Chủ Nhật, 21 tháng 3, 2021

GHÉC MANH TẢN MẠN KÝ - ph.2. facebooker Nam Nguyên

GHÉC MANH TẢN MẠN KÝ - ph.2 facebooker Nam Nguyen

(trích ĐÂ AHT)  Tiếp theo của: https://www.facebook.com/namhhn/posts/3944310838964157

Đầu thập kỷ 90, các chợ giời mọc lên như nấm sau mưa ỏ Đông Đức. Chợ nào cũng có vài bóng đầu đen, có nơi con cháu Hùng King làm hẳn một khu lớn. Dân Đông Đức cũ thiếu thốn đủ thứ, tiền lại mới được đổi, để trong nhà nóng như có hoả hoạn. Vậy là đem ra tiêu. Hàng hoá thời kỳ này chỉ là băng đĩa của các ban nhạc chuyên hát Schlager (một dạng bô-lê-rô trong âm nhạc Đức), quần áo, khăn trải bàn, đồ điện tử gia dụng rẻ tiền. Nguồn hàng chẳng phải đi đâu xa, dân Dresden chỉ chạy hơn 200 km sang đến West Berlin, lượn qua mấy khu phố Thổ, đong lấy một xe đủ chủng loại hàng. Hôm sau bày ra sạp, kiểu gì cũng có đôi nghìn tiền lời. Chợ có cái mở thứ 2,4,5 cái mở 3,5,7. Cứ thế sắp xếp lịch đi, không nghỉ ngày nào. Ra chợ cứ thấy sạp hàng nào màu sắc như cầu vồng, hàng hoá cái trên bàn, cái dưới đất và người bán hàng tròn xoe như con lật đật vì mặc 2, 3 lớp áo khoác thì đích thị đó là quầy của dân Giao Chỉ. Phơi nắng sương suốt ngày, về sau đây là nguồn cơn của lớp người Việt phải chung sống với máy chạy thận và thuốc trợ tim.
Ở thủ đô Berlin, nghề đi chợ cũng thịnh hành. Song tại đây có một nguồn béo bở do người Nga, gồm cả lực lượng lính Nga đồn trú cung cấp: thuốc lá. Buôn thuốc lá lãi cao. Đêm đêm trên các cánh rừng quanh Berlin, cảnh buôn thuốc giữa người Nga và người Việt thật sôi nổi. Nhiều vốn thì làm cái Minivan cũ, nhét lên 2000 tút Marlboro, West gì đó. Chạy về tới nhà tập thể, sang tay cho lực lượng bán lẻ ngay và luôn cũng đươc hơn nghìn D-Mark. Còn người bán lẻ, phải phơi mình dưới nắng mưa, băng tuyết được hưởng số lãi cao hơn. Trung bình một bao thuốc mang lại cho người bán lẻ 1,5 đến 2 đồng DM. Người Việt đứng đầy các ngã tư, ngã năm. Cứ đến đợt đèn đỏ, các phương tiện giao thông dừng là họ lao ra chào mời thuốc lá, cách tiếp thị so với lớp tiền bối phe vé ở rạp Tháng 8 Hà Nội bạo dạn gấp bội phần. Buôn thuốc lá lãi suất cao nhưng hiểm nguy không ít. Đầu tiên là hải quan và cảnh sát bắt, tịch thu thuốc, nhốt vào đồn lấy vân tay, sau đó phạt khá nặng. Cái này người Việt điếc vì họ tâm niệm lúc đó, mình có ăn đời ở kiếp ở cái xứ băng giá này đâu mà tính xa? Cố cày lấy vài chục cây vàng rồi khăn gói hồi hương, tậu con vợ, xây quả nhà là mỹ mãn rồi. Khổ cái tiền vào nhiều ham, sau có đến một, hai trăm cây vẫn chép miệng “một đời ta muôn vàn đời nó”, tội gì không mần tiếp. Về sớm sau này thằng đồng hương cùng xã về xây nhà to hơn thì nỏ biết nói với cha mạ ra răng. Có buôn lậu sẽ có cạnh tranh, mà là cạnh tranh không lành mạnh, đi kèm với bạo lực. Khởi đầu là mấy tay du côn tụ họp lại đi bắt người bán thuốc, bán xôi chè, bún phở trong các khu nhà tập thể đóng tiền bảo kê. Vì muốn yên thân, những người buôn bán này chấp nhận nộp tiền. Sau thấy dễ nuốt, mấy tay “bộ đội” này tiến đến yêu cầu cao hơn, bắn đóng hụi chết cho những địa điểm người bán thuốc lậu vẫn đứng hoạt động. Đó có thể là cửa một cái siêu thị, một cái ngã tư, ngã năm sầm uất, miễn có nhiều người qua lại. Tiền bảo kê này dựa vào doanh số của khu vực đó. Ngày bán đuọc nhiều sẽ đóng nhiều và ngược lại.
Trong số bộ đội làm nghề này nổi lên Nam “Động” và Tuấn “Hà Nội”. Kiếm tiền dễ, thấy bà con hiền lành dễ bắt nạt , mấy chú này bắt đầu làm càn. Đấm đá, chửi bới, trấn lột xảy ra như cơm bữa. Tức nước tất phải vỡ bờ, bà con tiểu thương (gọi thế cho nó lành mạnh) kiến nghị lên một số cốt cán người miền Trung đề nghi giúp dẹp đám thảo khấu đang tác oai tác quái này. Số cốt cán đa phần là những bộ đội phục viên, cựu công an cũng đang lêu lổng, đôi lúc cũng bị đám “bộ đội” Bắc kỳ đà cản mũi trong làm ăn. Nhóm này đứng lên lập hội Từ thiện, mục đích ban đầu cũng trong sáng như thời Xô viết Nghệ Tĩnh là đòi lại công bằng cho quảng đại quần chúng. Vào một ngày đẹp trời, Nam “Động” vừa khệnh khạng xuống xe trước cửa một khu tập thể của người Việt ở Berlin thì bị bốn bàn tay cứng như thép khoá chặt hai bên. Môt cú lê xiên thẳng vào bụng. Nam rũ xuống và bị kéo lê lên tầng hai khu nhà. Tại đây đã có một Thạch Sanh cầm rìu chờ sẵn. Một cú bổ của gã tiều phu này chẻ đôi phật thủ của tay giang hồ xóm, Nam giãy đươc mấy cái trên đống đậu Mơ nhầy nhụa rồi hồn du địa phủ. Mấy hôm sau, đến ku Tuấn “Hà Nội” ăn trọn băng đạn AK lúc ngồi trong ô tô. Hai vụ này làm rúng động phe Hắc đạo Bắc kỳ. Mất cả đại đội trưởng lẫn chính trị viên trong tích tắc, phe Bắc kỳ tan rã và phía miền Trung lên ngôi. Bộ đội Bắc dạt về các tỉnh mai danh ẩn tích, nín thờ chờ thời. Berlin rơi hoàn toàn vào tay quân khu Bốn.
Thiên hạ đã tưởng thế là thái bình đã trở lại, Bắc Trung Nam lại cùng ca bài như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng. Nhưng khi đã có “quyền bính” trong tay, người Việt đánh mất mình cũng nhanh như lúc tạo dựng tên tuổi. Băng miền Trung quay ra cắn xé, tranh giành lãnh địa làm ăn và phân hoá. Có đội thuộc Quảng Bình, đội Nghệ An, Hà Tĩnh. Rồi trong cùng một tỉnh cũng phân biệt đội Vinh, đội Thanh Chương… Đến bố ông Đinh Bộ Lĩnh sống dậy cũng không thể mời các hội này ngồi cùng mâm uống chén rượu kể cả vào ngày Quốc khánh.
Các băng nhóm miền Trung thống trị Berlin trong một thời gian khá dài. Những gương mặt tiêu biểu có thể kể đến Vân “bụng” (vụ Vân bụng bị hạ thủ đến giờ vẫn là môt ẩn số), Tịu “híp”, Trị “bờm”, Hà “lì”… Sẵn tiền mua vũ khí (súng quân đội Nga bán ở chợ đen như bán rau), em út từ quê sang tị nạn đông, cứ vài chục người là lập thành băng, tha hồ tung hoành. Nhưng để nói đến mức độ tàn bạo chắc không ai qua được Lê Duy Bảo với biệt danh Ngọc Thiện. Sang Đức năm 1993, chỉ một thời gian sau băng Ngọc Thiện đã thâu tóm 2/3 thị trường thuốc lá lậu của người Việt tại Berlin. Đỉnh điểm là vụ hành quyết 6 người Việt trong một căn chung cư tại quận Marzahn. Tất cả đều bị bịt mắt và bắn vào đầu. Vụ án này làm rúng động truyền thông và tốn không ít giấy mực của báo giới. Bắn giết trong cộng đồng người Việt là chuyện thường nhật. Đi karaoke, nhìn thằng bàn bên ngứa mắt, lôi ra cửa bắn. Đá bóng ở sân trại tị nạn, va chạm nhau, lập tức bỏ bóng… bắn người. Các sát thủ Việt học hỏi phim ảnh Hồng Kông quá nhiều, lúc hành quyết thường có những hành động kiểu Châu Nhuận Phát. Thế nên mới có vụ, chợ đang họp đông, một chú Việt nam lê khẩu AK dài hơn người ra làm một tràng thị uy. Không dùng hàng nóng bao giờ, súng giật chú ngã lăn quay trên bãi cỏ. Rồi vụ năm chú đuổi bắn một chú như phim hành động. Đối phương ngã rồi, có chú còn tiến đến làm thêm phát vào đầu, coi như chốt hạ. Sau vụ Ngọc Thiện, cảnh sát liên bang vào cuộc vì dư luận quá phẫn nộ. Cảnh sát lập hẳn chuyên án về băng đảng người Việt gọi là Soko Vietnam. Các cuộc truy quét diễn ra rầm rộ, các nhân chứng được triệu tập. Có trường hợp công tố viện chấp nhận thay đổi danh tính, nhân thân, cấp quyền cư trú cho nhân chứng để họ mạnh dạn khai ra hung thủ. Côn đồ người Việt thật ra mới ở đẳng cấp lưu manh, sánh sao được với “phia” Nga, Ý. Bắt cho vài chục chú, giã mỗi chú 1,2 án chung thân. Thế là khai hết, đổ tội cho nhau, miễn thân mình thoát cảnh ngục tù. Các băng nhóm tan rã nhanh hơn vụ Cần Vương của cụ Phan!
Cũng từ giai đoạn này, nước Đức nới lỏng quy chế định cư cho người Việt. Miễn có nhà cửa đủ rộng, thu nhập đủ sống là được cấp phép cư trú. Có giấy tờ rồi, không còn là công dân hạng ba nữa, người Việt bước vào thương trường với tư cách khác. Nhiều người lập công ty, đưa hàng dệt may, thực phẩm từ Việt Nam sang bán. Hàng quay về ban đầu là xe IFA, máy móc, thiết bị cũ, sau đó đến hàng tiêu dùng, thiết bị cao cấp hơn. Học theo gương các “soái” Nga, Ba Lan, người Việt tại Đức cũng mở chợ đầu mối, chuyên bán buôn. Có thể kể đến Vina Center ở Dresden của Dũng “con”, chợ Đồng Xuân của anh em Hiền “râu” tại Leipzig, chợ “Rhin 139” của chị Thắng. Mỗi chợ có từ vài chục đến tầm trăm quầy giao hàng. Nếu so với chợ Vòm bên Mát hoặc chợ sân vận động ở bên Vác thì quy mô kém xa. Dẫu sao người Việt đã bắt đầu có sân chơi riêng.
Từ chỗ phải đặt hàng hoặc mua lại từ Trung Quốc, Thái Lan, Pakistan, người Việt ở Đức đã mở xưởng may ở Việt Nam, tự thiết kế mẫu mã, chủ động tìm nguồn nguyên vật liệu để mở rộng sản xuất. Có những xưởng may ở Hải Dương, Thái Bình, Nam Định tạo ra công ăn, việc làm cho hàng nghìn người lao động. Hàng hoá tràn ngập trong các khu giao hàng. Đây cũng là lúc các đầu mối đưa hàng từ Ba Lan, Hungary… vào Đức bùng nổ. Điển hình là anh em Quân-Trường-Sơn tại Ba Lan (mà TSQ ở Hà Nội dân bất động sản nghe cũng thấy quen quen đấy). Ba anh em nhà này đã biến hoá hàng nghìn container hàng dệt may xuất xứ Việt Nam thành hàng Ba Lan ( được ưu đãi thuế) tuồn vào Đức. Thế nên đã có vụ hải quan Đức bắt được nhiều công hàng nghi vấn có xuất xứ ngoài châu Âu. Kiểm tra, giám định chán không xác định được nguồn gốc. Chỉ đến khi họ đem mảnh giấy lót phía trong phần thêu của áo len đi dịch mới biết đó là xã luận báo ở Việt Nam thì mọi việc mới vỡ lở.
Bước vào thế kỷ 21, mô hình kinh doanh của cộng đồng người Việt tại Đức có thêm nghề mới: nghề làm móng - Nail. Người đưa nghề này vào Đức nghe thiên hạ đồn là Sơn Nail, một Việt kiều Mỹ. Đây được coi là ông tổ tạo ra nghề mài giũa cho hàng chục nghìn người đã và đang hành nghề khắp các hang cùng, ngõ hẻm ở Đức quốc xã. Người người cầm giũa, nhà nhà quét Gel. Có những ông nghề chính từ xưa đến nay là đi dán băng dính vào mồm thiên hạ (cướp), bẻ khoá, cậy cửa, nay cũng đi nâng niu bàn tay, bàn chân người Đức kiếm tiền. Từ chỗ chỉ làm móng, một số người thức thời chuyển sang buôn vật tư nghề nail và cũng tạo dựng nên tên tuổi như Cường Maika, Hà Nail, Luỹ Nhàn….
Nhưng nghề làm người Việt có tiếng tăm trên nước Đức lại là nghề hàng ăn. Trước năm 2000, các quầy bán đồ ăn của người Việt chủ yếu bán mấy món cơm rang, mỳ xào theo dạng ăn nhanh. Lác đác có người mở quán thì cũng theo mô hình Tàu, nghĩa là đèn lồng treo cao, câu đối, long ly quy phượng, sư tử chầu ngoài cửa tiệm như sở thú. Sau đó người Việt tiến tới mở các chuỗi hàng ăn nhanh tại khắp các siêu thị lớn, nhà ga trên nước Đức. Tiên phong cho trào lưu này phải kể đến Asia Goumet của chị Tâm “Koch”, sau này để lại cho vợ chồng con gái là Trà Thảo tiếp quản. Lúc đỉnh cao, gia đình chị Tâm có đến 80-90 quầy nằm ở những vị trí đắc địa nhất. Doanh số quầy này bù quầy kia cũng khoảng 3-4 nghìn Euro/quầy một ngày. Tiếp bước theo gia đình bà Tâm là vợ chồng Hùng Xuân với thương hiệu Asia Hung, số quầy và doanh thu cũng ngang ngửa. Có thể kể đến một vài tên tuổi khác như Thăng Long, Hùng Haiky, Cocos… Sau làn sóng tiệm ăn nhanh, được sự tiếp sức của làn sóng du lịch của người Đức đến Việt Nam, chắp cánh bởi đường bay thẳng Hanoi-Frankfurt, HCMC-Frankfurt của Vietnam Airlines, người Đức đã biết đến nền ẩm thực “nói không với dầu hào” của con dân nước Việt. Đồ ăn Việt tươi, nhiều rau và chủ yếu xào nấu trực tiếp. “Bóp chết” đồ ăn Tàu ở món nước mắm làm nên mùi vị đặc trưng, người Việt cũng thiết kế quán tiệm thật gần gũi với thiên nhiên, tận dụng tre, nứa trong thiết kế không gian bán hàng. Quán Việt mở ra với tốc độ chóng mặt, khách đông nườm nượp. Nói đến Sushi, ai cũng hình dung ra một ông như Samurai đứng sau quầy múa dao, chạy bàn là mấy Kimono lả lướt. Thưa, hình ảnh đó Diễm rồi. Quán Sushi tại Berlin giờ nằm trong tay người Việt. Cũng vung dao chém miếng Sashimi thành thục như đàn anh ở Tokyo nhưng mồm vẫn điện thoại báo con đề về Hà Nội. Cá hồi, cá ngừ đại dương, cá tuyết cũng không còn là món hàng độc quyền của mấy ông Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ và kể cả Đức. Công ty Le Seafood của Sơn “lim” đã phủ hàng kín Berlin. Xe giao hàng chạy như ong vỡ tổ.
Người Việt ở Đức có giàu không? Xác định mức giàu nghèo cũng khó như đoán số đo vòng 1 của các hoa hậu Việt Nam. Như anh Hiền “râu”, chị Tâm “Koch” cũng là có của ăn của để. Bao nhiêu triệu nằm trong tài khoản cũng chẳng rõ nhưng nhà cửa, cơ ngơi cả ở Đức lẫn Việt Nam cũng không muốn đếm vì nhiều. Tỉ như Đào Minh Quang, một tay sống kín tiếng, riêng nhà tại Berlin, toàn địa chỉ đỏ, đã có vài chục cái. Còn số người Việt có 2,3 cái nhà tại Đức, thêm dăm bảy cái ở Việt Nam chắc sẽ không đếm xuể. Cơ chế của nước Đức, cộng thêm chế độ thuế má khắt khe không có đất dụng võ cho những ai nuôi mộng đế vương, làm “soái ca” như ở các nước Đông Âu cũ. Khai báo thuế không tử tế, tất sẽ có ngày cốc mò cò xơi. Nhà nước sẵn sàng làm ngơ vài năm với những ông nhập nhèm về nghĩa vụ đóng thuế. Bẵng đi vài năm, khi đã bị Sở thuế sờ đến, coi như xác định trở về Lũng Cú, đo tương lai từ mốc số 0.
Cũng không có những cuộc dịch chuyển ngoạn mục về Việt nam như anh Vượng Vin hoặc chí ít như anh Thân “địa chủ” chợ “Sân vận động”. Nước Đức chia đều cho số đông. Ai cũng có công ăn, việc làm. Nếu có chí, chăm chỉ thì có cuộc sống đủ đầy. Cái hay và cái dở của nước Đức nằm ở khâu phúc lợi xã hội. Ở đây không ai phải khúm núm trước một ông soái nào cả. Ông trả lương tử tế, tôi phục vụ ông. Bầy hầy tôi lượn, việc đầy ngoài đường. Nhỡ có đau ốm, bệnh tật đã có bảo hiểm lo, thiếu tiền nhà thì xin trợ cấp xã hội. Trẻ con đi học không phải trả xu nào, cũng không có ngày 20/11 để bố mẹ đến xếp hàng ở cửa nhà thày cô. Hết giờ làm, đi nhậu có gặp xếp cũng chỉ Hello là xong. Xếp nhiều tiền dùng bò Kobe chiêu với Macallan thì lính cũng đủ tiền làm chai John đỏ với nồi chép om dưa. Cái dở của việc nhà nước bao cấp là nó làm cho người ta ù lì hơn, AQ hơn và kém năng động. Kiểu, kệ bố mày, mày cứ lo thân mày đi, tao đã có nhà nước lo.
Bố mẹ Việt giống nhau ở đoạn nuôi dạy con cái. Ở Việt Nam thế nào thì ở Đức cũng vậy. Người Việt luôn đốc thúc con cái học hành, tạo điều kiện tốt nhất cho thế hệ kế tục, đúng tinh thần con hơn cha nhà có phúc của ông bà để lại. Thế hệ 2 và 3 ở Đức đã có chỗ đứng trong xã hội. Nhiều tiến sỹ trẻ, thậm chí có hàm giáo sư đã xuất hiện. Vài nơi, người gốc Việt đã tham gia chính trường. Tất nhiên không tính đến ông Roessler, cựu chủ tịch đảng FDP, kiêm phó thủ tướng Đức vì ông này ăn khoai tây và Doener là chủ yếu, cội rễ bong tróc từ lâu rồi. Lứa trẻ cũng có định hướng riêng. Có người phàn nàn, em chuẩn bị 200 ngàn Euro cho con để nó mở quán, kiếm tiền cho nhanh. Ai ngờ nó bảo, quán con không cần, nếu bố cho con vay, con sẽ sang Anh làm tiến sỹ, sau này ra làm việc, chỉ 3, 4 năm con gửi lại bố. Kể cả trong lĩnh vưc nghệ thuật, thể thao, lứa trẻ gốc Việt cũng đóng góp nhiều gương mặt.
Tản mạn về nước Đức trước thềm Noel như vậy đã. Sẽ có dịp quay lại với nước Đức kỹ lưỡng hơn cùng bạn đọc. Covid 19 lại có biến thể mới, lịch tiêm chủng bắt đầu từ ngày 27.12.2020. Già tiêm trước, trẻ tiêm sau. Lứa người Việt đạt mức xưa nay hiếm ở Đức cũng chỉ như lá mùa thu. Đa phần còn trong lứa tuổi sung sức, còn phải bươn chải. Lúc dịch giã này, đã là người Việt thì dù uống nước sông Đuống hay nước sông Elbe, câu đầu tiên chúc nhau vẫn là “vạn sự an lành!”.

Thứ Bảy, 20 tháng 3, 2021

GIÉC MANH TẢN MẠN KÝ - ph.1/ Facebooker Nam Nguyen

 GIÉC MANH TẢN MẠN KÝ - ph.1= facebooker Nam Nguyen

https://www.facebook.com/namhhn/posts/3944310838964157

https://www.facebook.com/groups/155546961301895/user/100007962010516/

(Trích ĐÂ AHT)
Nước Đức bắt đầu bước vào đợt lockdown thứ 2 của năm Covid đệ nhất. Đường phố vắng tanh, xe cộ thưa thớt. Quảng trường Alexanderplatz ở trung tâm thủ đô Berlin tối om như Hà nội thời đun bếp trấu. Số người chết trong vòng 24 giờ đồng hồ lên tới gần nghìn, giường cấp cứu trên toàn quốc cũng chỉ còn hơn 5000 cái (so với Đức thế là hết cực nhanh). Mang tiếng là ông tổ của máy thở mà giờ đây hãng Draeger (Đức) cũng thúc thủ với lượng đơn hàng khổng lồ từ khắp thế giới đổ về. Báo chí đưa tin, có bệnh viện đã phải tính đến biện pháp chọn lựa để ai sống và ai sẽ phải chết. Dĩ nhiên thiệt thòi sẽ rơi vào nhóm có bệnh nền và người già, những nhóm mà khả năng cống hiến không còn nữa. Người Việt chắc sẽ chấp hành lệnh phong tỏa lần này nghiêm túc hơn. Lần lightlockdown cách đây hơn tháng, cảnh sát đã bắt một sòng bạc của nguời Việt, phạt 12con bạc không sợ Covid mỗi chú 2500 Eurro. Riêng chú chủ tiệm, ăn cái hoá đơn 25000 “OI” và đóng cửa luôn. Sau đó là vụ phi hành đoàn 41 anh chị Karaoke kiêm bay lắc bị hàng xóm báo cảnh sát bắt quả tang. (Báo cảnh sát được tiền thưởng, tội gì không báo??? Ở Việt Nam mà treo thưởng kiểu đó thì có đến F 35 tàng hình của Mỹ bố mày còn tìm ra chứ đừng nói là F1, F2…). Đợt này chính phủ cũng hào phóng. Bỏ ra hơn 2 tỉ Euro mua khẩu trang phát miễn phí cho dân chúng. Ông nào cứ 60 đổ lên, chỉ việc cầm chứng minh thư hoặc thẻ bảo hiểm y tế ra hiệu thuốc gần nhất là được lĩnh 03 cái khẩu trang FFP2 không mất tiền. Nghĩ đi nghĩ lại, ở nhà là sướng nhất. Đèo mẹ, nhìn mấy thằng em ngồi bún đậu, mắm tôm vỉa hè thèm nhỏ dãi mà không về được. Chuyến bay thương mại thì không có, còn bay giải cứu càng không đến lượt, đơn giản nó không dành cho người định cư tại đây. Đây là tâm trạng của không ít người Việt tại Đức trong những ngày u ám này.
Người Việt ở Đức trước ngày thống nhất nước Đức năm 1990 chia làm hai thành phần. Thành phần ở phía Tây thuộc CHLB Đức và phần phía Đông thuộc CHDC Đức. Phía Tây, vì chính quyền Viêt Nam cộng hoà có quan hệ ngoại giao với nhà nước CHLB Đức nên có trao đổi sinh viên. Số này học hành đang ngon trớn thì đùng một cái, xe tăng của anh Thận hay Tụy gì đấy đâm đổ mẹ cổng dinh Độc lập. Anh chị em sinh viên Sài Gòn nghiễm nhiên trở thành đám người vô thừa nhận, dù rằng trong huyết quản vẫn có hồng cầu của Lạc Long Quân. Họ được nhà nước CHLB Đức cấp quyền cư trú và trở thành lứa trí thức khá thành đạt sau này. Sau 1975, đến lượt anh chị em miền Nam, hoặc né vụ đi cải tạo, hoặc hút Salem, “Quân tiếp vụ” quen rồi, giờ hóp má rít thuốc rê không chịu nổi, đành học anh Ba của bên thắng cuộc tìm đường vượt biển, mong làm lại cuộc đời ở xứ nào cũng được, trừ đất nước hình rươi. Số người bỏ xác lại trong lòng biển Đông không phải ít, cũng vì tàu bé, tài công tồi, tham chở nhiều người và dự trữ lương thực nước uống không đủ. Đó là chưa kể đến nạn cướp biển Thái Lan, Mã Lai. Tụi này là ông tổ của cướp, giết, hiếp. Cũng trong thời kỳ này nổi lên con tàu huyền thoại Cap Anamur của CHLB Đức trên biển Đông, ân nhân của nhiều thế hệ thuyền nhân Việt tại Đức. Từ tháng 8 năm 1975 đến 1982 thuyền trưởng Rupert Neudeck và thuỷ thuỷ đoàn đã cứu được 9500 người vượt biển găp nạn và chăm sóc y tế trên tàu cho 35000 nghìn người Việt. Chính phủ CHLB Đức đã nhận tổng cộng hơn 30 nghìn thuyền nhân từ các trại cấm ở khu vực Đông Nam Á và cho phép họ định cư tại Đức, tạo ra thế hệ Việt kiều đầu tiên tại đây.
Phía Bắc Việt Nam, tức Việt Nam dân chủ cộng hoà cũng không kém. Mở đầu cho thế hệ người Việt miền Bắc đặt chân lên nước Đức phải kể đến 350 thiếu sinh quân (die Kinder von Onkel Ho) được ông Hồ Chí Minh đưa sang học tập tại Moritzburg thuộc bang Sachsen ngày nay. Trong số Moritzburger này nổi lên tiến sỹ Lê Đăng Doanh, tốt nghiệp trường Leuna-Merseburg năm 1967, sau này trở thành thư ký và trợ lý cho nhiều nhà lãnh đạo cao cấp của Việt Nam như Phạm Văn Đồng, Nguyễn Duy Trinh, Nguyễn Văn Linh. Năm 1992, người viết bài này có dịp tháp tùng ông Doanh đi chơi hội bia Oktoberfest tại Munich. Đi hội bia nhưng thấy có quầy vang bên ngoài, ông vào uống thử. Ông chủ tiệm thấy một tay mắt híp, uống vang có vẻ sành điệu nên tò mò hỏi, ông từ đâu đến? Tôi từ Việt Nam. (Thời đó ở Việt Nam có nút lá chuối uống là như Tết, nói gì đến cái loại phải xoáy xoáy, vặn vặn). Tay bán vang đố, giờ tôi mời ông một cốc vang, ông nói đúng tên vùng sản xuất và niên kỷ của chai vang này, tôi mời ông và cu cậu đi theo này uống say thì thôi. Vang rót ra, cụ hít, ngửi rồi cho vào miệng súc nhẹ vài vòng. Phán một câu xanh rờn, vang vùng X, đóng chai tầm năm Y. Chủ tiệm lùi mấy bước lậy như tế sao. Đúng là bợm phải trả lại tiền.
Dân du học Đức sau này trở về Việt Nam vào các bộ nghành nhiều. Song thành nhân cũng có mà thành phạm nhân cũng không hiếm. Điển hình là Nguyễn Thiện Nhân, học Đại học kỹ thuật Magdeburg từ 1972, đến 1979 làm tiếp Phó tiến sỹ. Đây có lẽ là người duy nhất từ Đức trở về leo lên đến tầng lớp chóp bu tại Việt Nam. Anh Vũ Huy Hoàng, học Đại học Mỏ-Luyện kim Freiberg từ 1970-1975. Về nước anh cũng leo đến chức Bộ trưởng Công thương. Khổ cái, anh học Mỏ nên khai thác sâu quá, chạm tầng cháy nổ nên cuối đời hạ cánh trúng phải ổ gà.
Đến thập kỷ 80, Việt Nam bắt đầu xuất khẩu lao động. Chủ yếu là sang Nga, Tiệp khắc, Bungaria và Đông Đức. Tại Đức, lúc cao trào có đến 80.000 lao động Việt Nam sang làm việc, được đi Đức coi như “trúng quả”. Lứa đầu sang quãng đầu 1980. Họ sống theo các đội. Đội dệt may, đội cơ khí, điện tử, máy nông nghiệp, ô tô… Làm theo ca kíp, ở nhà tập thể. Đội nào có cả nam lẫn nữ coi như trúng số độc đắc. Đa phần là đội nam riêng, nữ riêng. Muốn thoát khỏi kiếp quay tay lấy may, mấy con đực chỉ còn cách dành ngày nghỉ hoăc cuối tuần đến với con cái. Phòng 4 cô, thêm 4 anh, căng ri-đô lên cũng thành buồng hạnh phúc. Kêu la, giãy giụa nghe chung, chẳng phân biệt vùng miền. Mà khi màn đêm xuống rồi, tiếng rên ở bờ nào của sông Hiền Lương mà chẳng giống nhau?
Đồng lương của lao động hợp tác tại Đức ở mức trung bình. Họ nhận từ 800 DDR - Mark, gọi là Ostmark , đến 1200-1400 cho công việc của mình. Nếu làm thêm giờ và có tiền độc hại, thu nhập có thể còn cao hơn. Tính mặt bằng giá cả, 10 Mark 1 kg thịt lợn hoặc thịt bò, chai bia 65 xu hay hay chai rượu tầm 14 Mark, đồng lương này đủ tiêu xài. Nhưng ai cũng có gánh nặng ở quê nhà, nhất là ở thập niên 80, Việt Nam ở đỉnh của khó khăn. Tích cóp độ 3, 4 tháng là mua được cái Mô-kích, chiếc xe đạp Mifa giá bán ở cửa hàng cũng chỉ ngoài đôi trăm. Tháng nào ở bưu điện cũng thấy người Việt xếp hàng gửi hàng về. Xe đạp tháo rời, lấy chăn len cuộn vào, khâu lại như cây đàn. Tây không biết cứ trầm trồ khen, tụi mày đánh nhau đã giỏi, thắng cả Mỹ mà lại còn yêu âm nhạc thế.
Nhưng bóp mồm, bóp miệng mãi trong khi cám dỗ đầy ngoài phố. Nào là râu ngô mơn mởn, nào là sàn nhảy, rượu ngon, quần áo mốt…. ai chịu được. Thế là phải đi buôn lậu. Khởi đầu là vài cái băng cát sét, mấy cái đài 2 cửa băng, 1 thu 1 phát. Sau đó đến nghề may quần áo bò. Thằng nào cũng “chân tươi, chân héo” vì đạp máy khâu. Sau đó đổ thuốc tím vào mài trong bồn tắm biến thành bò mài. Bài hát thịnh hành nhất thời đó là “Những đồi hoa sim” vì chết lòng các thợ may ở câu “tím chiều hoang biền biệt”. Ông nào trong túi áo cũng có cái thước dây, gặp “gà” là quăng ra lấy số đo. Chẳng qua lò may 10 hay trường lớp nào, vào đũng quần cho Tây mặc thử thấy “chuông mõ” đùn ra như hai cái bánh bao, vẫn gật gù, “mày mặc vừa đáo để”! Đến năm 1987-1988 các cửa hàng đồ cũ của DDR đồng loạt nhận mua máy tính để bàn. Đông Đức của đáng tội cũng sản xuất Computer, nếu nhớ không nhầm là của Robotron. Song máy to như cái chạn để bát ở quê, tốc độ sánh với rùa còn không nổi. Các công sở cũng cần cải tiến cách lưu trữ. Nhà nước kẹt cái là không có ngoại tệ nên cửa nhập chính thống coi như tịt, phó mặc cho tụi buôn lậu đưa hàng tiểu ngạch vào bán chui. Đây là thời kỳ hoàng kim của người Việt ở DDR. Một bộ Computer loại vớ vẩn như Schneider 1512, có monitor, bàn phím, chuột và thêm cái máy in mua vào có 28-30000 Ostmark. Bán cho Tây thu về 65000. Giá USD chỉ 1:10. Bán xong giàn máy quy ra đô được ngay 3000 – ba chục “tờ”. Suôn sẻ tuần bán 3 bộ làm được căn nhà mặt phố ở Hà Nội. Đến cái Hard Disk sức chứa có 64 KB (xin nhắc lại là 64 KB) bán cũng lời 5, 6 nghìn!
Cơn mưa vàng này kéo dài gần năm trời, làm thay đổi biết bao số phận và cũng khiến nhiều căn nhà mặt tiền ở Thủ đô rơi vào tay người… Hà “lội”. Trong số các anh tài ăn theo cơn bão này có thể kể đến Thái “còm”, Dương “con”..., những người sau này dựng lên vũ trường New Century ở Tràng Thi, Hà Nội đình đám một thời. Xe Simson được mua về, tính theo diện tích chứ không tính xe. Ví dụ, thằng A có một sân bóng chuyền xe máy thì làng biết A là “tay to” rồi. Đến cuối 1988 “cơn mưa vàng” lắng xuống, các thế hệ cộng “mốc” hồi hương dần. Lứa sang tiếp quản là lớp bộ đội phục viên, xuất ngũ, thanh niên xung phong..v.v. Lứa này bạo dạn hơn hẳn các lứa trước, sinh hoạt cũng thoáng đãng hơn lớp cũ, nhất là trong khoản “trai gái, cái đực”. Lượng thuốc tránh thai tiêu thụ trong các nhà tập thể của người Việt bóp chết số liều Aspirin hoặc Paracetamol người dân Đông Đức mua tại các hiệu thuốc. Không khí hoan lạc tràn nhập vì trai đã tìm được chỗ chuyên ngồi đái, gái vớ được gậy bóng chày, khác hẳn thời khổ hạnh, ngủ với nhau đánh cái rắm to cũng sợ đội trưởng biết.
Năm 1989 là một năm đầy biến cố với CHDC Đức. Số người Đức đi sang Tiệp Khắc du lịch sau đó chạy vào Đại sứ quán Tây Đức xin tị nạn tăng vọt. Trong nước các tổ chức đòi nhân quyền, dân chủ tiến hành biểu tình bắt đầu từ thành phố Leipzig. Phong trào sau đó lan rộng ra toàn quốc. Tối thứ hai hàng tuần , già trẻ lớn bé đều đổ xuông đường biểu tình. Cảnh sát ban đầu còn cố gắng giải tán những nhóm tụ họp nhỏ, sau bất lực trước lượng người tham gia hùng hậu. Lác đác đã có những phát ngôn đòi quyền tự do đi lại, thậm chí đòi thống nhất nước Đức. Hình ảnh một Thiên An Môn giữa lòng CHDC Đức đã hiển hiện. Lần Quốc khánh Đức năm đó, Gorbachev từ Nga sang dự. Bắt tay Honecker (Tổng bí thư Đảng xã hội thống nhất Đức), Gorbachev nói một câu như lời tiên đoán cho số phận của ông Tổng cũng như nhà nước 40 tuổi đời của ông “kẻ nào đến muộn, kẻ đó sẽ bị lịch sử trừng phạt”. Sau đó Hungary tháo gỡ hàng rào biên giới với Áo. Rumania thì chơi hẳn luật rừng, lôi vợ chồng Ceaucescu ra chế thành tổ ong sau mấy loạt AK. Ngày 9.11.1989, Đông Berlin mở cửa biên giới với Tây Berlin. Bức tường Berlin, cái mà thế giới tư bản gọi là “bức tường ô nhục” đã sụp đổ trong đúng một đêm. Người Đức đã trả giá trong 2 thế chiến bằng nhiều triệu sinh mạng. Lần này, họ tỉnh táo hơn, lí trí hơn và mọi chuyện đã diễn ra trong hoà bình.
Sau những ngày hân hoan, thực trạng của đất nước Đức XHCN dần được phơi bày. Hàng hoá không còn trao đổi trong khối Hiệp định chung được vì ông anh cả, con gấu Nga cũng trúng thương, nằm chờ thợ săn đến lấy mật. Các nước trong phe XHCN còn đang lo giữ lấy nóc nhà của mình. Thị trường tư bản lại không chấp nhận các sản phẩm công nghiệp của Đông Đức vì chúng không đạt tiêu chuẩn. Nông sản cũng ế vì khâu bảo quản và chế biến quá kém. Rồi cái gì phải đến cũng đến. CHDC Đức phải chấp nhận dùng đồng D-Mark của CHLB Đức, đồng nghĩa với việc chấp nhận sáp nhập phần lãnh thổ của mình vào Tây Đức.
Người Việt nghiễm nhiên trở thành nạn nhân của cuộc thống nhất này. Xí nghiệp, nhà máy đóng cửa hàng loạt, không có lương. Chính phủ chu cấp cho một thời gian rồi bố trí cho lực lượng thợ khách hồi hương. Mỗi người nhận 3000 D-Mark tiền bồi thường và lên máy bay về nước. Số ở lại tự bươn chải, mưu sinh. Bắt đầu từ đây người Việt “xuống đường” chinh chiến, mở đầu cho một thời kỳ gian lao, đẫm mồ hôi, nước mắt và cả máu....
(Còn tiếp, nếu đủ 666 like)
Tác giả : Hoài Nam

Thứ Sáu, 19 tháng 3, 2021

Thư pháp - Trịnh Bản Kiều - Trung Quốc/

 Đọc bản "nhuận cách" (*) của thư hoạ gia Trịnh Bản Kiều vui ra trò, nhã tục giao dung, châm biếm cực độ, không hổ danh "Dương Châu bát quái". Dịch đại khái thế này:

大幅六兩,中幅四兩,小幅二兩,書條對聯一兩,扇子斗方五錢。凡送禮物、食物,總不如白銀為妙。公之所送,未必弟之所好也。送現銀則中心喜樂,書畫皆佳。禮物既屬糾纏,賒欠尤為賴帳。年老神倦,不能陪諸君子作無益語言也。

l"Bức to giá 6 lượng, bức trung giá 4 lượng, bức nhỏ giá 2 lượng. Thư pháp điều bức và câu đối giá 1 lượng; quạt giấy, đẩu phương giá 5 tiền. Phàm tặng lễ vật hoặc đồ ăn thì cũng không hay bằng bạc trắng. Đồ huynh tặng chưa chắc đệ đã thích vậy. Tặng hiện ngân thì trong tâm vui vẻ, thư hay hoạ đều sẽ đẹp. Lễ vật thì lằng nhằng, như nợ đồng lần biết bao giờ trả hết. Tuổi già thân yếu, cũng chẳng thể hầu các đấng quân tử nói những lời vô ích vậy."

-------

(*) nhuận cách: thư hoạ gia thời xưa viết bảng báo giá thù lao vẽ tranh hoặc viết chữ, gọi là "nhuận cách".

Tử Hư dịch nghĩa văn

 https://www.facebook.com/photo?fbid=1419905825013355&set=a.113607235643227 


畫竹多於買竹錢,

紙高六尺價三千。

任渠話舊論交接,

只當秋風過耳邊。

乾隆己卯,拙公和尚屬書謝客。板橋鄭燮。

Vẽ trúc đắt hơn tiền mua trúc,

3 nghìn tiền Giấy dài 6 thước.

Kệ ông chuyện cũ bàn giao thiệp,

Qua tai gió thu thoảng mấy chốc.

Năm Kỷ mão niên hiệu Kiền Long, chúc thư tạ

khách Chuyết công Hòa thượng.

Bản kiều Trịnh Nhiếp

唐皇甫郎中湜為裴晋公撰福先寺碑其文三千二百五十四字每字酬絹三匹共得九千七百有二匹  皇甫受之無 愧色自古來酬筆之厚無出其右者事見秦寥子唐闕史

Hoàng Phủ lang trung Đề đời Đường làm soạn văn bia chùa Phúc Tiên cho Bùi Tấn công. Lời văn 3254 chữ, mỗi chữ thù lao 3 tấm lụa quyến. Tổng cộng 9702  tấm. Hoàng Phủ nhận lụa không một chút sắc thẹn, từ cổ đến giờ nhuận bút hậu hĩnh như thế không ai hơn được như vậy. Chuyện chép trong thiên Tần Liêu tử, sách Đường Khuyết sử


Khuyết điểm Kim dịch thêm.

Chủ Nhật, 14 tháng 3, 2021

TÌm gió tăm hơi dài đâu thấy - Chạy xin nhóm lửa hút trời bay - Mẹ già giờ đã trên mây - Gió dài không thấy lửa bay lên trời

 

Ngó qua xin lửa

Hàn lâm viện chạy về xuôi

Qua tòa Thương Bạc tới chơi Ngô Quyền

Biển đề 51 còn nguyên

Là nhà của Bộ Tuyên truyền nước ta

Bố con xe đậu lân la

Hỏi Cục Di sản 1 tòa trong đây

Bác Hoa Thien, có không hay

Rằng tôi là bạn lâu ngày ghé chơi

Có quan gác cổng tươi cười:

"Nêu tên đích thực thì người mới ra

Tên như thế, có những 3

Dũng Tàu hình dáng như nhà cậu nêu

Số cầm tay cậu cứ kêu

Người ra thì sẽ rước vào hàn huyên"

Lạy cụ tôi cũng người tiên

Đi thăm là tiện chẳng phiền handy

May thay đồng nghiệp tức thì

Có người bấm hộ 1 khi dũng tàu

Rằng đi công tác từ đầu

30 cây số còn lâu mới về

Lần sau bác phải định kỳ

Thăm nom mà có lịch thì OK😑

14/3/2018

Lang thang khách lạ quê nhà - Mẹ đi đất bỗng hóa ra quê người/14/3/2021

 

Lang thang khách lạ quê nhà - Mẹ đi đất bỗng hóa ra quê người/14/3/2021

Trưa nay qua chốn Hàn lâm

Hỏi thăm ông Ánh
Chang Feng
nơi nào
Ngác ngơ phố lạ ai chào
Cửa quan cổng đóng lối vào biển ngăn
Hỏi bà hàng nước ngồi gần
Bà già mắt lắc quan văn ai người
Hỏi ông gác cổng ra chơi
Thưa người đi vắng từ hồi đầu trưa
Bố con ngơ ngẩn thẩn thơ
Húp xong chén chát hết giờ lượn thôi
Phố xưa những vắng tiếng người
Giờ đông xe cộ tiếng người xôn xao
Người đi còn vẳng câu chào
Lạ chưa ông khách nơi nào đến đây
Thăm ai chẳng hẹn giờ ngày
Đến ngay cả số cầm tay không cầm😐
14/3/2018

Thứ Ba, 9 tháng 3, 2021

Lời thưa về sách Hoàng triều sử ký - bản công hành 2021

 

Ảnh trên facebook Đinh Thanh Thủy 

https://www.facebook.com/photo?fbid=1631573793693041&set=a.138742729642829

Vương triều nhà Nguyễn là triều đại quân chủ phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Khác với các triều Lý-Trần-Hồ đoạt quyền qua đảo chính; khác với nhà Lê phải kháng chiến chống Minh; khác nhà Mạc là tiếm ngôi; khác họ Trịnh là lấn quyền; khác nhà Tây Sơn là cướp nước. Nhà Nguyễn từ một dòng họ công thần triều Lê, trải bao gian nan để tranh được thiên hạ. Vượt qua các sự chèn ép của các đối thủ chính trị, vượt Hoành Sơn vào mở mang Trung Kỳ, vượt Hải Vân để khai phá phương Nam. Các vua chúa nhà Nguyễn với nhiều chính sách khôn ngoan, ép Chiêm Thành đến vong quốc, thuần phục người Minh hương thành bản địa. Các nước Xiêm La, Chân Lạp phải lo lắng. Đối đầu chống Tây Sơn hung bạo, ngửng đầu nhận sắc với Mãn Thanh. Cho đến lúc xác lập cương thổ trên dải đất rộng lớn nhất trong lịch sử dân tộc.

Đến ngày Âu phong tràn tới, khắp Á địa tan hoang. Thử giả thiết, các triều đại anh hùng như Lý-Trần, Lê, Mạc, Trịnh, Tây Sơn có đối đầu với Phương Tây giỏi hơn triều Nguyễn?. Nhà Nguyễn từ tinh thần tự chủ, chiến Tây, ghét Tây dần biến thành hòa Tây, hiếu Tây. Bát nguyệt thu chính biến thành công với làn sóng đỏ ngập nửa địa cầu, lịch sử vương triều cáo chung trước các thủ đoạn phân hóa chính trị đầy mưu mô sâu sắc. Các loạt cải cách, các loạt chỉnh phong, cải tạo tư tưởng phong hóa lạc hậu, thay đổi nhận thức nhân dân lại chính là những thủ đoạn thâm độc diệt chủng văn hóa mạnh mẽ đến tàn bạo, lạnh lùng còn hơn cả Âu phong Á vũ, còn hơn cả đại bác tàu đồng của kỹ nghệ tây dương. Vương triều vàng son tráng lệ, những chiến công của thánh vương hiền tướng đã lùi xa. Hơn 100 năm đã trôi qua, mỗi lần soi gương sử, trên chính đất nước của ông cha, đều phải nhìn, lựa, xem sự kiểm duyệt có đúng tinh thần, đúng đường lối hay không. Nếu lệch ra là bị phê phán kịch liệt, bị tấn công điên cuồng bởi những kẻ vong bản chỉ biết trông chờ vào ân huệ cơm ăn áo mặc và quyền được lên tiếng, của một nhóm người, đang cố gắng uốn khúc lòng người. Cái chủ trương dìm nhà Nguyễn, từ “có tội” đến “có công lẫn có tội”, rồi “công ít mà tội nhiều”. Thực ra họ chẳng có tội gì ngoài cái tội bị người khác lật đổ. Chẳng qua chỉ là muốn bôi đen quá khứ, để thấy hồng ở hiện tại chứ không phải là một phương pháp sử học chân chính. Bấy lâu nay, những người yêu lịch sử văn hóa truyền thống, yêu cổ cựu như chúng tôi chưa hề được biết đến một bộ sử nào khen nhà Nguyễn cả (Ngoài bộ Đại Nam thực lục của chính triều đại này cho biên soạn).

Năm 2007, tôi đến đọc sách tại Thư Viện Quốc Gia Hà Nội. Cầm trên tay bản chép bút sắt của Trần Văn Giáp sách Hoàng triều sử ký. Tưởng rằng chỉ là những trang nháp của nhà nghiên cứu hàng đầu, buồn tay chép lại cho nó khỏe đầu óc. Nhưng không. Cầm lên dương mắt đọc, tôi lạc vào một giọng văn nôm na quê mùa mộc mạc chất Bắc kỳ, về các liệt thánh của tiền triều. Những câu chuyện ngắn gọn mà súc tích, đủ ý về các sự kiện lịch sử hình thành triều đại cho đến tận niên hiệu Thành Thái (1907). Hồn văn du dương bi tráng. Lịch sử triều Nguyễn không phải là những trang sử thất bại, hèn kém. Lịch sử nhà Nguyễn là những trang chiến công hào hùng, thấm ưu tư, đẫm máu - mồ hôi, nước mắt của ông cha ... trong công cuộc nam tiến, chống xâm lăng. Chỉ riêng 2 chữ Nam Tiến thôi đã có thể đưa vương triều này vào hàng đại công đầu của Lịch sử Việt Nam. Như các công cống Tống cướp Chiêm của nhà Lý, hơn 3 lần chạy Nguyên Mông của nhà Trần, hơn công hoà Ngô của họ Lê, ... và hơn cái Bát nguyệt đảo chánh đến n lần). Từ ngày thơ bé, suốt ngày nghe kể tội nhà Nguyễn. Chỉ hơi khen thôi cũng bị chửi cho xấp mặt, không khác gì hơi khen Bảo Đại cũng bị quân tào lao ở đâu nhảy vào hỏi thăm. Tập chép đây chỉ là những ghi chép tổng lược của nhà nho Dương Lâm, một đại trí thức khoa bảng, trước cảnh hoang tàn của những oanh liệt cha ông xưa. Hoài niệm dồn lại chỉ hơn 100 trang chữ Nôm mà chất chứa ưu tư lẫn hi vọng. Sau ngày cách mạng, ông Trần Văn Giáp đã tiếp xúc với văn bản này, và ông chỉ biết chép lại rồi gửi vào Thư viện Quốc gia Hà Nội. Hôm nay, nó đã đến với người đọc qua Nxb.Th.TP.HCM. Anh linh của liệt thánh tổ triều Nguyễn chiếu giám! Tôi đọc say mê và phiên âm tác phẩm ra chữ Quốc ngữ từ trước những ngày xuất quốc (2011) đến nay đã hơn 10 năm (2021).  Cụ Dương Lâm đề là phụng dịch  奉譯 nên chúng tôi không viết cụ là người trước thư著書, cho dù đúng ra là như vậy. Những lối đọc Nôm cổ tôi vẫn thích nên cứ để đọc kiểu cũ: như chữ Mấy, chữ Mới, chữ Nhời với cái nghĩa hiện đại là Với, là Lời. Tôi cố tình đọc theo âm nôm Mấy, Mới, Nhời. Tôi chú thích theo những kiến thức có thể tra cứu được ở mọi nguồn. Còn tất cả đều nhờ tay Nxb làm giúp. 

Ưu tư muốn gửi nó cho nhà in, để đưa tình cảm của nhà nho Dương Lâm ra trước thời đại. Nxb.Th.TP.HCM đã cho tôi vinh dự được đề tên là dịch giả trên ấn phẩm của họ. Trân trọng cám ơn Nxb.Th.TP.HCM, với ban Giám đốc và BBT, Hành chánh Kế toán, mà tôi mới chỉ quen qua bạn bè trên Internet. Cám ơn những bạn bè đã yêu mến trân trọng khích lệ bản dịch nhỏ bé của tôi.

Taucha/ Sachsen/Deutschland

Sau ngày nhớ mẹ. 2021/3/9  

Đồng hữu Hoành nhàn ngữ 仝有橫閒語


Thứ Sáu, 5 tháng 3, 2021

Nhớ quê là 1 con mê/ Tỉnh ra thì chẳng muốn về nữa đâu


 蒼天雲白弄西風

旅客鄉思又轉蓬

城郊聖室闻鐘動

如覺魂迷夢幻中

Gió tây mây trắng trời trong

Nhớ quê lắc giắc cỏ bồng trong mê

Thánh đường chuông vọng đánh về

Lay người đang ở trong mê hoàn hồn

Thư pháp: Trương Hải/ Trung Quốc/ Thư Pháp báo/1999/4/26


 

Một vầng cô độc chiếu soi

Giang sơn tĩnh lặng nơi nơi im lìm

Tự nhiên cười nhẹ một mình

Dường như cũng sợ động kinh đất trời.

Câu trích: Lâm tế Nghĩa huyền Huệ chiếu thiền sư
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%A2m_T%E1%BA%BF_Ngh%C4%A9a_Huy%E1%BB%81n

Thư: Trương Hải/ Thư Pháp báo/ Trung Quốc.1999/4/26

Thứ Tư, 3 tháng 3, 2021

Phụ lục biểu: Những điểm nhầm lẫn trong bản dịch Hoàng Việt Địa Dư chí của Phan Đăng (2012)

Phụ lục biểu: Những điểm nhầm lẫn trong bản dịch Hoàng Việt Địa Dư chí của Phan Đăng (2012)

Tiếp theo bài trao đổi 

http://yeuhannom.blogspot.com/2021/02/nguyen-uc-toan-trao-oi-ve-ban-dich-cua.html

HVĐDC. Phan Đăng dịch. (1997-2012)

 

Số trang bản dịch

Số trang nguyên văn

Nguyên văn

Nên dịch là

Hiếu Triết vương (Nguyễn Phúc Tần)

902

2b/

孝昭王

Hiếu Chiêu vương (Nguyễn Phúc Lan)

Núi Hương Trăn

903

3b/

香盌

Núi Hương Oản

những vật dụng làm từ răng voi ngà voi và trồng cây thì thật là việc tối ưu của cả 4 trấn

903

3b

象牙樹木多優於四鎮

nghề làm ngà voi, trồng cây nhiều hơn cả 4 trấn (so với Tứ trấn Đàng Ngoài)

Cửa Nhuyễn

 

4a/

堧海門

Chữ Nôm Eo giống chữ Nhuyễnnhưng thực ra là chữkhắc nhầm

từ ấy bờ biển sông ngòi ngày được mở mang thêm về phía Quảng Nam vậy

904

4a

自此沿江日餘即廣南地

từ đây men theo đường sông hơn 1 ngày là đến đất Quảng Nam

Thuận Hóa hỏa thành ở phía Hạ lưu

904

4b

順化大城在下流nhầm chữ đại  thành chữ hỏa

thành lớn Thuận Hóa ở phía Hạ lưu

Tẩy Nguyên, chú là Tây Nguyên (BVV)

904

4b

洒源

Nguồn Sái

thường mang những thứ có vị mặn, thực phẩm khô, các thứ kim loại như đồng sắt thiếc bạc lên vùng thượng du đổi lấy

904

4b5a

商人多載鹽鹹乾薑鐵器銅錫鐵釵諸雜物往蛮人地易取

thương nhân thường đem các đồ tạp phẩm, mắm muối, gừng khô, đồ sắt đồng, thiếc đến đất người ma để đổi lấy

dùng voi chở về

 

5a

傭象載回

thuê voi chở về

núi này chạy liền với những ngọn núi ở Lệ Thủy

907

7b

連山在麗水縣

núi Liên Sơn ở huyện Lệ Thủy

Phá Nhật Lệ

 

8a

日麗坡

Bờ Nhật Lệ

một loại ốc đẹp thường gọi là ốc thông

910

11a

其文螺有名沃𦖻㺔

ch Nôm

có loại ốc văn loa có tên là ốc tai voi

họ thường đốt rừng làm rẫy, cứ tháng giêng làm, đến tháng 5 quá nắng có khi không thu hoạch được do không biết lịch canh tác

911

12a

刀耕火植正月作而五月熟不獲而捋不知日曆

phát rừng đốt nương, tháng giêng làm thì tháng 5 chín, không thu hoạch mà chỉ đi mót thôi. Không biết lịch pháp

Huyện Phú Xuân

912

13b

同春縣

huyện Đồng Xuân

Thành Tân Kiến – Không thấy chép gì về thành này

916

16b

新建城鎮府縣

Những thành trấn, phủ, huyện mới đặt

Phần về Hà Nội, văn bản khắc thêm các trang Thượng đóng lên trên các trang thường. Hết phần trang có chữ Thượng lại đánh số bình thường.

các thứ tự trang theo bản dịch

Thứ tự của nguyên văn

 

 

Đất này phía tây có núi Trị Sơn, phía đông giáp biển

919

18a

其地西界沿山東畔臨海

Đất này phía tây men núi, phía đông hướng biển

Thượng đạo thì nổi tiếng về văn vật nhưng khí tượng lại kém. Hạ đạo thì vật chất phong phú nhưng con người thì thô thiển

 

18a - b

上則文勝而氣浮下則質多而樸重

Miền thượng đạo thì  văn minh, mà khí thức bề nổi; miền hạ đạo thì chuộng thực chất mà thích mộc mạc

Xã Ái Mạc

920

19 thượng b

愛慕

Xã Ái Mộ

Quách Đạt

 

 

郭逵

Quách Quỳ

bến đò Đông Luật

 

 

東津渡

bến đò Đông Tân

920

sắp nhầm 19a thượng

 

sắp nhầm số trang nên cũng dịch nhầm. Đang từ Sông Tô Lịch  chuyển sang Phủ Thường Tín(Tất nhiên Phủ Thường Tín cũng có 1 đoạn sông Tô Lịch)

bị con thuồng luồng hiếp

 

19b

bị con thuồng luồng bắt

nên các xã Hữu Định, Nhuệ Giang và Hợp Khâm lập đền thờ

921 dịch từ tờ 20 thượng a-b

20thượng a

社與銳江合襟từ 19b nhảy sang 20thượng: đang từ đền Bộ Đầu của Thường Tín lại quay về sông Tô Lịch phủ Hoài Đức

có xã … hợp dòng với sông Nhuệ

Hoàng Phúc cầm quân sang đánh nước ta, khi qua đến sông Tô Lịch y cho dừng quân lại và đặt là sông Tô Giang

921 dịch từ 20thượng/a-b

20thượng a

黃福重加浚治因王師吊伐民獲穌息便名曰來穌江

Hoàng Phúc lại cho khai thông sông này, nhân vì có quân sang điếu phạt khiến dân được yên ổn nên đặt tên là sông Tô (Tô tức là được sống yên vui trở lại)

thần Long Vương

922 dịch từ 20thượng/a-b

20thượng

龍肚

Long Đỗ

lại còn nói là chim phượng hoàng từng uống cạn nước hồ, hoặc từng thấy núi phía nam tự nhiên sáng rực lên và trong ánh sáng ấy thấy hình con rồng cuộn

922 dịch từ 20thượng/a-b

20thượng

在此謂鳳凰飲水格列之奏稿嘗對山南爛柯山龍脊有金牛自山谷中逸出隱於湖中

ở đây có cái thế Phượng hoàng ẩm thủy, từng có con Trâu vàng ở lưng sườn núi Lạn Kha trấn Sơn Nam chạy đến ẩn vào trong hồ

Mục Chân

 

20thượng

穆慎

Mục Thận

chẳng bao lâu cây cỏ phong cảnh và linh khí của hồ cũng tàn tạ

922 dịch từ 20thượng/a-b

20thượng

未幾而朝革吁亦山川草木靈氣之先兆云

chẳng bao lâu thì triều đại đổi thay. Than ôi! có phải là điềm báo của linh khí cỏ cây sông núi đấy ư!

922

20b

 

đang từ tờ 20thượng nhảy qua tờ 20b: đang nói về Hồ Tây lại quay về cái đền Bộ Đầu đã dịch nhầm phía bên trên

giữa hồ có đắp ngôi nhà, lấy phương bắc làm bên tả, phương nam làm bên hữu, hướng trông vào giữa thành

923 dịch của tờ 20 nhảy sang 21 thượng

21thượng

湖中斷築為二在北為左望在南為右望其原一也đang từ tờ 20 lại nhảy về  tờ 21 thượng: từ phủ Ứng Hòa mọc ra Hồ Hoàn Kiếm

trong hồ đắp chia làm 2, ở phía bắc là Tả vọng, ở phía nam là Hữu vọng, nguyên chỉ là 1

bốn phía đều có tường đá bao bọc

923

21 thượng

四邊皆砌築磚牆

bốn bên đều có tường xây gạch

Ông Lê Quang Hưng là một vị tướng quê ở Mỹ Lương, Quốc Oai, Sơn Tây khi lên làm quan mới đổi thành Lang Xá

 924 dịch tờ 21 thượng quay về tờ 21 a

21a

黎光興間增建昭事殿

//////

(山西國威美良 ) 將閥世官則稱良舍

đang từ tờ 21 thượng thì lại nhảy đến tờ 21 a: đang từ Đàn Nam Giao thì nhảy về ông Lê Quang Hưng ở Mỹ Lương. Mà cũng không có ông Lê Quang Hưng, chính xác là đời Lê niên hiệu Quang Hưng

925 dịch từ tờ 21

21

đang từ tờ 21 lại nhảy về tờ 22 thượng: đang ở núi Hinh Bồng bay về điện Chiêu Sự

 

Miếu Linh Hương

926 dịch từ tờ 22 thượng

22thượng

霩廟

chữ Langcó bộ Vũ

Miếu Linh Lang

đối diện bên kia bờ có núi Hoài An

926 dịch từ tờ 22 thượng

22

與懷安諸山隔岸相對đang từ tờ 22 thượng nhảy về 22 a: đang ở đền Cao Sơn, huyện Thọ Xương lại bay về núi Tiên Sơn cạnh thắng cảnh  Hinh Bồng

cùng với các núi huyện Hoài An cách bờ đối lập

Hưng Binh đẩu

927 dịch từ 22

22

吳兵斗

Ngô binh đấu (Đấu đong quân Ngô)

Việc này thấy có thật mới chép ra đây

927 dịch từ 22

22

事詳捷記

Việc chép rõ trong sách Tiệp ký

lúc Lê Nhượng đế khởi binh /////

Lê Cảo có soạn bài văn

928 dịch từ tờ 23  thượng

23 thượng

黎襄翼起兵  ////

黎嵩奉撰碑文刻石đang từ tờ 22 lại nhảy về tờ 23 thượng: đang ở huyện Chương Đức đăng khoa bay vèo về Đền Cao Sơn, phường Đông Tác, với ông Lê Tương dực

Lúc Lê Tương dực khởi binh ////

Lê Tung vâng mệnh soạn văn bia khắc vào đá

thờ Khai chúa Linh võ đại vương

928

23 thượng

盟主靈武大王

Minh chu linh vũ đại vương

Hoàng đệ Dự thánh đi đông chinh nhưng Vũ Đức tam vương sẽ có mưu làm phản

 

 

皇第翌聖東征武德三王謀不軌

các vị hoàng đệ là Dực Thánh vương, Đông Chinh vương, Vũ Đức vương mưu làm phản

Thái tông sai tướng cầm binh ra chống cự, sau vua phải đích thân ra cầm quân mới thắng được

 

 

即命約提兵拒戰及內難平帝嘉其有協應 助順 之功 

nguyên văn khắc nhầm chữ Tướng thành chữ Ước

liền sai tướng dẫn quân cự chiến, đến khi nội nạn được bình, vua khen thưởng công hiệp ứng trợ thuận

ông Đặng Công Huấn, tự là Nghĩa

929 dich từ tờ 23a

23a

鄧自義公訓為中興功名Đang từ 23 thượng nhảy về 23 a: từ đền Đồng Cổ vèo về xã Chi Nê, Chương Đức

Họ Đặng từ cụ Nghĩa công tên Huấn là bậc công danh đời Trung hưng

đất Lạc Trường gọi là Ốc, chẳng biết ai gọi là Ốc từ bao giờ, nay chỉ chép lại cho biết vậy thôi

////

Hồng  Thái

929 dịch từ tờ 24 thượng

24 thượng

屋不知祠屋創在何時因併錄之 (đây là đoạn nối vào đền Đồng Cổ)

/////

洪聖

đang từ tờ 23 a lại bay về tờ 24 thượng: nghĩa là từ nhà ông Đặng Huấn ở Chi Nê bay về đền Chiêu Ứng huyện  Vĩnh  Thuận

(chưa có) nhà, không biết đền được dựng từ khi nào, nên cứ chép cả lại////

Hồng Thánh

có viên Đô hộ phủ hay đa nghi sĩ tốt trong ngục, không ai giãi bày được nỗi oan, họ bèn lập đền ngay trong ngục cầu thần linh ứng nghiệm trừng phạt kẻ âm mưu chuyện ác. Sau khi tắm rửa sạch sẽ đốt hương cầu đảo, đêm ấy nhà vua chiêm bao thấy một người mặc nhung y tự xưng là thượng đế bảo ban sắc cho Phạm  Cự Lượng làm An Nam đô hộ phủ chúa ngục. Khi tỉnh dậy, vua hỏi tả hữu thì thấy ai cũng nói đêm qua đều mộng thấy như vậy

930 dịch từ tờ 24 thượng

24 thượng

都護府多疑獄士師不能決擬立祠於獄中要得彰著神靈者以痛懲奸慝乃熏沐焚香請告于帝是夜夢見一朱衣使者稱上帝口敕賜范巨兩為安南都護獄主及覺以問左右所言皆如夢中所見 

phủ đô hộ có nhiều án ngờ. Quan Sĩ sư không thể phán quyết được. Nên đề nghị lập đền trong ngục để dùng uy linh hiển ứng của thần để răn chừng quân gian ác. (Vua) liền tắm gội, đốt hương tấu cáo thượng đế. Đêm mơ thấy 1 vị sứ giả áo đỏ, xưng là Thượng đế có lời truyền cho  Phạm Cự Lượng làm An Nam đô hộ ngục chủ. Đến khi tỉnh lại, hỏi tả hữu, thì đều tâu có người như lời trong mộng.

Vương cùng sáu đệ tử phân ra làm thần ánh sáng của Hồ Tây xứ An Hoa

 

24 thượng b

王與其六弟子分為日昭廣布西湖安花之神

Vương cùng 6 người anh em chia nhau làm thần ở các vùng Nhật Chiêu, Quảng  Bá, Tây Hồ, Yên Hoa

liền đến cầu đảo, thần giúp sức hàn lại được đê

 

24 thượng b

遂禱于神水害得息

liền cầu đảo với thần, thì nạn lụt được ngừng

Chùa Long Khánh

 

24 thượng b

毓慶寺

chùa Dục Khánh

điện Huy Văn dùng thờ Quang Thục hoàng hậu. Dưới triều Lê đây là một trong những thắng cảnh đặc biệt của đất Sơn Nam. Những ngọn núi như Công Sơn, Bát Cảnh sơn, …

930 dịch từ tờ 24 thượng bay vọt về tờ 24 a

24a

 

đang từ tờ 24 thượng bay vèo về tờ 24 a: là từ điện Huy Văn bay về đất Hà Nam, phủ Lý Nhân

Trên núi có chùa Văn Điện

////

 

931

25 thượng a

1 dòng

列置徽文殿寺丞及知事職

Đoạn này là đoạn sau của chùa Huy Văn. Đang từ tờ 25 a lại nhảy về tờ 25 thượng : từ vùng Hà Nam núi non quay về với chùa đền Hà Nội, chùa Long Ân, Báo Thiên, Trấn Quốc

đặt chức Tự thừa và chức Tri sự trông coi điện Huy Văn

Chùa Long Ân tại phường Hoàng  Phố

932 dịch từ tờ 25 thượng

25 thượng a

隆恩寺在永順縣廣布坊

chùa Long Ân ở phường Quảng Bá

giữa một cái hồ nhỏ vuông hình chữ khẩu

933

25 thượng a

此處有湖一口

ở đấy có một cái hồ

Phủ Khoái Châu

934 dịch từ tờ 25 - 26

25a 4 dòng cuối

đúng phải là phủ Thường  Tín

từ tờ 25 thượng lại vọt về tờ 25 a: đang ở chùa đền Hà Nội bay về Hưng Yên

có một cô ả đào lập mưu đánh lừa khiến quân Minh đang đêm phải triệt đồn đi nơi khác

935 dịch từ tờ 26

26 a b

有一婀陶夜賺明人入囊徹投于江明人移屯

có một cô đào, đêm lừa người Minh vào trong bao, ném xuống sông. Quân Minh phải dời đồn đi

Ngày xưa có hai người con gái tên là Lân – Xã đến miếu bái tạ

935 dịch từ tờ 27

27 a chỉ có 8 dòng

昔鄰社貳娘拜謝Từ tờ 25– 26-27 lại quay lại tờ 26 thượng: từ Hưng Yên bay qua Thường Tín

xưa ở xã bên có hai người con gái đến  đền lễ bái tạ

Phủ Thường Tín

935 dịch từ tờ 26

26 thượng b chỉ có 4 dòng cuối

đúng phải Trấn Nam Định

từ 26 thượng nhảy về tờ 36a: phủ Thường Tín cũng chỉ kê được có 3 huyện rồi lại nhảy sang Phủ Bắc Hà

Phủ Bắc Hà

936 dịch từ tờ 36

36a –b chỉ có 12 dòng giữa

 

tờ 36a lại quay về tờ 27 : Cũng chỉ kê được đến người đỗ đạt của Phủ này rồi lại nhảy sang Nam Định

xuất phát từ dinh Bạch  Hiến

937 dịch từ tờ 28 a

28 a

自憲營早發

xuất phát từ Hiến Doanh

núi Ninh Hồ

946

34b

寧朔山

núi Ninh Sóc

từ ông Nguyễn Nhân Thất trở xuống

947

35b

自仁 浹公以下

Từ cụ Nhân Thiếp công trở xuống

 

36b chỉ có 4 dòng cuối. vì các dòng khác về Phủ Bắc Hà đã bị đính nhầm về Hà Nội

 

lại nhầm số trang. Đang từ 35 b nhảy sang 36 b bỏ qua bài thơ của Lê Quý Đôn ở 36a

 

 

Từ đây không nhầm số tờ nữa

 

 

có bọn Trần Tung

947

37b

陳嵩作亂

Trần Cảo làm loạn

núi Đông Cửu

948

38

東究山

núi Đông Cứu

trong xã hội có một người rất hùng dũng

949

39

有伊社人勇力絕倫

có người ở xã ấy có sức khỏe tuyệt luân

Tử Khê

954

42a

禁溪

Cấm Khê

Kiều Thuận  từng xây thành  ở đó

956

44b

喬順潮築城于此

Kiều Thuận Triều đắp thành ở đây

sau phân ra 50 người con trai cai trị đất này trở thành thần núi Tản Viên

958

46b

生百子分治傘圓神乃歸山五十男之一

sinh ra trăm con chia nhau cai trị, thần Tản Viên là 1 trong 50 người con lên núi

Thân Nhân Trung đến đúc vại dựng lầu và soạn văn bia để ghi lại sự tích ấy

961

48b

申仁忠撰鼎建樓為碑文以記之

Thân Nhân Trung soan bài khắc, dựng lầu làm văn bia ghi lại

Lê Đĩnh ở làng Đoan Khách

961

49a

黎公鼎在端慶

ông Lê công Đỉnh ở đời (Mạc) Đoan Khánh

 

 

các bản đều thiếu khuyết tờ số 52

bổ sung từ bản chép tay

Sổ Khê

964

53b

漊溪

Lâu Khê

Hắc Động

 

54a

墨洞

Mặc Động

Núi Cổ Trai

965

55a

為古齋左朝之山thực ra không có núi ở Cổ Trai, mà nói là các núi chầu về đất Cổ Trai

là núi chầu về bên trái của xứ Cổ Trai

hai nhánh này gặp nhau ở phía đông trước khi đổ ra biển

966

55b

東會于南召海門

phía đông chảy về cửa biển Nam Chiếu

Núi Đồ Sơn ở xã Đồ Sơn

968

57b

屯山在屯山社

núi Đồn ở xã Đồn Sơn

đến động  Giang Châu thuộc huyện Chí Linh

969

57b

至靈江朱洞có bút son sổ là danh từ

Chí Linh, Châu Động

còn có tên là Xuyến Châu

 

58a

一名串珠

một tên khác là Quán Châu

xong lại về Vân Đồn phá phỉ Ô Lan

970

58b

又擒雲屯觀瀾烏匪

lại bắt giặc phỉ Tàu Ô ở Quan Lạn, Vân Đồn

38 tuổi ở Thanh Phiên trấn giữ Tương Châu

 

58b

三十八青藩鎮驩州

năm 38 tuổi ra phiên trấn, trấn giữ Hoan Châu

Sau ông được phong Đông Ngàn hầu, con cháu ông nhờ chế độ giám sinh mà cũng được cầm quân trong nhiều trận cho đến hết đời Lê

972

59b

謂公後東岸侯亦以監生典兵累為閫帥至於黎末皆亡Phạm Đình Trọng lúc sống đã là Hải Quận công, truy phong Vước tước rồi, còn phong Hầu làm gì nữa.

Đây nói là hậu duệ của ông, có Đông Ngạn hầu cũng làm Giám sinh mà cầm quân, nhiều phen trong trướng soái, đến cuối đời Lê đều mất cả

người ngựa nghe thấy đều tránh xa, chẳng ai dám đương địch, nếu có ai gan dạ thì cũng bị đại đao chém chết

 

59b

官君人馬易走不及者皆被刀剉死

quan quân người ngựa khèo cả chân, ai chạy không kịp đều bị đao quay chết

giặc này chỉ là sợi lông của nước Nam mà nay lại làm An Ninh thần

972

60a

鯑賊為南國項羽也今為安寧神

giặc He thực là Hạng Vũ của nước Nam, vậy mà nay đã làm thần Yên Ninh rồi

các tỉnh biên giới phải xin gia phong cho ông là Võ Quốc công, mang chỉ xuống tận Nam Quan để nói với triều đình phong cho ông là An Quốc vương, họ lại chặt lấy thủ cấp của giặc bỏ vào cái hòm rồi đặt trên cái bè cho trôi đến sông Vĩnh  Niệm

973

61a

公以兵破北朝外省牒移我國公詣南關請當刑以安國王北人貯尸首函中置江水上插一傘盖自此回至永念江分 

ông đem quân đánh phá các tỉnh ngoài của Bắc triều. Văn thư gửi sang nước ta. Ông lên cửa ải xin chịu tội để giữ yên cho vua ta. Người phương bắc cất thi thể và đầu ông vào hòm để trên sông, trên có cắm lọng che. Từ đấy trôi về địa phận sông Vĩnh Niệm

tục gọi là Cồn  Lang

973

61b

俗曰𡑱柳

tục gọi là Cồn Liễu

Bồ Điếu

 

2bq2

蒲鉤

Bồ Câu

có bọn Cảo Khiêm tung hoành trong vùng 7 châu, mãi cho đến khi chúng chết thì vùng đất ấy mới thuộc vào nội địa

977

3aq2

存嵩謙等七州沒入內地

còn 7 châu Tung, Khiêm nhập vào nội địa

Công Chất đã chết, con của y sợ bỏ chạy

979

5aq2

公質已死子公瓚惶恐既走

Công Chất đã chết, con là Công Toản sợ chạy

đồng thời dân trong 7 châu phải chịu sự cai quản của quan trấn, người nào không nghe theo phép nước quá 3 lần có thể cho phép quan binh tùy nghi xử liệu, dân miền núi phải làm nhà và lập làm xã ấp, không được sống tự tiện nay đây mai đó. Các quan phủ huyện phải thân chinh đi khám xét thường kỳ.

979

5bq2

6aq2 không hiểu nổi dịch giả dịch từ đâu ra?

後公瓚內投七州之民嵩陵醴泉黃岩綏阜合肥萊州謙州凡七州以地勢遼遠略緣內附於是內地縣官概行征繕 

sau Công Toản đem dân 7 châu nhập vào Nội địa, là 7 châu Tung Lăng, Lễ Tuyền, Hoàng Nham, Tuy Phụ,  Hợp Phì, Lai Châu, Khiêm Châu), lấy cớ đường núi xa khó, dần quay về nội địa. Huyện quan trong nội địa làm đại thể cứ nối thu ghi vào.

do đó y về kinh để tự tố tội trạng của mình

981

8aq2

訃京自訴

đến kinh tố cáo

cái biển ở xã Vũ

985

11bq2

左支為海武社二海 

nhánh bên trái là 2 bể của xã Hải Vũ

Thanh vương thân chinh cầm 6000 quân đi đánh dẹp

988

14bq2

清王親率六軍進討

chúa Trịnh Thanh vương thân cầm Lục quân đi đánh

Mạc Kính Vũ đầu hàng nhà Thanh rồi đổi tên hiệu

 

15aq2

敬宇降于清改號敬曜

Mạc Kính Vũ hàng nhà Thanh, rồi đổi hiệu là Kính Diệu

Nguyên Thanh đã cùng quan nhà Thanh là Quang Trạch Vương

989

15bq2

元清與明光澤王

Mạc Nguyên Thanh cùng Quang Trạch Vương nhà Minh

tố cáo ngược đời

 

 

請還誥之

xin về Tấu lại

nhân đó hòn đá này mới có chuyện như vậy

990

17aq2

此石象人形俗失訛傳 

hòn đá đó giống như hình người, nên người ta lưu truyền sai đi như vậy

thần lại báo mộng cho biết ba vị tướng âm mưu làm phản khó mà dẹp yên, nhà vua xuống chiếu phong thần núi làm tước vương để cầu an cho thiên hạ

997

22bq2

復托夢告以三王謀返事至難平詔為天下主盟神封王爵 

thần lại báo mộng sự mưu phản của 3 Vương, đến khi nạn được bình, xuống chiếu phong làm Thiên hạ minh chủ, tước Vương

thiếu mất phần dịch núi An Hoạch sơn

 

 

 

Núi Bàn Diệu

998

23aq2

盤沙

núi Bàn Sa

Lương Đắc Bằng

1000

24bq2

梁安鵬

Lương Yên Bằng

Thái Chữ Lưu Đình Tán

1000

 

葵渚劉廷

ông Lưu Đình ở Quỳ Chử

Núi Vân Nam

1003

26bq2

雲岩山

núi Vân Nham

vương là con thứ hai của vua Lê Thái  Tổ

1016

36aq2

王乃太祖兄仲子

vương là con thứ 2 của anh trai Lê Thái Tổ

vua đem chuyện ấy nói với mọi người rằng phu nhân xin được cùng đi

1023

42aq2

上寤語左右日夫人力請行

vua đem chuyện nói với tả hữu, hôm sau Phu nhân ra sức xin đi

tên gọi của Nam Trưởng

1026

45bq2

蛮長之號

hiệu của người đứng đầu xứ Man

Qua đời người em là Lư Cầm Hương thì không còn thế tập nữa

1026

 

其弟盧琴香繼襲

người em là Lò Cầm Hương nối chức

ủy thác cho cựu xà là Lư Cầm Hương và Lư Cầm Uẩn quản lý việc phủ như cũ

1028

47bq2

委鎮寧舊蛇盧琴香之姪盧琴蘊管理府事

ủy thác cho cháu của người Xà cũ Lò Cầm Hương là Lò Cầm Uẩn quản lý việc trong  phủ