Thứ Bảy, 1 tháng 4, 2023

Phân tích hai bài dịch SAI điển hình của dịch giả Nguyễn Quang Hà trong Hoa trình thi tập.

 Phân tích hai bài dịch SAI điển hình của dịch giả Nguyễn Quang Hà trong Hoa trình thi tập.


 Dịch Sai và Dịch Thử Nghiệm là 2 mệnh đề khác nhau. Điều này khác hoàn toàn với những người nghiên cứu các công trình, cần các thử nghiệm, thí nghiệm, để trải qua nhiều lần thất bại thì đi đến thành công. KHÁC HOÀN TOÀN. Bởi khoa học Thực nghiệm và Khoa học Xã hội Nhân văn là khác nhau về phương thức và công bố. Anh không thể nói sau 10 lần dịch thất bại, lần thứ 11 tôi đã dịch thành công văn bản chữ Thảo Hoa trình thi tập. Dịch giả cần phải tự dùi mài để có thể tự đọc được, tự dịch được và phải tự lượng được năng lực của mình. Làm Sai mà không muốn bị người ta réo lên thì đừng làm. Làm Sai mà chỉ muốn người ta góp ý kín đáo, bí mật, nhỏ nhẹ THÌ KHÔNG ĐƯỢC. Vì người ta không phải là làm thuê cho anh. Dịch phẩm đã ra đời, thành ấn bản, anh là tác giả anh phải chấp nhận búa rìu công luận. Nên cầu thị để Sửa Chữa trong các lần Tái bản. Sau đây tôi đi vào trình bày những lỗi sai lầm của dịch giả Nguyễn Quang Hà, những lỗi sai này là cơ bản, là sơ cấp của những người Hán học. Trong đó là thiếu năng lực, thiếu Trách nhiệm, không kiểm soát kỹ càng bản thảo, và các thao tác khoa học khác. Vì tôi không có nhiều thời gian, nên tôi cụ thể- điển hình- sơ lược ở 2 bài thơ thứ 56 và bài thứ 58 trong bản dịch. 

Hình dẫn chứng minh họa

Phân tích góp ý





 

Bài số 56: Dịch giả Nguyễn Quang Hà không hiểu gì về ngữ pháp cổ Hán văn, nên đã phiên sai Động từ chữcó 2 âm đọc là HÒA và HỌA. Chữ này ở đây phải phiên là HỌA, nghĩa là LÀM THƠ HỌA LẠI. Dịch giả đọc là HÒA và Phịa ra cả câu dịch là Tặng sách cho 2 ông là Hứa Thế Phong và Sâm Phố Tồn. Nguyên là Nguyễn Gia Cát được người tên Hứa Thế Phong hiệu là Sâm Phố tặng thi tập tên là Sâm Phố tồn cảo gồm 2 quyển, và làm 2 bài Tuyệt cú và xin được Họa thơ lại. Nên Nguyễn Gia Cát làm bài thơ này để đáp lại. Nguyên văn dịch đúng phải là: Dừng nghỉ ở Hứa Châu, được ngài Tiến sĩ Hứa Thế Phong[1] tặng tập Sâm Phố tồn cảo 2 quyển, lại làm 2 bài tuyệt cú xin thơ Họa lại, nên nhân đó làm bài này để đáp lại.

Bài thơ có ngần ấy chữ mà đọc không được chữ Sam, Khoản, Xuyên, Thanh. Mặc dù chữ Thanh là NNC Nguyễn Ngọc Thanh đã nhắc sửa trong lần comment ngày 27.11.2022 trên Facebook. Dịch giả Nguyễn Quang Hà đã nhất trí rất cao. Nhưng cũng không SỬA? Vì không biết nó ở đâu mà sửa?

Câu thứ 3: Ngẫu tiếp dao hàm. Là chữ Dao trong Quỳnh Dao, trong bài Mộc Qua. Kinh Thi投我以木桃,报之以琼瑶Đầu ngã dĩ mộc đào, báo chi dĩ quỳnh dao. (Tặng ta quả mộc đào, ta tặng lại ngọc quỳnh dao)[2]. Không hề liên quan đến lệnh chỉ nhà vua gì hết! Dịch giả Nguyễn Quang Hà dịch như vậy đấy!

 


Bài 58, ở đây, người chép đã phê sửa chữ Ngưthành chữ Vân. Dịch giả Nguyễn Quang Hà không đọc được chỗ này và người Chân hóa cũng không nhắc sửa chỗ này. Thao tác làm văn bản học rất kém.


Bài số 58: Dịch giả Nguyễn Quang Hà đã dịch sai, diễn ý, tu từ tùy tiện không có Trung tâm ngữ và Định ngữ. Ngô học viện吳學院  là chỉ người học thức uyên bác họ Ngô, tức Ngô Phương Bồi 吴芳培[3]1752-1822),tên tự là Vân Tiều, nên ông có thi tập tên là Vân Tiều thi tiên; Còn Sâm Phố 森圃là tên hiệu của Tôn Thế Phong孙世封, nên ông có thi tập tên là Sâm Phố tồn cảo. Dịch giả đã bịa đặt ra caí Học  viện là Học viện Mông Ngô. Nguyên văn phải dịch đúng là: Hôm trước, được ngài Viện trưởng họ Ngô tặng tập thơ Vân Tiều thi tiên. Hôm nay xấu hổ lại được tặng thi tập của ngài (Sâm Phố) là Sâm Phố tồn cảo, hợp cả hai quyển lại nâng niu như nâng ngọc quý. Vậy mà dịch giả Nguyễn Quang Hà dịch 璧(Ngọc Bích) thành壁(tường vách) như hình bên, là Kính cẩn đề ở tường nhà. Dịch giả Nguyễn Quang Hà không hiểu cung kính ngữ  của chữ Hán, không hiểu về tu từ, ngữ pháp, là trung tâm ngữ ở đâu cả. Dịch giả bịa đặtnhét chữ vào mồm tác giả Nguyễn Gia Cát. Đoạn dưới đọc sai chữ Ngư ,người chép đã sửa bên cạnh thành chữ Vânđể dịch tùm lum tào lao thành Người đánh cá và Tiều phu, trong khi tiêu đề thì dịch là Mây núi và Người kiếm củi? 

Qua hai tiêu đề ở 2 bài thơ thứ 56 và 58 của Hoa trình thi tập chúng ta có thể thấy được NĂNG LỰC HÁN VĂN CỦA dịch giả-nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Hà, học trò của GS. Đinh Khắc Thuân: dịch Sai, dịch Bịa đặt, dịch nhét chữ vào mồm tác giả, nhét nghĩa thêm vào lời văn của tác giả- nhà khoa bảng Nguyễn Gia Cát, bỏ qua trật tự đề danh của nguyên bản, bỏ qua cả những chữ người chép văn bản điểm sửa, (có thể là Lý Trần Lại, cũng có thể là Lê Lương Thận hay Nguyễn Du phê bút sửa?), bỏ qua cả những góp ý của chính những cộng sự, cộng tác cùng trong quá trình Chân hóa văn bản(Nguyễn Ngọc Thanh, Lê Quốc Việt. Nhưng không đọc được chữ Thảo thì biết nó nằm ở đâu mà sửa? Nghiên cứu chữ Hán mà đi nhờ người đọc cho đã là kém rõ, còn dịch kiểu gì?). Không kiểm tra đối soát, không tra cứu rõ ràng chữ nghĩa, điển tích, địa danh, nhân danh.


 


Hai trang đầu của Ngô Vân Tiều thi tập có thể tìm thấy trên Internet

 -----------------

[1] Nguyên là Tôn Thế Phong 孙世封,chép nhầm thành  Hứa Thế Phong. Họ Tôn, tên tự là Tập Công 袭公,người Hứa Châu 许州 đậu Tiến sĩ khoa mậu Tuất đời Gia Khánh, có thi tập Sâm Phố tồn cảo森圃存稿

[3] Ngô Vân Tiều tức Ngô Phương Bồi 吴芳培(1752-1822),tự là Vân Phi 霁霏,hiệu là Vân Tiều, người quê Mậu Lâm huyện Kinh, đậu Tiến sĩ năm Càn Long thứ 9 1784, lấy đỗ Cát sĩ, trải các chức Biên tu, Thiêm sự phủ  thiêm sự, Hàn lâm viện thị độc, Hương thí chánh khảo quan, Thị giảng học sĩ, Thị độc học sĩ, Lễ Bộ Lại Bộ Thị lang, Đô sát viện Tả đô ngự sử thự lại bộ thượng thư. Có làm Vân Tiều tiên sinh thi tập吴云樵先生诗集4 quyển.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét