Thứ Tư, 29 tháng 10, 2014

Đình - Chùa Hương Hải, thôn Chi Đông, xã Lệ Chi huyện Gia Lâm, Hà Nội

Gọi là một chút ngày xưa.

(Bài gửi Thông Báo Hán Nôm học 2014)


ĐÌNH - CHÙA Hương Hải
Lịch sử Văn hóa và Truyền thống Cách mạng
(THÔN CHI ĐÔNG - Xã Lệ Chi
Huyện Gia Lâm – Hà Nội)
I. GIỚI THIỆU VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ ĐÌNH CHÙA THÔN CHI ĐÔNG
1/ Đình Chùa Chi Đông trong thời kỳ phong kiến
Đình – Chùa thôn Chi Đông, tức Đình làng Chi Đông và chùa Hương Hải Thiền Tự nằm trên địa bàn của thôn Chi Đông, xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm ngoại thành Hà Nội. Ở phía Đông Bắc, cách thủ đô Hà Nội khoảng 20 km. Từ trung tâm Hà Nội, qua cầu Thanh Trì ra đường quốc lộ 5 (Hà Nội – Hải Phòng), tới ngã tư Phú Thị rẽ trái theo đường Thuận Thành, đi khoảng 2km tới chợ Keo rẽ trái. Nằm ngoài khu vực đê sông Đuống, bên trái cách đường đê sông Đuống khoảng 300m.
Đây là một cụm di tích lịch sử văn hóa – tôn giáo tín ngưỡng của nhân dân địa phương, nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần và tâm linh của quần chúng nhân dân đã có từ lâu đời. Được nhân dân bảo quản tôn tạo trong suốt quá trình lịch sử cho đến ngày nay. Đình và chùa nằm cạnh nhau trên một diện tích rộng lớn, có vị trí địa lý khá đẹp, phong cảnh thiên nhiên tươi mát của bờ sông Đuống. Theo Đồng Khánh địa dư chí lược, một bản địa dư cổ cuối cùng của triều Nguyễn thì đất xã Lệ Chi xưa thuộc tổng Cổ Biện, huyện Gia Lâm, phủ Thuận Thành, Bắc Ninh. Xã nằm ngay sát một vùng sông Chiêm Đức cũ. Chùa và Đình làng hình thành từ bao giờ, đến nay không còn chút cứ liệu lịch sử nào cụ thể. Nhưng căn cứ vào cột hương đá còn lại trước sân chùa, dòng chữ trên đá đã phai mờ nhưng kiểu dáng và hình thức trụ đá thời Hậu Lê là điều có thể khẳng định. Có làng ắt phải có đình, có chùa. Lịch sử hình thành của làng Chi Đông có lẽ phải sớm hơn thời điểm dựng cột hương đá này rất nhiều.
Theo lịch sử của nhân dân địa phương còn truyền lại, Đình Chi Đông thờ Thành hoàng là Trâu Đô thống, một vị tướng thời Hùng vương, có công giúp Đổng Thiên vương đánh giặc Ân. Về sau, nhân dân còn suy tôn danh tướng triều Trần là Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, người chỉ huy tài ba trong 2 lần kháng chiến chống quân Nguyên Mông, và đưa vào thờ phụng tại Đình của làng. Đình làng xưa có kết cấu hình chữ Đinh (), có Hậu cung, Trung đường và nhà Tiền tế; Nhà Tiền tế rộng 5 gian, ngăn cách bởi các hàng trụ lim to, hai bên hai trái cho quan viên hội họp những việc trọng yếu của làng.
Chùa Hương Hải (gọi tắt của tên Hương Hải Thiền tự) là ngôi chùa cổ lâu đời, nằm ngay bên trái của Đình Chi Đông. Chùa được đặt tên là Hương Hải, có ý nghĩa là nước biển thơm bao quanh núi Tu Di được nhắc đến trong Kinh Hoa Nghiêm. Tên Hương Hải cũng trùng theo tên của vị Thiền Sư nổi tiếng thời Hậu Lê là thiền sư Hương Hải Minh Châu[1], một tấm gương tu hành thiền định của Phật giáo nước ta trong giai đoạn lịch sử này. Chùa có kết cấu hình chữ Đinh (), nhưng nhỏ hơn, không có Trung đường. Nhà trước 3 gian, chính giữa Tam bảo, hai bên hai trái. Cách bài trí trong chùa tương đối đầy đủ, quy mô nhỏ gọn và giản dị, có hoành phi, câu đối, chuông đồng. Trước chùa còn có cây đa hơn mấy trăm năm to sừng sững như một biểu trưng của đình chùa cổ làng Việt, có mái cong của đình chùa với cây đa bến nước. Chùa còn lưu giữ nhiều hiện vật có niên đại từ thời Lê, như cột đá trước sân chùa; những hiện vật có từ đời Minh Mạng, Thiệu Trị thời Nguyễn như chuông, biển, hoành phi câu đối, thể hiện đạo lý nhiệm mầu của Phật pháp.
2/ Thời kỳ kháng chiến và đổi mới xây dựng đất nước:
Trong thời kỳ kháng chiến, trên địa bàn huyện Gia Lâm không ít những di tích lịch sử đình chùa từng là nơi lưu trú, nuôi dưỡng cán bộ Việt Minh. Đình – Chùa thôn Chi Đông đã trở thành một địa chỉ đỏ, là nơi liên lạc của cách mạng. Với địa thế thuận tiện giao thông thủy bộ, gần trung tâm mà lại xa đường xá. Nhiều cán bộ Việt Minh đã lấy đây làm nơi ẩn mình trước khi vào hoạt động trong Nội thành, hay là nơi trung chuyển đưa cán bộ ta từ Nội thành ra. Cây đa cổ thụ hiện còn đã chứng kiến nhiều phen truy càn của Thực Dân Pháp, đã rủ cành rậm rạp che dấu cho cán bộ của ta thoát khỏi sự săn đuổi của kẻ thù, như các đồng chí Đặng Bá Quýnh, Vũ Bá Nghi, Nguyễn Văn Cốc, Tạ Văn Khiển[2]. Nhiều cán bộ cách mạnh lão thành hiện vẫn sống[3]. Nhiều người đã hi sinh anh dũng, nhưng tinh thần cách mạng của các đồng chí, mãi mãi như cành đa gò Mái Dậm muôn đời tỏa bóng, tô thắm truyền thống cách mạng của nhân dân Chi Đông. Có những gương anh dũng hi sinh mà lời tiếc thương của các đồng chí, bè bạn vẫn còn vang mãi đến tận ngày nay:
          Đất tú khí sinh người anh dũng
          Đồng chí Bình hoạt động khu ta
Bao phen sóng gió vượt qua
Bị loài lang sói vây đà bắt anh
Phút cuối cùng miệng còn mắng giặc
Và hô vang Hồ chủ tịch muôn năm[4]
Kháng chiến thành công, nhân dân thôn Chi Đông kế thừa truyền thống cách mạng của các thế hệ đi trước, theo đường lối chỉ đạo của Đảng tiến hành vừa xây dựng phát triển thôn quê Xã hội chủ nghĩa, vừa nêu cao tinh thần chiến đấu, chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.
Trong những năm sau nhân dân có kiến thiết thêm 5 gian thờ Mẫu và 5 gian nhà Tổ, cách khoảng sân rộng giữa chùa và đình, phát huy sự hài hòa đặc sắc trên tổng thể không gian tín ngưỡng của làng quê Việt Nam. Bao gồm Đình  thờ Thành Hoàng, chùa thờ Phật, điện thờ Thánh mẫu và Tổ đường để phụng thờ các Tổ đã viên tịch. Khu trái bên đình làng hiện nay, là nơi Chi bộ thôn dùng làm nơi tổ chức các cuộc họp chung, dân làng còn suy tôn phụng thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, lãnh tụ kính yêu của dân tộc, với đôi câu đối ca ngợi thể hiện rõ công lao, tài năng và đức độ của Hồ chủ tịch:
氣 節 動 鬼 神 萬 民 霑 德
         忠 貞 同 日 月 四 海 知 名
Khí tiết động quỷ thần vạn dân chiêm đức
                   Trung trinh đồng nhật nguyệt tứ hải tri danh
Khí tiết động cả quỷ thần, muôn dân nhờ đức
                   Lòng trung cùng nhật nguyệt, bốn biển nêu danh
Và:
精 神 光 明 今 古 英 雄 推 弟 一
         志 氣 壯 山 河 亞 歐 豪 傑 是 無 雙 
Tinh thần quang minh kim cổ anh hùng đệ nhất
                   Chí khí tráng sơn hà Á Âu hào kiệt thị vô song
Tinh thần sáng suốt, cả xưa nay anh hùng bậc nhất
                   Khí mạnh khắp núi sông, khắp Á Âu hào kiệt không hai
Với phong trào học tập thi đua làm theo lời Bác, nêu cao tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong thời đại mới. Hai đôi câu đối này của nhân dân Chi Đông đã nhắc nhở mọi người về người anh hùng dân tộc đã đưa nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ lên làm chủ đất nước, làm chủ tương lai của chính mình. Truyền thống ấy, đạo đức ấy đã được vùng đất cách mạng Chi Đông gây dựng từ lâu trong lịch sử.
Trải bao nhiêu mưa nắng dãi dầu, chiến tranh binh lửa, dân làng Chi Đông đã bảo quản tốt được cảnh quan di tích cũng như các hiện vật lịch sử hiện còn. Cụm di tích Đình Chi Đông đã được nhà nước quan tâm xếp hạng Di tích Lịch sử Văn hóa ngày 30/6/1969[5]. Tuy nhiên, do thời gian kéo dài, sự khắc nghiệt của thiên nhiên khí hậu. Đình chùa làng đều đã xuống cấp, dễ dẫn đến việc mất mát, hư hại các hiện vật của đình, chùa.  Dưới ánh sáng soi đường của Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa VIII) về bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa truyền thống của dân tộc. Việc bảo tồn cụm di tích lịch sử văn hóa – tôn giáo tín ngưỡng của nhân dân làng Chi Đông là rất cần thiết và cấp bách, trong điều kiện mới để phục vụ đời sống tinh thần và tâm linh của đông đảo quần chúng nhân dân cũng như góp phần thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Từ năm 2000, được sự hỗ trợ của nhân dân trong thôn, của chính quyền xã, huyện và các cấp ban ngành, Đình đã được nhà nước đầu tư tu sửa, kỷ niệm 990 năm Thăng Long – Hà Nội. Đặc biệt những năm gần đây, dưới sự giúp đỡ vẫn động của Ni sư Trụ trì Thích Đàm Yên. Sự hỗ trợ tinh thần của Trưởng lão Thích Thông Lạc – Tu viện Chân Như (Tây Ninh), sự nhiệt tình của chính quyền, lòng mộ đạo hướng thiện của nhân dân. Cụm di tích Đình - Chùa Chi Đông được một phen tu sửa khang trang tráng lệ. Sư thầy Thích Đàm Yên và nhân dân đã cho xây dựng, khánh thành thêm 5 gian Thiền thất chuyên tu để góp phần hoằng dương đạo pháp, cứu đời, cứu người.  Thành quả ấy, công lao ấy không của riêng ai, trên nhờ Phật lực gia trì, dưới thuận lòng dân chiêm ngưỡng. Kế tiếp gương sáng đời trước, mở đường lành cho con cháu mai sau. Nhân dân thôn Chi Đông lại chép ghi vào trang sử truyền thống cách mạng của làng mình, tiếp nối những dòng mạch văn hóa chảy mãi cùng thời gian.

Hà Nội, ngày 19 tháng 4 năm 2010



II. HIỆN VẬT HIỆN CÒN
Đình chùa Chi Đông, theo Lý lịch Di tích của Ban Quản lý Di tích và Danh thắng, Sở Văn hóa Thông Tin Hà Nội do địa phương cung cấp thì đình chùa hiện còn:
“1. Di vật của đình Chi Đông:
Đồ gỗ:
- 4 đôi câu đối gỗ sơn son thiếp vàng
- 1 bộ lỗ gồm: 14 chiếc sơn son thiếp vàng (Thế kỷ 18)
- 1 bộ gioi gỗ sơn son thiếp vàng (Thế kỷ 19)
- 1 đôi hạc thờ sơn son thiếp vàng (Thế kỷ 18). Hạc cao 1m90, thân 30cm, chân 70cm, cánh hạc trang trí rồng chầu, hạc có 7 xoắn tóc hất về phía sau.
- 1 hương án thờ sơn son thiếp vàng lộng lẫy (thế kỷ 18). Riền trên trang trí lưỡng long chầu nguyệt, văn cánh sen… Riền thân trang trí hình phượng chầu hổ phù. Yến hương án chia làm 3 phần với các ô, 5 ô ở phía trên trang trí lưỡng long chầu hổ phù, hoa cúc, 3 ô ở phía dưới, trang trí ngũ long quần hội, riềm phía dưới trong các ô trang trí rùa, rồng lá sen quy, hổ phù nghệ thuật (Thế kỷ 18 – 19) cao 1m90, rộng 0,85m.
- 1 cỗ kiệu long đình sơn son thiếp vàng (thế kỷ 19)
- 1 đôi ngựa thờ (Thế kỷ 19)
- 2 bức hoành phi sơn son thiếp vàng
- 2 bức hoành phi chép thơ sơn son (mới trùng tu)
- 2 cỗ long ngai bài vị sơn son thiếp vàng (Thế kỷ 18 – 19)
- 2 hương án gỗ sơn son
- 2 thanh long đao gỗ sơn son (thế kỷ 19)
- 1 giá văn trang trí hình rồng chầu mặt trời (Thế kỷ 19)
Đồ sứ:
- 1 bộ bát 12 chiếc 2 đĩa
- 3 mâm rượu sứ men trắng vẽ lam
- 4 bát hương sứ men trắng vẽ lam
- 1 choé  bằng sứ men trắng vẽ lam, choé cao 50cm ĐK miệng 35cm
Đồ đồng:
- 1 bộ tam sự bằng đồng
- 1 lư hương đồng
- 4 cây nến bằng đồng
- 6 đài nước
- 2 tráp đồng
- 1 quả chuông đồng niên hiệu Thiệu Trị nguyên niên (1841)
Đồ giấy:
- 2 bản thần phả bằng chữ Hán
- 14 đạo sắc phong thần do các triều vua ban
- 2 sắc Cảnh Hưng nhị niên (1741)
- 2 sắc Chiêu Thống nguyên niên (1787)
- 1 sắc Cảnh Hưng năm thứ 28 (1767)
- 1 sắc Quang Trung thứ 4 (1791)
- 2 sắc Cảnh Thịnh nguyên niên (1793)
- 1 sắc Tự Đức tam niên (1850)
- 1 sắc Tự Đức thất niên (1854)
- 1 sắc Đồng Khánh nhị niên (1887)
- 1 sắc Duy Tâm tam niên (1909)
- 1 sắc Khải Định cửu niên (1924)
2. Di vật của Chùa Hương Hải:
Đồ gỗ:
- 8 bức hoành phi sơn son
- 8 đôi câu đối sơn son
- 30 pho tượng tròn các loại.
Đồ đồng:
- 1 quả chuông đồng: ĐK 60cm, cao cả núm 1m30, chuông có dáng đẹp, quai chuông hình 2 con rồng đuôi xoắn, thân chuông ghi chữ tên chuông ghi chữ tên chuông “Hương Hải tự chung” nghĩa là chuông chùa Hưng Hải. Chuông đúc năm Thiệu Tự nguyên niên (1841).
Đồ đá:
- 1 cây hương đá cao 1m60, rộng 20cm x 20cm. (Đã mòn hết chữ)
Đồ sứ:
- 8 bát hương sứ gốm gia lươn
- 5 bát hương sứ men trắng vẽ lam. Ngoài ra còn nhiều đồ thờ tự khác như cây đèn, cây nến, ống hương, lập tán, y môn…”
Dưới đây, chúng tôi căn cứ trên số liệu sưu tầm năm 2005 của Viện nghiên cứu Hán Nôm, xin lược dịch giới thiệu các tư liệu Hán Nôm trên Hoành phi – Câu đối – Biển gỗ – Văn chuông hiện còn.




§×nh th«n Chi §«ng, x· LÖ Chi, huyÖn Gia L©m, thµnh phè Hµ Néi
thêi ®iÓm s­u tÇm n¨m 2005

Cã l¹c kho¶n
Kh«ng l¹c kho¶n
Hoµnh phi
2
1
C©u ®èi
1
9

Hoµnh phi
1.
Nguyªn v¨n: 濯 厥 靈 – 嗣 德 辛 未
Phiªn ©m : Trạc quyết linh – Tự Đức Tân Mùi
DÞch nghÜa: Linh thanh hiển rõ – Năm Tân Mùi niên hiệu Tự Đức (1871)
2.
Nguyªn v¨n: 永 錫 純 嘏 – 嗣 德 丙 辰 春
Phiªn ©m: Vĩnh tứ thuần hỗ - Tự Đức Bính Thìn xuân        
DÞch nghÜa: Mãi ban ơn thuần – Xuân năm Bính Thìn niên hiệu Tự Đức (1856)
3.Nguyªn v¨n: 忠 義 里
Phiªn ©m: Trung nghĩa lí
DÞch nghÜa: Làng trung nghĩa


C©u ®èi
1.Nguyªn v¨n: 朔 嶺 鉞 旄 十 八 將 神 都 讓 手
         溥 城 劍 馬 萬 般 草 木 共 知 名
Phiªn ©m: Sóc lĩnh việt huy, thập bát tướng thần đô nhượng thủ
                   Phổ thành kiếm mã, vạn ban thảo mộc cộng tri danh
DÞch nghÜa: Núi Sóc tỏ oai hùng, mười tám tướng thần cùng góp sức
                   Khắp thành gươm ngựa, muôn vàn cây cỏ cũng rõ tên
2.Nguyªn v¨n: 朔 嶺 鉞 旄 功 在 前 朝 留 史 筆
         溥 城 劍 馬 名 垂 終 古 頌 神 庥
                      嗣 德 庚 午 年
Phiªn ©m: Sóc lĩnh việt huy, công tại tiền triều lưu sử bút
                   Phổ thành kiếm mã, danh thùy chung cổ tụng thần hưu
                                                Tự Đức Canh Ngọ niên
DÞch nghÜa: Núi Sóc hiện oai hùng, công ở tiền triều còn ghi chép
                   Đầy thành kiếm ngựa, tên còn muôn thủa ngợi ơn thần
                                                Năm Canh Ngọ niên hiệu Tự Đức (1870)
3.Nguyªn v¨n: 濯 濯 厥 靈 扶 運 神 功 留 史 冊
洋 洋 在 上 橫 空 壯 氣 作 山 河
Phiªn ©m: Trạc trạc quyết linh phù vận thần công lưu sử sách
          Dương dương tại thượng hoành không tráng khí tác sơn hà
DÞch nghÜa: Linh thanh lừng lẫy phù vận nước lưu truyền sử sách
          Mênh mông như trời cao khí thế ngang nhiên giữa núi sông


4.Nguyªn v¨n: 黃 鉞 金 戈 拒 殷 賊 除 凶 去 暴
         白 滕 木 壘 振 南 邦 保 國 護 民
Phiªn ©m: Hoàng Việt kim qua cự Ân tặc trừ hung khử bạo
                   Bạch Đằng mộc lũy trấn Nam bang bảo quốc hộ dân
DÞch nghÜa: Giáo vàng nước Việt chống quân Ân trừ gian diệt bạo
                   Lũy gỗ sông Bạch Đằng trấn trời Nam giúp nước giúp dân
5.Nguyªn v¨n: 南 天 顯 聖 萬 古 英 靈 人仰 望
         北 地 降 神 千 秋 烈 正 靈 祠 
Phiªn ©m: Nam thiên hiển thánh vạn cổ anh linh nhân ngưỡng vọng
                   Bắc địa giáng thần thiên thu lẫm liệt chính linh từ
DÞch nghÜa: Trời Nam hiển thánh muôn thủa nhân gian ngưỡng vọng
                   Đất Bắc giáng thần nghìn thu lẫm liệt đền thiêng
6.Nguyªn v¨n: 忠 邪 不 出 通 明 鏡
         善 惡 全 由 造 化 權
Phiªn ©m: Trung tà bất xuất thông minh kính
                   Thiện ác toàn do tạo hóa quyền
DÞch nghÜa: Gian ngay chẳng thoát kính trời
                   Lành dữ đều dưới quyền tạo hóa


7.Nguyªn v¨n: 精 神 光 明 今 古 英 雄 推 弟 一
         志 氣 壯 山 河 亞 歐 豪 傑 是 無 雙 
Phiªn ©m: Tinh thần quang minh kim cổ anh hùng đệ nhất
                   Chí khí tráng sơn hà Á Âu hào kiệt thị vô song
DÞch nghÜa: Tinh thần sáng suốt, cả xưa nay anh hùng bậc nhất
                   Khí mạnh khắp núi sông, khắp Á Âu hào kiệt không hai
(Câu đối thờ Bác Hồ, hiện được treo tại khu nhà bên trái đình)
8. Nguyªn v¨n: 氣 節 動 鬼 神 萬 民 霑 德
         忠 貞 同 日 月 四 海 知 名
Phiªn ©m: Khí tiết động quỷ thần vạn dân chiêm đức
                   Trung trinh đồng nhật nguyệt tứ hải tri danh
DÞch nghÜa: Khí tiết động cả quỷ thần, muôn dân nhờ đức
                   Lòng trung cùng nhật nguyệt, bốn biển nêu danh
9.
Nguyªn v¨n: 南 天 秀 氣 才 無 比
         北 地 威 名 世 莫 當
Phiªn ©m: Nam thiên tú khí tài vô tỷ
                   Bắc địa uy danh thế mạc đương
DÞch nghÜa: Trời Nam khí tú tài khôn địch
                   Đất Bắc danh uy thế khó đương


10. Hai bài thơ chữ Nôm mới trùng tu tại hai bên cửa võng đình:
          Bức 1. Ca ngợi sự tích Trâu đô thống, một vị tướng thời Hùng vương có công giúp Đổng thiên vương phá giặc Ân. Để con cháu Lạc Hồng được vững bền.
Nguyên văn (ảnh chụp bản in tại Đình năm 2005)   





M
 (Bức này nhiều khả năng là làm mới gần đây. Nhưng trân trọng di sản chúng tôi không phân biệt cổ kim, miễn là có ý nghĩa)
Dịch:
          Tháng xuân năm Ất Hợi (1995)
          Xưa mấy nghìn thu vẫn hiển linh,
          Sống làm tướng mạnh thác thần minh.
          Gươm vàng nước Việt vừa vâng lệnh,
          Ngựa đá nhà Ân đã giật mình.
          Sức Đổng thiên vương mau thắng trận,
          Tài Trâu đô thống khéo điều binh.      
          Khí thiêng sáng vặc sông ba ngọn,
          Hồng Lạc đua chen bưởi rợp cành.
                             Đại trùng tu


Bức 2. Ca ngợi công lao của Trần Hưng Đạo, vị tướng tài có công trong 2 lần kháng chiến chống Nguyên Mông. Người viết bản Hịch tướng sĩ văn nổi tiếng khích lệ tinh thần quân sĩ chống giặc. Sau hòa bình lại lui về sơn trang ở Vạn Kiếp, trồng thuốc cứu đời.
Nguyên văn (ảnh chụp bản in tại Đình năm 2005)   
 (Bức này nhiều khả năng là làm mới gần đây. Nhưng trân trọng di sản chúng tôi không phân biệt cổ kim, miễn là có ý nghĩa)
Dịch:
Tháng xuân năm Ất Hợi (1995)
          Hai mươi tháng tám hội đền Trần,
          Kỷ niệm công lao bậc vĩ nhân.
          Một hịch trung hùng truyền các tướng,
          Hai lần Mông Cổ bại ba quân.
          Xua về đất Bắc không một phách,
          Chống vững trời Nam mấy thước thần.         
          Tuyệt vực công còn lưu Vạn Kiếp,
          Hương xông vườn Lệ đượm muôn xuân.
                             Đại trùng tu

Chïa th«n Chi §«ng, x· LÖ Chi, huyÖn Gia L©m, thµnh phè Hµ Néi
thêi ®iÓm s­u tÇm n¨m 2005

Cã l¹c kho¶n
Kh«ng l¹c kho¶n
Hoµnh phi
1
8
C©u ®èi

5
Hoµnh phi
1.
Nguyªn v¨n: 無 上 尊
Phiªn ©m: Tối vô thượng tôn
DÞch nghÜa: Cực tôn vô thượng
2.
Nguyªn v¨n: 依 正 莊 嚴
Phiªn ©m: Y chính trang nghiêm
DÞch nghÜa: Trang nghiêm kính cẩn
3.
Nguyªn v¨n: 應 跡 多
Phiªn ©m: Ứng tích đa văn
DÞch nghÜa: Theo tích nghe nhiều
4.
Nguyªn v¨n: 萬 德 圓 彰
Phiªn ©m: Vạn đức viên chương
DÞch nghÜa: Muôn đức tròn đấy sáng láng


5.
Nguyªn v¨n: 香 海 禪 寺
明 命 萬 萬 之 貳 拾/
Phiªn ©m: Hương Hải thiền tự/
Minh Mệnh vạn vạn niên chi nhị thập/ Tuế thứ Kỷ Hợi ngũ nguyệt cát nhật
DÞch nghÜa: Chùa thiền Hương Hải – Ngày tốt tháng năm năm Kỷ Hợi Niên hiệu Minh Mệnh muôn muôn tuổi, năm thứ 20 (1839)
6.
Nguyªn v¨n: 摘 遠 徒 邪
Phiªn ©m: Trích viễn đồ tà
DÞch nghÜa: Đuổi xa tà ác
7.
Nguyªn v¨n: 威 莫 測
Phiªn ©m: Thần uy mạc trắc
DÞch nghÜa: Uy thần khó đoán
8.
Nguyªn v¨n: 正 法 默 扶
Phiªn ©m: Chính pháp mặc phù
DÞch nghÜa: Phép chính ngầm phù hộ
9.
Nguyªn v¨n: 聖 德 普 霑
Phiªn ©m: Thánh đức phổ chiêm
DÞch nghÜa: Đức thánh ơn khắp


C©u ®èi
1.
Nguyªn v¨n: 寶 鼎 熟 名 香 葵 心 仰 達
         金 鍾 宣 妙 偈 蓮 座 遙
Phiªn ©m: Bảo đỉnh thục danh hương quỳ tâm ngưỡng đạt
                   Kim chung tuyên diệu kệ liên tòa dao văn
DÞch nghÜa: Đỉnh báu đốt hương thơm, lòng thành thấu đạt
                   Chuông vàng tuyên kệ diệu, tòa sen cùng nghe
2.
Nguyªn v¨n: 第 一 名 籃 南 天 真 勝 景
         三 千 世 界 北 地 正 靈 祠
Phiªn ©m: Đệ nhất danh lam Nam thiên chân thắng cảnh
                   Tam thiên thế giới Bắc địa linh từ
DÞch nghÜa: Danh lam bậc nhất trời Nam, đúng cảnh đẹp
                   Thế giới tam thiên nơi đất Bắc, rõ đền thiêng
3.
Nguyªn v¨n: 慧 眼 慈 雲 兜 率 境
         和 風 光 雨 壽 光 天
Phiªn ©m: Tuệ nhãn từ vân Đâu Suất cảnh
                   Hòa phong quang vũ thọ quang thiên
DÞch nghÜa: Mắt tuệ mây từ trời Đâu Suất
                   Gió hòa mưa sáng thấu trời quang


4.
Nguyªn v¨n: 為 聖 為 神 萬 古 英 靈 人 仰 望
         而 仙 而 佛 一 心 濟 渡 德 弘 施
Phiªn ©m: Vi thánh vi thần vạn cổ anh linh nhân ngưỡng vọng
                   Nhi tiên nhi Phật nhất tâm tế độ đức hoằng thi
DÞch nghÜa: Là thánh là thần muôn thửa nhân gian cùng ngưỡng vọng
                   Vừa tiên vừa Phật một lòng cứu vớt đức rộng ban
5.
Nguyªn v¨n: 高 山 流 水 琴 聲 弄
         明 月 清 風 駕 影 臨
Phiªn ©m: Cao sơn lưu thủy cầm thanh lộng
                   Minh nguyệt thanh phong giá ảnh lâm
DÞch nghÜa: Non cao nước chảy cầm vang tiếng
                   Gió mát trăng trong xa giá về


CHUÔNG CHÙA HƯƠNG HẢI
Thôn Chi Đông
Xã Lệ Chi
Huyện Gia Lâm – Hà Nội
Nguyên văn chữ Hán
香 海 寺 鍾
順 安 府 嘉 林 縣 荔 枝 社 員 職 鄉 老 仝 村 上 下 劦 與 本 寺 貧 僧 等
竊 思 道 藏 於 器 發  於 聲 招 提 在 處 洪 鍾 鏗 然 祈 以 泄 無 象 之 玄 機 而 顯 大 形 之 正 覺 也 我 本 鄉 寺 名 香 海 寶 器 具 焉 豈 期 鯨 杵 妄 投 杜 致 蒲 聲 永 闕 觸 梵 音 之 寮 寂 疇 不 起 天 。 。 。 之 知 能 思 完 一 大 因 緣 共 會 十 方 供 施 以 辛 丑 年 閏 三 月 吉 日 聚 美 銅 鳩 眾 工 再 行 烊 鑄 福 果 圓 成 金 索 聚 以 嚮 鳴 寶 桂 懸 而 交 叩 聞 之 者 煩 惱 釋 去 杳 津 消 融 佛 之 覺 世 如 此 其 妙 非 夫 聲 中 之 三 昧 者 乎 然 則 斯 鍾 也 其 以 解 脫 定 慧 知 見 鳴 歟 佛 曰 善 哉 我 聞 如 是 又 從 而 為 之 銘 曰
至 道 云 何
非 言 非 默
至 教 云 何
是 空 是 色
鍾 胡  為 器
定 解 心 惑
器 胡 為 聲
開 萬 行 
推 而 廣 之
無 量 功 德
及 於 一 切
天 人 百 億
紹 治 元 年 閏 三 月 吉 日
Phiên âm:
Hương  Hải  tự  chung
Thuận  An  phủ  Gia  Lâm  huyện  Lệ  Chi    viên  chức  hương  lão  đồng  thôn  thượng hạ  hiệp  dữ  bản  tự  bần  tăng  đẳng 
thiết    đạo  tàng ư  khí  phát   ư  thanh  chiêu  đề  tại  xử  hồng  chung  khanh  nhiên      tiết    tượng  chi  huyền    nhi  hiển  đại  hình  chi  chính giác    ngã  bản  hương  tự  danh  Hương  Hải  bảo  khí  cụ  yên  khởi  kỳ  kình  chử  vọng  đầu  đỗ  chí  bồ  thanh  vĩnh  khuyết  xúc  Phạm  âm  chi  liêu  tịch  Trù  bất  khởi  thiên  .  .  .  chi  tri  năng    hoàn  nhất  đại  nhân  duyên  cộng  hội  thập  phương  cúng  thi    tân  sửu  niên  nhuận  tam nguyệt  cát  nhật  tụ  mỹ  đồng  cưu  chúng  công  tái  hành  dương  chú  phúc  quả  viên  thành  kim  tác  tụ    hưởng minh  bảo  quế  huyền  nhi  giao  khấu  văn  chi  giả  phiền  não  thích  khứ  yểu  tân  tiêu  dung  phật  chi giác  thế  như  thử  kỳ  diệu. Phi phù  thanh  trung  chi  tam  muội  giả  hồ  nhiên  tắc    chung    kỳ    giải  thoát  định  tuệ  tri  kiến  minh    phật  viết  thiện  tai  ngã  văn  như  thị  hựu  tùng  nhi  vi  chi  minh  viết  :
Chí  đạo  vân 
Phi  ngôn  phi  mặc
Chí  giáo  vân 
Thị  không  thị  sắc
Chung  hồ   vi   khí
Định  giải  tâm  hoặc
Khí  hồ  vi  thanh
Khai  vạn  hành   thức
Suy  nhi  quảng  chi
Vô lượng  công  đức
Cập ư  nhất  thiết
Thiên  nhân  bách  ức
Thiệu  Trị  nguyên  niên  nhuận  tam  nguyệt  cát  nhật.
Dịch nghĩa:
Chuông chùa Hương  Hải
Thuận  An  phủ  Gia  Lâm  huyện  Lệ  Chi    viên  chức  hương  lão  đồng  thôn  thượng hạ  hiệp  cùng   bản  tự  bần  tăng 
Thiết  nghĩ,  đạo  tàng ở pháp  khí  phát  ra ở thanh  âm, tỏ sự dẫn dụ ở chỗ có đại hồng  chung,  tiếng vang vang, để vọng cơ huyền vô hình vô tướng mà hiển được đạo chính giác. Chùa bản  hương  ta tên là Hương  Hải, đồ pháp  bảo  đã đủ đầy, há đâu để chày kình buông bỏ nơi đỗ, tiếng bồ lao im mãi, để cho  Phạm  âm  bị vắng lặng mà không trù liệu gây dựng lên. Có phải là ý trời  thấu được mà hoàn tất cho được  đại  nhân  duyên, nên  cùng  hội  thập  phương  công  đức cúng thí. Ngày tốt tháng 3 nhuận năm Tân  sửu (1841), gom được đồng tốt, tập hợp thợ khéo, luyện đúc thành quả phúc tròn đầy, tiếng vàng hội  tụ  để ngân vang, dựng cành báu treo lên. Đánh cho tiếng vang, người nghe được thì giải hết cả phiền não, tiêu hết nghiệp bến mê. Cái đạo giác thế của đức Phật khì diệu như thế, không phải là trong thanh âm có tiếng Tam muội nên như thế sao!. Đấy là tiếng chuông có thể giải thoát cho lòng người, lập định tuệ tri kiến nên phát thành tiếng đấy ư!. Lời đức Phật nói tốt thay, những điều ta nghe được như vậy, lại theo lời ấy mà soạn bài minh rằng  :
Chí đạo nói gì đâu,
Không lời mà không lặng.
Chí  giáo  nói gì đâu,
  không  lại là sắc.
Chuông  kia là pháp  khí,
Định  tuệ giải  lòng mê.
Pháp khí  là âm thanh,
Mở muôn vạn hành   thức.
Suy  cho rộng đạo mầu,
Công đức thật vô lượng.
Đến tất cả mọi vật,
Muôn nghìn ức nhân thiên.
Ngày tốt tháng 3 nhuận năm Thiệu  Trị  thứ 1 (1841).

Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2007
Người sưu tầm và dịch: Nguyễn Đức Toàn






[1] Hương Hải, cũng có nghĩa là nước biển thơm bao quanh núi Tu Di trong kinh Phật, mà cũng có thể là chỉ vị Thiền sư nổi tiếng tinh thông Nho Phật thời Hậu Lê, được chúa Trịnh cho trụ trì chùa Nguyệt Đường ở Hưng Yên. Hiện nay chúng tôi chưa có kiến giải nào xác đáng, xin nêu cả hai để mọi người cùng tham khảo.
[2] Ngày 3 tháng 2 năm 1949, dân quân du kích hoạt động tại Gia Lâm, Bắc Ninh đã chọn địa chỉ gốc đa Mái Dậm là nơi liên lạc, cất dấu tài liệu (theo lời kể của ông Nguyễn Đức Tiến, lão thành cách mạng – Biên bản Hội nghị lão thành cách mạng thôn Chi Đông 17/4/2010).
[3] Cụ Nguyễn Đức Tiến, cụ Vũ Văn Thịnh.
[4] Theo lời kể của ông Nguyễn Đức Tiến: ông Bình tức ông ông Đặng Bá Bình, nguyên Bí thư chi bộ xã khu Cổ Giang, Gia Lâm, Bắc Ninh, bị giặc bắt tháng 2/1948, anh dũng không tiết lộ bí mật của kháng chiến, bị giặc bắn chết vứt xác xuống sông. Bạn bè đồng chí vớt xác chôn cất, có làm bài văn điếu có câu như trên.
[5] Quyết định số 1460 QĐ/BT ngày 30/6/1969, trong danh mục 1969 do Bộ trưởng Trần Hoàn ký

1 nhận xét: