Hán Nôm hoạt kịch diễn nghĩa 2 – Lời nguyền Ngô Đức Thọ.
吳桐一葉落
天下共知鵝
Cành Ngô rụng 1 lá
Thiên hạ biết chim ngay.
Tôi được 1 thời gian làm việc với Cố
GS Ngô Đức Thọ. Được nghe 1 số chuyện hay ho. Nay tôi xin kể lại lời GS về bà
Phó Tiến sỹ Nguyễn Thúy Nga, nguyên làm chức Phó cho GS Thọ, là người cộng tác
lâu năm với GS Thọ. Mượn Ý cổ nhân hay nói: Hiểu Bá Nga không ai bằng Tử Kỳ, mà hiểu Tử Kỳ khôngai bằng Bà Nga vậy.
Bà Nguyễn Thúy Nga, nguyên sinh
viên Hán Nôm Khóa 1, từ những năm còn bom đạn 1972. Vê công tác tại Viện Hán
Nôm, đầu tiên bà theo dòng Dương gia tướng với thầy Dương Thái Minh, cùng đứng chung tên với Thầy
bài Về văn bản Việt sử cương giám khảo lược.
T/c Hán Nôm số 2/1987. Nhưng sau đó thì thầy Dương Thái Minh bị chìm lỉm
luôn (chắc thầy xuất thân Trung Văn, kiến thức cổ học hơi bị hạn chế không làm
lớn được).
Sau đó bà về với Ngô gia văn phái của GS Ngô Đức Thọ, bà dịch thơ
Nguyễn Quý Đức. Dịch hay lắm nhé, tôi cũng đọc sơ qua và bài chép tay lủng củng
của bà. Theo định Hướng của Thầy mới – Thầy Thọ. Bà làm chuyên về Khoa cử và
hoàn thành Luận án P.Ts của mình về Khoa cử. Dịch sách Quốc triều hương khoa lục với Nguyễn Thị Lâm – Cao Tự Thanh.
Từ
Khoa cử Văn, sau thời gian theo chồng đi làm ngoại giao ở nước ngoài xa về bà đổi ra nghiên cứu về Khoa cử Võ. Rồi
cũng say mê cả Địa dư chí nữa.
Nhưng thực ra tên tuổi của bà gắn với tên tuổi của
Thầy Ngô Đức Thọ trong nhiều công trình. Bà giúp thầy Thọ trong Các nhà khoa bảng Việt Nam. Cùng dịch
chung sách Thiền Uyển tập anh (Sách
này khó nha, thế mà bà cũng dịch được, chả hiểu sao). Vì thời gian đọc sách tại
Thư viện quốc gia với bà, tôi biết bà chữ nghĩa cũng Hạn chế lắm. Không phải chữ
nào mà cũng đọc được đâu (Dẫn chứng kỳ sau).
Lần tái bản Các nhà khoa bảng Việt Nam. GS Thọ có hưng phấn nói với tôi là: Tôi mới là người đầu tiên đặt ra từ Các nhà Khoa bảng. Không có từ nào lột tả hết mà hay bằng từ Khoa bảng. Mình là chủ biên,
thích đề tên ai làm cộng sự thì đề, cô Nguyễn Thúy Nga và anh Nguyễn Hữu Mùi, là do tôi dìu dắt chỉ bảo, tôi bỏ ra cũng được (Gs nói thế thôi chứ không bỏ). Chả nhớ là tôi vui miệng với chị đồng nghiệp VuTLan Anh. Mà sau này
người đồng nghiệp Vũ Thị Lan Anh bắn tin lại là: cô Nga và anh Mùi sẽ cho GS ra Tòa nếu bỏ tên họ đi, và không chia phần
tái bản. Chuyện thế rồi cũng xong. Chắc được chia tiền rồi. Tên vẫn để.
Những năm cuối Tôi ở VN, lúc này GS Thọ đã nghỉ hưu lâu rồi. Được nghe GS Thọ nhận xét về Cộng sự Nguyễn Thúy
Nga như sau: Tôi khó
tính lắm, không ai làm việc được với tôi. Từ trước đến giừ chỉ có cô Thúy Nga
là làm việc được. Cô này chịu được tính khó của tôi, làm việc tôi hướng dẫn cho thì cũngđược.
Nhà không thiếu gì tiền. Nhưng mà cô ý bây giờ thích làm sách. Thích đứng tên
sách, chắc để tính công trình còn làm học vị học hàm nọ kia. Chứ chả có Thầy Bà
gì đâu. Có lần đề xuất với tôi đem nghiên cứu Các nhà khoa bảng Việt Nam chia
ra thành nhiều quyển qua các thời kỳ ..., chia ra Tiến sỹ, đại khoa,
trung khoa, ... Hương cống, Cử nhân, Tú tài .... Tôi đã nghiêm túc nói với cô ý
rằng: Chừng nào tôi còn sống thì cô không được làm như thế. Các nhà
khoa bảng VN gắn liền với tên tuổi của tôi. Làm sao tôi có thể đem đứa con tinh
thần của tôi chẻ ra làm nhiều mảnh chỉ để lấy điểm làm sách. Tôi làm là Đại
toàn, là vĩ mô chứ không phải để tính kinh phí, tính đầu sách. Các nhà nghiên cứu
chân chính trên thế giới này sẽ nghĩ gì, khi họ đọc về sự nghiệp nghiên cứu
của tôi lại có những sách na ná giống nhau, với thủ đoạn ghi điểm bằng cách
tách chẻ 1 đề tài lớn như vậy ra nhiều miếng hoặc là thay tên khác đi. Với
ai thì được chứ với NĐT tôi là KHÔNG (đập bàn). Cô này làm việc thì cũng được như người khác thôi nhưng do tôi hướng dẫn cho thì được, định qua mặt tôi, nói cũng có vẻ có lý đấy, nhưng không phải thế, vẫn tính toán nhỏ nhặt, tủn mủn.
Nay tôi xem được trên Facebook, bà
Nguyễn Thúy Nga đã chiêu quân mãi mã ra được 4 quyển sách có giá trị ghê ghớm:
Khoa cử Việt Nam – Bà tách ra làm 4 phần như trong ảnh minh họa.
Công trình mới
mẻ thông tin bổ ích đây, không vẻ giống Các
nhà khoa bảng Việt Nam của Ngô Đức Thọ, hay Trạng nguyên Tiến sỹ Hương cống Việt Nam của Bùi Hạnh Cẩn; Khoa cử và các nhà khoa bảng triều Nguyễn của
Phạm Đức Thành Dũng; Khoa cử và Giáo dục
Việt Nam của Nguyễn Q.Thắng; Các vị
Trạng nguyên Bảng nhãn Thám hoa của Trần Hồng Đức; Khoa cử Việt Nam của Nguyễn Thị Chân Quỳnh.…
Nhưng Cái sự thể nó ngẫu nhĩ ở chỗ
sách lưu bản sau khi ông Thọ qua đời ngày 30 tháng 4 năm 2019, tang lễ ngày
3/5/2019. Chưa đến 1 tháng.
Tôi đọc được trên Facebook Nguyễn Xuân Diện là ngày
17/5/2019; Và trên Facebook Nguyễn Tuấn Cường với dòng giới thiệu trân trọng và
tế nhị: Bộ sách quý dày 2.500 trang ❤ về 17.000 người ❤ đỗ THI HƯƠNG ❤ do cán bộ
VNC Hán Nôm thực hiện trong 20 năm
❤
.
Đi kèm 8 ảnh chụp có hình Các nhà
Khoa bảng Việt Nam của Ngô Đức Thọ - rất mờ nhạt.
Lời giới thiệu đầu sách kèm Tri ân:
Thầy Ngô Đức Thọ đứng xuống hàng thứ 2 sau ông Giáo Phan Huy Lê- Là cái ông còn
chết trước đó những gần 1 năm (23/6/2018). Chả biết có đóng góp gì hay chỉ vì là ngài Chủ tịch hội đồng giải ngân của nhà nước☺️😂
Tôi nghĩ đến lời ông cụ Thọ như một
lời nguyền tiên tri về người cộng sự Nguyễn Thúy Nga vậy.
Cành Ngô rụng, báo thu sang,
Chim Xanh đã vội nhẹ nhàng chia tư.
Anh Thịnh cũng Phó giáo sư
Lan Anh Tiến sĩ đã dư sức rồi
Thị Ngân về hưu thảnh thơi
Còn phần công nghệ thì mời anh Nguyên
Phàm là loài người xưa nay đều vậy mà thầy . Họ luôn đưa cao cái tôi của mình lên cao điểm mà họ đâu có biết lên cao ngắm nhìn thì cũng thích thú nhưng họ ko có thấy một điều rất rõ ràng là chèo lên thì dễ mà xuống mới là cái khó nhất chính vì vậy mà con người khi sinh ra học đi nhiều hơn là học lẫy đó mà thầy . Cũng như vậy cái họ biết họ nghĩ họ biết rõ ràng rồi nhưng họ ko biết một sự thật là người khác họ biết rất rõ ràng nhưng họ ko nói ra tiếng đó mà thôi thầy à .
Trả lờiXóaCám ơn kiên đã ghé đọc
Trả lờiXóa