Chủ Nhật, 30 tháng 4, 2023

Góp ý tổng hợp từ Người đọc- Ấn phẩm Hoa Trình thi tập -Nxb Nghệ An / của dịch giả Nguyễn Quang hà -

 1.5.2023/ Người đọc Ấn phẩm Hoa Trình thi tập Nxb Nghệ An / của dịch giả Nguyễn Quang hà

Góp ý. File quá lớn! mong độc giả thông cảm!

Bài

trang

Ấn bản của Nguyễn Quang Hà – Nguyễn Ngọc Thanh – Đinh Khắc Thuân

Lỗi sai thiếu kiến thức cơ bản

 






Người biên tập chỉnh bông, sắp xếp thiếu tính thẩm mỹ, dành hẳn 1 trang trắng tinh chỉ để 3 chữ PHẦN MỞ ĐẦU. Khiến người chuyên môn cảm nhận thấy Ấn phẩm không phải là sách nghiên cứu khoa học

 

Comment của Facebook HanguyenQuang 2/4/2023 trên tường Facebook của Cổ Hoan Nam Đường: Theo sở trường, tôi đã giao/mời Nguyễn Ngọc Thanh “chân hoá” chữ thảo từ đầu cho đến cuối tác phẩm (58 bài, trong đó có mấy bài do tác giả làm xong lại làm thêm vẫn chủ đề ấy 




GS. Đinh Khắc Thuân viết lách khá vội vàng, thiếu nhãn quan Sử học. Theo thiết chế phong kiến, vua các nước xung quanh Trung Quốc chỉ là chư hầu, phiên thuộc. Khi đã xưng Thần với Trung Quốc thì phải Cầu phong求封, dù trên thực tế là nước độc lập nhưng vẫn phải cầu phong, phải giao hảo với Thiên triều. Đã Cầu phong thì đừng nói YÊU CẦU. Phải dùng từ XIN thì đúng hơn. Nhưng cũng có thể dùng từ ĐỀ NGHỊ để về nước lòe cái tinh thần Dân túy lên.

GS. Đinh Khắc Thuân đã cẩu thả không đọc bản thảo kỹ càng nên để lộ cái sai sót là Thi tập gồm 58 khổ thơ với 51 Tiêu đề. Nhóm biên soạn đã đề mục 58 nhưng viết ra lại là 54. Sau khi đọc bài góp ý của TÔI, dịch giả Nguyễn Quang Hà đã cãi chày cối rằng có bài đề chữ HỰU[①], nghĩa là vẫn tính trong 1 tiêu đề mà thôi. Tôi cũng muốn khuyên Dịch giả đi học đếm lại đi. Tôi đếm và trừ chữ HỰU ra thì là 51 bài thôi. Thầy trò không bảo ban nhau CÀNG CÃI CÀNG LỘ CÁI SAI RA.

 

Nguyên văn là „僭筆同閱tiếm bút đồng duyệt“. Nghĩa là trong tình thân quen đưa thơ cho nhau đọc mà thôi. Và danh giá của Nguyễn Gia Cát so với Lê Lương Thận, Nguyễn Du là cao hơn, Nguyễn Gia Cát là Tiến sĩ Chế khoa, Lê Lương Thận không biết đỗ gì, nhưng làm Hàn lâm đời Tây Sơn, Nguyễn Du chỉ đỗ Tam trường. Thậm chí có thể cả tuổi tác nữa, nên Lê Lương Thận và Nguyễn Du chỉ là Tiếm, nghĩa là “kẻ dưới giả thác lấn người trên, gọi là Tiếm[②]” để chen vào đọc duyệt thôi. 

 


Dịch giả chú thích rất tùy tiện. Có cái thì dùng Footnote, có cái thì dùng Ngoặc đơn(), nhưng không tương thích, khi 2 địa danh: 1 cái chú thích thuộc về cấp quốc gia; 1 cái chú thích thuộc về cấp tỉnh, thành.

 


Người biên soạn Nguyễn Quang Hà đã hăng say mà viết tán con đường Sứ trình là đường Hoa, Ok! vì điển tích đi Sứ xuất phát từ bài Hoàng hoàng giả hoa trong Kinh Thi. Nhưng con đường máu thì tôi chịu, không biết dịch giả trích dẫn ở đâu? và máu ở đâu ra mà nhiều thế?

 



Ở trang này người viết đã hoán đổi vị trí nhân vật một cách tùy tiện. Sử dụng thuật ngữ Hán Việt thiếu chính xác khi đổi từ Duyệt thành từ Nhuận Sắc.

Dường như dịch giả tỏ vẻ tiếp thu nhưng lại không chịu nổi những Phê phán NGHIÊM KHẮC. Dịch giả mong đợi những phê bình có văn hóa, có đạo đức và công tâm, ... Thậm chí dịch giả nhận định TÔI LÀ NGƯỜI mắc bệnh vọng ngoại trầm trọng với mục đích không trong sáng, Phi Khoa học, là thóa mạ, mạt sát, nặng nề dịch giả. Tuy vậy, thật khó khăn cho tôi khi phải lựa lời góp ý TẾ NHỊ, NHẸ NHÀNG. Và Sai Quá nhiều! Lỗi quá nặng!

 


Chỗ phiên âm đọc Sai này là lỗi rất cơ bản. Nhưng chỉnh sửa bản thảo cũng không soát cẩn thận. Dịch giả chỉ cho rằng mình mắc lỗi nhẹ, là quên, sơ suất thôi. Nhưng theo tôi đây là lỗi cẩu thả, lỗi này nên bị đánh giá là lỗi nghiêm trọng, vì nếu cẩu thả nhỏ xíu như này thì các thao tác quan trọng khác còn tai hại hơn.

 


Vâng đây cũng thế. Bạn đọc đã thấy tính nghiêm trọng của cẩu thả, thiếu trách nhiệm chưa. Cứ như thế này lặp đi lặp lại nhiều lần. Không thể gọi là sơ suất được. Và tinh thần sùng bái thần tượng Nguyễn Du rất rõ nét. Tại sao phải đề cao ông ta như vậy khi ông ta chỉ đóng vai trò phụ trong Thi tập này!

Tuy nhiên cả ba danh nhân nêu trong thi tập, đều là những người có đi Sứ, có thơ đề vịnh về Trung Quốc, có đọc sách Tàu. Dịch giả Nguyễn Quang Hà đã lật lọng sau khi đọc bài góp ý của tôi về Chu Lợi Lệ, dịch giả nhận định tôi “mắc bệnh vọng ngoại trầm trọng với thiện chí không trong sáng[③]. Dịch giả Nguyễn Quang Hà như hất một gáo nước lạnh vào mặt các Tiên nho Khoa bảng từng đi sứ, từng “Vọng Ngoại” như Nguyễn Gia Cát, Lê Lương Thận, Nguyễn Du, …

 

Status của Ha Nguyenquang  3.4.2023 lúc 13g53: Điều đó cho thấy, căn bệnh vọng ngoại và với một thiện chí không trong sáng đã rất trầm trọng https://www.facebook.com/ha.nguyenquang.7564129
Dịch giả tự trình bày trên tường Facebook của mình. 3.4.2023 lúc 13g 53

Về phần Tài liệu tham khảo. Dịch giả nêu lên được 10 tên sách tiêu biểu, chứ thực tế dịch giả “quần quật hàng năm trời khảo sát về các nhân vật .... Các tư liệu liên quan như: Văn bia Tiến sĩ, tộc phả, Đại Nam thực lục... tư liệu ngồn ngộn chung quanh các nhân vật này[④]”. Tuy nhiên, tài liệu tham khảo cần có tiêu chí sắp xếp. Theo quy trình lịch sử nghiên cứu vấn đề, những nghiên cứu từ trước tới nay, về đối tượng nghiên cứu được nhắc tới. Thì bài viết Trung văn 2 trang của Chu Lợi Lệ được coi là nghiên khảo đầu tiên về Hoa trình thi tập của nhà Khoa bảng Nguyễn Gia Cát, phải là tài liệu tham khảo cấp độ 1, tức là cao nhất, rồi sau đó mới đến các tài liệu khác. Dịch giả Nguyễn Quang Hà chưa chắc đã đọc hiểu hết bài viết của Chu Lợi Lệ, vì dịch giả còn đọc sai cả chữ Hán tên Chu Lợi Lệ朱莉thành Chu Mạt Lệ朱茉. Có người chỉ cho dịch giả mới sửa lại. Và dịch gỉa tự Vả vào mặt mình khi tuyên bố có quyền không phân tích … vì KHÔNG CẦN THIẾT!

 

bìa

 31


- Đọc sai Chữ Quỳ, chữ Vãn Bối

- Dịch sai chữ Tiếm bút đồng duyệt chỉ có ý nghĩa là Lạm quyền mà mạo muội duyệt lại thi tập –Không hề có ý nghĩa là Chỉnh sửa thơ theo kiểu Hiệu đính!

1

32


-          Đọc sai chữ Tại thành chữ Chí

 

2.      33


 Từ cổ chí kim chỉ nghe nói có Sóc phong 朔風là Gió Bắc, chưa từng nghe thấy nói Tố phong溯風. Chữ nghĩa như vậy mà đụng ai nói phê bình thì gọi là mạt sát, thóa mạ, ...

 

 34


 vì đọc sai nên dịch sai, chứ không hề nhầm lần

2

34-35






 Chữ Hán đánh đúng mà phiên âm sai. Dịch nghĩa Chinh nhânNgười đi chinh chiến. Tôi nghĩ rằng anh Nguyễn Quang Hà là dân thi Khối C, chắc anh cũng thuộc câu thơ của Hồ Chủ tịch bài Giải đi sớm: Chinh nhân dĩ tại chinh đồ thượng, Nghênh diện thu phong trận trận hàn. Mà nhà thơ Nam Trân đã dịch là: Người đi cất bước trên đường thẳm, Rát mặt, đêm thu, trận gió hàn.

 

36


 Dường như sợ người đọc không hiểu tiếng Việt, NNC Nguyễn Quang Hà đã phải chú thích cả Lông mày với Lông mi.

3

6.      41



 Ở đây có 1 chữ không rõ ràng


, nhưng dịch giả đã bịa ra là chữ Phiến
và dịch thành câu mang quạt lông đến gặp Thái thú. Chúng tôi cũng phải tra cứu nhưng nhất quyết chữ này không thể là chữ Phiến- là Quạt được. Bản thân chữ Phiến cũng là Quạt thông thường chứ không phải quạt lông. Chỉ là yết kiến ngoại giao thông thường, đến gặp làm gì phải mang quạt lông? Chữ này đúng ra là chữ Sảnh viết lối thảo của người Nam 广+. Hậu sảnh yết Thái thú là đúng. Chứ không có Quạt lông quạt lá gì ở đây cả!

 

7.      42


Thủy hạn
水旱là nói Thủy taiHạn hán, chứ không phải là nước sông cạn. Cả câu ý tứ là hành trình muôn dặm rất gian khó. Không phải nước sông cạn.

4

45


Giải lãm解纜: tức là cởi giây buộc thuyền, nghĩa là thuyền khởi hành để di. Mà lại dịch là Buộc thuyền, thì ra là dừng thuyền à? Tất cả các chỗ Giải lãm dịch giả đều dịch thành Buộc thuyền. Mà buộc thuyền người ta hay dùng từ Hệ lãm 繫纜chữ không bao giờ dùng Giải lãm

Thái Bái彩斾phiên thành Thái Thi, rồi dịch là giây buộc tóc?

4

46


Đinh đầu hàn lộ ưng vô phụ汀頭寒鷺應無負: Không phụ với cánh cò tiết lạnh đầu bãi sông. Dịch thành cò không có chỗ dựa?

5

47 


 贈長送秦營閫用南海龐擧人元韻伊員名懷仁見任馗纛營臺閫府/ Tặng quan Doanh khổn họ Tần (Dùng theo nguyên vận đề quạt của Bàng cử nhân người Nam Hải. Viên quan này tên là Hoài Nhân, nhậm chức Khổn phủ ở doanh đài Quỳ Đạo). Doanh Quỳ Đạo ở huyện Ninh Minh, Quảng Tây. Dịch giả đã không hiểu ngữ pháp Cổ Hán ngữ, không tra cứu địa danh, chức danh, lại dịch lược bỏ nhân danh. Vì căn bản không đọc được chữ Quỳ, và cũng không tra được.

6

9. 50


 次韻奉太平王府堂Làm bài nối dâng lên ngài Phủ đường họ Vương ở Thái Bình. Dịch giả dich một cách tối nghĩa và vu vơ khiến người đọc không hiểu Vương phủ là gì ? Phủ vương gia hay phủ gì?

7

51                       


Minh Giang ký kiến/ Ghi chép những điều trông thấy ở Sông Minh Giang. Thì đọc thành Minh Giang ký hiện và dịch ra là Ghi chép khi nhìn sông Minh Giang. Sai khác hoàn toàn. Chữ Kiến là chữ thảo không hề khó đọc mà lại đọc là chữ Hiện được? Tôi hoàn toàn thất vọng về kiến thức lộn xộn của người dịch.

石屏削玉碧攢空Thạch bình tước ngọc bích toàn không/ Núi như bình phong đá vút vào tầng trời biếc mà dịch thành Cái bình phong cái tước ngọc để không. Rõ ràng đọc Sai, phiên Sai, hiểu Sai, diễn dịch Sai, chú thích cũng Sai.

 

52    


 Sinh khách生客, tức là người khách lạ. Ngữ pháp của Hán văn Bạch thoại.

8

53           




Phiên âm tùm lum, phiên một chữ dịch một chữ. Trư sơn phiên thành Thư sơn, rồi dịch lại dịch là Trư sơn. Chữ Huân thì đọc nhầm là Đổng rồi để nguyên cả Huân lẫn Đổng thành câu thứ 5 phiên âm thành 9 chữ. Cẩu thả!

Câu thứ 3: gió thổi dòng sông sóng không chút động. Nghe thật phi lý? Mà dịch giả cũng dịch ra được.

9

54




Đà Thù
馱銖 đọc thành Đà Châu馱駯. Cũng không chú thích là địa danh này ở đâu.

 

56


壯嵗勝游私自喜, 不孤初度設桑蓬Tráng tuế thắng du tư tự hỉ, Bất cô sơ độ thiết tang bồng/ Lớn lên được đi ngao du những nơi danh thắng cũng thầm vui, Không nến nỗi phụ khi xưa ôm ấp chí tang bồng.

10

57                        

 




 Mật độ chữ đọc Sai đỏ quạch như thế này: cụ ý – hữu ý; niểu giang – cưu giang; đạc sang鷁艭- nghịch sang; phát thạch kiệt- tàng thạch kệ; Hiệp khu – Hiệp âu; Ngao hạc – Yêu hạc; 滌塵腔Địch trần xoang/ Tẩy lòng trần mà lại đọc thành Điều tọa khang. Dịch là lòng trống rỗng.

Đầu bài đã ghi rõ sự tài tình của Tác giả là mỗi câu thơ sẽ nhắc đến tên 1 con Cầm(con chim), vậy mà dịch giả bỏ qua không dịch nổi và 8 câu 8 chim đã bị cắt mất 4 chim. DỊCH GIẢ TỰ BỎ CHIM ĐI 4 CHỖ.

 

 

58                      


 鳥徑深深藏石碣,鴨煙細細漏天窗Điểu kính thâm thâm tàng thạch kệ, Áp yên tế tế lậu thiên song/ Lối chim rừng qua lại sâu hun hút còn ẩn bia đá, Khói hình vịt mảnh mai qua cửa trời. Mà dịch giả dịch là Con chim xám xám (dịch theo âm Việt: “thâm thâm” là “Xám xám”); Vịt lông mịn màng; Hồng tân鴻賓 ý nói cánh chim Hồng làm khách bay lại, thanh thoát như muốn tẩy sạch lòng trần. Địch trần xoang/ Tẩy lòng trần mà lại đọc thành Điều tọa khang. Dịch là Khách quý mấy lần muốn ngồi, nhìn sóng mà lòng trống rỗng. Sai và bịa đặt đến thế là cùng.

11

59-60

 



 Bài 11 cũng vậy: đọc sai, phiên sai, dịch sai.

12

61                      


 Bài 12 vẫn đọc sai, phiên sai. nghênh tân 迎賓– đối với vế dưới là tống khách 送客. Cứ cho là lỗi đánh máy đi , đã đánh thành Nghênh tên, vậy ra không ai có trình độ đọc bản Thảo bông hay sao?

13

62


 Đọc sai, phiên sai, dịch sai. Miên âu 眠鷗là chim ngủ, đọc thành Nhãn âu眼鷗, dịch thành  mắt con cò.

 

63                      

 


 Đọc sai, phiên sai loạn hết cả lên. Thái bái 彩旆– Thái thi彩施; Túc điểu 宿鳥– Tú điểu; Miên âu 眠鷗là chim ngủ, đọc thành Nhãn âu眼鷗, dịch thành  mắt con cò; Phạn – Phần. Người dịch không nhận dạng được sự khác biệt kết cấu nét chữ của những chữ Hán cơ bản nhất.

14

64-65          

Vương Bột. Đằng vương các tự: Lạc hà dữ cô vụ tề phi; Thu thủy cộng trường thiên nhất sắc. Tất nhiên ở đây chữ Vụ không phải là Cò, mà là loài chim nước nói chung, người dịch bài đã dịch tạm là cò mà thôi. Nhiều bản dịch dịch rõ là “con vịt trời”



 Cô hỏa孤火 tức là “ngọn lửa lẻ loi, ngọn đèn lẻ loi”, thì dịch giả chữ nghĩa lẫn lộn với câu thơ Lạc hà dữ cô vụ tề phi; Thu thủy cộng trường thiên nhất sắc[]. Mà chụp ngay chữ Cô này là Cò.

Chữ Thiên cơ 天機viết thảo, người chân hóa giúp đỡ thế nào mà để dịch giả đọc thành Chi kỷ支機. Đúng ra thì phải đọc là Chi cơ. Rồi từ đó dịch bậy ra là Đá tri kỷ và chú thích Chi cơ thạch支機石.

15

66                   

[1] Nghiêm Quân Bình: một học giả đời Tây Hán.


 Đã đọc sai, phiên âm sai, dịch sai. CHÚ THÍCH copy trên mạng Trung Quốc về dịch cũng SAI LUÔN: 汉传说为天上织女用以支撑织布机的石头。昔有一人寻河源,见妇人浣纱,以问之,曰:此天河也。乃与一石而归。问严君平,云:此支机石也。[] /Truyền thuyết đời Hán kể rằng, trên trời có người con gái dệt vải, dùng viên đá để cài cái máy cửi giữ vải. „Lại tích xưa, có người đi lần theo nguồn sông, thấy có người phụ nữ giặt lụa, bèn hỏi thăm người đó, người đó đáp: đây là sông Thiên hà. Bèn tặng cho 1 viên đá đem về. Đem chuyện hỏi ông Nghiêm Quân Bình[], đáp rằng: Đấy là viên đá cài máy cửi vậy“.

15-16

  67                   


 Bài này cũng đọc sai, dịch sai. Chữ Đồng viết thảo thì đọc ra chữ Sóc; chữ Trượng thì đọc ra chữ Đại. Và dịch thế nào đây?

 

22.                         


 Đã đọc là Sóc trụ thì phải dịch là cột trụ ở phương Bắc. “Nam giao – Đông lạc” là 2 danh từ riêng, chỉ những vùng đất phương nam mà Mã Viện đi chinh phục được. “tề đồng trụ” – đối với vế dưới “tiểu họa đồ”. Là sự tích công lao của Mã Viện sau này được vua Hán cho họa hình công thần treo ở gác Vân Đài[⑧]. Ý cả đôi câu để tán thán họ Mã rằng: Cõi Nam giao có thờ cúng còn truyền bia miệng cái cột đồng; Đất Đông lạc được lưu danh cũng chỉ một bức tranh treo ở Vân Đài mà thôi! Ý tứ câu thơ hay như vậy mà dịch giả đã bôi ra lời dịch và chú thích rất nguy hại.

 

                     


 Cái chuyện cái cột Đồng Mã Viện là cái sỉ nhục với người Giao Chỉ. Nên chuyện thờ phụng cũng chỉ là chuyện bịa đặt, chứ người Giao Chỉ không có ai thờ phụng Cột Đồng Mã Viện cả. Dịch thế có nguy hại hay không?

Còn ở bài thứ 16. Người đọc chữ thảo không nổi, chữ Hiểm viết thảo thì đọc ra chữ Cường. Tra cứu chỉ có Ngũ Hiểm than五險灘 chứ không có Ngũ Cường than五強灘.

Câu thơ thứ 4 trong bài, chữ Thố đọc thành chữ Nhi, vì nó phải đối với câu trên là Long hổ - Thố xà. Mà câu dịch lại dịch thành „con khỉ, con rắn“ .

 

                   


Thi vận chữ Tây phải đọc là , thì dịch giả cũng không biết! Ba chữ liền không đọc được phải đoán, không có gì bảo đảm, vậy dịch cái gì nữa? Thố xà mà lại dịch thành „con khỉ, con rắn”?

Bất tiêu ám bốc miếu tiền nghê/ Chẳng tin hãy hỏi thử con nghê trước cửa miếu. Ý thơ ẩn dụ như vậy. Nhưng hãy xem dịch giả biến tấu: Không để cho mất mát, kém cỏi, bí mật xem quẻ bói trước ngôn miếu mạo!

17

71                 


 Ở bài số 17, tôi bàng hoàng, vì dịch giả không hiểu CHÍNH TU TỪ TIẾNG VIỆT. Đầu bài đã lổn nhổn. Đoản tống là tiễn đưa 1 đoạn ngắn, để phân biệt với Trường tống là tiễn đưa một đoạn dài. Theo thông lệ Sứ thần đi qua địa phương thì quan địa phương phải đóntiễn, bảo đảm an ninh. Có Tiễn ngắn, có tiễn dài. Dịch giả từ chữ tiễn ngắn mà bịa ra: “có bài thơ ngắn”. Ngay câu đầu tiên có cụm từ Chu Tuyền周旋, (tiếng Việt vẫn dùng chữ Chu Tuyền)dịch giả đọc Sai là Chu Thi 周施, và chú thích đàng hoàng ở dưới. Copy từ mạng Baidu.Baike của Trung Quốc và dịch ra cũng lung tung cả chả ra cái nghĩa lý gì: 周旋是一个汉语语词,拼音是zhōu xuán,意思形容尽量拖延时间,和对方相持下去以等待有利时机。另有古代语词释义,出自《左传·僖公十五年》[].

17

72                 


Vâng! Chú thích chữ Chu Thi như hình bên, bằng cách copy trên mạng tiếng Trung Quốc về, và cũng dịch lung tung phèng ra.

Các nghĩa của Chu Tuyền theo Internet:

周旋zhōuxuán(1)[socialize]打交道;应酬:周旋于达官显贵之间
(2)[contend with]
相机进退,与对手追逐较量: 若不获命,其左执鞭弭,右属橐鞭,以与君周旋。――《左传·僖公二十三年: 在山区与日本侵略者周旋
(3)[circle]
盘旋;旋转: 跨蹑地络,周旋天网。――·李白《大鹏赋》

1.      vòng quanh; lượn quanh; lượn vòng。回旋;盘旋.

2.       giao thiệp; chào hỏi; làm quen。交际应酬;打交道。成天跟人周旋,真累人suốt ngày chào hỏi mọi người, mệt chết đi được

3.      quần nhau; vật lộn; đọ sức。与敌人较量,相机进退

18

74                   


 Bài số 18 Tầm châu dạ bạc thì miễn tranh luận. Nhìn qua cách phiên âm và sắp xếp ngữ pháp của lời dịch thì người đọc muốn hiểu sao thì hiểu!

19

77         


 Bài số 19. Câu thứ 1 đã Sai: Tứ thập nhất tuế nhập thế nhân. Là tác giả nói mình đã sống được trên đời 41 năm. Dịch giả dịch là Bốn mươi mốt tuổi mẹ về trời(?); Câu thứ 6 cũng Sai: Thời trở không hoài điện dũ tần. Điện ở đây là nơi đặt linh vị cho người chết. Trông lên Linh vị mà tưởng nhớ đức tảo tần của mẹ. Đã được dịch giả suy diễn là Điện lợp bằng rau tần. Không biết dịch giả có biết rau tần là rau gì không mà có thể lợp Điện. Và Điện là cái gì mà có thể Lợp được?

20

77                    


 Chữ Ôi, đọc thành chữ Ngung. Đọc ra so với câu dưới Trái vần như thế mà Dịch giả vẫn đọc được. Tài tình!

20

78


Tiêu đề là Ngô Châu trừ dạ: Tức là đêm 30 ở Ngô Châu. Ngày cuối nam thì gọi là Trừ Nhật除日, đêm cuối năm thì gọi là Trừ Tịch除夕, hay Trừ Dạ除夜. Dịch giả dịch sai như thế này tôi muốn nói rất có văn hóa với dịch giả là cái chữ Trừ đơn giản này, trong Từ điển người ta có giải thích sao không tra?

21

79 


 Bài số 21 lại đọc sai tiếp. Địch lữ trần滌玈塵: nghĩa là tẩy sạch bụi trần lữ khách, thì đọc là Điều thi trần條施塵. Không biết học chữ Hán ở đâu mà đọc Sai nhiều thế?

21

   80


 Bài số 21 này mới thấm thía cái chữ nghĩa kém cỏi. Tiêu đề Khách trung nguyên nhật. Bài này nối bài đêm 30 ở Ngô châu. Tức là Ngày đầu năm vẫn (thân) làm khách phương xa. Đồng chí dịch giả kính mến đã dịch thành Người khách trong ngày tết Trung nguyên. Lại còn Mở ngoặc (Rằm tháng Bảy)

22

83                      


 Bài số 22, lại đọc sai. Chữ Hát viết thảo thì đọc là chữ Minh. Nghĩa cả câu là tiếng người lái đò hô gọi nước sông cạn. Đã được dịch giả thân yêu dịch thành: Cầm cây sào gọi người lái đò, tiếng vang khắp sông.

23

84-85

 



 Trời ơi! Bài 23 chúng tôi lấy làm một ví dụ điển hình cho sự Sai, thiếu kiến thức. Chữ này phải phiên là Dị; 故園cố viên tức là vườn xưa, tức là ám chỉ quê hương, quê nhà. Cố viên tâm故園心 tức là tình quê, thế thôi! Dịch giả đã bịa đặt ra câu dịch: Lúc nhàn rỗi, dễ lẻ loi nên chỉ để tâm vào chuyện vườn tược. (Đang đi sứ mà tậu vườn bên Trung Quốc mà trồng cây được ư?). Đến dịch thơ thì câu dịch lại trái ngược câu dịch nghĩa: Suốt ngày vương tược chả cần lo!(??!)

Bình Than平灘, ở đây chỉ có nghĩa là bãi sông, bến nước thông thường. vậy mà chú thích là bến Bình Than nơi diễn ra Hội nghị Diên Hồng trong kháng chiến chống quân Nguyên(Đây là đất Quế Lâm của Tàu mà!); Lương thông梁通, chỉ là nói chuyện cầu lưu thông mà lại bịa đặt lếu láo là Ngột Lương Hợp Thai và Vương Thông, bịa ra giặc Ngô và giặc Thát[].

Ở câu thứ 5, Vân y thì khởi diệt: nghĩa là mây theo thời gian bay ra bay vào. Đã bị dịch giả bẻ cong nghĩa là Diệt giặc! KHÔNG THỂ CHẤP NHẬN ĐƯỢC!

 

 

Có một bạn Facebooker nickname Phạm Huy Lê cho rằng Lương Thông sự 梁通事là ông Thông sự họ Lương, tức là ông Phiên dịch. Quả thật có chức Thông sự, ghép với câu dưới thành câu hỏi cảm thán đường xa:”Bao lâu nữa thì đến Quê Lâm”. Nghe cũng có vẻ hợp lý. Tôi cũng có tra cứu chức danh ngoại giao này, nhưng bản thân tôi không ủng hộ ý kiến đó, nên tôi chọn ý là: “Đầu thuyền hỏi chuyện cầu lưu thông ở đây/ Biết bao giờ lại đến lại Quế Lâm” – Ý tả cảnh theo mạch toàn bài thơ. Chứ các cụ Tiến sĩ Nho học ít khi làm thơ nêu chức danh, tên họ người khác vô cớ, và lại không có chú thích, khuyên, điểm gì để tỏ ra đây là một danh từ chỉ người!

25

88                 



 Bài thứ 25, lại đọc sai, phiên sai, dịch sai.

26

91         


 Chữ Phì đọc là Phù. Dưới dịch là Mập. Dịch theo nghĩa chữ Hán hay dịch theo âm đọc?

27

92                      



Bài thứ 27: Đọc sai, phiên sai, hiểu sai, dịch bịa. Tẩm đọc thành Xâm; Trùng viên nguyệt 重圓月chỉ có ý nói, Trăng lại tròn, nghĩa là lại gặp được buổi đẹp trời. Mà dịch thành vui vì có 2 tháng Nhuận!

27

93                


 Câu thứ 5, có một điển tích rất quan trọng đối với người học Hán văn cổ, của những người coi mình là học trò của Khổng phu tử. Là điển tích Nghi thủy đồng quan沂水童冠[11] trong sách Luận ngữ. Không ai học Hán Nôm mà không học sách Luận ngữ, không ai đọc Luận ngữ mà không biết tích Nghi thủy đồng quan[12]. Dịch giả đọc sai thành Cân thủy long quan沂水竜冠. Và dịch bậy bạ: Dòng Cân thủy như chiếc mũ rồng ngoài cõi này.  Sai đến thế là cùng!

27-28

94-95                 

 




 Dịch thơ còn bậy bạ hơn: Nhìn dòng Cân thủy như rồng lượn!

 Bài số 28: Đọc sai, phiên sai, KHÔNG CÒN GÌ ĐỂ NÓI

29

96                     

 

30

4198



Bài số 29, tiêu đề ngữ pháp lại đọc sai: Khách để thư hoài. Nghĩa là Thư tỏ lòng đề nơi khách quán. Nguyễn Gia Cát lúc này vẫn đang làm khách nơi đất lạ. Ông viết bài thơ trong lúc còn làm thân khách nơi xứ người, đang ở nhờ nơi nhà trọ. Vậy mà dịch giả Nguyễn Quang Hà dịch ra là: Nhớ mãi bức thư ở nhà khách phủ đệ.

31

98           

   



 

31

101                      


 Bài số 31, có cụm Hán ngữ còn lưu dấu trong Bạch thoại hiện đại là Sinh diện khách生面客, nghĩa là Người khách lạ mặt. Ở đây dịch giả đã áp dụng lối mách nước của NNC Nguyễn Ngọc Thanh: là chỗ nào có chữ Sinh thì đổi sang chữ Thanh, chỗ có chữ Thanh thì đổi sang chữ Sinh. Cho thấy độ tào lao và cẩu thả của người dịch. Và bản thân dịch giả đổ lỗi thứ tự lộn xộn các trang Nguyên văn chữ Hán do Nxb. Nhưng tôi biết chắc rằng, chính dịch giả đã không biết xếp thứ tự các trang với nhau. Nxb chỉ ghép nguyên như văn bản dịch giả gửi tới. Vô trách nhiệm với chính mình!

32

102                     


 Bài thứ 32, Giải lãm tức là cởi giây buộc thuyền, tức là lên đường! Dịch giả tiếp tục dịch ngược lại là Buộc thuyền.

 

 103




 Dịch cởi thuyền thành ra buộc thuyền. Sai đến mức như thế này mà đòi người ta Phê Phán phải công tâm, đạo đức, văn hóa,… Dịch giả tưởng rằng dịch giả dịch sai ít thôi! Nhưng toàn sai NGHIÊM TRỌNG! KHÔNG THỂ CHẤP NHẬN ĐƯỢC!

33

105                    




 Bài thứ 33, Dù đã đăng khoe trên Facebook, có sự tham gia trao đổi với NNC Nguyễn Ngọc Thanh và Lê Quốc Việt. Người ta comment đã nói chữ tiêu đề là chữ Dạ. Dịch giả đã vâng! dạ! Nhất chí cao! Cảm ơn cảm huệ rồi! Nhưng cũng không sửa!

35

109      


 Đây bài 35, Toàn châu Đoan Dương thứ vận. Phiên âm đọc thử đọc thiếc ướm đi ướm lại rồi mà Sai đỏ quạch cả ra thế kia.

 

110                   




 Chú thích thì thừa thãi, không kiên quan gì đến điển tích văn học, dịch giả đi chú thích cho người đọc biết Cỏ Bồ Hoàng là cỏ gì? Cao bao nhiêu? Phân bố ở đâu?

36

111                     



 Bài thứ 36, vẫn cẩu thả sai nhiều lắm. Sai đến mức phiên âm, chú thích vẫn sai, sai đi sai lại những chữ rất cơ bản, Tương phi thì đọc là Tương kỷ. Không hề đánh máy nhầm nhé. Vì ở dưới dịch giả chú thích Tương kỷ rất đàng hoàng nhưng trong đó lại đọc là Tương Phi! Thế không phải CẨU THẢ thì là gì?

 

112                     


 

 

112                     

 

37

113-114                     






 Bài 37, lại đọc Sai. Dịch bừa bãi. “Xả thân tự cổ xỉ huyền đàm/ Từ xưa bàn luận đạo huyền vi đã nhiều”. Mà dịch Huyền đàm 玄談Ba hoa! Trời ơi!

38

116-117                     



Bài số 38, đọc sai mà tự vẽ ra chữ Hán, không biết vì sự bịa đặt của mình. vẽ thành ; 滿滿thì vẽ thành chữ 瀯瀯. Phiên thành doanh doanh

39

118              


 Bài thứ 39, Tương phi trúc thứ vận. Bài này phiên sai, dịch sai thì đã đành.

 

119                  


 Mạn thiên là đầy trời, thì dịch thành “Coi thường trời”. “Tâm hư dị mãn cương thường hận/ Lòng không dễ đầy mối hận đạo cương thường chưa vẹn” Đạo Cương Thường tức là nói Tam Cương và Ngũ Thường. Là từ để ví von với những giềng mối đạo đức, mực thước trong giao tế xã hội xưa: Tam Cương là Quân – Thần, Phụ - Tử, Phu – Phụ. Mà dịch giả chú thích là: “Quân – vua, Sư – Thầy, Phụ - Cha.” Có thể thấy kiến thức của dịch giả cực kỳ hạn chế, làm việc cực kỳ cẩu thả. Vì không hiểu CHÍNH XÁC Tam Cương là những món gì nhưng chú thích bậy bạ tùy tiện.

40

120                        



 Bài 40, đọc sai, phiên sai, dịch sai đã đành. Tu từ ngữ pháp cũng không thể hiểu nổi. Chữ Vân đọc thành Vận : đây là tên người. Nguyên Văn là紅極樓次云田題壁元韻Đăng Củng Cực lâu[13] thứ Vân Điền đề bích nguyên vận: Lên lầu Hồng Cực nối vần thờ đề trên tường của ông Vân Điền.[14]


[1] https://baike.baidu.com/item/%E6%8B%B1%E6%9E%81%E6%A5%BC/1183013 Củng Cực lâu ở trên cổng Xương Bình môn, Trương Gia khẩu tỉnh Hà Bắc, xây dựng thời Vĩnh Lạc, trùng tu thời Tuyên Hóa. Là kiến trúc văn hóa nghệ thuật từ triều Minh.

[1] Vân Điền 雲田: tự hiệu của Trương Kỳ Trác張祇倬,thi nhân đời Thanh người huyện Trường Sa. Sứ thần Lê Quang Định cũng có bài Đăng Củng Cực Lâu Bộ Vân Điền Nguyên Vận. IT Trung văn chú: Vân  Điền có thể là Trương Kì Trác. Hoặc Trần Khuê đời Minh cũng có bài thơ đề Củng Cực lâu nổi tiếng. 

 

121          


Đọc sai. Dịch sai. Hiểu sai ngữ nghĩa, ngữ pháp.

41

123


 Bài 41, lại cẩu thả đến mức này nữa cứ phiên sai hoài. 湘妃Tương phi thành Trương Phi, 范蠡Phạm Lãi thành Phạm Đố. Và chúng ta đừng nhầm là dịch giả chỉ nhầm lẫn đánh máy. Dịch giả hoàn toàn đưa đúng các từ này vào Sách Dẫn ở cuối ấn phẩm. Cho thấy Dịch giả Sai hệ thống. Mà đầu tiên là Cẩu thả, Vô trách nhiệm, Làm việc suy đoán, bịa đặt, không hề tra cứu. Chỉ nhờ người đọc hộ chữ Hán xong, rồi phiên âm bừa bãi, dịch nghĩa bậy bạ, … và cả dịch thơ sai ý tác gia nữa.

42

124


Vâng! Bài 42 này thì mới sai Chính tả.

43

125


[1] Thiên Thai am: là di tích kiến trúc từ thời Đường. Nay thuộc Trường Trị Bình Thuận huyện ở tỉnh Sơn Tây. https://zh.wikipedia.org/wiki/%E5%A4%A9%E5%8F%B0%E5%BA%B5

Vâng bài 43 tiếp tục sai cẩu thả kinh hoàng!

43

126



Phiên một đằng dịch một nẻo.

44

128


Đọc sai, phiên sai. Thiên Thai am 天臺奄[15]

 

45

130



Bài 45, bỏ qua chữ Hán không đọc được, rồi dịch bừa dịch bậy. Không biết tiêu đề bài thơ mà đoán đó là Thắng cảnh. Vậy cảm thụ văn học, cảm xúc ngôn từ như thế nào? 武勝関Vũ Thắng Quan[16]

[1] Vũ Thắng Quan: là 1 trong Cửu đại hùng quan của Trung Quốc, kiến trúc từ thời Nam Triều Tề, nay nằm giáp giới của huyện Tín Dương tỉnh Hà Nam và huyện Quảng Thủy tỉnh Hồ Bắc. Là một địa danh nổi tiếng. 


 

131

46

132


Tiếp tục giai điệu Sai, Sai, Sai, … bất tận, những chữ đơn giản nhất. Và dịch sai những hoạt dụng từ đơn giản nhất.

46

133


Câu đầu tiên thật là Kinh hoàng về ngữ pháp trật tự của dịch giả. Kiều Dương Tam Phục thiên. Trung tâm ngữ là chữ Thiên, chỉ thời tiết có Tam Phục trong Khí Dương Mạnh.

Chữ Lý là hoạt dụng từ thông với chữ Lý là sắm sửa hành trang.   ở đây không phải là HỌ LÝ, giống như ông Fan Hui Lê nào đó bảo là Lương thông sự 梁通事trong bài số 23 là ông PHIÊN DỊCH HỌ LƯƠNG?[17]

Đãi lậu niên là chờ đợi trong khoảng thời gian nào đó, chứ không có “bí mật” hay “lịch ban hành” gì cả? Bản thân tự dịch nghĩa ra dịch thơ cũng SAI HẾT!

47

134-135


Bài số 47 nay thì Dịch giả quá ảo tưởng khi tự tiện dịch câu Bình chương thả đãi sứ hồi thì: Chức quan Bình chương sẽ được cấp cho khi đi sứ về?

Và chú thích cũng liên thiên.

48

136


Bài số 48 thì cũng Điệp khúc sai ngữ pháp, sai tu từ.

 

137


Từ Chức danh hiểu thành Động từ rồi biến tấu liên thiên! Trí tưởng tượng thật là vô địch. Từ 1 ông Đốc học sứ tên Ngô Vân Tiêu biến ra thành 2 ông: Ông Đốc học sai Ông Ngô Văn Tiêu. Cẩu thả thế bảo TÔI KHÔNG CHÊ thì TÔI BIẾT LÀM GÌ?

Đẩu Thai nghĩa là sánh SAO ĐẨU SAO THAI đã hóa thành “rêu phong trên đài cao”

49

138


Điển tích vua Văn Vương nhà Chu diễn giải Kinh Dịch thì đã biến thành Văn Vương giảng bài. Hai quẻ Tiểu Súc và Minh Di trong kinh Dịch thì đọc ra Tiểu Phú Minh Di rồi dịch sai bét ở dưới: “Những kẻ có ít tiền của giáo hóa bọn Man di có nhiều điều chí lý”. Dữu Lý là nơi Văn Vương bị giam cầm, tức là địa danh đã biến thành Mỹ LýNhững làng quê tươi đẹp?”

49

140




 

50

140


Bài số 50 này cũng thật là Kinh Hoàng về dịch thuật, khi Dịch giả biến điển tích Lư sinh hoàng lương mộng thành “giấc mộng của anh Lư sinh tên là Hoàng Lương

Hoàng Lương ở đây chính là Kê Vàng, Nồi Kê Vàng nhé! bạn Fan Hui Le! Đừng suy ra họ Hoàng, họ Lương như Lương thông sự ở bài số 23 nhé![18]

 

141

 


Vẫn bài 50: Vị thục 未熟chưa chín! (Nồi kê vàng) chưa chín nhé! bạn Fan Hui Le nhé! Vì Vị thục còn có nghĩa là chưa thành thục.

Văn vị thục, Võ vị thục, Thư vị thục, … đều có nghĩa của nó nhé! Bạn Fan Hui Le nhé!

51

142-143

   





Bài số 51, thì đọc sai, lẫn lộn chức năng ngữ pháp các cụm Hình dung từ và Danh từ với nhau: Thinh châu, Hùng châu.

 

143



Đinh châu, Hùng châu đều là cụm Hình dung từ mà lại hóa ra Danh Từ riêng chỉ địa danh?

Liêu tậnHết lụt mà lại thành “chỗ tận cùng của chỗ ngập”

52

144


Bài 52, lại đọc sai, nhưng chữ dễ hều!



52

145


Tương huề thu nguyệt: Dắt nhau dưới trăng thu. Năm nào cũng đi lễ chùa Long Hưng hay sao mà có “Hằng mùa”?

 


Dịch nghĩa lẫn dịch thơ đều Sai cả!

53

146


Bài số 53, tuyền Chẩn đọc thành lữ chẩn. Tuyền Chẩn nghĩa là quay về vùng Sao Chẩn. Nghĩa là ông ý được phép Về nước ạ!

 

147


Bài 53, hai câu đầu dịch sai ghê ghớm. Sứ hồ tự cổ thuộc anh du/Huống thị tân bang đệ nhất trù: Nghĩa là: Đi sứ xưa nay cũng là một sự du ngoạn phong lưu/ Huống chi lại là kế hoạch xây dựng nước nhà mới. Mà dịch giả dịch ra như hình chụp, ý tứ rất là kiêu căng của một kẻ sĩ khoa bảng! KHÔNG! KHÔNG THỂ NÀO!

Phân phó thanh thanh quan mạch liễu/ Ý tứ là Dặn dò cây liễu xanh ven đường! Hình tượng của người phải đi xa! Dịch giả đã dịch thành “Hà hơi cho liễu xanh tươi”! (Nói lộn chứ! phải người thúi mồm thì liễu héo vàng úa hết!)



54

148-150

   




Bài số 54, tiêu đề ngữ pháp và tu từ đọc sai nên dịch ra lộn. Phiên âm thiếu hẳn 1 chữ ở câu thứ 6! Thế mới hay! Vậy mà cứ bảo là đã cố gắng! Những thiếu sót không thể tránh khỏi! Nhưng thiếu mãi rồi! Thiếu mãi thôi!

 

Tiêu đề phải dịch là: Đến Hàm Đan trực lệ, quan Phân phủ họ Lý tiễn một đoạn ngắn, có làm 1 bài thơ Du Nam thiên để tặng, nên xin làm bài này để họa đáp lại.

Dịch giả dịch LỘN!

55

150-151

 



Bài số 55, ở đây có 1 số chữ đặc trưng Hán học, nếu không thông huấn hỗ, tường cú đậu, thông tục thể dị thể, giả tá, dụng thông, điển từ, … thì không dịch được. Phụng trĩđi sứ; Tứ bình là dùng thông giả đọc là Tứ biền, nghĩa là ban cho được quay xe về nước. Dịch giả đọc không được, nên hiểu sai, dịch sai, chưa kể có chữ để …

 

152




Tiêu đề cũng dịch lộn bậy: Ngày mùng 9 ở Nghi câu thì dịch thành 9 ngày ở Nghi Câu!

Cả 2 câu đầu: Phụng trĩ lai thời phùng thất tịch/Tứ biền hồi nhật trực trùng dương. Ý nói là đi sứ đúng ngày 7/7; Được ban chỉ về nước đúng ngày 9/9.

Vậy là dịch thành: “Kẻ sĩ có phẩm cách”; “có kẹo mầm, xe có màn vây quanh”. Chú thích rất liên thuyên!

55- 56

153


Ngày thất tịch 7/7 là ngày gì mà lại dịch ra là Tết Ngâu?

Kỉ nguyệt sa trần lân khách cửu nghĩa là Mấy tháng bụi đường thương thân khách! Sao lại thành Tháng Ngâu này nhiều cát bụi?

Dịch dưới mới kinh: Tháng Ngâu sụt sùi ?

Bài số 56 thì sao? Thơ có 4 câu x 7 chữ, Phiên âm sai luôn cả 4 chữ cơ bản nhất không hề viết thảo: Sam, Khoản, Xuyên, Thanh.

Mặc dù chữ Thanh là NNC Nguyễn Ngọc Thanh đã nhắc sửa trong lần comment ngày 27.11.2022 trên Facebook. Dịch giả Nguyễn Quang Hà đã nhất trí rất cao. Nhưng cũng không SỬA? Vì không biết nó ở đâu mà sửa?

57

154


Dịch giả Nguyễn Quang Hà không hiểu gì về ngữ pháp cổ Hán văn, nên đã phiên sai Động từ chữ có 2 âm đọc là HÒA và HỌA. Chữ này ở đây phải phiên là HỌA, nghĩa là LÀM THƠ HỌA LẠI. Dịch giả đọc là HÒA và Phịa ra cả câu dịch là Tặng sách cho 2 ông là Hứa Thế Phong và Sâm Phố Tồn. Nguyên là Nguyễn Gia Cát được người tên Hứa Thế Phong hiệu là Sâm Phố tặng thi tập tên là Sâm Phố tồn cảo gồm 2 quyển, và làm 2 bài Tuyệt cú và xin được Họa thơ lại. Nên Nguyễn Gia Cát làm bài thơ này để đáp lại. Nguyên văn dịch đúng phải là: Dừng nghỉ ở Hứa Châu, được ngài Tiến sĩ Hứa Thế Phong[1] tặng tập Sâm Phố tồn cảo 2 quyển, lại làm 2 bài tuyệt cú xin thơ Họa lại, nên nhân đó làm bài này để đáp lại.

 

154


Câu thứ 3: Ngẫu tiếp dao hàm. Là chữ Dao trong Quỳnh Dao, trong bài Mộc Qua. Kinh Thi投我以木桃,报之以琼瑶Đầu ngã dĩ mộc đào, báo chi dĩ quỳnh dao. (Tặng ta quả mộc đào, ta tặng lại ngọc quỳnh dao)[2]Không hề liên quan đến lệnh chỉ nhà vua gì hết! Dịch giả Nguyễn Quang Hà dịch như vậy đấy!

58

155-156




Bài 58, ở đây, người chép đã phê sửa chữ Ngư
 thành chữ Vân . Dịch giả Nguyễn Quang Hà không đọc được chỗ này và người Chân hóa cũng không nhắc sửa chỗ này. Thao tác làm văn bản học rất kém.

Dịch giả đã dịch sai, diễn ý, tu từ tùy tiện không có Trung tâm ngữ và Định ngữ. Ngô học viện吳學院  là chỉ người học thức uyên bác họ Ngô, tức Ngô Phương Bồi 吴芳培[3]1752-1822),tên tự là Vân Tiều, nên ông có thi tập tên là Vân Tiều thi tiên; Còn Sâm Phố 森圃là tên hiệu của Tôn Thế Phong孙世封, nên ông có thi tập tên là Sâm Phố tồn cảo. Dịch giả đã bịa đặt ra caí Học  viện là Học viện Mông Ngô. Nguyên văn phải dịch đúng là: Hôm trước, được ngài Viện trưởng họ Ngô tặng tập thơ Vân Tiều thi tiên. Hôm nay xấu hổ lại được tặng thi tập của ngài (Sâm Phố) là Sâm Phố tồn cảo, hợp cả hai quyển lại nâng niu như nâng ngọc quý. Vậy mà dịch giả Nguyễn Quang Hà dịch (Ngọc Bích) thành(tường vách) như hình bên, là Kính cẩn đề ở tường nhà. Dịch giả Nguyễn Quang Hà không hiểu cung kính ngữ  của chữ Hán, không hiểu về tu từ, ngữ pháp, là trung tâm ngữ ở đâu cả. Dịch giả bịa đặt và nhét chữ vào mồm tác giả Nguyễn Gia Cát. Đoạn dưới đọc sai chữ Ngư ,người chép đã sửa bên cạnh thành chữ Vân để dịch tùm lum tào lao thành Người đánh cáTiều phu, trong khi tiêu đề thì dịch là Mây núiNgười kiếm củi

 

 

159-160



Phần cuối cùng của Ấn phẩm, là phần Sách Dẫn. Thông thường chúng ta hiểu Sách Dẫn là thư mục để ta Tra cứu Nhân danh, Địa danh, Danh từ riêng của Tác phẩm, hay những từ khóa quan trọng của dịch phẩm để tiện tra cứu tìm đọc. Nhưng ở đây hoàn toàn không Phải! Dịch giả copi lại tất cả Văn bản, rồi xóa đi- Delete đi hết các từ không Viết Hoa. Tất nhiên xóa đi xóa lại, xóa bằng tay không Hết nên vẫn cứ lặp đi lặp lại. Thậm chí các cụm Danh từ Bịa Đặt vẫn còn y nguyên. Nghĩa là những Sai Nhầm của Dịch Giả và nhóm Biên Soạn, Nhà Xuất bản hoàn toàn do:

-          CẨU THẢ,

-          THIẾU CHUYÊN MÔN,

-          THIẾU KỸ CÀNG,

-          THIẾU ĐỌC DUYỆT

-          SAI Ở TẦM CỠ HỆ THỐNG TOÀN BỘ ẤN PHẨM chứ không phải sai nhầm về Kỹ thuật hay Đánh máy!

Dịch giả nên nhanh chóng sửa chữa, bổ sung CÀNG SỚM CÀNG TỐT. Dịch giả đã có lời mời tôi tham gia Hiệu đính cho TÁI BẢN. Nhưng tôi thiết nghĩ: Những đóng góp của tôi như đã đăng CÔNG KHAI đủ để Dịch giả thông cảm cho Tôi!  

 

 

 

 

 LEIPZIG - Ngày Quốc GIỖ VNCH - Arbeitenstag. 2023.

Cổ Hoan - Phụ nguyên - Trực tâm 全!敬!



[①] Comment của Facebook HanguyenQuang 2/4/2023 trên tường Facebook của Cổ Hoan Nam Đường: Theo sở trường, tôi đã giao/mời Nguyễn Ngọc Thanh “chân hoá” chữ thảo từ đầu cho đến cuối tác phẩm (58 bài, trong đó có mấy bài do tác giả làm xong lại làm thêm vẫn chủ đề ấy nên có thêm “Lại một bài nữa”( ) (chứ thực chất cũng chỉ có 54 bài với 54 chủ đề). https://www.facebook.com/nguyenductoan.thang

[] Thiều Chửu. Hán Việt tự điển. Phiên bản 1.5(2005.10.28)

[③] Status của Ha Nguyenquang  3.4.2023 lúc 13g53: Điều đó cho thấy, căn bệnh vọng ngoại và với một thiện chí không trong sáng đã rất trầm trọng https://www.facebook.com/ha.nguyenquang.7564129

[④] Dịch giả tự trình bày trên tường Facebook của mình. 3.4.2023 lúc 13g 53

[] Vương Bột. Đằng vương các tự: Lạc hà dữ cô vụ tề phi; Thu thủy cộng trường thiên nhất sắc. Tất nhiên ở đây chữ Vụ không phải là Cò, mà là loài chim nước nói chung, người dịch bài đã dịch tạm là cò mà thôi. Nhiều bản dịch dịch rõ là “con vịt trời”

[⑦] Nghiêm Quân Bình: một học giả đời Tây Hán.

[⑧] Vua Hán Quang vũ cho vẽ hình công thần 28 danh tướng treo ở gác Vân Đài để ghi công, Mã Viện cũng được dự trong số đó.

[⑩] Có một bạn Facebooker nickname Phạm Huy Lê cho rằng Lương Thông sự 梁通事là ông Thông sự họ Lương, tức là ông Phiên dịch. Quả thật có chức Thông sự, ghép với câu dưới thành câu hỏi cảm thán đường xa:”Bao lâu nữa thì đến Quê Lâm”. Nghe cũng có vẻ hợp lý. Tôi cũng có tra cứu chức danh ngoại giao này, nhưng bản thân tôi không ủng hộ ý kiến đó, nên tôi chọn ý là: “Đầu thuyền hỏi chuyện cầu lưu thôn ở đây/ Biết bao giờ lại đến lại Quế Lâm” – Ý tả cảnh theo mạch toàn bài thơ. Chứ các cụ Tiến sĩ Nho học ít khi làm thơ nêu chức danh, tên họ người khác vô cớ, và lại không có chú thích, khuyên, điểm gì để tỏ ra đây là một danh từ chỉ người!

[11]王陽明/山中示諸生五首/其二/滁流亦沂水,童冠得㡬人。莫詠歸興,溪山正暮春. Thơ của Vương Dương Minh có câu: Trừ lưu diệc Nghi thủy, Đồng quan đắc kỷ nhân. Mạc phụ vịnh quy hứng, Khê sơn chính mộ xuân.

[12] Luận ngữ. Tiên tiến. “子曰:“何伤乎?亦各言其志也。曰:“莫春者,春服既成,冠者五六人,童子六七人,浴乎沂, 风乎舞雩,咏而归。夫子喟然叹曰:“吾与点也!” Khổng tử hỏi chí hướng các môn đệ. Tăng Điểm nói: Tôi khi mùa xuân chưa hết, áo xuân đã may xong. Cùng với 5-6 người đội mũ, 7-8 đứa trẻ con. Ra tắm ở sông Nghi Thủy, hóng gió nền Vũ Vu, ngâm vịnh rồi về thôi. Khổng tử nói: ta cũng như Điểm vậy.”

[13] https://baike.baidu.com/item/%E6%8B%B1%E6%9E%81%E6%A5%BC/1183013 Củng Cực lâu ở trên cổng Xương Bình môn, Trương Gia khẩu tỉnh Hà Bắc, xây dựng thời Vĩnh Lạc, trùng tu thời Tuyên Hóa. Là kiến trúc văn hóa nghệ thuật từ triều Minh.

[14] Vân Điền 雲田: tự hiệu của Trương Kỳ Trác張祇倬thi nhân đời Thanh người huyện Trường Sa. Sứ thần Lê Quang Định cũng có bài Đăng Củng Cực Lâu Bộ Vân Điền Nguyên Vận. IT Trung văn chú: Vân  Điền có thể là Trương Kì Trác. Hoặc Trần Khuê đời Minh cũng có bài thơ đề Củng Cực lâu nổi tiếng.

[15] Thiên Thai am: là di tích kiến trúc từ thời Đường. Nay thuộc Trường Trị Bình Thuận huyện ở tỉnh Sơn Tây. https://zh.wikipedia.org/wiki/%E5%A4%A9%E5%8F%B0%E5%BA%B5

[16] Vũ Thắng Quan: là 1 trong Cửu đại hùng quan của Trung Quốc, kiến trúc từ thời Nam Triều Tề, nay nằm gipas giới của huyện Tín Dương tỉnh Hà Nam và huyện Quảng Thủy tỉnh Hồ Bắc. Là một địa danh nổi tiếng.

[17] Bài Ngẫu chiếm số 23.

[18] Vì bài Ngẫu chiếm số 23 có bạn copi về trình bày cách hiểu chữ Lương thông sựngười thông sự họ Lương, đăng trên trang Hạn chế nên tôi lưu ý: CÁI GÌ trông NHƯ THẾ nhưng MÀ chưa chắc NHƯ THẾ!