22. Việt Âm Thi tập越音詩集
Tác giả: Phan Phu Tiên (Thế kỷ XV)
Sách in, bản khắc gỗ, khổ 24x 16, đóng thành 1 quyển 135
trang (số mới ghi), mỗi trang 10 dòng, dòng 22 chữ, bản cũ, chữ cổ, giấy dó. Đầu
quyển 1, ở chỗ thường đề tên tác giả, có đề rõ 2 dòng: Quốc sử viện Đồng tu sử
Phan Phu Tiên biên tập (quan đồng tu sử ở viện Quốc sử là Phan Phu Tiên biên tập)
và Hàn lâm viện học sĩ nhập thị kinh diên Nguyễn Tử Tấn phê điểm (Quan Hàn lâm
viện học sĩ sung chức Kinh diên, Nguyễn Tử Tấn phê điểm). Ký hiệu A.1925.
Nội dung (mục lục):
Quyển 1: Các vua triều Trần và Hồ Quý Li, gồm 8 nhà thơ, 73
bài;
Quyển 2: Các nhà thơ triều Trần, gồm 1 nhà thơ, 99 bài;
Quyển 3 : các nhà thơ triều Trần, nhà Hồ và phần Bổ di, gồm
35 nhà thơ, 116 bài;
Quyển 4: Các nhà thơ Quốc triều (Lê), gồm 6 nhà thơ, 81 bài;
Quyển 5: các nhà thơ Quốc triều (Lê), gồm 14 nhà thơ, 85
bài;
Quyển 6: Lê, gồm 24 nhà thơ, 120 bài;
Quyển phụ lục: gồm 21 nhà thơ, 50 bài.
Tất cả 6 quyển, theo như bài tựa, có hơn 700 bài thơ. Nay
theo mục lục kiểm lại thì chính xác cả toàn bộ chỉ có 119 nhà thơ và 624 bài.
Trong số đó có đủ các vua, các quan, các danh Nho và các Cao tăng, từ đời Trần
đến đời Lê. Riêng bản sách mà thư viện Khoa học còn có hiện nay: A.1925 chỉ còn
3 quyển đầu, gồm 288 bài thơ của 54 nhà thơ.
Bảng tổng cộng các thi gia và số bài thơ trong Việt Âm thi tập (theo mục
lục)
Số quyển
|
Triều đại
|
Số nhà thơ
|
Số bài thơ
|
Q.1
|
Trần (vua), Hồ Quý Li
|
8
|
73
|
Q.2
|
Trần
|
11
|
99
|
Q.3
|
Trần, Hồ
|
35
|
116
|
Q.4
|
Lê
|
6
|
81
|
Q.5
|
Lê
|
14
|
85
|
Q.6
|
Lê
|
24
|
120
|
Phụ lục
|
21
|
50
|
|
Cộng
|
119
|
624
|
Một đoạn trích trong
bài tựa 2:
“Ngay như các vua Thánh-tông, Nhân- tông, Minh-tông, Nghệ-tông
triều Trần (trong sách vì kiêng tên húy, đổi là triều Trình), và Chu Tiểu-ẩn
tiên sinh (Chu An), các ông họ Phạm ở Hiệp (hay Giáp)-thạch(Phạm Sư Mạnh), họ
Lê ở Lương-giang (Lê Quát), Nguyễn Giới-hiên (Nguyễn Trung Ngạn), và anh em ông
Phạm Kính-khê(Phạm Tông Mại và Phạm Ngộ), đều có tập thơ riêng, truyền tụng phổ
biến, sau vì binh hỏa, số thơ còn lại chỉ còn được một hai phần nghìn. Ông Phan
Phu Tiên người làng Đông Ngạc, khi làm việc ở viện Quốc sử, có ý muốn thu thập
các thơ của các vua quan đời gần đây để lại cho người sau biết, sưu tầm khắp
nơi những vần thơ còn sót lại, và chép cả những bài ghi công trạng khắc vào vách
đá của các vua Thái –tổ, Thái-tông, cùng là của các vị học giỏi, nổi tiếng gồm
mấy trăm bài, đặt tên là Việt âm; sắp
đem khắc in, thì ông bị bổ ra làm quan ngoài, nên việc ấy không làm xong được.
Quan Thị ngự sử trước đây là ông Chu Xa, người ở Yên –Phong tiếp tục chí hướng
của họ Phan, lại sưu tầm thêm thơ của các bậc có làm quan hay không làm quan, từ
xưa tới nay,và của các vị người Việt-nam làm quan Trung-quốc, của các người
Trung-quốc sang sứ Việt-nam, mà họ Phan còn chưa sưu tầm; họp lại thành tập, gồm
hơn 700 bài, đưa cho ta xem và sửa lại …” (… Nhược Trình (Trần) triều Thánh,
Nhân, Minh, Nghệ chư miếu, cập Tiều-ẩn tiên sinh, Hiệp-thạch Phạm công,
Lương-giang Lê công, Giới-hiên Nguyễn công, Kính-khê Phạm công huynh đệ, chư
công, hàm hữu thi tập truyền chi vu thế. Hậu nhân binh tiễn, tồn giả thiên bách
cận nhất nhị yên. Đông-ngạc Phan quân Phu Tiên, tại Quốc sử thời, dục tập cận đại
quân thần thi thiên, dĩ thị hậu học; nãi bàng sưu di dật; kiêm thái Hoàng triều
Thái-tổ, Thái-tông ma nhai; dữ phù danh công túc nho sở tác, phàm thiên bách dư
thủ, mệnh viết Việt âm; tương dĩ san
hành , hội Phan quân xuất vi Phủ sứ, bất quả. Tiền thị Ngự Sử An-phong Chu quân
Xa thị, tự thành kì chí, hựu bác thái cổ kim chi tại triều, tại dã, cập Nam
nhân sĩ Bắc, Bắc nhân Nam sứ; Phan quân chi sở vị tập giả, vựng nhi biên chi, tổng
thất bách dư. Thỉnh dư hiệu chính … ).
Một đoạn trích trong bài biểu:
“… tôi trộm thấy sách Việt
âm thi tập, do quan làm sử trước kia là Phan Phu Tiên biên soạn, còn chưa
được đầy đủ. Tôi lại thu thập thêm, xin quan ở Kinh diên là Nguyễn Tử Tấn phê
điểm, chia làm 6 quyển. Còn các bài thơ của các vị làm quan ở Trung-quốc, của
người Trung-quốc [qua Việt-nam] thì phụ chép sau cùng, viết thành 1 quyển riêng
…” (… thần thiết kiến tiền sử quan Phan Phu Tiên sở viên Việt âm thi tập, phả hữu vị bị. Thần hựu tục thái, thỉnh Kinh diên
quan Nguyễn Tử Tấn phê điểm, li vi lục quyển. Nhược sĩ Bắc, tính Bắc nhân thi
phụ lục quyển hậu, thiên tả nhất bản …).
Tên sách:
Việt âm thi tập, nghĩa
đen thứ nhất: “Tập thơ tiếng nói của người Việt [viết bằng chữ Hán]”; nghĩa thứ
2: “Tập thơ bằng tiếng Việt [viết bằng chữ Nôm]” ta có thể gọi tắt gọn là tập
thơ Nôm.
Hiện nay, thư viện Khoa học trung ương có 2 bộ sách khác
nhau: bộ thứ nhất nhan đề Việt âm thi tập
(theo nghĩa thứ nhất) là 1 bản sách in ván gỗ, tức là tập thơ nghiên cứu trên
đây, số sách A.1925, và 1 bản sao lại, số A.3038. Bộ thứ 2 là 1 tập thơ bằng tiếng
Việt, viết bằng chữ Nôm, ký hiệu AB.7, là 1 bản chép tay, chừng 60 tờ, khổ giấy
0,17x 0,28, mỗi trang 7 dòng, nguyên bản không đánh số trang, không ghi tên tác
giả[1].
Trong tập thơ bằng chữ Nôm này, các đầu đề bài thơ, phần nhiều dùng danh từ,
dành riêng cho các vua chúa, và mỗi đề thơ thường có ghi niên hiệu bằng can
chi; thí dụ các năm: đinh dậu (1717), mậu tuất (1718), canh tí (1720), nhâm
thìn (1712), quý tị (1713), giáp ngọ (1714), đinh hợi (1707), bính thân (1716),
kỉ hợi (1719). Và đôi khi có ghi tên các quan triều Lê về thế kỷ XVIII; thí dụ:
Đặng đình Tướng và Nguyễn quý Đức. Vậy ta có thể xác nhận tập thơ Nôm này là của
chúa Trịnh Cương, vì ông làm chúa vào khoảng năm 1709 – 1729. Theo bài khải
dâng tập thơ, thì biên tập xong dâng lên chúa Trịnh, của Cao Huy Trạc mà Bùi
Huy Bích đã trích lục trong Hoàng Việt
văn tuyển (q.6, tờ 21), thì ta thấy điều xác định trên đây là đúng. Vả lại,
1 số bài thơ mà chúa Trịnh Cương gửi cho Đặng Đình Tướng, đều thấy ghi nguyên
văn trong gia phả nhà họ Đặng tên là Đặng
gia phả ký (A.633, q.6, tờ 14-15; 24-25).
Sau đây là lời chua và 1 đoạn văn bài khải, nói về việc tiến
tập thơ để chứng minh thêm bản chất của tập thơ Nôm này: “… Lúc đó Cao Huy Trạc
vâng mạng Dụ-tổ Thuận vương (tức Trịnh Giang là con Trịnh Cương) thu chép các
thơ của Hi-tổ Nhân vương (Trịnh Cương) làm thành sách. Sách làm xong, Cao Huy
Trạc viết tờ khải này tiến trình … Tôi là Cao Huy Trạc đã vâng chỉ thị biên soạn
các thơ của tiên thánh vương, xin xếp theo từng loại, chữ Nôm và chữ Hán, chia
làm 2 quyển”(… Thời phụng Dụ-tổ Thuận vương mệnh, biên tập Hi-tổ Nhân vương thi
tập, thư thành, cụ khải tiến trình … thần Cao Huy Trạc đẳng … phụng chỉ phụng
biên toản tiên thánh vương ngự chế thi tập, cẩn tòng Nam-Bắc nhị âm, li vi nhị
quyển …) Xem đấy ta thấy rõ chúa Trịnh Cương có 2 quyển thơ, do Cao Huy Trạc
biên soạn; 1 quyển là Việt âm thi tập bằng
chữ Nôm, hiện nay mới bị mất, chỉ thấy còn ghi trong mục lục sách của Thư viện
Khoa học[2];
còn 1 tập nữa, là thơ chữ Hán chưa tìm thấy, ta nên để ý sưu tầm.
Tóm lại, sách Việt âm
thi tập, do Phan Phu Tiên biên tập, làm xong từ năm 1433, triều Lê Thái-tổ,
nhưng chưa thấy nói đến việc in. Khỏang năm 1459, Chu Xa nối chí họ Phan, theo
như chỉ thị vua Thái-tông năm 1446, biên tập thêm 1 số bài thơ nữa, nhờ Nguyễn
Tấn phê điểm, dâng lên vua xem và được phép đem in. Nhưng bản in thế kỷ thứ XV
có lẽ không còn, bản hiện còn là bản in lại năm 1779, gồm 6 quyển và phụ lục. Bản
in lại năm Bảo-thái (1779), hiện nay cũng chỉ còn 3 quyển đầu, từ quyển 1 đến 3
và phụ di của quyển 3.
Nếu còn đủ tất cả 6 quyển, theo như bài tựa, sách Việt âm thi tập có hơn 700 bài thơ. Nay
theo mục lục mà kiểm lại, thì chính xác toàn bộ chỉ có 624 bài của 119 nhà thơ.
Riêng bản sách mà thư viện Khoa học còn giữ được hiện nay, lại chỉ còn 3 quyển,
gồm 288 bài thơ của 54 nhà thơ khác nhau.
Về tác giả, theo các tài liệu trình bày trên đây, trên sách
tuy chỉ ghi Phan Phu Tiên biên tập nhưng thực ra Chu Xa cũng có góp phần quan
trọng trong việc soạn lại sách này, và nhất là việc đem in ra.
Sách Việt âm thi tập
còn lại hiện nay, chỉ có thơ đời Trần, đời Hồ. Trừ các vua, sau mỗi thi gia, soạn
giả có chua qua tiểu truyện và sau đề mục mỗi bài, cũng có chua qua điển tích.
Đó là 1 vốn cổ quý giá, không những về văn thơ, nó cũng là 1 tài liệu hiếm quý
về sử học. Thí dụ: nó cho ta biết đích xác kỹ thuật in khắc ván gỗ của ta, đã
thấy xuất hiện từ đầu thế kỷ XV, mà có lẽ còn trước đó từ lâu. Ngoài ra còn nhiều
sự việc khác có liên quan đến sử học Việt-nam và Trung-quốc. Những lời chú dẫn
phần lớn là những tài liệu quý cho sử học.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét