Thứ Hai, 13 tháng 7, 2020

Cao Bằng tạp chí -Tinh tập高平雜志星集 – Phần Văn bản tàn khuyết



 (Bài viết dự định gửi Hội thảo Nghiên cứu Hán Nôm 2020. Sau khi nhận được góp ý phản biện của Ban tổ chức. Nhận thấy không đáp ứng được các yêu cầu Khoa học của Hội thảo. Chúng tôi xin rút lại chỉ để đăng trên Blog cá nhân)
Cao Bằng tạp chí -Tinh tập高平雜志星集 – Phần Văn bản tàn khuyết
Ths.Nguyễn Đức Toàn
Leipzig, Germany
Tóm tắt
Cao Bằng Tạp chí 高平雜志gồm 3 tập: Nhật –Nguyệt–Tinh. Là tác phẩm ghi chép về Cao Bằng. Tác phẩm đã được giới thiệu lần đầu trên Tạp chí Dân tộc học năm 1964. Tuy vậy việc nghiên cứu, phiên khảo chưa được tiến hành đầy đủ, trong khi văn bản đã bị tàn khuyết. Chúng tôi qua một thời gian tìm hiểu, đã phát hiện thêm những ghi chép khác nhau về Cao Bằng. Từ đó, tìm hiểu nội dung văn bản, phiên khảo, khôi phục lại một phần nào những tàn khuyết của tác phẩm này. Chúng tôi đã so sánh phần tàn khuyết với  các tác phẩm Cao Bằng tỉnh thủ hiến liệt phương danh高平首憲列芳名 mới sưu tầm, Cao Bằng thực lục 高平實錄của Bế Hựu Cung. Phát hiện ra Cao Bằng thủ hiến liệt phương danh chính là một dị bản của Cao Bằng Tạp chí được chép riêng, có các phần tương ứng với Cao Bằng Tạp chí/Nhật tập日集 – Tinh tập. Qua đây, đã tìm lại được các phần bị tàn khuyết là: Dị đoan lục異端錄, Kỹ nghệ thổ sản技藝土產, Giải độc chỉ nam解毒指南. Chúng tôi xin giới thiệu tổng quan quá trình khảo cứu phần Tàn khuyết này, cho Hội nghị Nghiên cứu Hán Nôm năm 2020.
Từ khóa
Cao Bằng tạp chí- Nhật tập, Nguyệt tập, Tinh tập, Cao Bằng tỉnh thủ hiến liệt phương danh, bản chữ Quốc ngữ.
Bài viết dự định tham gia Tiểu ban 2 – Nghiên cứu tài liệu Hán Nôm địa phương.
         ⃰⃰  
Cao Bằng Tạp chí 高平雜志(CBTC), là một bộ sách ghi chép về Địa dư lịch sử, sản vật phong tục, dân tộc của  vùng đất Cao Bằng. Sách gồm ba tập: Nhật tập日集, Nguyệt tập月集, Tinh tập. Tác giả là Bế Huỳnh, người Lũng Thượng壟上, Long Sơn龍山 viết. Niên đại biên soạn sách năm Khải Định 啟定thứ 6 (1921). Sách hiện lưu trữ tại Thư viện viện Dân tộc học (TVDT) với mã ký hiệu B15, B16, B17. Một bản sao ở tại Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (TVSP) với mà ký hiệu HN.46, HN.47, HN.48.
            Theo nhà nghiên cứu Hữu Văn, trên Tạp chí Dân tộc học(DTH) số 3/1964:  sách chép tay bằng bút sắt trên giấy tây kẻ ngang, khổ 19x27. Tất cả có 183 trang, chép dòng đứng, trang 15 dòng, dòng 28 – 30 chữ, chưa chấm câu. Sách được bảo quản tại Thư viện Viện Dân tộc học, là 1 bản chép lại từ một bản thảo do Ty văn hóa tỉnh Cao Bằng sưu tầm được[1].
            Tuy nhiên phần khảo cứu của Hữu Văn, về Tinh tập星集. Sau khi trình bày về Mục lục nội dung của Tinh tập星集, có mục cuối là Giải độc chỉ nam解毒指南, người viết chú thích trong ngoặc đơn : (đã bị mất hẳn).

(Ảnh cục bộ bài viết của Hữu Văn trên DTH)
            Không có cơ hội tiếp xúc với TVDT. Chúng tôi thực hiện khảo cứu trên những gì còn lại ở TVSP. Hiện trạng sách ở TVSP hiện còn 2 bản chép tay chữ Hán: Cao Bằng tạp chí -Nhật tập/高平雜志日集, Cao Bằng tạp chí -Nguyệt tập/高平雜志月集, và 1 bản chữ Quốc ngữ đánh máy Roneo giấy cũ: Cao Bằng tạp chí – quyển 3 (Thần từ - cổ tích). Chúng tôi nhận định các ký hiệu HN.46 là bản chụp lại bản B.16 – Nhật tập日集,; HN.47 là bản chụp lại bản B.15- Nguyệt tập月集; HN.48 là bản dịch đánh máy 1 phần Tinh tập星集 gồm có các mục Thần từ - cổ tích và 2 chương nhỏ của mục Nhân vật lục人物錄. Vậy là thiếu hẳn nguyên bản chữ Hán Tinh tập星集, và bản dịch thì thiếu các mục Dị đoan lục異端錄, Kỹ nghệ thổ sản技藝土產, Giải độc chỉ nam解毒指南. Phần Nhân vật lục人物錄 chắc cũng không dịch hết.

CBTC -Nhật tập日集/HN.46
CBTC -Nguyệt tập/HN.47
CBTC – quyển 3/HN.48

            Đi vào văn bản, chúng tôi nhận thấy bản TVSP lại là bản chép tay Bút Lông trong khi Hữu Văn mô tả văn bản: chép tay bằng bút sắt trên giấy tây kẻ ngang.
Theo đó chúng ta có thể nhận thấy, bản TVSP là bản sao lại của TVDT, với ký hiệu B.15, B16. Không có Tinh tập星集  - B.17, nhưng lại có bản dịch của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam-Viện Văn học(VVH).
Hai bản chữ Hán, cuối sách có đề rõ người sao chép là 河城行桃甫家數二十杜煇增承鈔Đỗ Huy Tăng, ở nhà số 20 phố Hàng Đào, Hà Thành thừa sao:
   
(Bút tích người chép CBTC- Bản ĐHSP)
Bản chữ Quốc ngữ đánh máy, trang cuối có đề tay bút bi của người Kiểm tra bản dịch là Lê Hiệu thời gian tháng 5/1972: Đã kiểm tra theo bản đánh máy của Hội Văn nghệ dân dan. Cần kiểm tra lại theo bản chữ Hán

(Bút tích người Kiểm tra CBTC – quyển 3/HN. 48 đánh máy)

Nội dung cả ba tập được nêu đầu mục trong Nhật tập日集 đúng như những gì Hữu Văn đã trình bày:
-         Nhật tập日集 gồm các chương:
Địa danh nguyên thủy地名原始 (Địa danh buổi đầu): có 1 chương
Sơn xuyên山川 (Sông núi): có 2 chương
Danh nham名巖 (Tên hang động): có 1 chương
Chủng loại nguyên nhân種類原因 (Nguồn gốc sắc tộc): có 1 chương
Phong tục風俗 : có 1 chương
-         Nguyệt tập月集gồm ba chương, ghi chép những việc trong thời chiến tranh:
Tiền triều chiến kỷ前朝戰紀 (chép về chiến trận thời trước bản triều – Nguyễn)
                        Bản triều chiến kỷ本朝戰紀(Chép về chiến trận trong thời bản triều – Nguyễn)
                        Quý Bảo hộ thời kỳ chiến kỷ貴保護時期戰紀(Chép về chiến trận thời kỳ Bảo hộ)
                        (Mỗi kỷ có nhiều chuyện theo thứ tự)
-         Tinh tập星集  gồm các chương:
Thần từ cổ tích神祠古跡 (Cổ tích miếu đền): có 1 chương
Nhân vật lục人物錄 (Ghi chép về nhân vật): có 1 chương
Dị đoan lục異端錄 (chép về những chuyện kỳ mối lạ): có 1 chương
Kỹ nghệ thổ sản技藝土產 : có 2 chương
Giải độc chỉ nam解毒指南 (Chỉ dẫn về phương pháp giải độc): có 1 chương (đã bị mất hẳn[2])

(Mục lục CBTC)

            Chúng tôi khảo sát bản chữ Quốc ngữ - Cao Bằng tạp chí, quyển 3HN.48. Theo mục lục của bản dịch này, thì đây mới chỉ là dịch 1 phần của Tinh tập星集  mà thôi. Đó là phần Thần từ cổ tích 神祠古跡gồm 21 chuyện. Phần Nhân vật lục人物錄, có chép 2 chuyện về Quản Nhạc Thế Khanh. Phần Nhân vật lục人物錄 này, nguyên văn có thể còn nhiều hơn, mà bản dịch của Hội Văn nghệ mới chỉ dịch được 2 chuyện. Vì theo Hữu Văn, bài viết trên tạp chí Dân tộc học, với Chú thích số 1, có cung cấp thông tin về gia thế tác giả Bế Huỳnh: trong mục nhân vật lục ở trang 52 tập B17 tác giả nhân kể chuyện bà nội mình, được vua ban “tiết hạnh khả phong, có nói rõ: ông nội tác giả là Bế Công Thi, dòng dõi Thổ ty ở tổng Tĩnh Ca, châu Thạch Lâm, bà nội cũng là con quan vệ úy, dòng dõi Thổ ty công tộc (họ nhà vua). Cha là Bế Tài, trước làm Quản cơ, sau thống trị phủ Trùng Khánh. Vậy tác giả cũng là dòng dõi quan lại địa phương”. Nhưng bản dịch Hội Văn nghệ dân gian CBTC – quyển 3/HN.48 lại không có thông tin gì về gia thế của Bế Huỳnh.

(Ảnh cục bộ bài viết của HV trên DTH)

Phần Dị đoan lục異端錄, Kỹ nghệ thổ sản技藝土產, Giải độc chỉ nam解毒指南, cũng hoàn toàn không có dịch.  Phần Nhân vật lục人物錄  thì chỉ dịch được 2 chuyện: Thế Khanh, Quản Nhạc.

CBTC tr44– quyển 3/HN. 48 đánh máy

CBTC Mục lục– quyển 3/HN. 48 đánh máy

            Vậy chúng ta có thể nhận định rằng, Cao Bằng tạp chí –Tinh tập星集 , đến năm 1964 đã bị tàn khuyết mất phần Giải độc chỉ nam. Hữu Văn ghi là “mất hẳn”, một phần nguyên văn có thể còn đến năm 1972. Nhưng chỉ còn phần Thần từ cổ tích神祠古跡 mà thôi. Vậy là, nguyên văn chữ Hán các phần Nhân vật lục人物錄 , Dị đoan lục異端錄, Kỹ nghệ thổ sản技藝土產, Giải độc chỉ nam解毒指南đã bị tàn khuyết hoàn toàn do không còn bản gốc.
CBTH – mới sưu tầm (Nguyễn Đức Toàn)

Từ năm 2001, qua công tác dịch vụ chung, chúng tôi được tiếp cận với nhiều tài liệu Hán Nôm liên quan đến Cao Bằng: Cao Bằng thực lục(CBTL), Cao Bằng Ký lược(CBKL), Cao Bằng tỉnh thủ hiến liệt phương danh(CBTH). Phần lớn những văn bản này được lưu trữ tại Viện nghiên cứu Hán Nôm và một số thư viện khác. Trong đó Cao Bằng tỉnh thủ hiến liệt phương danh là văn bản mới sưu tầm được và chưa từng được công bố. Chúng tôi tổng hợp lại để khảo cứu những gì bị thất lạc của phần Tinh tập星集  trong sách Cao Bằng tạp chí. Theo bản so sánh thì chúng tôi thấy CBTH những ghi chép về dân tục học tương ứng với CBTC/Nhật tập日集. Nhưng chúng tôi chỉ khảo những tương đồng để tìm lại phần tàn khuyết là Tinh tập星集 . Qua đó đã gần như tìm lại được phần bị tàn khuyết của Cao Bằng tạp chí/ Tinh tập星集 . Chỉ thiếu phần Nhân vật lục.  Tuy ghi chép thứ tự, sắp xếp, cùng văn tự có sự khác biệt, nhưng nội dung các chuyện theo mục lục thì  tương đồng. Dưới đây là bảng đối chiếu, 3 tác phẩm: Cao Bằng Tạp Chí- Cao Bằng Thủ Hiến- Cao Bằng Thực Lục.
CBTC/
CBTH
CBTL
Nhật tập日集
Giống CBTH
Có những ghi chép về dân tục học tương ứng với CBTC/Nhật tập日集. Nhưng chúng tôi chỉ khảo những tương đồng để tìm lại phần tàn khuyết là Tinh tập星集 .
Không có phần dân tục,tập quán.
Nguyệt tập月集


Tinh tập星集


Thần từ cổ tích:
Chuyện Trần Kiên- Trần Quý trừ quái yên dân
Chuyện áo thần lập công
Vua Nùng đánh nước Tống
Bà mẹ Nùng làm thần
Người đá hiển linh
Hoàng công bảo vệ nhân dân
Việc lạ chuông thần
Chuông thần lại thấy
Cảnh lạ thành xưa
Cảnh lạ Đống Lân
Công chúa họ Mạc
Chuyện ông Bình Dân
Quý Phi họ Tô
Đền Phạm Thái thú
Đền Tam trung
Chuyện đền Phượng Sơn
Đền Trần lĩnh binh
Đền Phạm Tuần phủ
Đền Trung Thành
Quản Nhạc
Giao duyên kỳ ngộ


Thần từ cổ miếu tích [107]: Trần Quý – Trần Chính – Bà Ninh truyện
Thần y lập công: Quan Triều truyện [111]
Nùng Thổ mưu Tống: Nùng Trí Cao truyện [113]
Thạch nhân hiển linh: Giang Động truyện [115]
Hoàng Lục vệ dân [116]
Na Lữ cổ thành [117]
Phúc Hòa cổ thành [118]
Nhị Phù từ [119]: Phù Thắng – Phù Thiết truyện
Mạc thị công chúa [120]
Tô Quý từ [121]
Bình dân công truyện [122]
Phạm thái thú từ [123]
Phượng Sơn từ truyện [124]
Cao Bằng tam trung sự tích [130]: Sự tích miếu Tam Trung thờ ba vị tướng hi sinh vì nạn nước ở Cao Bằng thời Minh Mệnh. Có văn điếu của Hà Tông Quyền
Trần triều hiển thánh Lôi từ [147]: Đền thờ Trần Hưng Đạo.
Tuấn Mã sơn thần [149]: đền thờ thần ngựa



Thứ nhất, ghi chép về các thần:
Truyện Bà Hoàng ở Khâu Sầm
Truyện hai vị Đại vương họ Trần ở Đống Lân, Cai Cộng
Chuyện về đền Quan Triều
Chuyện đền Thanh Trung
Chuyện đền ở Giang Châu
Chuyện đền Kỳ  Lạch
Chuyện đền Sóc Hồng
Chuyện đền Lũng Định
Cao Bằng thực lục
Thứ hai, các truyện kỳ lạ
Truyện về sông Hiến Giang
Chuyện Tiên Giao
Chuyện cũ về Khắc Thiệu.
Chuyện chuông thần.
Sự tích  Thiên Hoà
Sự tích Bồng sơn
Chuyện Đà Sơn
Sự tích Tung Cao
Chép về giao phối khác loài.
Loài phượng đất
Chuyện cây lúa lạ
Thứ 3, Ghi chép về núi sông.
Các thành, chùa trong phủ.
Thành Mục Mã
Hai thành Na Lữ, Phúc Hoà.
Danh Lam trong phủ.
Chùa Đống Lân
Chùa Viên Minh.
Chùa Giang Đống.
Chùa Thanh Long.
Miếu Quan Đế.
           






Nhân vật lục(Ghi chép về nhân vật): có 1 chương

Ghi danh một số các quan trấn trị Cao Bằng

Dị đoan lục(chép về những chuyện kỳ mối lạ): có 1 chương

Dị đoan [102] : Các thầy phù thủy


Kỹ nghệ thổ sản: có 2 chương

Kỹ nghệ [99]: Các nghề, các sản vật ở Cao Bằng


Giải độc chỉ nam(Chỉ dẫn về phương pháp giải độc): có 1 chương (đã bị mất hẳn

Giải độc chỉ nam [125]: Phép giải độc
Hổ tu độc [126]
Trấm dược độc [126]
Cai suyễn độc [127]
Dược trùng độc
Độc thảo độc [128]
Niêm hầu độc [129]:



Những phần tương đồng giữa cả 3 tác phẩm này, văn mạch lại dường như không giống nhau hoàn toàn. Chưa kể đến phần Lời bình dưới mỗi tiểu truyện. CBTC CBTL dưới mỗi tiểu truyện đều có lời bình của tác giả, lời bình của 2 tác phẩm này là khác nhau, vì sách do 2 tác giả khác nhau soạn; còn CBTH tuy chép lại CBTC thì lại không có. Cho thấy việc sao chép hình thành văn bản không phải là một dòng. Với một cương vực địa danh đặc biệt, khu yếu, đa dạng về dân tục, văn hóa vùng như Cao Bằng. Việc có những tác phẩm khảo cứu, ghi chép lại địa dư, lịch sử, văn hóa, dân tộc khu vực là cực kỳ quan trọng. Nên đã có nhiều ghi chép tương đồng nhưng văn mạch, ngôn từ lại khác biệt là điều có thể. CBTC với ba tập Nhật, Nguyệt, Tinh là một bộ sách đầy đủ, rất hay, rất có giá trị. Tuy bị tàn khuyết, nhưng đã được sao chép lại trong CBTH. Văn bản CBTH, một bản chép tay gốc năm 1955 thời Việt Nam dân chủ cộng hòa, phát hiện muộn, nhưng lại có thể hình thành trước cả bản “sách chép tay bằng bút sắt trên giấy tây kẻ ngang” của Ty Văn hóa Cao Bằng mà Hữu Văn đã giới thiệu. Mà từ bản bút sắt này, mới hình thành nên bản của Viện Dân tộc học, và là bản của Đỗ Huy Tăng sao lại về sau. Trong CBTH, một số phần giống với CBTC, nhưng nét chữ cứng cỏi, phóng khoáng, là một bản chép lại nhưng có khác biệt về văn từ, khi người sao chép đã sắp xếp thông tin chọn lọc theo nhu cầu tìm hiểu riêng. Nội dung có các phần tương ứng Nhật tập日集Về các chủng dân tộc ở Cao Bằng;  tương ứng phần Tinh tập星集  Về các kỹ nghệ, dị đoan, phép giải độc của người dân tộc. Chúng ta cũng có thể coi CBTH như là một dị bản của CBTC nhưng chép dưới văn phong, thứ tự sắp xếp khác, giản đơn hơn. Chúng tôi sẽ đối chiếu tìm hiểu thêm về sau. Trước mắt, qua một thời gian lâu dài, nghiên cứu và phiên dịch khó khăn của nhiều thế hệ. Từ bản chép lại của Ty Văn hóa tỉnh Cao Bằng, đến bản chép của Viện Dân tộc học- hay bản sao lại của Đỗ Huy Tăng, bản dịch sơ lược của Hội văn nghệ dân gian. Chúng ta càng nhận thấy giá trị của những ghi chép trong tác phẩm Cao Bằng tạp chí. Phần Tinh tập星集  tuy bị tàn khuyết, nhưng thông qua những khảo cứu tư liệu chung và riêng, những thao tác nghiên cứu văn bản học. Đối chiếu với nhiều tài liệu viết khác nhau về Cao Bằng. Chúng ta dường như đã khôi phục được phần nào những tàn khuyết, mất mát của tác phẩm này. Chắc hẳn là chưa hoàn toàn. Song cũng rất quý giá, qua đó, càng thấy thêm được tính phức tạp trong nghiên cứu truyền bản tư liệu Hán Nôm[3].





[1] Hữu Văn. Tạp chí Dân tộc học số 3/1964
[2] Hữu Văn. Tạp chí Dân tộc học số 3/1964
[3] (Chúng tôi xin cảm ơn các bạn Nguyễn Thanh Chung, Nguyễn Tú Mai ở Đại học Sư Phạm, Bùi Quốc Linh ở Viện nghiên cứu Hán Nôm, đã giúp đỡ chỉ dẫn về thông tin tư liệu.)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét