Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2016

Quần hiền phú tập 群 贤 赋 集

Quần hiền phú tập
Tác giả: Hoàng Tụy Phu và Nguyễn Trù
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Tr%C3%B9

6 quyển, sách chép tay giấy lệnh hội, khổ giấy 33x 23, cộng 214 tờ (28+40+35+38+25+48), ký hiệu A.575.
Nội dung:
Đầu sách có 3 bài tựa và dẫn:
1-    Bài tựa viết khi mới khắc lại sách, viết năm Bảo –thái thứ 10, kỷ dậu (1729), của Cảo quận công; 2- Bài tiểu dẫn viết khi khắc lại sách của Nguyễn Trù (hiệu Loại -phủ, tước Xương-phái hầu, viết năm Bảo-thái thứ 9 (1728); 3-Bài tựa cũ, của Nguyễn Thiên Túng, viết năm Diên-ninh thứ 4, đinh sửu (1457). Trong sách, từng bài phú, sau đề mục, có ghi tên tác giả, có lời phê, chua điển tích, v.v … Mục lục có ghi rõ tên từng bài phú và tên người làm, nay lược kê sau đây:
Số quyển và số tờ
Triều đại
Số bài phú
Số người
Q 1, 1-28
Trình (tức Trần, tránh tên thụy)
Hồ
Hậu Trần
9

1 đề, 2 bài
2
7 và 2 vô danh

2
2
Q II, 1-40
21
1
Q III, 1-35
21

Q IV, 1-38
22
người trên
Q V, 1-25
10
6
Q VI, 1-39
17
8
Phụ lục 40 - 48

4
2

Cộng
108
31
Tác giả các bài phú:
Trần: Nguyễn Nhữ Bật, Trình Công Cận, Sử Hi Nhan, Nguyễn Pháp, Phạm Kính-khê(tức Phạm Tông Mại), Mạc Đĩnh Chi, Trương Hán Siêu.
Hồ: Nguyễn Phi Khanh, Đoàn Xuân Lôi.
Hậu Trần: Nguyễn Thông, Đào Sư Tích.
Lê: Lý Tử Tấn, Nguyễn Mộng Tuân, Trình Thuấn Du (hiệu Mật-l iêu tiên sinh), Nguyễn Phu Tiên (hiệu Tân-kiều tiên sinh), Nguyễn Trãi, Lý Tử Cấu (hiệu Hạ-trai tiên sinh), Nguyễn Thiên Túng, Nguyễn Nghiễm (hiệu Bình-hà tiên sinh), Nguyễn Trực, Lương Như Hộc, Nguyễn Duy Tắc, Nguyễn Bá Ký, Hoàng Tụy Phu, Đặng Tuyên, Đồng Hạnh, Trần Văn Huy, Lê Thịnh, Đinh Ước.
Tên sách:
Theo bài tựa cũ, của Nguyễn Thiên Túng, viết năm 1457: “Tập phú này gồm hơn 100 bài, do Hoàng Tụy Phu soạn tập, Trình Văn Huy phê điểm, Nguyễn Duy Tắc khảo chính, Nguyễn Khắc Khoan đem khắc in để lưu truyền mãi mãi …” (… Hàn lầm thị chế Hoàng Tụy Phu biên nhi tập chi, cận nhất bách dư thiên, trung đài tỉnh Hoàng môn thị lang Trình Văn Huy vị chi phê điểm; vương phủ văn học Nguyễn Duy Tắc hựu gia khảo chính … Thư phường … Nguyễn Khắc Khoan … tương tẩm tử dĩ thọ kì truyền). Vậy việc đem in sách này lần thứ nhất không phải do tác giả Hoàng Tụy Phu.
Theo bài tiểu dẫn, khi khắc in lại sách in của Nguyễn Trù năm 1728, thì: “Bản khắc cũ của Thư phường … tan nát không còn … Năm đinh dậu(1717) đã nhận được 1 bản sao của Nguyễn Quý Đức … đem về hiệu chính và chú giải… sau năm Bính ngọ (1726), nhân được đi công tác ở Hải đông (Hải dương) mới tiện thể làm xong sách này”(Quần Hiền Phú tập cựu hữu thư phường khắc bản … tàn dật bất tồn … đinh dậu sơ, đắc Nguyễn Quý Đức công, gia tàng sao bản … tương hồi hiệu giải trùng khắc … Bính Ngọ hậu, hữu Hải đông thừa sứ chi mạnh, nhân thủy đắc thừa tiện nhi thoan sự yên).
Về tên sách, Phan Huy Chú cũng như Lê Quý Đôn đều gọi là Quần Hiền phú tập, và cho là của Hoàng Tụy Phu. Còn sách Việt sử thông giám cương mục (q.38, tờ 14) lại gọi tắt là Quần Hiền phú của Nguyễn Trù. Thực ra cũng chỉ là 1 bộ sách, mỗi nơi gọi tên một khác. Theo lời chua trong Hoàng Việt văn tuyển (q1, tờ 1) của Bùi Bích, chua dưới bài Ngọc tỉnh liên phú của Mạc Đĩnh Chi, trích trong Quần Hiền phú tập: “Sách Quần Hiền phú tập, là do thư phường khắc in năm Diên –ninh thứ 4 (1457), có bà tựa của quan Tư nghiệp Quốc tử Giám Nguyễn Thiên Túng. Năm Bảo – thái thứ 9 (1728), Xương-phái hầu Nguyễn Trù tự Loại-phủ, đem hiệu đính, chú giải và khắc lại”(Quần hiền phú tập, Diên-ninh tứ niên, thư phường tẩm tử, Quốc tử Giám tư nghiệp Nguyễn Thiên Túng tự, Bảo-thái cửu niên Xương-phái hầu Nguyễn Trù Loại-phủ hiệu giải trùng san)
Qua những tài liệu trên đây, ta nhận thấy sách Quần hiền phú tập gồm 6 quyển, có 2 tác giả: 1. Một là Hoàng Sằn Phu soạn tập lần thứ nhất, trước năm Diên-ninh thứ 4 (1457) và đem in sau năm ấy, do các nhà khắc ván gỗ (thư phường) xuất bản. Sách ấy và ván in lâu ngày đã bị tan nát. 2. Ba thế kỷ sau, Nguyễn Trù nhận được bản sao của nhà Nguyễn Quý Đức còn giữ được, đem hiệu đính và chú giải thêm, rồi đem in lại vào khoảng năm 1728. Sách ta còn hiện nay ở thư viện khoa học trung ương là 1 bản viết tay, sao chép lại bản in năm 1728, cố nhiên có nhiều chữ viết sai lầm, còn nhiều câu thiếu sót, có lẽ thiếu sót này có từ nguyên bản. Duy trong quyển 1, tờ 16, bài Ngọc tỉnh liên, có nhận thấy mấy chữ sau này: “Bùi Tồn-am điểm tích dĩ hạ”(từ đây trở xuống là dấu chấm của Bùi Tồn-am[tức Bùi Bích]). Vậy bản chép này có thể chép lại 1 bản nào của nhà họ Bùi, bản in cũ hay bản sao lại đã được Tồn-am tiên sinh sử dụng và chấm. Vì thế trong khi chờ đợi sưu tầm được nguyên bản in từ thế kỷ XV, hay bản in lại năm 1728, thì bản sao này vẫn là rất quý cho việc khảo cứu về văn học Việt-nam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét