phụng sự/敕清化省弘化府菁莪社 從前奉事原贈顯貞明潔良靜婉嫻翊保中興柔懿助順尊神原贈顯徽端靜莊儀婉嫻翊保中興芳英嘉行尊神護國庇民稔著靈應節蒙頒給敕封準許奉事/Sắc cho: Xã Thanh Nga phủ Hoằng Hóa tỉnh Thanh Hóa  trước nay thờ phụng các vị thần vốn được phong tặng là Hiển trinh Minh khiết Lương tĩnh Trinh uyển Dực bảo Trung hưng Nhu ý Trợ thuận tôn thần, Hiển huy Đoan tĩnh Trang nghi Trinh uyển Dực bảo Trung hưng Phương anh Gia hạnh tôn thần: Giữ nước che chở cho dân, lâu nay tỏ rõ linh ứng, đã vâng được ban cấp sắc phong, chuẩn cho thờ phụng. (Đạo sắc năm Khải Định thứ 9).

d. Lý do phong. Có thể nhân dịp nhất thống cơ đồ, thu phục cương thổ; có thể nhân dịp tấn quang; hay thánh thọ…

Ví dụ:

…Phụng ngã Thế Tổ Cao hoàng đế đại chấn anh uy, khai thác cương thổ. Tứ kim phi ưng cảnh mệnh, quang thiệu hồng đồ, miến niệm thần hưu, cái long ân điển/

…奉我世祖高皇帝大振英威開拓疆土肆今丕膺耿命光紹鴻圖緬念神休蓋隆恩典/Vâng đức Thế Tổ Cao hoàng đế ta anh uy lừng lẫy, mở mang bờ cõi. Nay trẫm cả nhận mệnh trời, kế thừa nghiệp lớn, nhớ tới phúc thần, nên gia ân điển (Đạo sắc năm Minh Mệnh thứ 5).

…Minh Mệnh nhị thập nhất niên trị ngã Thánh Tổ Nhân hoàng đế ngũ tuần đại khánh, tiết khâm phụng bảo chiếu đàm ân, lễ long đăng trật. Tứ kim phi ưng cảnh mệnh, miến niệm thần hưu/

…明命貳拾壹年值我聖祖仁皇五旬大

慶節欽奉寶詔覃恩禮隆登秩肆今丕膺耿命緬念神休/Năm Minh Mệnh thứ 21 đúng kì đại khánh ngũ tuần của Thánh Tổ Nhân hoàng đế ta, đã kính vâng bảo chiếu ra ơn, lễ nghi long trọng tăng thêm phẩm trật. Nay trẫm cả nhận mệnh trời, nhớ tới phúc thần… (Đạo sắc năm Thiệu Trị thứ 4).

…Tứ kim phi ưng cảnh mệnh, miến niệm thần hưu/…肆今丕膺耿命

緬念神 休/ Nay trẫm cả nhận mệnh trời, nhớ tới phúc thần. (Đạo sắc năm Tự Đức thứ 3).

Duy Tân nguyên niên, tấn quang đại lễ, kinh ban bảo chiếu đàm ân, lễ long đăng trật/維新元年晉光大禮經頒寶詔

覃恩禮隆登秩/Năm Duy Tân thứ nhất, đại lễ lên ngôi, đã ban bảo chiếu ra ơn, lễ nghi long trọng tăng thêm phẩm trật… (Đạo sắc năm Duy Tân thứ 3).

Tứ kim chính trị trẫm tứ tuần đại khánh, tiết kinh ban bảo chiếu đàm ân, lễ long đăng trật/肆今正值朕四旬大慶節

經頒寶詔覃恩禮隆登秩/Nay đúng dịp đại khánh tứ tuần của trẫm, đã ban bảo chiếu ra ơn, lễ nghi long trọng tăng thêm phẩm trật…  (Đạo sắc năm Khải Định thứ 9). 

g. Phong hiệu mới và chuẩn cho thờ phụng. Bắt đầu từ Khả gia phong, hoặc khả gia tặng, hoặc trước gia tặng… (Gia phong cho là, hoặc gia tặng cho là,…)  rồi đến phong hiệu mới (gia mỹ tự). Nếu là phong lần đầu tiên thì dùng chữ trước phong vi… (phong cho là). Cuối cùng là “nhưng chuẩn mỗ huyện mỗ xã mỗ thôn y cựu phụng sự” (vẫn chuẩn cho thôn …xã…huyện…vẫn 

được phụng thờ như cũ).

Ví dụ:

Khả gia tặng: Tuấn liệt chi thần. Chuẩn hứa Hoằng Hóa huyện Thanh Nga xã y cựu phụng sự/可加贈駿烈之神準

許弘化縣菁莪社依舊奉事/Nay gia tặng là: Tuấn liệt chi thần. Chuẩn cho xã Thanh Nga huyện Hoằng Hóa thờ phụng như cũ. (Đạo sắc năm Minh Mệnh thứ 5).

Khả gia tặng:  Hiệu linh Đôn tĩnh chi thần. Nhưng chuẩn hứa Mĩ Hóa huyện Thanh Nga xã y cựu phụng sự. 可加贈效靈敦靜之神仍準許美化縣菁莪社依舊奉事. Nên gia tặng là: Hiệu linh Đôn tĩnh chi thần. Vẫn cho xã Thanh Nga huyện Mĩ Hóa thờ phụng như cũ. (Đạo sắc năm Thiệu Trị thứ 4).

h. Răn bảo: Chủ yếu theo công thức: “Thần kỳ tướng hựu bảo ngã lê dân 神其相佑保我黎” (Thần hãy phù trợ bảo hộ cho dân chúng của trẫm!).

Từ triều Duy Tân về sau, nếu là phong nhân dịp khánh điển thì không có đoạn răn bảo mà dùng công thức: “Dụng chí quốc khánh nhi thân tự điển 用誌

國慶而申祀典” (để ghi nhớ ngày quốc khánh và tỏ bày điển lễ phụng thờ).

i. Kết thúc: Dùng chữ “Khâm tai! 欽哉” (Kính đấy!)

k. Niên hiệu, ngày tháng và đóng ấn: Sắc mệnh chi bảo 敕命之寶(trước khi có ấn Sắc mệnh chi bảo thì thường dùng ấn Phong tặng chi bảo 封贈之寶).

Ví dụ trọn vẹn một đạo sắc gia phong mỹ tự:

Sắc: Cao Sơn tôn thần, nguyên tặng Hiệu linh Đôn tĩnh Hùng tuấn chi thần: Hộ quốc tí dân, nẫm trứ linh ứng, tiết mông ban cấp tặng sắc, chuẩn hứa phụng sự. Tứ kim phi ưng cảnh mệnh, miến niệm thần hưu, khả gia tặng: Hiệu linh Đôn tĩnh Hùng tuấn Trác vĩ chi thần. Nhưng chuẩn hứa Hoằng Hóa huyện Thanh Nga xã y cựu phụng sự. Thần kì tướng hựu, bảo ngã lê dân.

Khâm tai!

Tự Đức tam niên thập nhị nguyệt thập tam nhật.

敕高山尊神原贈效靈敦靜雄峻之神護國庇民稔著靈應節蒙頒給贈敕準許奉事

肆今丕膺耿命緬念神休可加贈效靈敦靜雄峻卓偉上等神仍準許弘化縣菁莪社

依舊奉事神其相佑保我黎民欽哉

嗣德參年拾貳月拾參日

Sắc cho: Cao Sơn tôn thần, vốn được phong tặng là Hiệu Linh Đôn Tĩnh Hùng Tuấn chi thần: Giữ nước che chở cho dân, lâu nay tỏ rõ linh ứng, đã vâng được ban tặng sắc phong, chuẩn cho thờ phụng. Nay trẫm cả nhận mệnh trời, nhớ tới phúc thần, nên gia tặng là: Hiệu Linh Đôn Tĩnh Hùng Tuấn Trác Vĩ chi thần. Vẫn cho xã Thanh Nga huyện Hoằng Hóa thờ phụng như cũ. Thần hãy phù hộ, che chở cho dân ta.

Kính đấy!

Ngày 13 tháng 12 năm Tự Đức thứ 3 (1850) 

Ví dụ trọn vẹn một đạo sắc không gia phong mỹ tự:

Sắc chỉ: Thanh Hóa tỉnh Mĩ Hóa huyện Thanh Nga xã tòng tiền phụng sự Hiệu linh Đoan tĩnh Hùng tuấn Trác vĩ Dực bảo Trung hưng Cao Sơn thượng đẳng thần, Tuấn liệt Anh thanh Chương hiển Đoan túc Dực bảo Trung hưng Gia bác Dương vũ chi thần, Cương nghị Siêu dũng Cường quả Đoan túc Dực bảo Trung hưng Độc cước chi thần, Dực bảo Trung hưng Linh phù Đương cảnh Thành hoàng Dực chính chi thần. Tiết kinh ban cấp sắc phong, chuẩn kì phụng sự. Duy Tân nguyên niên, tấn quang đại lễ, kinh ban bảo chiếu đàm ân, lễ long đăng trật, đặc chuẩn y cựu phụng sự, dụng chí quốc khánh nhi thân tự điển. 

Khâm tai!

Duy Tân tam niên bát nguyệt thập nhất nhật 

敕旨清化省弘化府菁莪社從前奉事效靈敦靜雄峻卓偉翊保中興高山上等神駿

烈英聲彰顯端肅翊保中興嘉博揚武之神剛毅超勇強果端肅翊保中興獨脚之神

翊保中興靈扶當境城隍翼正之神節經頒給敕封準其奉事維新元年晉光大禮經

頒寶詔覃恩禮隆登秩特準依舊奉事用誌國慶而申祀典欽哉

維新參年捌月拾壹日

Sắc chỉ cho: Xã Thanh Nga huyện Mĩ Hóa tỉnh Thanh Hóa trước nay phụng thờ Hiệu linh Đoan tĩnh Hùng tuấn Trác vĩ Dực bảo Trung hưng Cao Sơn thượng đẳng thần, Tuấn liệt Anh thanh Chương hiển Đoan túc Dực bảo Trung hưng Gia bác Dương vũ  chi thần, Cương nghị Siêu dũng Cường quả Đoan túc Dực bảo Trung hưng Độc cước chi thần, Dực bảo Trung hưng Linh phù Đương cảnh Thành hoàng Dực chính chi thần. Vốn đã được ban cấp sắc phong, chuẩn cho thờ phụng. Năm Duy Tân thứ nhất, đại lễ lên ngôi, đã ban bảo chiếu ra ơn, lễ nghi long trọng tăng thêm phẩm trật, đặc biệt chuẩn cho được thờ phụng như cũ, để ghi nhớ ngày quốc khánh và tỏ bày điển lễ phụng thờ.

Kính đấy! 

Ngày 11 tháng 8 năm Duy Tân thứ 3 (1909) 

3. Một số đặc điểm văn từ trong sắc phong thần triều Nguyễn

Tuân thủ các nguyên tắc chung của loại hình văn bản hành chính quan phương, sắc phong bách thần là mệnh lệnh của hoàng đế ngự ban, nên văn từ sử dụng phải trang nghiêm, điển nhã, đúng khuôn mẫu để hiện quyền uy của thiên tử và phù hợp với quan niệm thẩm mỹ của từ chương truyền thống.

Nếu như sắc phong thần đời Lê, đặc điểm văn từ đáng chú ý nhất là đoạn bao dương công đức của thần, thường được viết theo thể biền văn với văn từ điển nhã, hoa lệ, dùng nhiều điển cố và dẫn dụng ngôn từ trong kinh điển thì sắc phong thần đời Nguyễn có mô thức đơn giản và tính công thức cao hơn, văn từ cũng giản minh. Tuy nhiên, cũng cần chú ý đến một số dạng thức tương đối đặc thù thường dùng trong văn bản hành chính. Ví dụ chữ Tiết 節 có nghĩa là chỉ một sự việc đã xảy ra, ví dụ Tiết mông ban cấp tặng sắc 節蒙頒給贈敕, tiết mông ban cấp sắc tặng 節蒙頒給敕贈 (đã được đội ơn ban cấp sắc tặng), tiết kinh ban bảo chiếu đàm ân lễ long đăng trật 節經頒寶詔覃恩禮隆登秩 (đã ban bảo chiếu mở rộng ân huệ điển lễ long trọng tăng thêm phẩm trật). Chữ Tứ 肆 có cách dùng rất cổ, nguồn gốc từ Kinh Thư, với nghĩa phó từ tương đương chữ nãi 乃, chữ toại 遂. Hoặc công thức có thể có một số xuất nhập, thay đổi cách diễn đạt, cần chú ý, như: Chuẩn hứa y cựu phụng sự. Thần kỳ tướng hựu bảo ngã lê dân! 準許依舊奉事神其相佑保

我黎民 (Đặc biệt chuẩn cho phụng thờ như cũ. Thần hãy phù trợ bảo hộ cho dân chúng của trẫm!), hoặc Chuẩn hứa y cựu phụng sự, thứ cơ thần kỳ tướng hựu bảo ngã lê dân! 準許依舊奉事庶幾神

其相佑保我黎民 (Đặc biệt chuẩn cho phụng thờ như cũ, ngõ hầu thần sẽ phù trợ bảo hộ cho dân chúng của trẫm!)…

Nói chung, mô thức và văn từ sắc phong cơ bản tuân thủ theo mô thức sắc mệnh vốn bắt nguồn từ thể Mệnh trong Kinh Thư, bao gồm: Sắc mệnh cho đối tượng được sắc phong, khen ngợi công đức sự nghiệp, lý do phong, phong hiệu mới, những lời răn bảo… Đó là điểm chung của văn thể, còn mỗi triều đại thì có những khác biệt nhất định về chi tiết theo quy định riêng./.*

Đ.T.H

* Bài viết thuộc đề tài: Phát hiện, khảo sát và nghiên cứu cụm di tích lịch sử - văn hóa có ý nghĩa đặc biệt tại xã Hoằng Trinh, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa, đề tài khoa học cấp Đại học Quốc gia Hà Nội, Mã số: QG14.33.

Trích dẫn

1. Nội các triều Nguyễn, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, tập 8, sđd tr 173 -174.

2. Nội các triều Nguyễn, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, tập 8, sđd tr.174 - 175.

3. Nội các triều Nguyễn, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, tập 8, sđd tr. 175. 

4. Nội các triều Nguyễn, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, tập 8, sđd tr.175.

5. Nội các triều Nguyễn, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, tập 8, sđd tr.179.

6. Nội các triều Nguyễn, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, tập 8, sđd tr.180 -181.

7. Nội các triều Nguyễn, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, tập 8, tr.187.

8. Quốc sử quán triều Nguyễn, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ tục biên, tập 6, sđd tr. 173.

9. Nội các triều Nguyễn, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, tập 8, sđd  tr. 180 - 181.

10. Quốc sử quán triều Nguyễn,  Đại Nam thực lục (bản dịch), tập 9, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2007, tr. 197.

11. Nội các triều Nguyễn,  Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, tập 8, sđd  tr. 188-189.

Tài liệu tham khảo

1. Kinh Thi (bản dịch của Tạ Quang Phát) (tái bản) (1992), Nxb. Văn học, Hà Nội.

2. Nội các triều Nguyễn (bản dịch) (1992), Khâm định Đại Nam Hội điển sự lệ, Tập 8, Nxb. Thuận Hoá, Huế.

3. Quốc sử quán triều Nguyễn (bản dịch) (2007), Khâm định Đại Nam Hội điển sự lệ tục biên, Tập 6, Nxb. KHXH, Hà Nội.

4. Quốc sử quán triều Nguyễn (bản dịch) (tái bản) (2007),  Đại Nam thực lục , 


Tập 7, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

5. Quốc sử quán triều Nguyễn (bản dịch) (tái bản) (2007),  Đại Nam thực lục , Tập 8, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

6. Quốc sử quán triều Nguyễn (bản dịch) (tái bản) (2007),  Đại Nam thực lục , Tập 9, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

7. Quốc sử quán triều Nguyễn (bản dịch) (2010), Đồng Khánh Khải Định chính yếu, Nxb. Thời đại, Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội.

8. 褚斌杰 (1990), 中国古代文体概

论, 北京大学出版社, 北京.

9. 南朝宋劉勰 (1997), 文心雕龍直

解, 浙江文藝出版社, 浙江.

10. 明吳訥, 明徐師曾 (1998), 文章辨 體序說文體明辨序說, 人民文學出版社, 北京.

11. 郑颐寿 (1986), 辞章学概论, 福建

教育出版社, 福建.

Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2022

Lâm Trữ/ Đáp tạ nàng Điệp Tiên



Đáp tạ Kỹ Nữ Điệp Tiên - Lâm Chữ. người thời dân quốc【出处】民国·林纾《答谢蝶仙》

Lâm Chữ là một đại tác ra thời dân quốc, là người đã phiên dịch tác phẩm "trà hoa nữ" sang Trung Văn nổi tiếng thời bây giờ. Có một danh kỹ tên là Điệp Tiên, mến mộ tài hoa phong lưu của Lâm Trữ. tình nguyện hứa gả cho ông làm vợ. Nhưng Lâm Chữ từ chối và viết bài thơ này để đáp tạ.

【鉴赏】林纾是民国初年的大作家,以翻译《茶花女》一书而名闻一时。名妓谢蝶仙爱慕林纾的文采风华,情愿嫁给他。可是林纾不愿接受,于是写下了这首诗,说他已不想在感情的田地里,播种爱情的根苗,过去的风流习气早已革除,只好狠心辜负画楼美人的一片深情厚恩了。“不向情田种爱根”表示出作者逃避爱情生活的心境;“画楼宁负美人恩”常用来表示对美人的浓情厚意,忍痛加以拒绝。

【原诗】不留夙孽累儿孙,不向情田种爱根;绮语早除名士习,画楼宁负美人恩。

Nghiệp chướng không lưu hại cháu con,

Ruộng TÌNH mầm ÁI chớ gieo vương.

Lời xằng sớm đã trừ thói HÃO,

Lầu tranh đành phụ với NGƯỜI THƯƠNG.

Lâm Trữ. 

Phong lưu tài tử ai bằng,

Vườn tình đã khép thôi đành bỏ không.

Người thương có biết hay chăng, 

Lầu hoa ai nỡ phũ phàng với hoa.