Thứ Hai, 9 tháng 10, 2023

Đôi dòng kỉ niệm - Thương tiếc Giáo Sư Lê Văn Quán - Bậc thầy Hán học, Dịch học và nghiên cứu chữ Nôm



 Theo trang của Facebook của Phạm Văn Tuấn:

GS.TS Lê Văn Quán (1934-2023), người thầy của nhiều thế hệ sinh viên Văn học, Hán Nôm, Triết học .... ở HN đã về với các cụ! Thầy mất khi tuổi già! Nhiều người không biết thầy mất, mình biết sau, cũng không đến viếng được. Tuts này, để ai chưa biết thì nhớ đến một người thầy đáng kính của bao thế hệ sinh viên.(hết trích Phạm Văn Tuấn)

Tôi nhớ lại vài kỉ niệm với Thầy Lê Văn Quán:

Giáo sư Hán học - Kinh Dịch học, nhà nghiên cứu chữ Nôm hàng đầu- Lê Văn Quán đã qua đời! Ông cũng dạy tôi vài môn chuyên đề. Dạy khóa nào thì khóa ấy cử người đến trở thầy đi đi về về. Khóa tôi là tôi thường xuyên chở thầy. Dáng ông nhỏ thó, mũi gãy thấp, mắt ti hí, nhưng rất KHÔN Lanh, nói câu nào cũng khỉa đểu "Bọn chúng nó Dốt" "Các cậu có hiểu ý tớ không? ..."-Ông không bao giờ nói rõ "Bọn nó" là bọn nào, Nhưng ông rất điềm đạm với bọn sinh viên trẻ măng chúng tôi những người thuộc tuổi hàng cháu chắt của ông! Hồi tôi mới vào Viện Hán Nôm ông cứ gọi Tôi là "Toàn" mà xưng "Tớ"! "Toàn làm Luận án Kinh Dịch với Tớ nhé! Tớ chỉ cho". "Học Kinh Dịch là phải đọc sách của Tớ, Bói bằng Dịch được. Tớ bói được năm nào có lũ lụt cơ mà. Đọc sách của tớ mà xem"; "Tớ bói rồi, cậu tin không chiến tranh thế giới lần thứ ba sẽ nổ ra. Đầu tiên là ở Nga rồi sẽ lan sang Trung Đông! Bây giờ chưa nhưng mà sẽ! Rồi cậu xem tớ nói có đúng không nhé"(lúc ấy thì chưa, nhưng nhìn cuộc chiến Nga-Ukraina từ 2014 và cuộc tấn công của Hamas vào Israel hôm qua 7/10/2023. Tôi thực sự kinh hoàng nhớ đến người thầy quá cố -GS Lê Văn Quán. Người ấp ủ bao u uẩn cuộc đời vẫn lặng lẽ nghiên cứu âm thầm).

Các khoá sau nhiều em cũng nhắc về thầy Quán giọng vui vẻ như không tin tưởng vào những điều thầy nói. Thầy chỉ cười!

Ông là lớp người đầu tiên gây dựng nghành Hán Nôm, nhưng sau đó do bất đồng nội bộ thế nào đó ông chuyển sang khoa Triết học, giảng dạy về Kinh Dịch - Triết học phương Đông. Ông cũng là lớp người đầu tiên Nghiên cứu về Kinh Dịch và có thành tựu. Sách Kinh Dịch của ông in tái bản cũng nhiều :



Nghiên cứu Chữ Nôm của ông rất độc đáo, rất dễ hiểu, nhưng hình như không hợp với nhóm các Giáo sư khác nên bị phản biện, bị cô lập. Đến đám học trò Hán Nôm thời kỳ đầu tiên nhiều người cũng lảng ông ra. Có lần ông tỉ tê với tôi: "Chúng nó chào tôi bằng Thầy nhưng lòng chúng nó có coi tôi là Thầy đâu! Tôi biết chứ, trình độ đứa nào tôi biết hết! Nhưng tôi không nói thôi. Từ Trương Đức Quả cho đến Nguyễn Thúy Nga! Mồm chúng nó xưng Thầy nhưng lòng chúng nó không Phục tôi. Chúng nó có Thầy của chúng nó mà".

Khi đọc được công trình nghiên cứu Chữ Nôm của ông, tôi cực kỳ ngạc nhiên, vì nó dễ hiểu vô cùng, vậy mà lại không được dùng làm tài liệu giảng dạy, chỉ là Lưu hành Nội Bộ.

Năm 2001, tôi mới chập chững lên viện Hán Nôm. Viện đang biên soạn 1 bộ Ngữ văn Hán Nôm cơ sởrất là dày dặn. Phần chữ Nôm là copy của GS. Nguyễn Ngọc San ĐHSp. Ông ngồi ngay hành lang lẩn mẩn túm được tôi ông mân mê nói: "Toàn xem đi! Chúng nó nghiên cứu chữ Nôm theo ông San bên ĐH sư phạm nó biên ra cái quyển này! Tôi nói là Sai! Chúng nó không nghe! Đây này! chúng nó bảo Phụ âm đầu thế này này! Âm Tiền Hán Việt thế này này! Làm gì có! Chúng nó có biết gì đâu! Cậu viết một bài Phản biện đi! Tớ chỉ cho!" Công nhận ông nói rất có lý! Tôi trẻ tuổi cũng sùng sục lên, mới có Máy tính về gõ vài ba dòng. Nhưng chợt nhận ra Phản biện về chữ Nôm rất cầu kỳ! nhất là với nhóm Học thuật của GS. Nguyễn Ngọc San. Khó lắm! mà là sách của Viện Hán Nôm nữa chứ, tôi xía vô làm gì. Tôi xếp lại, có hôm gặp GS. Trịnh Khắc Mạnh Viện trưởng, tôi cũng đưa chuyện qua qua: "Thầy Quán có bảo em, sách mới của Viện nhiều chỗ Sai sót! GS. Mạnh bảo: Lúc nào chả có Sai hả em! Nhưng mà thôi đừng dính vào làm gì". Tôi cũng kể qua loa cho vài người. Đến tai TS. Nguyễn Thuý Nga. Lúc đó là Phó Trưởng phòng, bà muốn phấn đấu nâng nghạch, muốn kiếm người Hướng dẫn Luận văn Thạc sĩ, bà ta đã lên kế hoạch vì tôi là người dưới quyền của bà ta. Nghe thấy tôi lân la với GS Lê Văn Quán, bà ta dằn mặt một câu thô thiển và Xanh rờn: "Thích làm Luận Văn với Thầy Quán Hẳn?. Tôi sợ quá, bảo: Chỉ là thầy trò nói bâng quơ thôi ạ! Chứ cháu có nhận làm đâu! Làm thì phải có quyết định của Trường, cuả Viện chứ ạ". Rõ là đồ mặt trơ chắn bóng. Sau này Viện phân công bà ta Hướng dẫn luận án Thạc sĩ của tôi thật.
Còn ông Trương Đắc Quả thì cũng nhắn nhe tôi: Thầy Quán nói linh tinh đừng có nghe thầy ý! Chú cũng bảo với Thầy ý rồi! Thầy lên Viện chơi thì chơi, đừng lôi kéo bọn trẻ con như bọn thằng Toàn! Nghiên cứu khoa học thì nó có nhiều hướng, nhiều nhiều giả thiết, nhiều kết luận. Thầy không nên lấy cái của thầy để dụ bọn trẻ như thế! Không hay! (Những câu bôi đỏ là Tôi modify cho nó đúng ý mà tôi hiểu. Chứ câu nguyên văn thì tôi không chính xác nữa)

Đọc sách Tự học chữ Nôm của GS. Lê Văn Quán, rất dễ hiểu, gần gũi. Là sách Tự học. Ông từng nói với tôi: "Những năm Mỹ ném Bom. Tớ đi sơ tán dưới Hầm tránh bom đã Tự đọc Truyện Kiều nguyên bản rồi. TỚ LÀ TỰ HỌC hẾT: nHIẾU ĐỨA KHÔNG ưA TỚ NHƯNG CÓ pHẢN BIỆN ĐƯỢC tỚ ĐÂU; tỚ CHỜ XEM ĐỨA NÀO pHẢN BIỆN; MÀ CÓ ĐỨA NÀO LÀM ĐƯỢC ĐÂU"!



Nay Thầy đã thành người Thiên cổ! Thành kính thương tiếc tiễn đưa thầy đôi câu đối:
Dịch lý uyên thâm trầm tiềm tự chứng! Ai tai thệ giả; 
Hán Nôm tự học phó thế quan chiêm! Nguyên hanh lợi trinh.
10.2023. Việt Tây - Cổ Hoan Nam Nguyễn - ký 




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét