(Bài gửi Hội nghị Thông báo Hán Nôm học năm 2010)
GIỚI THIỆU MINH VĂN TRÊN
TẤM GƯƠNG ĐỒNG ĐỜI HÁN MỚI
PHÁT HIỆN TẠI QUẢNG NINH
Ths.Nguyễn Đức Toàn.
Phòng nghiên cứu Văn bản Văn học
Viện nghiên cứu
Hán Nôm
183, Đặng Tiến Đông, Hà Nội
Trong các cổ vật
bằng kim khí, Gương đồng/ Đồng Kính/銅鏡là một trong những loại
cổ vật đặc trưng, tiêu biểu cho Cổ vật kim khí của Trung Quốc và Á đông. Người
Trung Quốc là một trong những dân tộc chế tạo và sử dụng Gương đồng sớm nhất trên thế giới.
Việc nghiên cứu sưu tầm các Minh văn trên gương đồng có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu quá trình diễn
biến và phát triển của văn tự chữ Hán. Bên cạnh đó, minh văn trên gương đồng còn được các nhà nghiên cứu
văn học cổ đưa vào thể loại nghiên cứu, góp phần tìm hiểu ý thức tư tưởng thời
cổ đại, là những chứng cứ trực tiếp hỗ trợ các nhà khảo cổ xác định niên đại mộ
táng, hoa văn tiêu biểu của các thời kỳ, chưa kể đến những minh văn có nội dung
ghi chép các sự kiện lịch sử, có giá trị tham khảo cho nghiên cứu những giai đoạn
lịch sử xã hội Trung Quốc.
Gần đây, trong công tác khảo sát tại địa phương, chúng
tôi mới phát hiện trong bộ sưu tập của cá nhân tại huyện Đông Triều, tỉnh Quảng
Ninh, được một tấm gương đồng đời
Hán, với hoa văn gần như còn nguyên vẹn. Chúng tôi đã cố gắng tra cứu các tư liệu của Trung
Quốc nghiên cứu về gương đồng và minh văn trên gương đồng để khôi phục, giới thiệu
lời minh của nó, góp phần tư liệu cho nghiên cứu Văn khắc Hán Nôm nói chung,
nghiên cứu Khảo cổ học và các khoa học liên nghành khác.
Đây là chiếc gương
đồng có đường kính 13,5 cm; Mặt sau gương có trang trí hoa văn chia thành
nhiều lớp: Từ núm gương ra có 1 vòng 9
nhũ đinh nhỏ (có lẽ biểu tượng cho Cửu
quang九光[1]); lớp minh
văn bên trong (15 chữ); hàng ngoài có 1 vòng 7 nhũ đinh lớn (có lẽ là biểu
trưng của Thất diệu七耀[2]), xen kèm
hình chim thú (long, phượng, hổ, báo, dê, ...); lớp minh văn bên ngoài (34 chữ)
với hình trạm các múi nhọn tam giác biểu tượng các tia sáng phát ra từ trung
tâm như trên các hoa văn của trống đồng; ngoài cùng là hoa văn Vân Tảo lượn
sóng.
Minh văn chia
thành 2 lớp:
- Lớp ngoài 34 chữ:
尚方御竟大毋傷。
巧工刻之成文章。
左青龍右白虎辟不祥。
朱鳥玄武順陰陽。
子孫備具
Phiên âm:
Thượng Phương ngự
kính[3] đại vô
thương.
Xảo công khắc chi
thành văn chương.
Tả thanh long hữu
bạch hổ tịch bất tường.
Chu điểu huyền
vũ thuận âm dương.
Tử tôn bị cụ.
Đại ý:
Thợ khéo đúc nên thành văn chương.
Tả thanh long hữu bạch hổ tránh bất tường.
Chu điểu
huyền vũ thuận âm dương.
Con cháu cát tường đầy đủ.
- Lớp trong 15 chữ:
新有善同日月而湅治銀錫清而明兮
Phiên âm:
Tân hữu thiện đồng
nhật nguyệt nhi luyện trị ngân tích thanh nhi minh hề.
Đại ý:
Minh văn trên Gương đồng này là những lời văn ngắn gọn
súc tích, cầu mong những điều cát tường may mắn đến với chủ nhân. Có giá trị
thông tin, cung cấp thông tin về một đơn vị quản lý và chế tạo đồ ngự dùng cho
hoàng thất, quý tộc thời cổ đại tên là Thượng
Phương尚方; Vòng minh văn bên
trong cho ta thông tin về khoảng thời gian chế tạo gương đồng là thời Vương Mãng nắm chính quyền cuối đời Tây Hán (9 – 23 sau Công nguyên), lấy
quốc hiệu là Tân 新; Bên cạnh đó là chất liệu hợp kim được sử dụng để tạo gương đồng
thời ấy bao gồm 銀Ngân/Bạc và 錫Tích/Thiếc, phần nào phản ánh công nghệ
chế tác luyện đúc đồng thời bấy giờ.
Tấm
gương đồng thời Hán mới phát hiện tại Quảng Ninh bổ sung hiện vật cho cổ vật nước
ta. Nghiên cứu sưu tầm minh văn Hán
Nôm trên các chất liệu như gỗ, đá, kim loại, ngói, gốm sứ, …là công việc có ý
nghĩa mà giới nghiên cứu Hán Nôm gần đây đã rất quan tâm. Việc khảo sát văn tự,
phiên dịch, giải mã chúng mang giá trị khoa học không nhỏ cho nghiên cứu Hán
Nôm nói chung và các nghiên cứu khác. Chúng tôi xin giới thiệu cùng độc giả.
Ảnh
tấm gương đồng mới phát hiện tại Quảng Ninh
Tài liệu tham khảo
1. 劉東亞.
[2007-12-26]. 漢唐銅鏡裝飾藝術概述. 河南博物院建院80週年論文集
3.《全粵詩》/目錄
4. 夢溪筆談. 卷十九/ 器用
5. 辭源. 商務印書館. 北京.2002
[2] Thất diệu một thuyết cho là các sao: Nhật, Nguyệt,
Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Sách 素問/Tố vấn có chép: 九星縣朗七耀周旋/Cửu tinh huyền lãng, thất diệu chu tuyệền/ Chín sao chiếu rọi,
bảy sao luân hồi.
[4] 尚方Thượng
Phương: Cơ quan quản lí chế tạo các đồ dùng trong cung đình hoàng thất thời cổ
đại. Đến đời Minh mới bỏ. Cơ quan này sản xuất ra các đồ dùng cho cung đình,
kính do cơ quan này làm ra gọi là Kính Thượng Phương 尚方鏡, mà về
sau cụm từ Thượng phương còn được nhắc lại trong truyền thuyết về Bao Thanh
thiên, được vua Tống ban cho cây Thượng phương Bảo kiếm.
[5] Nhà Tân: Triều đại của
Vương Mãng (9 – 23 sau Công nguyên); Các gương đời
Hán thường có chữ 漢Hán hoặc 新Tân mở đầu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét