Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2021

Câu đối nhà thờ họ Phạm ở huyện Thư Trì, Thái Bình

Câu đối nhà thờ họ Phạm ở huyện Thư Trì, Thái Bình

Do ông Mỹ Thượng Bang tá   là Phạm Văn Thành dâng tặng


能士代教忠封鮓清規成孝子/

Năng sĩ đại giáo trung, phong trá thanh quy thành hiếu tử

有丹堪益寿鸣琴雅韵媚慈亲

Hữu đan kham ích thọ, minh cầm nhã vận mị từ thân

Dịch nghĩa>

Năng tài cán làm quan, dạy điều trung bằng chuyện goí miếng cá, giữ thanh quy dạy con nên hiếu thaỏ

Có thuốc thêm sống thọ, làm chính sự như gaỷ tiếng đàn cầm, điệu du dương làm vui vẻ mẹ cha

 Chú thích:

1/封鮓Phong trá> gói miếng cá khô lại. Thời Tấn, Đào Khản làm quan trông coi việc đánh bắt cá. Có hiếu với mẹ, thường lấy riêng một nồi cá khô gửi biếu mẹ. Mẹ Đào Khản là Trạm thị, thấy cá liền phong bao gói lại. Viết thư cho con trách rằng> Con làm quan mà lại lấy đồ công để dâng ta, đã không phải việc tốt, mà lại thêm lo cho ta. Con hãy trả lại. Về sau câu 封鮓清規Phong trá thanh quy, là nói> quy tắc gói cá để dạy con, thành người con có hiếu, có trung.

2/鸣琴Minh cầm> đánh đàn cầm. Tỷ dụ việc làm quan, giáo hóa nhân dân đến mức chính sách giản gọn, hình phạt rõ ràng. Khen người làm quan có hiệu quả nhẹ nhàng như gảy đàn cầm thôi mà thiên hạ thanh bình. Dùng cái điều ấy dâng lên làm đẹp lòng mẹ cha. Câu鳴琴而治 minh cầm nhi trị, là nói làm thịnh trị nhẹ như gảy đàn thôi.

3/Mỵ> có nghĩa động từ là làm đẹp lòng, làm vừa lòng


Hôì xưa bác Phạm Duy Mỵ bên Băć Biên đã hỏi rôì mà hôì âý chưa có Từ điển, chưa có ảnh không tra được.

 

Thứ Bảy, 27 tháng 2, 2021

Trao đổi về bản dịch của Phan Đăng sách Hoàng Việt địa dư chí

 

Hoàng Việt địa dư chí 皇越地輿誌– Bản dịch năm 2012 của Phan Đăng

(Bài gửi Tạp chí Hán Nôm 2021)

Ths. Nguyễn Đức Toàn

Leipzig, CHLB Đức

toanhn09@gmail.com

Tóm tắt: Tìm hiểu về lịch sử vấn đề nghiên cứu Hoàng Việt địa dư chí(HVĐDC) , tác phẩm này đã được nhà nghiên cứu Phan Đăng phiên dịch và đã được in, do Nhà xuất bản Thuận Hóa năm 1997[1]. Tuy nhiên, bản dịch này nhiều điểm sai, nhầm lẫn về số tờ, đặt sai thứ tự các địa danh lịch sử văn hoá. Nhất là trong phần dịch về Hà Nội, bản dịch đã sắp nhầm những địa danh lịch sử văn hoá nổi tiếng, của Hà Nội như: Chùa Huy Văn, Trấn Quốc, Một cột, Yên Lãng, Bà Ngô, Quán Sứ, Quán Huyền Thiên, Trấn Võ lại được xếp dưới Phủ Lý Nhân (Hà Nam)[2]. Trên Tạp chí Hán Nôm(TCHN) số 4 năm 2004, với tiêu đề Từ một bản dịch đến vấn đề Văn bản của Hoàng Việt địa dư chí,  đã khảo sát văn bản và giới thiệu những đặc điểm văn bản này [3]. Nhưng bài viết chưa đi vào những thiếu sót của bản dịch năm 1997. Tiếp đó, năm 2012, bộ Tổng tập Dư địa chí Việt Nam (TTDĐCVN) được phát hành, trong đó cũng tuyển chọn bản dịch HVĐDC năm 1997 của dịch giả Phan Đăng. Theo lời giới thiệu thì không có bổ sung gì mới kể từ năm 1997, ngoài thêm phần Chú thích của Ths. Bùi Văn Vượng, và bỏ bớt phần chữ Hán chép tay của ông Nguyễn Văn Uyển[4] Chúng tôi căn cứ vào bản giới thiệu trong TTDĐCVN 2012, để so sánh đối chiếu những thiếu sót nhầm lẫn của bản dịch này cũng như những thao tác văn bản học chưa đầy đủ của những nhà nghiên cứu trước đây.

 

⃰ ⃰∞⃰ ⃰

 

Hoàng Việt địa dư chí là một bộ sách về địa lý Việt Nam được  biên soạn trên cơ sở của phần Dư địa chí trong Lịch triều hiến chương loại chí(LT). Nhưng sách LT chỉ có bản viết. Còn HVĐDC được khắc in lần đầu vào năm Minh Mạng thứ 14 (1833). Sau nó lại được nhiều nhà in khác cho tái bản và nhiều người sao chép, truyền tay nhau lưu giữ. Hiện nay tính cả tại Viện Hán Nôm (VNCHN) và Thư viện quốc gia (TVQG) đã có tới 17 ký hiệu trong đó có 5 ký hiệu là chép tay:

R.2212; A.1074: Hội Văn Đường in năm Minh Mệnh 14(1833) VHv.1653; VHv.125; VHv. 1476; A2617; VHv.1710: Quảng Văn Đường in năm Minh Mệnh 14(1833).

A.71; VHv.1910; R.164; VHv. 1475: Tụ Văn Đường in năm Thành thái 9(1897)

R.408: Duy Tân 1 (1907)

VHv.2423; VHv.2424: in.

VHv. 175: viết; VHv. 1836/1; VHv. 1837/2: viết; A. 1475: viết; R.1982: viết.

Đó là chưa kể đến các bản hiện còn đang lưu giữ tại các thư viện khác, trong và ngoài nước. Văn bản có thể chia thành 4 nhóm theo năm ấn hành, theo nhóm in và nhóm chép tay:

1.     Các bản in năm 1833

2.     Các bản in năm 1897

3.     Các bản in năm 1907

4.     Các bản chép tay

Bản dịch của dịch giả Phan Đăng căn cứ trên bản in 1897. Đây là nhóm văn bản bị xáo trộn các tờ trong phân mục Hà Nội, dẫn đến bản dịch lẫn lộn. Đang từ Hà Nội lại lộn về các địa danh Phủ Lý; đang ở Phủ Lý lại lộn về Thường Tín, Bắc Hà. Chưa kể đến những đoạn nhầm như thế mạch văn bị lẫn, dịch giả đã suy diễn ra để dịch, khiến cho bản dịch mất đi tính chính xác nếu dùng làm tư liệu tra cứu.

 Lời Tiểu dẫn nhóm dịch giả cho rằng HVĐDC được khắc in 4 lần, nhưng không chỉ ra được lần thứ 4 là năm nào. Chỉ để [?] – Nhà in Duy Minh Thị.

Ảnh chụp trích dẫn từ TTDĐCVN – Tiểu dẫn, tr.893

 Theo như khảo sát thì mộc bản sách HVĐDC chỉ đề khắc in có 3 lần thôi. Là các năm: Minh Mạng 14 (1833); Thành Thái 9 (1897); Duy Tân 1 (1907). Còn lại là các bản chép tay lại từ các bản in. Bản Duy Minh thị hiện còn tại VNCHN với ký hiệu A.71 chỉ có lời tựa chép tay của Duy Minh thị đóng kèm vào bản in năm Thành Thái 9 (1897) của Tụ Văn đường, vì ngay sau bài tựa chép tay là tờ in tên sách đề "Thành Thái cửu niên tân thuyên - Tụ Văn đường成泰九年新鐫-聚文堂[5]. Qua lời tựa này chúng ta biết Duy Minh Thị sưu tầm được văn bản vào năm Nhâm Thân (có lẽ là năm Tự Đức1872-?[6]; hoặc Bảo Đại 1932-?). Chép tay lời tựa đóng kèm vào với bản in. Giống như bản A.2617 có lời tựa đề năm Thiệu Bình 2 (1435), nhưng đó là chép thêm phần Dư địa chí của Nguyễn Trãi đóng phụ lên trên của một bản in năm 1833.

Nguồn https://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/53440

 Điều này có thể cho chúng ta lý giải rằng, sách được các nhà in sau có thể đã dùng lại mộc bản của nhà in đầu tiên, và họ chỉ khắc lại tờ bìa đề niên đại sau. Nhà in Quan Văn đường năm 1907, đã dùng lại mộc bản của nhà in đầu tiên Hội Văn đường 1833. Bản Duy Minh thị cũng không ngoại lệ, là mua lại nội dung mộc bản của Tụ văn đường năm 1897, và đề tay ngoài của Duy Minh thị sưu tầm, chứ không có in.

Lần xuất bản lại năm 2012, lời Giới thiệu cho rằng “Trong mỗi vùng ghi đủ các phủ, mỗi phủ ghi đủ các huyện châu, trong huyện châu ghi đủ các tổng, xã, thôn, phường, vạn, trại, trang, thuộc …” dễ khiến người đọc hiểu nhầm là sách ghi đến tận địa danh làng xã. Mà thực tế không phải, sách chỉ ghi đến số lượng các “xã, thôn, phường, vạn, trại, trang, thuộc” mà thôi.

Dịch giả Phan Đăng đã dùng bản in năm 1897, và cho rằng đây là bản tốt nhất, dù hơi mờ, khó đọc. Dịch giả chú thích là dùng bản lưu “tại Thư viện H.V.L[7], và có nhắc đến “có một số tờ do sắp xếp sai, đem nội dung phủ này sang phủ khác, hoặc có chỗ ghi sai về tên đất, tên người”. Và đã “cố gắng tham khảo một số sách cùng thời, hoặc các sách sử học để lặp lại đúng Logic của bộ sách”.

Ảnh chụp trích dẫn từ TTDĐCVN – Lời nói đầu, tr.899

Theo khảo sát văn bản trên TCHN số 4/2004. Thì HVĐDC có phần đánh số trang khá đặc biệt. Sách chia 2 quyển. Quyển 1, mục Hà Nội từ tờ 18a đến tờ 27a, lại có hiện tượng thêm các tờ đánh số theo kiểu có chua thêm chữ “thượng” ở trên số tờ: 19, 20 , 21 , 22 , 23 , 24 , 25 , 26 ); và các tờ không có chữ "" (19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26). Còn các phần về tỉnh khác đánh số bình thường. Người biên soạn đã chủ đích đặt thêm riêng cho phần phủ Hoài Đức, Hà Nội một mục là “靈祠寺觀 Linh Từ tự quán” phần này chỉ riêng phần phủ Hoài Đức, các tỉnh trấn khác đều không có, có đánh số chua thêm cho có chữ “thượng” ở trên các số tờ đặt làm phần riêng, như kiểu đặt phụ lục thêm vào(上十九 đến上二十六)rồi quay lại số thứ tự như cách thông thường. Với dụng ý xếp hết tất cả các tờ có chua chữ "thượng" lên trên, rồi mới quay trở lại các tờ không chua chữ "thượng". Nghĩa là cách xếp đọc đúng phải theo thứ tự: Tờ 19 a-b=> 26 a-b đặt lên trên, rồi sau đó lại xếp tờ 19 a-b (bình thường) đến hết tờ 26 a-b (bình thường).

Vì một lý do nào đó mà nhóm bản in năm 1897 lại là nhóm xếp sai hoàn toàn với dụng ý của người biên soạn. Và nhóm dịch giả sử dụng lại là văn bản nhóm này. Dù bản dịch không đánh số trang để so sánh, đối chiếu với nguyên bản năm 1833, chúng tôi thấy bản dịch của Phan Đăng xếp theo thứ tự sai là:

 

Thứ tự trong bản dịch của Phan Đăng (đối chiếu với các tờ nguyên văn)

Thứ tự đúng theo địa danh trên văn bản

 

18ab

18ab

 

19ab

19ab

 

19ab

20ab

 

20ab

21ab

 

20ab

22ab

 

21ab

23ab

 

21ab

24ab

 

22ab

25ab

 

22ab

26ab

 

23ab

19 ab

 

23ab

20ab

 

24ab

21ab

 

24ab

22ab

Từ đây thì cắt dòng, cắt trang lẫn lộn. Không rõ căn cứ vào đâu. Lúc thì cắt dòng tờ này ghép vào tờ khác, lúc thì lấy riêng của tờ khác mấy dòng.

1 dòng của25a ghép vào 13 dòng của tờ 25ab

23ab

 

17 dòng còn lại của25 ab

24ab

 

14 dòng của26ab ghép với 5 dòng còn lại của 25b

25ab

 

26ab

26ab

 

8 dòng của tờ 27a

27ab

 

4 dòng của tờ26 b

28ab

 

12 dòng giữa của tở 36ab

29ab

 

10 dòng cuối của tờ 27 ab

30ab

 

28 – 35b, nhảy sang 36 b, bỏ qua bài thơ của Lê Quý Đôn và Phủ Bắc Hà, vì đã bị đính vào bên trên 12 dòng, chỉ còn 4 dòng của Phủ Lạng Giang

 

Theo bản in trong TTDĐCVN, thì dịch giả Phan Đăng dịch bám sát theo văn bản, lần tái bản năm 2012 không có sửa chữa gì, chỉ thêm chú thích của Bùi Văn Vượng(trong sách viết tắt là BVV). Chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu so sánh văn bản dịch ở dưới đây. Để xem “hay” và “chuẩn xác gần như bản gốc” là như thế nào.

Bản dịch của Phan Đăng, ngoài những nhầm lẫn do cách đọc vùng miền, hay do cách âm đọc khác chúng tôi không tính. Chỉ tính những nhầm lẫn do văn bản bị xáo trộn, và dịch không chính xác. Chúng tôi tóm lược thành 6 khuyết điểm của nhóm biên dịch là:

-         Dịch giả không nhận dạng được văn bản.

-         Dịch giả không đọc được chữ Nôm.

-         Khi gặp đoạn nhầm trang đã không so sánh đối chiếu, mà cố suy diễn cho thành câu để ghép lại thành lời dịch.

-         Dịch sai ngữ pháp.

-         Dịch bỏ chữ, bỏ câu, bỏ đoạn.

-         Thiếu kiến thức lịch sử, địa lý, văn hóa.

Trong bài viết này chỉ điểm ra những lỗi chính. Chúng tôi để trong khung chia cột cho bạn đọc dễ so sánh. Đầu tiên là cột nguyên văn lời dịch của dịch giả Phan Đăng. Cột thứ 2 là số trang theo bản dịch năm 2012. Cột thứ 3 là số tờ trong nguyên bản chữ Hán, ở đây chúng tôi chia theo quy tắc: tờ a – tờ b, khi có thêm chữ: thượng, chúng tôi viết thêm: thượng a – b; khi sang Quyển 2, số trang đánh lại từ số 1, chúng tôi thêm là: 1aq2(nghĩa là tờ 1a quyển 2). Cột thứ 4 là phần dịch sửa đúng lại. Chúng tôi góp nhặt những lỗi cơ bản lập thành bảng đối chiếu để độc giả tiện tra xem đầy đủ đặt làm Phụ lục.

Bản dịch bắt đầu từ trang 901 đến 1028 (127 trang)

Trang dịch 903:

HVĐDC. Phan Đăng dịch. (1997-2012)

 

Số trang bản dịch

Số tờ nguyên văn R.2212

Nguyên văn

Nên dịch là

từ ấy bờ biển sông ngòi ngày được mở mang thêm về phía Quảng Nam vậy

904

4a 


自此沿江日餘即廣南地

từ đây men theo đường sông hơn 1 ngày là đến đất Quảng Nam

Mộc bản khắc chữ Diên沿 , nhưng dịch giả không nhận ra được chữ này và suy diễn ra là giống chữ Haỉ海  nên ý câu dịch thành: từ đây sửa sang mở mang sông biển thêm nhiều về phía Quảng Nam; 

Thuận Hóa hỏa thành ở phía Hạ lưu

904

4b


順化大城在下流

Thành lớn Thuận Hóa ở phía Hạ lưu.

Dịch giả đọc chữ Đạikhông ra, vì mộc bản khắc mờ, giống như chữ Hỏa, và thành ra là Hỏa thành – thành lửa, phù hợp với Thuận Hóa là nắng nóng.

Trang dịch 904:

Tẩy Nguyên, chú là Tây Nguyên (BVV)

904

4b 


洒源

dịch đúng thì là 1 danh từ Nguồn Sái

Thú vị hơn nữa là Ths. BVV đã chú thích là Tây Nguyên. Chắc BVV cho rằng Thuận Hóa gần với Tây Nguyên chăng?.

núi này chạy liền với những ngọn núi ở Lệ Thủy

907

7b


連山在麗水縣

bản R.2212 có chú rõ Liên Sơn là danh từ

(núi Liên Sơn) có Liên Trì ở huyện Lệ Thủy

Trang dịch 910:  Về quần đảo Hoàng Sa có loại ốc Tai Voi, nguyên văn ghi chữ Nôm rất rõ, có bản còn kèm cả chú thích khuyên son bên ngoài nhưng chắc là bản in năm 1897 của Phan Đăng không có chú chăng?. Và dịch giả đọc được chữ Ốc nhưng không đọc được chữ Tai Voi.

một loại ốc đẹp thường gọi là ốc thông

910

11a 


其文螺有名沃𦖻㺔

bản R.2212 có chú rõ chữ Nôm: 𦖻音災 tai âm tai

loại ốc văn ở đây có tên là ốc tai voi

Nguyên bản có khắc chữ Nôm, nhưng dịch giả không đọc được chữ Nôm 沃𦖻㺔 ốc tai voi. Chữ Tai 𦖻khắc bộ Nhĩ + chữ Tư, dịch giả tưởng là chữ Thông trong Thông Minh. Bản R.2212 chú rất rõ: 𦖻音災 tai âm tai. Các bản in 1833, 1897, 1907 và chép tay R.1982 đều chép giống nhau

Trang dịch 911:

họ thường đốt rừng làm rẫy, cứ tháng giêng làm, đến tháng 5 quá nắng có khi không thu hoạch được do không biết lịch canh tác

911

12a

刀耕火植正月作而五月熟不獲而捋不知日曆

phát rừng đốt nương, tháng giêng làm thì tháng 5 chín, không thu hoạch mà chỉ đi mót thôi. Không biết lịch pháp

Dịch giả dịch sai hoàn toàn.

Trang dịch 916:

Thành Tân Kiến – Không thấy chép gì về thành này

916

16b 


新建城鎮府縣

Những thành trấn, phủ, huyện mới đặt

Dịch giả không hiểu gì về ngữ pháp Hán văn cũng như kết cấu nội dung văn bản. Đoạn này là nói đến thành Gia Định, là khu mới dựng đặt trấn thành, phủ lị, huyện lị sẽ lược kê tên phụ cùng trấn Hà Tiên bên dưới. Khu vực này thuộc Nam Kỳ, người biên soạn sách chưa có nhiều thông tin về vùng này nên chỉ kê rất lược. Dịch giả lại đặt ra 1 thành là Thành Tân Kiến – Đúng là một phát minh mới - Tân Kiến.

Trang dịch 919:

Đất này phía tây có núi Trị Sơn, phía đông giáp biển

919

18a

其地西界沿山東畔臨海

Đất này phía tây men núi, phía đông hướng biển

Dịch giả lại nhầm chữ Diên 沿với chữ Trị giống trang 903, nên đã biến diên sơn (ven núi) thành núi Trị Sơn(địa danh-nhưng mà không có địa danh này).

Trang dịch 919 trở đi, tương ứng tờ 18 trong nguyên bản. Là phần về Hà Nội. Những nhầm lẫn do đặt sai tờ với chủ ý người biên soạn, chưa kể đến dịch sai.

Trang dịch 920: sắp nhầm 19 a nối sau 19a thượng nên dịch cũng nhầm mà không biết. Đang từ Sông Tô Lịch  phủ Hoài Đức, chuyển sang Phủ Thường Tín(Tất nhiên Phủ Thường Tín cũng có 1 đoạn sông Tô Lịch, nhưng là đoạn dưới ở Thường Tín). Dịch giả rất tôn trọng nguyên bản.

Cũng trang dịch 920:  tính dân gian trong văn dịch rất đậm đà. Thuồng luồng là một loài dâm ô, chắc chỉ thích bắt người để hiếp thôi.

bị con thuồng luồng hiếp

920

19b 


bị con thuồng luồng bắt

Trang dịch 921: lại quay về tờ 20 thượng, lại nhầm. Từ dấu chân thần đền Bộ Đầu, chuyển sang “các xã Hữu  Định, Nhuệ Giang và Hợp Khâm”. Than ôi! Không có xã Hữu Định, xã Nhuệ Giang và Hợp Khâm. Mà đọc nhầm nối từ tờ 19 b chữ: hữu túc 有足 sang tờ 20 thượng a chữ:  thành xã Hữu Túc. Nhưng chữ Túc đọc sai là chữ Định. Dịch đúng là: có … hiệp dòng với sông Nhuệ.

nên các xã Hữu Định, Nhuệ Giang và Hợp Khâm lập đền thờ

921 dịch từ tờ 20 thượng a-b

20thượng a

社與銳江合襟từ 19b nhảy sang 20thượng

có xã … hợp dòng với sông Nhuệ

Cũng trang dịch 921: đoạn văn mô tả Hoàng Phúc cho khơi thông sông Tô Lịch, đã dịch thành cầm quân sang đánh nước ta.

Hoàng Phúc cầm quân sang đánh nước ta, khi qua đến sông Tô Lịch y cho dừng quân lại và đặt là sông Tô Giang

921 dịch từ 20thượng/a-b

20thượng a

黃福重加浚治因王師吊伐民獲穌息便名曰來穌江

Hoàng Phúc lại cho khai thông sông này, nhân vì có quân sang điếu phạt khiến dân được yên ổn nên đặt tên là sông Tô (Tô tức là được sống yên vui trở lại)

Trang dịch 922: lại quay về Hồ Tây, Hà Nội. Nhưng cách diễn dịch ở đây khiến người ta suy sụp hoàn toàn.

lại còn nói là chim phượng hoàng từng uống cạn nước hồ, hoặc từng thấy núi phía nam tự nhiên sáng rực lên và trong ánh sáng ấy thấy hình con rồng cuộn

922 dịch từ 20thượng/a-b

20thượng

在此謂鳳凰飲水格列之奏稿嘗對山南爛柯山龍脊有金牛自山谷中逸出隱於湖中

ở đây có cái thế Phượng hoàng ẩm thủy, từng có con Trâu vàng ở trong hang lưng núi Lạn Kha, trấn Sơn Nam chạy đến ẩn vào trong hồ

Đoạn dưới dịch giả không quan tâm đến chính trị thời cuộc.

chẳng bao lâu cây cỏ phong cảnh và linh khí của hồ cũng tàn tạ

922 dịch từ 20thượng/a-b

20thượng

未幾而朝革吁亦山川草木靈氣之先兆云

chẳng bao lâu thì triều đại đổi thay. Than ôi! có phải là điềm báo của linh khí cỏ cây sông núi đấy ư!

Rồi lại quay lại tờ 20, từ Hồ Tây quay về đền Bộ Đầu, Thường Tín đã nhắc ở trên.

Trang dịch 923: khi mô tả về Hồ Gươm, tức hồ Tả Vọng, khiến cho người đọc không biết trông vào đâu để mà Vọng.

giữa hồ có đắp ngôi nhà, lấy phương bắc làm bên tả, phương nam làm bên hữu, hướng trông vào giữa thành

923 dịch của tờ 20 nhảy sang 21 thượng

21thượng

湖中斷築為二在北為左望在南為右望其原一也đang từ tờ 20 lại nhảy về  tờ 21 thượng: từ phủ Ứng Hòa mọc ra Hồ Hoàn Kiếm

trong hồ đắp chia làm 2, ở phía bắc là Tả vọng, ở phía nam là Hữu vọng, nguyên chỉ là 1

          Trang dịch 924: dịch giả đã bị nhầm nhiều trang nên chỗ này diễn dịch thật là tệ. Khi đặt ra một vị tướng tài tên là Lê Quang Hưng. Đúng ra là: Nhà Lê thời niên hiệu Quang Hưng(1578-1599). Và địa danh đang từ miếu Nam Giao đã bay về núi Tuyết Sơn huyện Hoài An. (Tuyết Sơn nay thuộc khu Di tích chùa Hương, xa lắm).

          Trang dịch 925: đang thơ đề ở núi  Hinh Bồng, bay lại về Điện Chiêu Sự. Thực ra Hinh Bồng và Tuyết Sơn là gần nhau ở Hoài An, còn Miếu Nam Giao và điện Chiêu Sự là gần nhau ở Hà Nội.

Trang dịch 926: đền Cao Sơn, huyện Thọ Xương lại bay về núi Tiên Sơn, huyện Hoài An.

Trang dịch 927:

Việc này thấy có thật mới chép ra đây

927 dịch từ 22

22

事詳捷記

Việc chép rõ trong sách Tiệp ký

Trang dịch 928: đang ở huyện Chương Đức đăng khoa bay vèo về Đền Cao Sơn, phường Đông Tác, với ông Lê Tương dực黎襄翼đọc thành Lê Nhượng đế; Lê Tung 黎嵩đọc thành Lê Cảo; Minh chủ 盟主đọc thành Khai chúa.



 Lê triều Tương Dực đế

Minh chủ

Lê Tung

Cùng trang dịch 928: dịch giả dịch suy diễn 1 tước Đông Chinh vương, thành động từ đi đông chinh, và câu dịch sai với nguyên văn.

Hoàng đệ Dự thánh đi đông chinh nhưng Vũ Đức tam vương sẽ có mưu làm phản

928

23 thượng

皇第翌聖東征武德三王謀不軌

các vị hoàng đệ là Dực Thánh vương, Đông Chinh vương, Vũ Đức vương mưu làm phản

Thái tông sai tướng cầm binh ra chống cự, sau vua phải đích thân ra cầm quân mới thắng được

928

 

即命約提兵拒戰及內難平帝嘉其有協應 助順 之功 

nguyên văn khắc nhầm chữ Tướng thành chữ Ước

liền sai tướng dẫn quân cự chiến, đến khi nội nạn được bình, vua khen thưởng công hiệp ứng trợ thuận

Trang dịch 929: lại từ đền Đồng Cổ bay về xã Chi Nê, huyện Chương Đức.


Dịch nhầm là:

ông Đặng Công Huấn, tự là Nghĩa

929 dich từ tờ 23a

23a

鄧自義公訓為中興功名

Họ Đặng từ cụ Nghĩa công tên Huấn là bậc công danh đời Trung hưng

Đoạn dưới, chính là đang nói đền Đồng Cổ xưa lập đàn Thề ở bãi sông, chưa từng dựng nhà làm đền. Sau này có nhà, có đền không biết từ bao giờ. Văn bản đã ghép nhầm tờ 23 vào 24 thượng, nếu nguyên văn đúng trật tự tờ 23 – 24 là: xưng vi thượng trấn lạc thổ, danh thắng chư cảnh biệt sơn, 稱為上鎮樂土名勝諸景別山 bị biến thành: 稱為上鎮樂土名屋不知祠屋創在何時因併錄之xưng vi thượng trấn lạc thổ, danh ốc bất tri từ ốc sáng tại hà thời nhân tính lục chi. Và dịch giả diễn ra như dưới đây:

đất Lạc Trường gọi là Ốc, chẳng biết ai gọi là Ốc từ bao giờ, nay chỉ chép lại cho biết vậy thôi

////

Hồng  Thái

929 dịch từ tờ 24 thượng

24 thượng



屋不知祠屋創在何時因併錄之 (đây là đoạn nối vào đền Đồng Cổ)

/////

洪聖


(chưa có) nhà, không biết đền được dựng từ khi nào, nên cứ chép cả lại////

Hồng Thánh

Từ nhà ông Đặng Huấn ở Chi Nê bay về Phủ Lý:

Rồi từ Phủ Lý bay về đền Chiêu Ứng huyện  Vĩnh  Thuận:

 

Trang dịch 930:

có viên Đô hộ phủ hay đa nghi sĩ tốt trong ngục, không ai giãi bày được nỗi oan, họ bèn lập đền ngay trong ngục cầu thần linh ứng nghiệm trừng phạt kẻ âm mưu chuyện ác.

930 dịch từ tờ 24 thượng

24 thượng

都護府多疑獄士師不能決擬立祠於獄中要得彰著神靈者以痛懲奸慝

phủ đô hộ có nhiều án ngờ. Quan Sĩ sư không thể phán quyết được. Nên đề nghị lập đền trong ngục để dùng uy linh hiển ứng của thần để răn chừng quân gian ác.

Cũng trang dịch ấy: 2 địa danh Nhật Chiêu, Quảng Bá đã biến thành thần ánh sáng. Nhật Chiêu là Ánh Sáng cũng rất là ý nghĩa.

Vương cùng sáu đệ tử phân ra làm thần ánh sáng của Hồ Tây xứ An Hoa

930

24 thượng b

王與其六弟子分為日昭廣布西湖安花之神

Vương cùng 6 người đệ tử chia nhau làm thần ở các vùng Nhật Chiêu, Quảng  Bá, Tây Hồ, Yên Hoa

Chùa Dục Khánh 毓慶寺 đọc thành chùa Long Khánh, gắn liền với điện Huy Văn thờ Quang Thục hoàng hậu Ngô Thị Ngọc Dao đã ghép vào thành cảnh đẹp của đất Sơn Nam? . Vì ghép 24b thượng vào 24a. Nên lại quay về xứ Sơn Nam.

 

Trang dịch 931: vì đang say sưa với xứ Sơn Nam, đến núi Lão Sơn rồi lại quay lại tờ 25a thượng có 1 dòng về điện Huy Văn, vua cho đặt chức Tự thừa và chức Tri sự lo việc thờ cúng ở điện này. Dịch giả không biết làm sao nên dịch là: Trên núi có chùa Văn Điện, nay thấy chép như vậy列置徽文殿寺丞及知事職.

Từ vùng Hà Nam núi non quay về với chùa đền Hà Nội, chùa Long Ân, Báo Thiên, Trấn Quốc:

Trang dịch 933: Văn miếu có 1 cái hồ, dịch giả đã dịch thành: giữa một cái hồ nhỏ vuông hình chữ khẩu此處有湖一口

Trang dịch 934: Theo trật tự bây giờ mới đến phủ Thường Tín thì dịch giả cắt ra 4 dòng cuối của tờ 25a, là phủ Khoái Châu. Phủ này có đền Ả Đào, dịch giả dịch rất nhanh chóng là: có một cô ả đào lập mưu đánh lừa khiến quân Minh đang đêm phải triệt đồn đi nơi khác有一婀陶夜賺明人入囊徹投于江明人移屯/ Dịch đúng là: có một cô đào, đêm lừa người Minh vào trong bao, ném xuống sông. Quân Minh phải dời đồn đi.

Trang dịch 935: Ngày xưa có hai người con gái tên là Lân – Xã đến miếu bái tạ昔鄰社貳娘拜謝/ Dịch đúng là: Xưa hai người con gái ở xã bên sang làm lễ bái tạ. Chỉ có 8 dòng cắt từ tờ 27a, còn các dòng khác chạy đi đâu không biết.

Trang dịch 936: đã hết phủ Thường Tín, và nối vào Phủ Bắc Hà(tờ 36 a-b của trấn Kinh Bắc chứ không phải Hà Nội). Nhưng chỉ có 12 dòng giữa, các dòng đầu và cuối không thấy dịch


Trang dịch 937: lại quay về Trấn Nam Định, tờ 28a-b;

xuất phát từ dinh Bạch  Hiến

937 dịch từ tờ 28 a

28 a

自憲營早發

xuất phát từ Hiến Doanh

Dịch giả đọc chữ Tự thành chữ Bạch.

Trang dịch 946:

núi Ninh Hồ

946

34b


寧朔山

núi Ninh Sóc

Dịch giả đọc chức Sócthành chữ Hồ .

Trang dịch 947:

từ ông Nguyễn Nhân Thất trở xuống

947

35b


自仁 浹公以下

Từ cụ Nhân Thiếp công trở xuống

Từ tờ 35 b nhảy qua tờ 36 b, bỏ qua bài thơ của Lê Quý Đôn ở tờ 36a. Vì phủ Bắc Hà đã cắt lên trên rồi. Đoạn bị thiếu:

dịch giả bỏ không dịch

947

36a


 

 

仙遊四十三員桂陽二十九員大林萬雲桂堂公詩云:路達海濱魚價賤,地鄰陶治壅垣深.問津上下真如織,數得蠅頭幾苦心/ Huyện Tiên Du đỗ đạt có 43 người. Huyện Quế Dương đỗ đạt 29 người. Còn các làng Đại Lâm, Vạn Vân nữa. Xưa quan Quế Đường có thơ rằng: Đường ra đến tận biển, cá rẻ đầy; Đất lắm lò nung, tường gạch dày.Tên bến dưới thuyền đông mắc cửi; Lãi mấy con ruồi khổ tâm thay.

 Từ trang dịch 947 trở đi, không nhầm thứ tự các tờ nữa, nhưng dịch sai, dịch bỏ. Như trang dịch 949:

trong xã hội có một người rất hùng dũng

949

39

有伊社人勇力絕倫

có người ở xã ấy có sức khỏe tuyệt luân

Trang dịch 958:

sau phân ra 50 người con trai cai trị đất này trở thành thần núi Tản Viên

958

46b

生百子分治傘圓神乃歸山五十男之一

sinh ra trăm con chia nhau cai trị, thần Tản Viên là 1 trong 50 người con lên núi

Trang dịch 961:

Lê Đĩnh ở làng Đoan Khách

961

49a

黎公鼎在端慶

ông Lê công Đỉnh ở đời (Mạc) Đoan Khánh

Tất cả các bản in đều bị thiếu tờ 52, bản của dịch giả Phan Đăng cũng không có trang này. Duy còn các bản chép, trong đó bản R.1982 là chép đủ. 

崑山景物清幽,為陳冰壺公退休之所,林壑極佳 .文學則青林極多,至靈次之,清河,先明又次之.士習皆尚文雅,四民技藝亦多精巧 .崑山在支碍社,古屬京北鳳眼.形如麒麟山上有清 山下有漱 玉橋樹木陰森被極人間之勝陳朝法螺禪師築庵居之玄光禪師亦曾卓錫于此迨 後冰壺公退休觴詠其間浩然自適其外孫柳齋作歌以敘云

重,

美其景也其次鳳凰山在傑特社古屬鳳眼山山峰拱立兩山開張如鳳舞形景亦幽邃陳朝紫極宮流光殿在此朱文貞亦于此隱居焉冰壺公詩云

雙鳳悠悠望查冥/鳳凰萬古藹芳名/麟峰塔列如虫影/虌嶺泉鳴作水聲/磴經年蒼蘚冷/新橋帶露玉芝生/松風日燠喧空響/相似來儀奏九成

又云

日早移花影動/秋風遠送鶴聲求/流光殿下松千樹/盡是擎天一手栽/皆美其景之佳也

(冰壺公陳朝進 士陳元旦  )

山下井底有好硃軟如泥晒乾成硃[52b]Thiếu[1]



[1] Nguyên bản bị thiếu mất tờ 52 a –b. Đối chiếu LT thì trang này khuyết 1 đoạn chép về núi Côn Sơn với thơ đề vịnh, 1 đoạn về núi Phượng Hoàng với thơ đề vịnh. Hiện cả 2 bản R.2212 và R.408, đều thiếu tờ 52 này. Bản web của Đại học quốc gia cũng bị thiếu trang này. Thật là kỳ lạ. Chúng tôi theo bản viết tay R.1982 bổ sung thêm (https://lib.nomfoundation.org/collection/1/volume/739/page/29) 

Trang dịch 965:

Núi Cổ Trai

965

55a

為古齋左朝之山thực ra không có núi ở Cổ Trai, mà nói là các núi chầu về đất Cổ Trai

là núi chầu về bên trái của xứ Cổ Trai

Trang dịch 969:

còn có tên là Xuyến Châu

 

58a 


一名串珠

một tên khác là Quán Châu

Dịch giả đọc chữ Hán theo nghĩa chữ: Quán nghĩa là Xuyến.

Trang dịch 970: Tương Châu鎮驩州/ Chữ Hoan đọc thành chữ Tương.

Trang dịch 972:

Sau ông được phong Đông Ngàn hầu, con cháu ông nhờ chế độ giám sinh mà cũng được cầm quân trong nhiều trận cho đến hết đời Lê

972

59b

謂公後東岸侯亦以監生典兵累為閫帥至於黎末皆亡

Đây nói là hậu duệ của ông, có Đông Ngạn hầu cũng làm Giám sinh mà cầm quân, nhiều phen trong trướng soái, đến cuối đời Lê đều mất cả

Viết về Phạm Đình Trọng, thì ông này đã được phong Quận công từ khi còn sống.

người ngựa nghe thấy đều tránh xa, chẳng ai dám đương địch, nếu có ai gan dạ thì cũng bị đại đao chém chết

972

59b

官君人馬易走不及者皆被刀剉死

quan quân người ngựa khèo cả chân, ai chạy không kịp đều bị đao quay chết

Trang dịch 972:

giặc này chỉ là sợi lông của nước Nam mà nay lại làm An Ninh thần

972

60a

鯑賊為南國項羽也今為安寧神

giặc He thực là Hạng Vũ của nước Nam, vậy mà nay đã làm thần Yên Ninh rồi

Trang này so sánh giặc He có sức mạnh như là Hạng Vũ của nước Nam, vậy mà dịch giả dịch thành cọng lông của nước Nam. Nếu biến báo mà coi giặc chỉ như bọn lông lá thì cũng đúng vậy.

Trang dịch 973 dịch về nhân vật lịch sử Phạm Tử Nghi thời Mạc còn xuyên tạc hơn:

các tỉnh biên giới phải xin gia phong cho ông là Võ Quốc công, mang chỉ xuống tận Nam Quan để nói với triều đình phong cho ông là An Quốc vương, họ lại chặt lấy thủ cấp của giặc bỏ vào cái hòm rồi đặt trên cái bè cho trôi đến sông Vĩnh  Niệm

973

61a

公以兵破北朝外省牒移我國公詣南關請當刑以安國王北人貯尸首函中置江水上插一傘盖自此回至永念江分 

ông đem quân đánh phá các tỉnh ngoài của Bắc triều. Văn thư gửi sang nước ta. Ông lên cửa ải xin chịu tội để giữ yên cho vua ta. Người phương bắc cất thi thể và đầu ông vào hòm để trên sông, trên có cắm lọng che. Từ đấy trôi về địa phận sông Vĩnh Niệm

Các trang dịch 977, 979 thê thảm không biết dịch giả lấy câu chữ nguyên văn ở đâu ra để dịch, và những chữ đúng trong nguyên văn thì dịch giả bỏ đi đâu:

có bọn Cảo Khiêm tung hoành trong vùng 7 châu, mãi cho đến khi chúng chết thì vùng đất ấy mới thuộc vào nội địa

977

3aq2

存嵩謙等七州沒入內地

còn 7 châu Tung, Khiêm nhập vào nội địa

Công Chất đã chết, con của y sợ bỏ chạy

979

5aq2

公質已死子公瓚惶恐既走

Công Chất đã chết, con là Công Toản sợ chạy

đồng thời dân trong 7 châu phải chịu sự cai quản của quan trấn, người nào không nghe theo phép nước quá 3 lần có thể cho phép quan binh tùy nghi xử liệu, dân miền núi phải làm nhà và lập làm xã ấp, không được sống tự tiện nay đây mai đó. Các quan phủ huyện phải thân chinh đi khám xét thường kỳ.

979

5bq2

6aq2 không hiểu nổi dịch giả dịch từ đâu ra?

後公瓚內投七州之民嵩陵醴泉黃岩綏阜合肥萊州謙州凡七州以地勢遼遠略緣內附於是內地縣官概行征繕 

sau Công Toản đem dân 7 châu nhập vào Nội địa, là 7 châu Tung Lăng, Lễ Tuyền, Hoàng Nham, Tuy Phụ,  Hợp Phì, Lai Châu, Khiêm Châu), lấy cớ đường núi xa khó, dần quay về nội địa. Huyện quan trong nội địa làm đại thể cứ nối thu ghi vào.

Trang dịch 988 :

Thanh vương thân chinh cầm 6000 quân đi đánh dẹp

988

14bq2

清王親率六軍進討

chúa Trịnh Thanh vương thân cầm Lục quân đi đánh

Mạc Kính Vũ đầu hàng nhà Thanh rồi đổi tên hiệu

988

15aq2

敬宇降于清改號敬曜

Mạc Kính Vũ hàng nhà Thanh, rồi đổi hiệu là Kính Diệu

Chúa Trịnh đem Lục quân đi đánh, theo nghĩa từ điển, mỗi 1 quân là 125000 người, mà dịch thành 6000 quân thì khó nghĩ quá. Còn tên giả của Mạc Kính Vũ, chắc chắn là tên giả nên người dịch đã lược đi rồi.

Trang dịch 989: khi biện luận với sứ nhà Thanh về đất Cao Bằng. Bên ta xin sứ về tâu lại với Thiên triều về tình hình họ Mạc. Dịch giả lại lượn 1 phát theo văn nói:

tố cáo ngược đời

989

15bq2

請還誥之

xin về tấu lại

Trang dịch 997: về thần núi Đồng Cổ, vốn đã nhắc ở mục Hà Nội. Nay ở mục Thanh Hóa nhắc lại.

thần lại báo mộng cho biết ba vị tướng âm mưu làm phản khó mà dẹp yên, nhà vua xuống chiếu phong thần núi làm tước vương để cầu an cho thiên hạ

997

22bq2

復托夢告以三王謀返事至難平詔為天下主盟神封王爵 

thần lại báo mộng sự mưu phản của 3 Vương, đến khi nạn được bình, xuống chiếu phong làm Thiên hạ minh chủ, tước Vương

Và bỏ luôn phần viết về núi An Hoạch sơn ở Thanh Hóa tờ 22bq2, hay là bản của Viện H.V.L không có đoạn này:

dịch giả bỏ không dịch

997

22bq2


 

 

安獲山在安獲社銳村山石極美碑碣石磬多用此壙輿地誌云交趾東山縣安獲山出美石晉预州太守范甯常遣吏於此取石為磬/Núi An Hoạch sơn ở thôn Nhuệ, xã An Hoạch. Đá núi này cực đẹp, dùng làm bia kệ, làm khánh đá đều dùng loại này. Sách Quảng[8] Dư địa chí chép rằng: « Núi An Hoạch huyện Sơn Đông ở Giao Chỉ, có loại đá đẹp. Đời Tấn, quan Thái thú Dự Châu là Phạm Ninh thường sai viên lại đến đây lấy đá về tạo khánh ».

Nếu nói văn bản không có thì không đúng, vì cùng 1 tờ trước có đền Đồng Cổ, sau có động Hồ Công vẫn dịch đủ kia mà! Dịch giả đã tự tiện cắt bỏ?.

Trang dịch 1016: viết về Lê Khôi là con của anh trai Lê Lợi, gọi Lê Lợi bằng chú

vương là con thứ hai của vua Lê Thái  Tổ

1016

36aq2 


王乃太祖兄仲子

vương là con thứ 2 của anh trai Lê Thái Tổ

Các trang dịch 1026, 1028: dịch sai ngược, bớt luôn ý văn

Qua đời người em là Lư Cầm Hương thì không còn thế tập nữa

1026

45bq2 


其弟盧琴香繼襲

người em là Lò Cầm Hương nối chức

ủy thác cho cựu xà là Lư Cầm Hương và Lư Cầm Uẩn quản lý việc phủ như cũ

1028

47bq2 


委鎮寧舊蛇盧琴香之姪盧琴蘊管理府事

ủy thác cho cháu của người Xà cũ Lò Cầm Hương là Lò Cầm Uẩn quản lý việc trong  phủ

Từ thống kê kể trên, chúng tôi cho rằng bản dịch của Phan Đăng năm 1997 cũng như bản mới 2012, đều là những bản dịch suông, không có người kiểm tra hiệu đính. Dịch giả đã không tiến hành nhiều thao tác văn bản kỹ lưỡng, như phân loại, đối chiếu tham khảo các thư tịch liên quan để khắc phục những sai nhầm của nguyên bản. Kiến thức về văn tự, ngữ pháp còn hạn chế, nhất là về chữ Nôm. Hiểu biết về địa lý, lịch sử, văn hóa cũng thiếu thốn. Tuy năm 2012 có bổ sung chú thích nhưng cũng không đủ, thậm chí còn thiếu chính xác. Việc thiếu sót phần nguyên văn là khuyết điểm không nhỏ, vì các nhà nghiên cứu sẽ không thể đối chiếu được bản dịch có chính xác hay không. Khi dịch không phân ngắt rõ ràng các phân mục, giới thiệu thứ tự các phân mục, đánh số trang để đối chiếu. Nên khi không biết tra cứu vào đâu. Thiếu phần Sách dẫn nhân danh, địa danh. Cần thiết phải bổ sung sửa chữa. Lần giới thiệu đầu tiên năm 1997, dịch giả đã khiêm tốn thừa nhận “vẫn còn nhiều sai sót, rất mong bạn đọc chỉ giáo“. Đến năm 2012 dịch giả cũng lặp lại sự khiêm tốn của mình. Chúng tôi mong rằng lần tái bản tới sẽ là một HVĐDC hoàn chỉnh đẹp đẽ và ít nhầm lẫn hơn.

Leipzig 28/2/2021.

 

Thư mục tham khảo:

1. 輿 (bản chữ Hán), VNCHN, TVQG.

2. Lịch triều hiến chương loại chí - Dư địa chí. (Bản dịch), Nxb. KHXH, H. 1992.

3. Từ điển di tích lịch sử văn hóa Việt Nam, Ngô Đức Thọ chủ biên. Nxb. Văn hóa - Thông tin, H. 2003.

4. Đại Nam nhất thống chí. (Bản dịch), Nxb. Thuận Hóa, 2002.

5. Tên làng xã Việt Nam, Dương Thị The - Phạm Thị Thoa dịch, Nxb. KHXH, H. 1982.

6. Đại Việt sử ký toàn thư, (Bản dịch), Nxb. KHXH, H.1998.

7. Đào Duy Anh: Đất nước Việt Nam qua các đời, Nxb. Thuận Hóa, 2000.

8. Các nhà khoa bảng Việt Nam, Ngô Đức Thọ chủ biên, Nxb. VH, 1997.

9. Niên biểu các triều đại Việt Nam, Nxb. Sở VH - TT, H. 1987.

10. Trần Văn Giáp: Tìm hiểu kho sách Hán Nôm, Nxb. KHXH, H. 1972.

https://vnexpress.net/ra-mat-tong-tap-du-dia-chi-viet-nam-1970817.html

https://plo.vn/xa-hoi/du-dia-chi-viet-nam-tong-tap-nua-voi-384574.html

https://laodong.vn/archived/tong-tap-du-dia-chi-viet-nam-cong-cu-bao-ve-lanh-tho-722698.ldo

https://lib.nomfoundation.org/site_media/nom/nlvnpf-0108/large/nlvnpf-0108-005.jpg

https://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/53440



[1] Phan Huy Chú. Hoàng Việt địa dư chí. Phan Đăng dịch. Nxb. Thuận Hóa. 1997.

[2] Phan Huy Chú chỉ nghiên cứu từ thời Lê trở về trước, và thường chỉ chú trọng nghiên cứu đặc biệt về triều Lê, còn triều Nguyễn thì ông không nói đến (có lẽ để tránh các sự lôi thôi làm phiền lụy cho mình

[3] Nguyễn Đức Toàn, Từ một bản dịch đến vấn đề văn bản của Hoàng Việt địa dư chí. Tạp chí Hán Nôm số 4 năm 2004

[4] Dịch giả cho rằng “nguyên bản in rất mờ, khó đọc lại có sự sơ xuất trong khi sắp xếp ở một số tờ nên chúng tôi đã nhờ cụ Nguyễn Văn Uyển chép lại nguyên văn chữ Hán và in phụ vào đây”. Đấy là bản in năm 1997, còn bản in năm 2012 thì bỏ phần chép tay này. (TTDĐCVN, trang 899 Sđd)

[5] Nguyn Đức Toàn. TCHN, số4/2004. Sđd

[6] Nguyn Đức Toàn. TCHN, số4/2004. Sđd

[7] Chắc là của Học viện Harvard Yenjing, vì trong Lời nói đầu, dịch giả đã bày tỏ sự giúp đỡ và hỗ trợ của Học viện này.

[8] Chữ Quảng ở bản  R.2212 được khuyên son thêm bộ Thổ thành chữ Khoáng