Thứ Hai, 29 tháng 5, 2017

BIA AM TUỆ MINHchùa Đại Khánh (chùa Vồm) làng Đại Khánh.Nay là xã Thiệu Khánh, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hoá.

https://www.facebook.com/notes/178530525998488/BIA%20AM%20TU%E1%BB%86%20MINH/214941729024034/
Phiên âm và dịch nghĩa: Sa môn Thích Nguyên Đạt
Cẩn án: Cư sỹ Chân Thanh

Thác bản văn bia Tuệ Minh am, thuộc am tháp Tuệ Minh, chùa Đại Khánh (chùa Vồm) làng Đại Khánh, tổng Đại Bối, huyện Đông Sơn, phủ Thiệu Hoá. Nay là xã Thiệu Khánh, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hoá. Kí hiệu thác bản Viện Nghiên cứu Hán Nôm 9408. Bia 1 mặt, khổ 84cm x 43cm, không trang trí, tên và văn bia viết bằng chữ Khải rất đẹp. Toàn văn 29 dòng, tổng cộng 700 chữ, được khắc năm Vĩnh Thịnh thứ 13 (1717).

Phiên âm:
Tuệ Minh am
Cái văn: Tâm nguyên trạm tịch sơ vô thượng - hạ chi sai thù, giác hải thanh trừng hà hữu vị kinh chi phán đoán. Thảng nhất xuyến tâm châu bất muội, tất liễu minh tội tính giai không. Lương do thiện - ác, mê - ngộ chi bất đồng; sở dĩ thánh phàm, thăng trầm chi hữu dị. Cố, cử nhất niệm thiện nhi thiên đường trực chí, tạo nhất niệm ác nhi địa ngục lập thành. Mê giả vĩnh kiếp trầm luân, ngộ giả đa sinh giải thoát. Hội thử chính sở vị, vi thiện tại nhân, phúc thiện tại thiên. Thiên nhân chi báo ứng, khởi năng sai hồ?
Việt dĩ, Hoàng cung giáng chất, tuyết lĩnh tu nhi quả chứng chân thường; ngọc diệp đản sinh, phổ môn hiện nhi viên thông tại tự. Đệ đệ tương thừa tổ giáo, miên miên vĩnh trấn từ phong. Khắc tuân tượng giáo phong song, bái hạ thiền môn tông chủ.
Kính duy tông sư, ma ha Tì kheo Chân Hỷ Tuệ Minh Hoà thượng, phúc tuệ trang nghiêm, liễu vô sở đắc, hoá thân Bồ tát, gia truyền y bát, tâm ngộ chân không. Thác tích tùng lâm, song mẫn thị phi chi cảnh; thê tung vân quật, lưỡng vong danh lợi chi tràng. Cư trần bất nhiễm trần duyên, tại thế bất ki thế thái. Thiền hà tĩnh vong hung bất động, thu nguyệt hiện minh trí kính viên. Trần nghiệp vật xâm, tịch quang phổ chiếu. Huề vạn vựng đồng tu Tịnh độ, tiếp tứ chúng cộng chủng thiện duyên. Nhận không hoa nhi quả chứng Niết bàn, cao du giác ngạn; nhiên tuệ cự nhi trà tì huyễn tướng, hỗn nhất thái hư. Thanh công đức bất khả tư nghị, sử chân tục cụ giai khát ngưỡng.
Tư thần đệ tử: Sa di tự Như Ngọ cập đạo tràng Tục đế: Như Tĩnh, Như Hiểu, Như Bân, Như Tuyển, Như Công. Chân đế: Tính Hoàn. Tục đế: Tính Thuyên, Tính Nghiêm, Tính Bảo, Tính Truy, Tính Hồ, Tính Tường, Tính Dung, Tính Trường, Tính Khoan, Tính Trạm, Tính Bổng, Tính Hân, Tính Thuỷ, Tính Thống, Tính Đăng, Tính Trinh, Tính Trụ, Tính Hiển, Tính Tùng, Tính Trì, Tính Điểm, Tính Chuyên, Tính Quỳnh, Tính Kính, Tính Trọng, Tính Hoành, Tính Truyền, Tính Cục, Tính Thận.
Sinh phùng thịnh thế, trưởng ngộ minh sư. Mông pháp nhũ chi trạm trạm, quyên ai vị báo; mộc sư ân chi miểu miểu, nhuận trạch vô nhai. Nan vong cốt tuỷ chi thâm ân, hà hạ truy tư chi hậu ý. Viên, mệnh công tu bảo tháp, phụng đáp trọng ân. Doanh chi bất nhật viên thành, đắc dĩ ức niên hương hoả. Phục nguyện, tuệ đăng diệu nhĩ, chân tính trạm nhiên. Hiện diệu tướng vu Phạm cung, hiển uy quang vu bảo tháp. Tỉ môn nhân cộng chứng Bồ đề, thiền tông vĩnh mậu; bảo Thích tử đồng viên ích trí, đạo mạch trường lưu. Dương dương nhi tổ ấn trùng quang, ái ái nhi chân tông trường diễn. Biến chu sa giới, tận nhập huyền môn. Cẩn bái hồ, thuật chi. Vĩnh bảo, kì truyền vu hậu thế.
Minh viết:
Thiện tai! Phật tử,
Bất nhiễm thế duyên.
Tri thân thị huyễn,
Ngộ tướng phi kiên.
Truyền đăng kế tổ,
Xả tục đầu thiền.
Chân thừa quả chứng,
Thượng hạnh công viên.
Tam quan thấu đạt,
Vạn pháp quy nguyên.
Tâm chu sa giới,
Lượng khuếch nhất nguyên.
Vô giá vô ngại,
Hữu nhân hữu duyên.
Nhất nhân tu đạo,
Cửu tộc sinh thiên.
Thân minh vu thạch,
Vĩnh bảo kỳ truyền.
Hoàng triều Vĩnh Thịnh thập tam niên Xuân nguyệt cốc nhật.
Dịch nghĩa:
Am Tuệ Minh
Thường nghe: Nguồn tâm vắng lặng, vốn chẳng có trên - dưới sai biệt; biển giác lắng trong, nào đâu phân đục trong đôi ngả. Giả như ngọc tâm trong sáng, ắt hiểu tội tính đều không. Chỉ do thiện - ác, mê - ngộ chẳng đồng; cho nên Thánh phàm, lên xuống mới khác. Vì vậy, một ý niệm thiện khởi lên thì thiên đường thẳng đến, một tư tưởng ác sinh ra thì địa ngục liền thành. Kẻ mê thì vĩnh kiếp trầm luân, người ngộ thì nhiều đời giải thoát. Sở dĩ nói, làm thiện ở người, phúc thiện ở trời chính là như vậy. Báo ứng của trời người, há có thể sai khác được ư ?*
(Nhớ đức Thích Ca xưa) (Người) Thị hiện chốn bệ ngọc cung vàng, tu hành nơi núi Tuyết, chứng đắc quả vị Chân thường; đản sinh làm lá ngọc cành vàng, hiện bày vô lượng pháp môn, đạt đến viên thông tự tại. (Từ đó về sau) Lớp lớp truyền thừa tổ giáo, đời đời vững chấn từ phong. Mỗi mỗi đều nghiêm cẩn vâng theo Phật pháp, người người đều xứng danh tông chủ thiền môn.
Kính lễ đức tông sư ta, là ngài Ma ha Tì kheo Chân Hỷ Tuệ Minh Hoà thượng . Bậc phúc trí trang nghiêm, liễu ngộ vô sở đắc, Bồ tát hoá thân, kế thừa y bát , tâm ngộ chân không. Nương thân chốn tùng lâm, dứt sạch thị phi cõi tục; ẩn tích nơi động mây, quên bặt danh lợi thế gian. Ở nơi trần thế mà không nhiễm trần duyên, sống trong đời thường mà không vương thế thái. Sông thiền trong lặng, sóng dồn chẳng lay; trăng thu hiện đầy, gương trí tròn đủ. Nghiệp trần không mảy may xâm phạm, trí tuệ lặng chiếu khắp muôn nơi. Dắt dìu muôn loài đồng tu Tịnh độ3, tiếp dẫn Tứ chúng cùng tạo thiện duyên. Nhận rõ vạn pháp tựa không hoa mà chứng quả Niết Bàn , dạo chơi trên bờ giác; thắp sáng ngọn đuốc trí tuệ để trà tì thân huyễn, hoà nhập cùng thái hư . Công đức Ngài thật chẳng thể nghĩ bàn, khiến chân tục ai nấy đều khát ngưỡng.
Nay có đệ tử là Sa di tự Như Ngọ, cùng với các đệ tử tại gia trong đạo tràng: Như Tĩnh, Như Hiểu, Như Bân, Như Tuyển, Như Công. Đệ tử xuất gia là Tính Hoàn. Các đệ tử tại gia: Tính Thuyên, Tính Nghiêm, Tính Bảo, Tính Truy, Tính Hồ, Tính Tường, Tính Dung, Tính Trường, Tính Khoan, Tính Trạm, Tính Bổng, Tính Hân, Tính Thuỷ, Tính Thống, Tính Đăng, Tính Trinh, Tính Trụ, Tính Hiển, Tính Tùng, Tính Trì, Tính Điểm, Tính Chuyên, Tính Quỳnh, Tính Kính, Tính Trọng, Tính Hoành, Tính Truyền, Tính Cục, Tính Thận.
(Chúng con có phúc duyên) sinh ra vào lúc thịnh thế, lớn lên gặp được minh sư. Thấm gội sư ân vô bờ bến, nương nhờ pháp nhũ chưa báo đền. Ơn nặng khó quên, nghĩ sao báo đáp? Vậy nên, cho thợ xây dựng bảo tháp, ngõ hầu báo đáp trọng ân. Chẳng bao lâu thì kiến thiết viên thành, việc hương hoả được lưu truyền muôn thuở. Xin nguyện, đèn tuệ rạng ngời, chân tính sạch trong. Hiện diệu tướng vào Phạm cung, hiển uy quang nơi Bảo tháp. Gia trì cho môn nhân cùng chứng Bồ đề, thiền tông mãi mãi hưng vượng; phù trợ cho Thích tử trí tuệ tăng trưởng, đạo mạch muôn thuở lưu truyền. Tổ đạo sáng chói muôn nơi, chân tông chảy dài khắp chốn. Rộng đến hằng sa cõi pháp, tất thảy đều nhập huyền môn. Xin được kính cẩn thuật ra đây, để lưu truyền mãi cho hậu thế.
Bài minh rằng:
Lành thay Phật tử,
Chẳng nhiễm trần duyên.
Biết thân như huyễn,
Ngộ tướng không bền.
Truyền đăng kế tổ,
Xả tục theo thiền.
Chứng quả chân thừa,
Công hạnh chu viên.
Tam quán thấu triệt,
Đạt nguồn vạn pháp.
Tâm trùm vạn cõi,
Lớn tựa hư không.
Chẳng bị ngăn che,
Có nhân có duyên.
Một người tu đạo,
Cửu tộc sinh thiên.
Xin khắc vào đá,
Mãi mãi lưu truyền.
Ngày lành tháng mùa Xuân niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 13 (1717).
Chú thích:
*Từ “Trời” trong hai câu cuối này nên hiểu là vũ trụ vạn hữu hay quy luật tự nhiên mà không phải là một đấng Thượng Đế quyền năng nào cả. Hai câu này là hai câu tổng kết toàn bộ nội dung đoạn văn, ý nói muôn việc đều do tâm tạo ra, nhưng kết quả của những hành động đó lại tuân theo quy luật tự nhiên, hay nói cách khác là tuân theo quy luật nhân quả của vũ trụ, bản thân chúng ta không thể quyết định được.

Cẩn án:
Bia Tuệ Minh am gắn ở mặt trước tháp am Tuệ Minh, thuộc tháp thứ 3 bên phải chùa Vồm (Đại Khánh, cũng gọi là chùa Đại Hùng, chùa Bàn A) thuộc xã Thiệu Khánh, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Theo Đại Nam nhất thống chí q6 Tỉnh Thanh Hóa phần Chùa quán cho biết chùa “nhân vách núi Bàn A mà làm thành tường chùa, giữa chạm phù điêu tượng Phật rất lớn, không rõ từ khi nào…”. Theo hệ thống văn bia và ma nhai, dù mờ, đã phản ánh chùa muộn nhất đã đã có từ thời Trần.
Theo truyền pháp kệ của Trí Bản Đột Không thì Thiền sư pháp danh Chân Hỷ, pháp hiệu và tháp hiệu đều có tên là Tuệ Minh thuộc đời thứ 36 Thiền phái Lâm Tế Đàng Ngoài. Theo văn bia Kim Cương bảo tháp bi ký do Dạ Mạt cư sỹ người Thái Nguyên là Vương Thị Nhị Xá soạn vào năm Vĩnh Trị 1 (1676) và Vĩnh Phúc Thiền tự bi, do đệ tử của Minh Lương là Tỷ kheo Chân Tường (nguyên là Quan viên tử xã Hoằng Trung, huyện Thuần Lộc, phủ Hà Trung, Thừa tuyên Thanh Hoa) soạn vào năm Chính Hòa 13 (1692) đều xác nhận: Chân Hỷ là đệ tử của Thiền Sư Minh Lương. Cụ thể Kim Cương bảo tháp bi ký xếp Chân Hỷ đứng thứ 2 trong số môn nhân dựng tháp, còn Vĩnh Phúc Thiền tự bi thì sau Chân Môn, Chân Tường, Chân Nguyên thuộc hàng Tỷ kheo, thì Chân Hỷ đứng thứ 3 sau Chân Phúc và Chân Thăng ở hàng Sa di. Với hai mốc thời gian trên, đều xác nhận sự có mặt của Chân Hỷ và môn nhân Sơn môn Vĩnh Phúc đã cùng Minh Lương trùng tu chùa Vĩnh Phúc năm 1663 - khi đó Chân Hỷ vẫn còn là Sa di và cùng tham gia dựng tháp cho Bản sư Minh Lương vào năm 1676.
Với nguồn tư liệu hãn hữu hiện còn, chỉ xác định được Chân Hỷ, Chân Tường nói trên và Sa di Lê Tiến Thư, pháp danh là Chân Lai Không Quảng Đức Thiền sư (Theo văn bia Kiến lập Tam bảo điền tự sự Tổ sư Ân Quang tháp bi ký, khắc năm Chính Hòa 7 (1686) dựng ở chuà Phật Tích thì lại ghi là “Ma ha Tỷ kheo Chân Lai Thanh Tịnh Quảng Đức Liên Hoa Bồ tát Thiền sư”, Lai người xã Bất Một, huyện Vĩnh Phúc, phủ Thiệu Thiên, Thừa tuyên Thanh Hoa) là nhóm người cùng quê Thừa tuyên Thanh Hoa, cả 3 cùng đứng chữ “Chân” đời thứ 36, cùng thuộc môn nhân của Thiền phái Lâm Tế Đàng Ngoài. Trong khi Chân Hỷ và Chân Tường là đệ tử Minh Lương, thuộc sơn môn Vĩnh Phúc thì Chân Lai lại theo về Minh Hành, thuộc Sơn môn Phật Tích.
Theo ước đoán thì, sau khi bản sư Minh Lương mất vào năm 1676, Chân Hỷ mới tạm biệt Vĩnh Phúc mà về trụ trì và hoằng dương Thiền tông Lâm Tế tại chùa Đại Khánh. Tại đây Chân Hỷ đã biệt lập thành một Sơn môn riêng đúng như ghi nhận của văn bia Tuệ Minh Am, khi cho Chân Hỷ là bậc “Thiền môn tông chủ” của Sơn môn Đại Khánh nói riêng và của Phật giáo xứ Thanh thời Trung hưng nói chung. Khi tả về công đức và phẩm hạnh của Chân Hỷ, văn bia ghi: “Hòa thượng là bậc Tông chủ phúc tuệ cả thẩy trang nghiêm, hiểu thấu cái không có chỗ chứng. Là bậc Bồ tát hóa thân, chân truyền y bát, lòng ngộ niềm không. Gửi thân rừng Thiền, đoạn tuyệt với cảnh thị phi; neo bóng hang mây, nghễnh tai với trường danh lợi. Ở giữa cõi trần mà không ô nhiễm duyên trần; sống trong thế tục mà không ràng buộc thế thái. Nguồn thiền lắng, sóng lòng chẳng bợn mà trăng Thu hiện lên vành vạnh; gương Tuệ sáng, bụi trần không bám khiến hào quang rọi chiếu nơi nơi. Dìu muôn người cùng tu Tịnh độ, đỡ bốn chúng gieo mầm duyên thiện. Ngắm không hoa liền chứng quả Niết Bàn, ngao du trên bờ Giác ngộ; khêu đèn Tuệ mà thiêu tướng huyễn hoặc, hòa hợp cùng cõi Thái hư. Diễn phô công đức không thể nghĩ bàn, khiến Chân – Tục đều đem lòng ngưỡng mộ”.
Lần sửa lại tháp Tuệ Minh vào năm 1717, do Sa di Như Ngọ là trưởng tử đứng ra làm chủ hưng công, ngoài ngôn từ tán dương chung chung, soạn giả tạm thời cho ông là người Thanh Hóa cho dù văn bia không cho biết Chân Hỷ người quê ở đâu, hành trạng thực hư ra sao? Và tạm lấy trước năm sửa tháp 1 năm làm năm sư viên tịch.
Văn bia Nam Mô A Di Đà Phật tạo hậu Phật bi ký soạn năm Dương Đức 3 (1674) thuật lại việc bầu hậu Phật cho Dật sĩ Nguyễn Tài Khiêm là tác phẩm còn lại hiện được biết đến của Chân Hỷ, dưới bút danh “Tiểu Tiểu Đệ tử.
Bia và tháp đá nay vẫn còn, thác bản văn bia một mặt hiện lưu tại Thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm. No 9408

Chủ Nhật, 21 tháng 5, 2017

Câu đối Tranh chữ hình người -

Tranh cổ còn có dòng Tranh Thờ, vẽ hình người xếp theo tự dạng của Chữ Hán, bố cục thành câu Đối. Trông từ xa rất ấn tượng và phải luận cho ra hình Chữ.
Trước đây có dịp đi trên phố Lò Đúc, ngang qua 1 nhà bán giải khát. Nhà họ đang sửa, dỡ ảnh cũ tranh thờ xuống, mình ngang qua thấy đọc cho, họ có vẻ sĩ dện, mời nước nôi nhưng lại kiểu dửng dưng. Câu đối hình người, nội dung thờ Quan Thế Âm Bồ tát. Đọc ra là:
Tử Trúc Lâm Trung Quan Tự Tại
Bạch Liên Đài Thượng Hiện Như Lai
紫竹林中观自在
白莲台上现如来
Giữa rừng Trúc tía xem tự tại
Trên đài Sen trắng hiện như lai

Nay trên Facebook đồng đạo có bức mới 

Tam thiên biến hóa xuất nam hải
Nhất phiến từ tâm độ thế nhân.
三千变化出南海
一片慈心度世人
Cũng là câu để tôn phụng Quan Thế Âm.

 Bằng hữu gần xa ai có hình chụp như thế này cùng đăng lên luận giải cho nó vui mà thú vị nữa. 

Thứ Bảy, 20 tháng 5, 2017

GIỚI THIỆU TẤM BIA “TRÙNG TU NGỌA VÂN THIỀN TỰ BI KÝ” CHÙA NGỌA VÂN NÚI YÊN TỬ

GII THIU TM BIA “TRÙNG TU NGA VÂN THIN T BI KÝ” CHÙA NGA VÂN NÚI YÊN T
ThS. Dương Văn Hoàn
Viện Nghiên cứu Hán Nôm
Chùa Nga Vân nm v trí trung tâm sườn phía Nam ca núi Bo Đài (Vây Rng), đ cao trung bình 588m – 644m so vi mt nước bin, ta lưng vào núi Bo Đài. Chùa là mt cm các công trình phân b t chân lên đnh ca ngn Nga Vân (Nga Vân phong), nơi nhân dân hin nay quen gi là khu Chùa đ hay Nhà Mu và Bàn C tiên.
Thi Lê Trung hưng, sau thi gian dài b xung cp, năm 1707 Nga Vân được trùng tu và xây dng m rng. Năm 2009, các nhà kho c hc đã phát hin du vết nn móng ca chùa Nga Vân được xây dng dưới thi Lê Trung hưng.
Am Nga Vân nay là chùa Nga Vân, nm cách chùa Nga Vân khong 200m v phía Bc, ly ngn Nga Vân làm tay ngai phi (hu bch h) và cánh núi phía Đông ca núi Bo Đài làm tay ngai trái (t thanh long). Tháng 5 năm 1307, sau mt thi gian tu hành, ging pháp và vân du khp nơi đ dy dân chúng phá b dâm t và thc hành thp thin, Trúc Lâm đi sĩ đã lên tu ti mt am nh trên Nga Vân, am nh đó được gi tên theo tên ca ngn núi nơi dng am tc là am Nga Vân.
Các ghi chép v hành trng tu hành ca Trúc Lâm đi sĩ và các di tích, di vt mà kho c hc tìm được ti Nga Vân cho thy, ban đu khi Trúc Lâm đi sĩ đến Nga Vân ngài ch cho dng mt am nh gi là am Nga Vân đ tu hành. Gi Tý, ngày 1 tháng 11 năm Mu Thân (1308), Ngài “an nhiên viên tch” tư thế sư t nm, Nga Vân đã tr thành đim kết thúc trn vn quá trình tu hành hóa Pht ca Pht hoàng Trn Nhân Tông.
Sau khi Trúc Lâm đi sĩ hóa Pht, đ t ca Ngài tiến hành ha thiêu Ngài ngay ti am Nga Vân, đng thi cho xây dng mt tòa bo tháp đ lưu gi mt phn xá l ca Ngài ti đây. Ngc ct và xá l còn li được chuyn v kinh đô Thăng Long ri sau đó được phân chia đi an trí nhiu nơi Là nơi Pht hoàng tu hành và đc đo, Nga Vân tr thành thánh đa ca Thin phái Trúc Lâm, nên ngay sau khi Ngài mt, người ni dòng ca Ngài là t Pháp Loa đã cho xây dng và m mang Nga Vân. Đến đây, Nga Vân không ch là am nh na mà đã tr thành mt qun th kiến trúc chùa tháp ln trên dãy Yên T. Trong đó am Nga Vân là nơi th Đ nht t Pht hoàng Trn Nhân Tông. Tri qua mt thi gian dài suy vong ca Pht giáo nói chung, Pht giáo Trúc Lâm nói riêng, các công trình kiến trúc Nga Vân được xây dng dưới thi Trn không còn na. Đu thế k XVIII, thin sư Đc Hưng đã cho xây dng li Nga Vân. Ti khu vc am Nga Vân, ông cho xây dng li Pht Hoàng tháp, nhà t làm nơi th tam t Trúc Lâm và mt s công trình khác[1].
Hin nay, chùa Nga Vân vn còn lưu gi được mt s hin vt c có giá tr như tháp t Pht Hoàng, bia bài b Trn Nhân Tông cùng mt s v thin sư, đc bit là tm bia 2 mt ghi chép v vic trùng tu chùa do Thin sư Đc Hưng to dng. Bia có tên Trùng tu Ngọa Vân tự công đức chi bi ký (Trùng tu Ngọa Vân thiền tự bi ký). Bia làm bng đá xanh gm 2 phn đế và thân, đế bia hình ch nht, cao 20cm, dài 129cm, rng 52cm; thân bia rng 91cm, cao 125cm, dim thân trang trí văn mây, trán bia hình bán nguyt trang trí mt nguyt gia, hai bên văn mây hóa rng. Bia được dng vào năm Vĩnh Thnh th 3 (1707).

Bia Trùng tu chùa Ngọa Vân Ảnh: Nguyễn Văn Anh (2013)
Qua ni dung ca văn bia, chúng ta được biết chùa đã được chúa Trnh ban lnh ch cho dân đa phương làm to l, min phu phen tp dch đ lo th phng đèn nhang. Đc bit cho chúng ta được biết Thin sư Đc Hưng hiu Viên Trí, tr trì chùa Nga Vân đã đng ra đi trùng tu sa sang li ngôi chùa, cũng như xây dng thêm nhiu hng mc mi, c th văn bia ghi “sa sang tu to các tòa thượng đin, hu đường, gác chuông, tăng phòng, c thy là 25 gian; xây hai tòa tháp, dng mt tm bia, vi li khai sáng các chùa thin Kim Am, chùa thin Linh Quang, các am Hương Vân, am Vân Tuyết, am Tri Kiến, am Gii Thoát”. Trong công cuc xây dng quy mô ln này, nhà sư được s hu thun, giúp đ ca hai quý bà, đó là Th ni tư quan, Giáo phường ty Dương Th Phương hiu Diu Tín và bà Vương ph Th ni đ nht cung tn Chiêu nghi Dương Quý th Ngc húy Trinh người xã Khc Nim huyn Tiên Du ph T Sơn. Hai bà là ch em nhà dòng dõi quyn quý, m đo Pht, tng nhiu ln đến chùa cu cúng và được hin ng, nên phát tâm công đc tôn to li chùa có quy mô to đp. Nhn thy đây là tm bia giá tr, cung cp nhiu thông tin v lch s ngôi chùa, đi sng Pht giáo, cũng như xã hi đương thi, nên chúng tôi xin gii thiu toàn văn tm bia này đ đc gi tham kho.
Dưới đây chúng tôi xin gii thiu toàn văn bn dch ca tm bia này[2].
Mt trước:


Thác bản mặt trước bia Trùng tu chùa Ngọa Vân – kí hiệu 4552 Nguồn: Viện Nghiên cứu Hán Nôm

Trùng tu chùa Ngọa Vân
Văn bia trùng tu chùa thiền Ngọa Vân
Tng nghe: tnh đ[3] b bi trn, kim đin[4] lưu sc tướng. y là khu ni tiếng muôn đi ca ngôi chùa Pht. Cho nên, Khe Tào múc nước, thng tích chùa Bo Lâm dng lúc ban đu[5]; chng gy tích bay lên không, chùa U Thê núi Chung Lĩnh mt mình riêng chiếm. Các ngôi đàn lâm, tinh vũ[6] này tri qua biết bao s kiếp, trường tn cùng vi vũ tr bát ngát bao la. Há chng phi vì là nơi phúc đa có khí thiêng chung đúc, có cao nhân thu ng nên mi truyn li được dài lâu không nát đy ư!
Nay xem chùa Nga Vân xã to l[7] An Sinh huyn Đông Triu ph Kinh Môn đo Hi Dương thc là nơi danh lam c tích hàng đu tri Nam. Núi non chót vót nghìn tm, cao vi muôn nhn. Nơi nơi u nhã, vt vt thanh kỳ. Dãy núi ta đám cháu con sp bày la lit; trăm dòng như nhng di la phơ pht lưng chng. Đng đây có th hái được trăng sao chín tng cao thm; là mt bu tiên cnh mãi mãi tươi xuân. Thc là do qu thn đo gt, bi tri đt đt bày; dường như t Linh Thu[8] bay v, cõi La Phù[9] đưa li. Ng chng th có được cõi nhân gian.
Cho đến Hoàng đế triu Trn[10] rũ b ngôi cao quyn quý, dn bước chn him rng sâu. Phát gai m ngôi phương trượng[11], đo đá dng chn ca thin. Trăm năm rng khut Đnh H[12], du Tiên còn mãi; thn tượng cao vi đnh núi, mãi gn tnh duyên[13]. Du là mến chung mt thi, nhưng cũng bi t sông này núi này khéo sp đt, khéo đưa đến mà ra. Cho nên rt cuc [cũng] không [th] đem th này đi cho th kia[14]. Há cái thú v tm thường mà có th khiến người ta hâm m cung nhit đến như vy ư? T xưa đã m du tích l kỳ, sau này s gây nên nn phúc đc. Gn trông xa ngóng, nước cúng dân cu. Chuông mõ luôn vang, đèn nhang chng dt, truyn ti ngày nay đã được hơn bn trăm năm ri. Chùa cũ tri biết bao năm tháng, vn là vt hu hình thì có quy lut; mi người biết bao lc lượng, đâu dám coi nh sa sang. Ngm rng hưng phế là có lúc, cho nên cơ hi đến va hay.
Nay có v T khưu t Đc Hưng hiu Viên Trí[15] tr trì chùa Nga Vân núi Bo Đài đng ra sa sang tu to các tòa thượng đin, hu đường, gác chuông, tăng phòng, c thy là 25 gian; xây hai tòa tháp, dng mt tm bia, vi li khai sáng các chùa thin Kim Am, chùa thin Linh Quang, các am Hương Vân, am Vân Tuyết, am Tri Kiến, am Gii Thoát. Sư là người kiên trì gii hnh, thu đt uyên vi. T tường sc không không sc nhim màu, đn ng tâm Pht Pht tâm huyn diu. Ming không ưa cay mn, chí chng đ tin tài, vt b duyên trn t kh[16]; tính là giác ng, tâm là t bi, ngm hp bo quyết tam tha[17]. Đc đo đã lâu, lòng người càng tín m; đo li cao quý, mi người t tôn sùng. Vì thế xa gn sang hèn không ai là không tôn kính quy y, đến dâng l cht ca, người nườm nượp li qua. Ch h m ming mt câu là mi người ghé vai gánh vác, m li làm đường đi thông thoáng, vic nng c nghìn cân bng nh ta lông hng, dường như chng cn khó nhc cũng t nhiên đt được như thế vy.
By gi, có bà Th ni tư quan, Giáo phường ty Dương Th Phương hiu Diu Tín và bà Vương ph Th ni đ nht cung tn Chiêu nghi Dương Quý th Ngc húy Trinh người xã Khc Nim huyn Tiên Du ph T Sơn là ch em nhà dòng dõi quyn quý, thích nghe điu thin, ngưỡng m nhân phong, nhiu ln đích thân đến chùa cu khn, li được hin ng bao ln, bèn đng ra tu sa li chùa, t thuê mướn th thuyn, chn mua vt liu. Qua vài năm thì hoàn thành quy mô to đp. Ngoài ra còn cúng dàng tượng đp, chuông to, cùng là đ pháp khí bng vàng bng đng đ rng r dài lâu.
Ôi! Há phi chăng là vic làm ngu nhiên ư? Có l do s linh thiêng ca ngôi chùa này đã ng nghim rõ ràng cho nên người người tôn kính tin theo, không tiếc tin ca; cũng bi v sư tr trì tinh thâm đo Pht, khế hi được tâm n ca Đc Pht, túc duyên ca sư t nên mi làm được như vy chăng? Tm lòng y, đã cm thông ti ba cõi, thu sut chín tng tri. Đi này dân này cùng bước lên cõi nhân th, có l chng khó khăn chi. Công vic đã xong xuôi trn vn, cũng mun truyn li dài lâu, bèn xin bài văn khc vào bia đá, dng nơi mây vn ráng ph.
By gi là ngày tt tháng cui đông [tháng Chp] năm Đinh Hi niên hiu Vĩnh Thnh 3 [1707] triu Lê.
Đ t th Pht là Trn Tước Lc t Viên Liêu viết
Th đá Nguyn Duy Sĩ người xã An Hoch huyn Đông Sơn ph Thiu Thiên vâng khc.
Mt sau:

Ngun: Vin Nghiên cu Hán Nôm

Thác bản mặt sau bia chùa Ngọa Vân (Ảnh do TS. Phạm Văn Tuấn cung cấp.)

Văn bia công đức
Cung phng lnh ch ca Đi nguyên soái Thng quc chính Thượng thánh Ph sư Thnh công Nhân minh Uy đc Đnh vương [chúa Trnh Căn] ra lnh cho Nguyn Din, Nguyn Duy Cao, Nguyn Như V, Nguyn Văn Khu, Nguyn Quang Kỳ, Nguyn Đc Cung, Nguyn Đc Đ, Nguyn Công Sính, Nguyn Đc Hc, Nguyn Đc Sơn, Nguyn Đc Thng, Nguyn Đc Nht, Nguyn Công Hán, Nguyn Minh Đi, Nguyn Huy Đnh, Nguyn Văn Trương, Nguyn Văn Thc, Nguyn Đc Tài, Nguyn Trí, Nguyn Đc Lượng, Nguyn Duy Li, Nguyn Đc Hào, Nguyn Dt, Nguyn Đc Chiêm, Nguyn Như Mi, Nguyn Đc Thnh cùng toàn th dân xã to l An Sinh huyn Đông Triu.
Nay viên Khâm sai Tiết chế các x thy b chư doanh, kiêm Chưởng chính quyn Thái úy Tn quc công [Trnh Bính], được y quyn gii quyết các công vic quc gia, đm nhn vic binh dân trng trách, có dâng li khi nói rng: Nguyên bn xã đã được cp lnh ch, ch th, chun cp cho làm dân to l phng s 5 v Hoàng đế triu Trn ti đin An Sinh[18] và các chùa Nga Vân, Tư Phúc[19]. S lương quý, tin go, các vic bi đp, sa sang đê điu đường xá và các vic h phn, bài biu, tế khoán sưu sai hàng năm đu được min tr c. Vào năm Nhâm Tut [1682] do b ha hon, cháy mt lnh ch, ch còn các t ch th và t phê, kính xin được cp [làm to l] như cũ. Do đã qua tra xét thy đúng thc. Vì vy vn ban cho làm dân to l, min tr các vic sưu sai tp dch như trước kia, đ tin vic th phng, kéo dài mch nước. Quan phng sai và các nha môn không được nhũng nhiu bt b. Ai trái lnh đã có phép nước trng tr. Nay ban lnh!
Ngày 24 tháng 10 năm Chính Hòa thứ 10 (1689).
- Công đc: Trung Kính quân doanh, Trung quân [Đô đc] ph T đô đc Phó Đô tướng, Thái bo, Đông qun công Trnh Hoàn t Viên Minh - qun phu nhân Lê Th Ngc Ân hiu Diu Thy.
- Công đc: Hu Khuông quân doanh, Đông quân [Đô đc] ph T đô đc Phó Đô tướng, Thái phó, Phái qun công Trnh Du - qun phu nhân Đinh Th Ngc Phương hiu Diu Hương.
- Công đc:
Xã An Sinh: Nguyn Như V t Phúc Tín, Nguyn Công [Sính], Nguyn Đc Cung, Nguyn Đc Lượng v Bùi Th Tho, Nguyn Ph Phượng v Nguyn Th Uyên, Nguyn Đc Hà v Đoàn Th Tru, Nguyn Đc Vinh, Nguyn [Quang] [ ] t Phúc Hp v hiu T Hu.
Xã Phúc Đa: S s Phm Trung Gián v Nguyn Th Tông hiu Diu Lc.
Xã Đm Thy: Đinh Văn Qun t Phúc Trường v Phm Th Do.
Xã An Sinh: Phm Văn Ging t Phúc Tín v Nguyn Th Ta hiu Diu Thành.
Xã Phú Ninh: Nguyn [] [] [t] Viên Hương v Nguyn Th Mũi(?) hiu Diu [Lc].
Xã [] Khê: Nguyn Công [] và v.
Xã Khinh Dao huyn Giáp Sơn: Lưu Hán t Viên Khoan thê Nguyn Th Li hiu Diu Hu.
Xã Lc Sơn huyn Chí Linh: Nguyn Th Chuyên hiu Diu Lc.
Xã Bình Quân huyn Lương Tài: Nguyn Th Đin hiu Diu Lc, con trai là Lê Quang Đăng t Viên Thiu; Nguyn Th Xướng hiu Diu Năng.
Xã C Bi huyn Gia Lâm: Nguyn Th Hân hiu Diu Thành Pháp Tính [Chân nhân].
Xã Trin Dương[20]: Đoàn Th [ ] hiu Diu Quý, Nguyn Th Xuyến hiu Diu Đc….

CHÚ THÍCH:
[1] Theo Nguyn Văn Anh, Am Ngọa Vân, NXB Văn hóa Thông tin, năm 2013.
[2] Mc dù hin nay tm bia này đã được mt s người dch, có bn dch được in vào sách, nhưng do căn c trên bia thc đa đã b v và m mòn nhiu ch, nên bn dch chưa thc đúng. Chúng tôi tìm được thác bn mt trước được EFEO rp t thế k XX, ni dung còn rt đy đ, do đó dch li toàn b tm bia này.
[3] Tnh đ: 淨土; S: buddhaketra; C: jìngtǔ; J: jōdo; nguyên nghĩa Phn ng là Pht đ, cõi Pht, cõi thanh tnh. Trong Ði tha, người ta hiu mi cõi Tnh đ thuc v mt v Pht và vì có vô s chư Pht nên có vô s Tnh đ. Ðược nhc nh nhiu nht là cõi Cc lc (s: sukhāvatī) ca Pht A-di-đà (s: amitābha) phương Tây. Tnh đ phía Ðông là cõi Pht Dược Sư (s: bhaiajyaguru-buddha), có khi cõi đó được gi là Ðiu h quc (s: abhirati) ca Pht Bt Ðng (s: akobhya). Phía Nam là cõi ca Pht Bo Sinh (s: ratnasambhava), phía Bc là cõi ca Pht C Âm (s: dundubhisvara). Ðc Pht tương lai Di-lc (s: maitreya), là v đang giáo hoá cõi Ðâu-sut (s: tuita), s to mt Tnh đ mi. Tnh đ được xem là “hoá thân” ca thế gii, là cõi x ca người tu hành mun được tái sinh. Mun đt được cõi này, hành gi không phi ch trau di thin Nghip mà còn phi nguyn cu các đc Pht ca các cõi đó cu đ được tái sinh. Trong nhân gian, người ta thường hiu Tnh đ là mt nơi có v trí đa lí nht đnh, nhưng tht ra Tnh đ là mt dng ca tâm thc giác ng, không b ô nhim và các phương hướng Ðông, Tây, Nam, Bc ch có tính cht hình tượng. Tnh đ không phi là mc đích cui cùng trên con đường tu tp – ch là nơi được xem là cõi cui cùng mà hành gi phi tái sinh đ ri đt Niết-bàn (Tnh đ tông).
[4] Kim đin (rung vàng): t Pht giáo ch nơi ca B tát, cũng là cách gi khác ca chùa Pht.
[5] Khe Tào múc nước: Đi Lương có v cao tăng là Trí Dược t nước Thiên Trúc vào Trung Quc. Thuyn đến ca Khe Tào Thiu Châu, thong thy mùi thơm, múc nước nếm ri bo: "Thượng lưu dòng nước này có thng đa". Bèn khai núi làm chùa, đt tên là Bo Lâm.
[6] Đàn lâm 檀林 (danrin): nguyên lai, nó là t gi tt ca Chiên Đàn Lâm (旃檀林là nơi chúng tăng hòa hp, tp trung tu hành; thường ch cho t vin; cho nên nó cũng là tên gi khác ca t vin Pht Giáo. Tinh vũ: tc tinh xá, là cách gi tt ca Kỳ Hoàn tinnh xá 祇洹精舍,còn gi là Kỳ Viên Tinh Xá (祇園精舍), tên gi ca tinh xá nm Thành Xá V (s: Śrāvastī, p: Sāvatthī, 舍衛城), kinh đô ca nước Kiu Tát La (s: Kauśala, p: Kosala, 憍薩羅) vào thi n Đ c đi. Lúc by gi, trưởng gi Tu Đt (p: Sudatta, 須達, còn có tên là Cp Cô Đc [給孤獨]) ca Thành Xá V mua khu rng ca Thái T Kỳ Đà (s, p: Jeta, 祇陀) đ xây dng tu vin cho giáo đoàn đc Pht.
[7] To l: là dân được triu đình phong kiến cho phép min các khon tô thuế, lao dch đ chuyên lo phc dch các đn miếu, chùa chin được triu đình xếp vào loi "quc l" do nhà nước th cúng.
8] Theo sách Hợp bích: Tây Vc (n Đ) có núi Thiết Linh, hình núi ging chim Thu, Pht thường ng đó, nên gi là non Thu đ ch nơi Pht . Tiếng Phn gi núi này là: Grudhakuta, phiên âm là Kỳ-xà-qut, Pht giáo thường gi là: Linh Thu sơn, Linh sơn, Thu Đu sơn, Thu lĩnh. Thêm na, cánh rng phía Nam thành Vương Xá có nhiu người chết, lũ chim ó thường đến đó ăn tht, ri bay v đu nơi núi Kỳ Xà Qut, nên người đương thi gi núi ny là Thu Đu sơn. Núi này rt cao và to, có nhiu rng và sui đp, là nơi ca Thánh nhân. Lúc Đc Pht Thích Ca còn sanh tin, Đc Pht thường đến núi này đ thuyết pháp đ chúng sanh.
9] La Phù: là tên mt ngn núi tnh Qung Đông, Trung Quc. Tương truyn Cát Hng đi Đông Tn hc được phép thut ca tiên đây. Do vy đin này ch cnh tiên.
[10] Tc vua Trn Nhân Tông, sau đi tu tr thành v t th nht ca thin phái Trúc Lâm Yên T.
[11] Phương trượng: ch chùa.
[12] Đnh H: Đi Hoàng đế đúc vc núi Kinh, khi đúc xong vc, thì cưỡi rng bay đi. Người by gi đt tên x y, gi là Đnh H. Sau dùng đin Đnh H là nói vua băng hà. Đây là nói vua Trn Nhân Tông chết.
[13] Tnh duyên: không còn sinh dit.
[14] Đon này ý nói tính kế tha thành qu ca đi trước là tính tt yếu, không th khác được.
[15] Thin sư Đc Hưng hiu Viên Trí là người đã gii âm sách Lý tướng công minh ty lục, được thin sư T Hòa Chiếu Thường (1780-1840) chùa Khê Hi, Thường Tín, đng ra hưng công trùng san li vào thi Minh Mnh, da trên bn giy in trước đó ca Thin sư Viên Trí chùa Nga Vân. (Xem thêm: Đng Dưỡng, Trở lại với ván khắc sách Giải âm Lý Tướng công Minh ty lục, Tp Chí Văn Hoá Pht Giáo s 146. Ngun: http://vanhoaphatgiaoblog.com/nghie... (2014)).
[16] T kh: là bn ni kh theo Đo Pht, đó là: sinh (sinh ra), lão (già đi), bnh (bnh tt), t (chết).
[17] Tam tha: (三乘, sa. triyāna) là ba c xe đưa đến Niết-bàn, đó là Thanh văn tha (zh. 聲聞乘, sa. śrāvakayāna), Đc giác tha (zh. 獨覺乘, sa. pratyekabuddhayāna) và B Tát tha (zh. 菩薩乘, sa. bodhisattvayāna). Đi tha gi Thanh văn tha là Tiu tha (sa. hīnayāna) vi s đc qu A-la-hán (sa. arhat) là mc đích, Đc giác tha là Trung tha (sa. madhyamāyāna) vi qu Đc giác Pht. B Tát tha được xem là Đi tha (sa. mahāyāna) vì nó có th cu đ tt c chúng sinh và hành gi trên xe này cũng có th đc qu cao nht, qu Vô thượng chính đng chính giác (zh. 無上正等正覺, sa. anuttarasamyaksaṃbodhi).
[18] Đin An Sinh tc nay là đn An Sinh thuc qun th Khu di tích lch s nhà Trn ti Đông Triu thuc huyn Đông Triu tnh Qung Ninh.
[19] Chùa Tư Phúc: tên ch ca chùa Côn Sơn, nay thuc xã Côn Sơn huyn Chí Linh tnh Hi Dương.
[20] Xã Trin Dương: nay là thôn Lý Dương xã Nhân Hu huyn Chí Linh tnh Hi Dương.


TÀI LIU THAM KHO

1.      Nguyn Văn Anh, Am Ngọa Vân, NXB Văn hóa Thông tin, năm 2013
2.     Đng Dưỡng, Trở lại với ván khắc sáchGiải âm Lý Tướng công Minh ty lục”, Tp Chí Văn Hoá Pht Giáo s 146. (Ngun: http://vanhoaphatgiaoblog.com/nghie... (2014)).
3.     Thiền phái Trúc Lâm và danh thắng Yên Tử (TT. Thích Thanh Quyết -Trnh Khc Mnh ch trì biên son; Trnh Khc Mnh, Trn Trng Dương, Dương Văn Hoàn, Phm Văn Tun và Lê Quc Vit sưu tp và biên dch). Bn tho chưa xut bn.
Nguồn: Bài đăng trên Thông báo Hán Nôm học năm 2015 (có chỉnh sửa).