Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013

Thông báo Hán Nôm học 2013/TƯ LIỆU HÁN NÔM ĐỀN KÍNH THIÊN XÃ LẠI YÊN, HOÀI ĐỨC, HÀ NỘI.

Bài giới thiệu trong Thông báo Hán Nôm học 2013
TƯ LIỆU HÁN NÔM ĐỀN KÍNH THIÊN XÃ LẠI YÊN, HOÀI ĐỨC, HÀ NỘI.
Nguyễn Đức Toàn[1]
Thích Minh Tín[2].
Xã Lại Yên huyện Hoài Đức thành phố Hà Nội xưa là xã Lại Yên huyện Đan Phượng có ngôi đền cổ từ rất lâu đời. Theo truyền thuyết, đền có từ thời Hùng Vương, do lạc tướng bộ Chu Diên cho tạo dựng. Nó phản ánh phong tục, tín ngưỡng thờ Trời của cư dân Việt cổ. Ngôi đền có tên chữ Hán là 敬天臺 (Kính thiên đài). Đền còn lưu giữ được nhiều hiện vật có giá trị, trong đó chúng tôi quan tâm đến tư liệu văn khắc trên hoành phi câu đối, bia đá tại đây. Đến khảo sát tại di tích chúng tôi có nhận xét thấy đền hiện còn 21 đôi câu đối cổ khắc trên các chất liệu gỗ và tường vôi, 2 văn bia có giá trị. Trong đó có 1 văn bia ghi niên đại đời Trần năm Hưng Long thứ 20 (1312) do Trương Hán Siêu soạn; 1 văn bia đề 2 niên đại Gia Long 15 (1816) và Thành Thái 13 (1901). Sau khi khảo cứu niên đại văn bản, chúng tôi cho rằng văn bia đời Trần là văn bia được khắc lại vào đợt trùng tu sau này năm Gia Long 15 (1816). Dựng thành 2 bia, 1 bia khắc lại nguyên văn văn bia đời Trần, phụ thêm các đạo sắc phong từ năm Thuận Thiên thứ 7 (1016), đến năm Thành Thái 13 (1901), nhân dân xã Lại Yên lại cho khắc tiếp những đạo sắc phong của đền từ năm Quang Trung thứ 5 (1792) đến năm Đồng Khánh 2 (1887). Chúng tôi xin giới thiệu nguyên văn và dịch nghĩa nguồn tư liệu Hán Nôm của đền Lại Yên qua văn bia câu đối, cung cấp thêm tư liệu dịch văn khắc về một di tích cổ có giá trị cho Thông báo Hán Nôm học năm 2013.


Chúng tôi không chụp được đủ  toàn ảnh những cũng xin đăng lên cho có "vật chứng"



CÂU ĐỐI QUÁN KÍNH THIÊN
I. TRONG ĐỀN
ĐẠI TỰ(bên trong):
Thánh  cung  vạn  tuế
Thánh cung muôn tuổi
左班Tả  ban                                                           右班Hữu  ban
Ban trái                                                                          Ban phải
CÂU ĐỐI:
Đền Thượng
1.
Khâm  tạo  Kính  Thiên  đài Hồng  thị  thiên  thu  lưu  thắng  tích  ;
Nguỵ  nhiên  hiển  Thánh  miếu  Phượng  thành  chung  cổ  trạc  linh  thanh  .
Kính tạo đài Kính Thiên, họ Hồng Bàng nghìn thu còn dấu cũ;
Nguy nga sân thánh, thành Phượng muôn thủa rõ danh thiêng.




Đền Trung:
2.
Thắng  địa  do  truyền du  lãm  tích  tằng  yêu  đế  liễn  ;
Thuần  hy  điệp  bái  bình  an  kim  cộng  hà  thần  hưu  .
Thắng địa còn truyền chốn lãm du đã từng nơi vua đến;
Điềm lành kế tiếp bình an nay vẫn đội ơn thần.



3.
Đan  Phượng  hoán  linh  từ  Trần  thị  trùng  tu  y  thuỷ  ;
Chu  Diên  truyền tướng  liệt  Hùng  vương  lục  thế  dĩ  lai  .
Đền thiêng đất Đan Phượng, họ Trần trùng tu như cũ;
Dòng tướng cõi Chu Diên, thời Hùng vương thứ 6 đến nay.
Hoặc có thể dịch là:
Đan Phượng sáng ngời, đền thiêng nhà Trần trùng tu từ đấy ,
Châu Diên oanh  liệt, dòng tướng Hùng vương thứ 6 đến nay .


Đền Hạ:
4. 典;
祠。
Tối  tú  tối  linh  Lý  thị  bao  phong  tồn  cố  điển ;
Thị  tầm  thị  xích  Trần  triều  tu  tạo  hoán  tân  từ  .
Rất đẹp rất thiêng, triều Lý bao phong còn rõ điể;
Từng tầm từng thước, triều Trần tu tạo rạng đền thiêng.




5.
Hùng  Lạc  triệu  nhân sơ  tứ  vị  tam  tinh  lâm  thắng  địa; 
Lý  Trần  phong  biểu  hậu  thiên  thu  vạn  cổ  hiển  linh  từ.
Thời Hùng Lạc mới gây nền, bốn vị ba sao chầu đất thánh;
Triều Lý Trần phong biểu tặng, nghìn thu muôn thửa hiển đển thiêng.






6.
Xích  khí  hoành không  Hồng  Lạc  đài  nhật  tinh  thiên  cổ  ;
Huyền  công  báo  tiệp  Trần  quốc  triều  phong  vũ  nhất  bi  .
Vầng khí đỏ ngang trời cao, đài Hồng Lạc như nhật tinh soi muôn thửa;
Công huyền báo tin thắng trận, từ triều Trần mưa gió vẫn còn bia.


7.
Hộ  quốc  trứ  linh  thanh  đắc  sở  giang  sơn  ba  trật  tự  ;
Kính  Thiên  truyền  thắng  tích  Lại  Yên  kim  cổ  ngật  cao  đài  .
Giúp nước hiển danh một thửa, núi sông còn ghi thờ tự;
Kính Thiên lưu đất thánh, Lại Yên vẫn mãi dựng đài cao.


8.
Vạn  cổ  thử  giang  sơn  cổ  kỳ  sâm  lập  kiếm  ấn  ai  bài  kỷ  độ  tuần  du  lưu  thắng  tích  ;
Nhất  phương  thị  chủ  tể  dân  quốc  hộ  an  âm  dương  mặc  hựu  lịch triều  chí  tế  liệt  phương  bi
Muôn thửa ấy giang sơn, trống cờ lẫm liệt, kiếm ấn an bài, mấy độ tuần du nơi thắng địa;
Một phương làm chủ tể, giúp dân giúp nước, âm dương phù trợ, bao triều đến tế rõ bia thơm.




9.
Dân  Lại  Yên  cư  kỳ  tất  công  hầu  phục thuỷ ;
Thần  đắc  sở  chỉ  đáo  xứ  giang  sơn  hộ  trì  .
Dân cũng nhờ yên ấm, ắt được công hầu như cũ;
Thần được nơi dừng nghỉ, hộ trì khắp chốn núi sông.




10.
Lạc  quốc  tịch  sơn  hà  anh  linh  nghiễm  tại  ;
Nam  thiên  huyền  nhật  nguyệt  ảnh  tượng  như  tân  .
Nước Hồng Lạc nhờ núi sông, anh linh như còn đấy;
Đất Nam Thiên soi rọi nhật nguyệt, ảnh tượng vẫn đây.




Các tượng phỗng quỳ:




II. KHU TƯỜNG NGOÀI:
Tường Ngoài Đền Hạ
11.向巽坐乾依舊址;
前台後岳屹靈祠。
Hướng tốn toạ kiền y cựu chỉ;
Tiền đài hậu nhạc ngật linh từ.
Mặt hướng Tốn, ngồi dựa Kiền, nguyên dấu cũ;
Trước thì đài, sau thì núi, vững đền thiêng..


12.靈應猶傳千古在;
恩光普照萬家春。
Linh miếu do truyền thiên cổ tại;
Ân quang phổ chiếu vạn gia xuân.
Linh miếu còn truyền nghìn năm đấy;
Ân quang khắp chiếu vạn nhà vui.
13. 特地起樓臺古雄將一初奉造;
擎天標棟柱皇啟定五歲重修。
Kình thiên tiêu đống trụ hoàng Khải Định ngũ tuế trùng tu;
Đặc địa khởi lâu đài cổ Hùng tướng nhất sắc phụng tạo.
Trụ cột chống lưng trời, trùng tu từ năm hoàng Khải Định thứ 5[3];
Lâu đài vươn đất cổ, vâng sắc dựng tự thời Hùng tướng đến nay.
Hai đôi này chúng tôi không chụp được nguyên trạng. Nhưng tư liệu chép tay tại di tích còn ghi lại đủ

Khu Tam Quan
Hai con thú đá


ĐẠI TỰ:
KÍNH THIÊN ĐÀI
Đài Kính Trời
14.
Cổ  thị  Kính  Thiên  đài súc  súc  nguy  nguy  tứ  vị  tinh  bài tiêu  thắng  địa  ;
Kim  vi  hiển  thánh  miếu  hách  hách  trạc  trạc  thiên  thu  tự  hanh  nghiễm  linh  từ  .
Xưa đài Kính Thiên, đột ngột nguy nga bốn vị sao chầu nêu đất thánh;
Nay miếu thánh đây, hiển hách anh linh nghìn thu thờ phụng trước đền thiêng.





15.
Kình  thiên  trụ  nhất  tân  thánh  đức  nguy  nga  tịnh  trĩ  ;
Chấn  cổ  linh  như  tại  thần  công  bưu  bính  trường lưu  .
Trụ Kình thiên đổi mới, đức thánh cao vời cùng sừng sững;
Rạng cổ thiêng như thế, công thần sáng láng lâu dài.


16. 樹立箇開一級又一層八廟趍蹌顒聖德;
依然漂闥至尊而至敬登臺仰望凜神威。
Y nhiên phiêu thát chí tôn nhi chí kính đăng đài ngưỡng vọng lẫm thần uy;
Thụ lập cá khai nhất cấp hựu nhất tằng bát miếu xu thương ngung thánh đức.
Sừng sững vút trời, rất tôn mà rất kính, lên đài xa ngắm ngưỡng  vọng uy thần;
Tầng tầng khai mở, một cấp lại một bậc, vào miếu rảo chân trang nghiêm đức thánh.


17.立高門寔寔枚枚溯崇臺雄貉造前至今為烈;
肇厥祀濟濟蹌蹌歷顯廟李陳修後從古以來。
Lập cao môn thực thực mai mai tố sùng đài Hùng Lạc tạo tiền chí kim vi liệt;
Triệu quyết tự tế tế thương thương lịch hiển miếu Lý Trần tu hậu tùng cổ dĩ lai.
Dựng cửa cao, vững vững bền bền, vút đài lớn  từ đời Hùng Lạc tạo trước, đến nay vẫn tráng liệt;
Mở nơi thờ, uy nghi chững trạc, trải đền thiêng sau thời Lý Trần trùng  tu,  tự xưa vẫn còn đây.

 
18.脈從傘嶺而來群山繞後眾水朝前殿外迴環隆氣勢;
門自保大創造四面玲瓏八洞達廟堂屹立壯觀瞻。
Mạch tùng Tản lĩnh nhi lai quần sơn nhiễu hậu chúng thuỷ triều tiền điện ngoại hồi hoàn long khí thế
Môn tự Bảo Đại sáng tạo tứ diện linh lung bát song đỗng đạt miếu đường ngật lập tráng quan chiêm .
Mạch từ non Tản kéo về, muôn non bọc hậu, muôn nước trầu trên, ngoài điện quanh co tăng khí thế
Cửa từ năm Bảo Đại sửa sang, bốn phía lung linh, tám bề thông đạt, miếu đường sừng sững ngắm coi xem.


19.廟宇巍峨瞻者敬;
靈祠赫濯仰彌高 .
Miếu vũ nguy nga chiêm giả kính;
Linh từ hách trạc ngưỡng di cao.
Miếu mạo nguy nga xem mà lòng kính trọng;
Đền thiêng lừng lẫy ngóng thấy càng cao.
20.
聚千
Tân  Tuất long  hành  tứ  cố  khâu  sơn  hình  toả  thược  ;
Vượng  sinh  thuỷ  tụ  thiên  thu  miếu  vũ  hiển  uy  linh 
Hướng Tân Tuất rồng đi, bốn phía núi non hình khóa sắt;
Quẻ sinh Vượng Thủy, nhờ nghìn năm miếu mạo rõ uy danh


21.  
Cách  cố  đỉnh  tân  nhất  cảnh   nhân  giai  đắc  sở  ;
Càn khai  khôn  hạp  ức  niên  dân  cộng  lại  an  .
Sửa sang đổi mới, một cảnh người người đều thỏa;
Trời đất mở mang, nghìn năm dân được nhờ yên.





Nguyên văn chữ Hán bia 1:
Mặt 1 . bia 1
下, 
 
 
 
○ 
 
 
綿
Mặt 2 . bia 1
磾。    


Dịch nghĩa:
Mặt 1 . bia 1
BIA CỔ  TÍCH  ĐỀN THẦN[4]
BIA GHI CỔ  TÍCH  ĐỀN THẦN
Bia đá được lập nên, là để ghi chép lại sự tích cũ, là để nêu gương  công  đức  lên vậy.  
Trộm nghĩ xưa, đền thờ Thiên  Thần  vương, từ đời Hùng  Vương  thứ sáu, do Lạc tướng[5] ở bộ Chu  Diên phụng mệnh xây dựng đài Kính Thiên theo hướng Tây Bắc – Đông Nam[6]. Hàng năm đầu xuân,  kính cẩn tiến hành đại lễ tế trời.  Nếu như  có thiên tai biến họa lũ lụt hạn hán, dân  gian  cầu  đảo,  thì rất là linh  ứng.  Đến đời triều (Lý) trước, năm Thuận  Thiên  thứ 7 (1016)[7], nhà vua đến thăm viếng cảnh núi sông, phong thần là  Đương  cảnh  thành  hoàng Chí  Minh  đại  vương.  Về sau,  các vua đều cho tu  tạo  đền,  có sắc phong  thần.  Lớn lao thay, lồng lộng thay ngôi cao uy  linh đệ nhất
Cúi nay, thánh  đế  bệ  hạ,  ngồi ngôi cao nơi chín bệ[8], thân hành đoan  chính giáo hóa vạn  dân[9].  Cầu mưu kế lâu dài cho con cháu muôn đời, truy ân đời trước, để làm rạng rỡ công lớn, ra chiếu ban tiền 300 sâu[10], đặc mệnh sai tu sửa (đền). Nghiêng mình kính cẩn thấy công việc được hoàn thành, quy trình gồm đủ. Được như vậy thì công đức lớn của muôn vạn năm,  có thể được như thế chăng!.  Lại thêm (đời chúa thánh) dùng văn  đức  để dựng công trị bình thịnh vượng; đã tạo đền thần để tỏ lòng thành kính, và lại để nối dài phúc lớn vô cùng cho xã tắc trăm họ, cho tổ tông muôn đời. Vậy biên chép lại việc tích cũ xưa nay, khắc tỏ vào đá để lưu truyền muôn vạn đời.
Kính cẩn  chắp tay cúi đầu ghi lời minh  rằng:
Lẫm  liệt miếu thiêng, 
Lẫy lừng nhan thánh. 
Nay đến xưa qua, 
Hổ  ngồi rồng cuộn. 
Tinh  anh  muôn thửa, 
Rực sáng hai bên.
Vua khai đức hiếu,[11] 
Lễ Quán đáng xem.[12]
Năm tháng lâu dài, 
Rêu phong mấy độ. 
Kính thay thời  mệnh, 
Lẽ  dựng vừa tròn. 
Qui mô  đổi mới, 
Vóc gấm huy hoàng.  
Duy công  đức ấy,
Sánh tày núi non.
Thần  có  linh  ứng, 
Thế nước vững yên. 
Mệnh mạch nối liền, 
Chắc như bàn đá. 
Cùng mãi đất trời, 
Lời Minh  không mòn. 
Ngày 20 tháng 11 mùa đông năm Nhâm Tý niên hiệu Hưng Long  thứ 20 (1312)[13]
Mặt 2  . bia 1
PHỤ GHI GIA BAN SẮC TẶNG CỦA CÁC ĐỜI
Ngày 15 tháng 2, xuân năm Thuận  Thiên  thứ 7 (1016)[14]  sắc  phong  Đương  cảnh  thành  hoàng Chí  Minh  đại  vương. 
Ngày 20 tháng 7, thu năm Đại  Định  thứ 6 (1145)[15]  chiếu  ban  tiền  115 sâu để tu  tạo đền thần.
Ngày 11 tháng 3 năm Thiên  Tư  Gia  Thuỵ  thứ 4 (1189)[16] sắc  phong  Đại  vương  và cho lệ quốc  tế  với Vũ  miếu[17] 
Ngày mùng 8 tháng 12 năm Nguyên  Phong  thứ 2 (1252)[18] chiếu  phát  tiền  50 sâu để sửa chữa đền thần. 
Ngày mùng 6 tháng 2 năm Hưng Long  thứ 7 (1299)[19]  phụng  ban  lệnh cho lệ  tiền tế xuân  hàng năm 30 quan để tỏ ý kính. 
Sắc  làm Đương  cảnh  thành  hoàng Chí  Minh  đại  vương rằng:
Tinh  anh thái  nhất[20],  đức  đủ  âm  dương[21].  Trừ tai trục họa, đưa chúng dân lên đài xuân cõi thọ, tỏ rõ phúc đức đặt mệnh nước vững yên như bàn đá. Đã nhiều lần có công giúp đỡ, đáng đưa vào điển báo đáp nêu dương. Có công giúp cho hoàng gia  được lâu dài, phúc bảo hộ  nghiệp vua thịnh trị. Ngầm giúp Quốc  vương  ta bình  định  phương nam,  tiễu  trừ  quân trái mệnh; bắt được kẻ nghịch là Chế  Chí[22],  thu  hoạch  được voi ngựa khí  giới  súng  đạn.  Thủ  thắng  vẹn tuyền,  vững yên thiên  hạ.  Thu  phục  cho non sông  nhất  thống,  rất là  linh  ứng.  Đáng gia   phong   là Đương  cảnh  thành  hoàng Chí  Minh  đại  vương,  trên bàn cho được dự lệ quốc  tế  cùng Áp Nha  công  chúa Lục Phi  nương  cùng được phối  thờ. 
Vậy  sắc 
Ngày 17 tháng 6 năm Hưng Long  thứ 20 (1312). 
Đặc  sai Huệ  Vũ  vương  Trần  Quốc  Trẩn[23]  ban chiếu  chỉ 
Hàn  Lâm  học  sĩ  Trương  Hán  Siêu[24]  phụng  biên  chép sự tích. 
Phụ lục ảnh


BIA 2
Nguyên văn bia 2:
Mặt 1. bia 2
 
□ □ □  
□ □
     
駿
        祿
    □ □ □
□ □ □
Mặt 2 bia 2
             
             
           
           
    
﹕嗣



Dịch nghĩa bia 2:
Mặt 1 bia 2
Bia ghi thuật lại tích xưa của xã Lại An.
Ngày tháng 2 năm Gia  Long  thứ 15 (1816)
Xã Lại An, huyện Đan  Phượng  xưa sùng  phụng vị thiên  thần  là Đương  Cảnh  Thành  Hoàng Chí  Minh  đại  vương,  ở giữa có  phối  thờ Áp  nha  công  chúa  Lục   Phi  nương. Khảo xét sự tích cũ thì từ đời Trần  triều  năm Hưng Long  thứ 2 (1294) đặc  sai Huệ  Vũ  vương[25]  phụng  chỉ  đến tu  tạo, có các ghi chép của  Hàn  Lâm  học  sĩ  Trương  Hán  Siêu[26], văn từ rất tường tận. Sau bia có phụ ghi các sắc mệnh điển thờ trải các đời để lưu truyền bất  hủ, như thế thì sắc phong tặng nhiều mới có thể đầy đủ được. 
Khoảng những năm đời Hoàng triều  Gia  Long (1802-1818), bản xã  trùng  tu  miếu  vũ. Công việc đã xong, mới dựng bia đá khắc tiếp các mỹ tự gia phong của các đời nối tiếp. Nhưng khảo các ghi chép cũ thì  □ □ □ [27]phàm những công đức tự  đời Trần  triều  trở lên thì thấy còn ở bia bên trái. Từ đời Lê  triều  Cảnh  Thống  năm thứ 3 (1500) trở lại, các chiếu  sắc  mỹ  tự[28]  cho phụ  khắc  vào bia bên phải để truyền cho đời sau. 
Chiếu  rằng: Xưa có công  với dân  thì được dân phụng thờ,  có thể trừ tai trục họa giúp dân thì cũng được dân phụng thờ, từ cổ đến nay vẫn cùng một lẽ như thế. Gần đây, trải mấy tuần không có mưa, e nhiều sự tổn hại đến việc nông tang. Niệm thấy đền thần xã Lại  An  là nơi  □  linh  ứng.  Đặc  mệnh  sai đến cầu đảo,  hiển  rõ hiệu nghiệm. Khả gia  ban  công  bản  tiền[29]  150 sâu để làm công đức tu sửa. Các chức trách ở bộ Lễ xem xét cho chu đáo, để ra sức thi hành  □ □ cho phong tục tốt đẹp, vừa lòng của trẫm.  Kính thay, đặc ban chiếu này. 
Ngày mùng 6 tháng 6 năm Cảnh  Thống  thứ 3 (1500)
Sắc  Đương  Cảnh  Thành  Hoàng Chí  Minh  đại  vương  và Áp  nha  công  chúa  Lục  phi  nương.  Thể hành Càn mạnh, khắc cát Khôn  trinh[30].  Chung  đúc âm  dương  hai khí,  hiển  rõ linh  uy.  Phù giúp  xã  tắc  phú lành vô tận đến muôn ức  vạn năm.  Công  lao giúp đỡ nhiều,  lễ  nghi  đương khen tặng.  Sức giúp hoàng gia  được dài lâu, ngầm phù vương  nghiệp  □ mãi truyền.  Ngầm trợ  giúp Thế  tử  được tấn   phong  Tiết  chế  quốc  công[31]  phụng  sai Thống lĩnh Nghệ  An  xứ  quan,  uy  vũ  phấn  dương  binh  giáp  tinh  nhuệ. Bắt được giặc tên Hiển[32], chém được đầu giặc,  thu  được voi ngựa  khí  giới  súng  đạn của giặc, thủ  thắng  vẹn  tuyền,  thu  phục  giang  sơn  nhất  thống,  rất là  linh  ứng. Đáng gia  phong  Đương  Cảnh  Thành  Hoàng Chí  Minh  Hộ  Quốc  An  Dân  đại  vương  và  Áp  Nha  Nhu  Gia  Ý  Hạnh   công  chúa  Lục  Phi  nương.  Vậy  sắc. 
Ngày 19 tháng 11 năm Vĩnh  Thọ  thứ 3 (1660). 
Ngày 20 tháng 1 năm Cảnh  Thống thứ 2 (1499)  phụng  ban  lệnh dụ  xuân  tế  mỗi  năm  chuẩn  cấp tiền  30 quan  để cầu cho thọ  quốc  mạch. 
Ngày 20 tháng 3 năm Vĩnh  Khánh  thứ 3 (1731) phụng  gia  phong    Tuấn  công  Long  trạch  đại  vương  và  Trợ  thuận  Tuyên  linh  công  chúa  Lục  phi  nương.
Ngày 24 tháng 7 năm Cảnh  Hưng thứ 1 (1740) phụng  gia  phong  Tuyên  triết  Thần  vũ  đại  vương  và  Đoan  nhất  Trang  từ  công  chúa  Lục  phi  nương.
Ngày mùng 8 tháng 8 năm Cảnh  Hưng thứ 28 (1767) phụng  gia  phong  Hoạch  khánh  Mông  hưu  đại  vương  và  Phu  cảm  Diệu  ứng  công  chúa  Lục  phi  nương.
Ngày 16 tháng 5 năm Cảnh  Hưng thứ 44 (1783)  phụng  gia  phong    Tuy  lộc  □ dận  đại  vương  và Trang  hạnh  Tự  nghi  công  chúa  Lục  phi  nương. 
Ngày 26 tháng □ □ □  năm Cảnh  Hưng thứ 44 (1783)  phụng  gia  phong  Thuỳ  hi Tế  thế  Sùng  khang  đại  vương  và  Liên  phương  Trinh  chính  Huy  nhu  công  chúa  Lục  phi  nương  đại  vương. 
Ngày □ □ □ tháng 3 năm Chiêu Thống 1 (1787) phụng  gia  phong   Anh  mẫn  Quả  đoán  Cương  minh  đại  vương  và  Đoan  trang  Huy  thanh  Diệu  huống  công  chúa  Lục  phi  nương  đại  vương. 


Mặt 2 bia 2
Ngày 16 tháng 6 năm Tân Sửu niên hiệu Thành Thái  thứ 13 (1901) Cung  chép các đời phong  tặng phụng khắc vào bia
Ngày 7 tháng 4 nhuận năm Quang  Trung thứ 5 (1792) phụng  gia  phong  Thịnh  liệt  Hồng  mô  Vĩ  lược  Thịnh  liệt  và  Cung   ý  Trinh  tĩnh  Thục  thận  công  chúa  Lục  phi  nương. 
Ngày mùng 1 tháng 12 năm Cảnh  Thịnh 1 (1793) phong  Thịnh  liệt  Chính  trực  Hoành  dụ  Uyên  tuý  và  Thục  thận  Ôn  nhu  Nhàn  nhã  Uyển  diễm  Áp  nha  công  chúa  Lục  phi  nương.
Ngày 16 tháng 2 năm Minh  Mệnh  thứ 5 (1824) gia  tặng  Bảo  Hựu. 
Ngày 16 tháng 7 năm Thiệu  Trị  thứ 4 (1844) gia  tặng  Bảo  Hựu  Chính  trực.           
Ngày 12 tháng 8 năm Thiệu  Trị  thứ 4 (1844) gia  tặng  Bảo  hựu  Chính  trực  Hựu  thiện. 
Ngày 20 tháng 11 năm Tự  Đức  thứ 3 (1850) gia  tặng  (Bảo) Hựu  chính  Trực  Hựu  thiện  Đôn  ngưng. 
Ngày 24 tháng 11 năm Tự  Đức  thứ 33 (1880) sắc  phong  chuẩn  cho  phụng  sựNăm Tự  Đức  thứ 31 (1878) chính  dịp ngũ  tuần  đại  khánh  tiết  của trẫm, từng ban  chiếu báu để tỏ ân sâu, lễ đương thăng trật  chuẩn  cho được  phụng  sự  như cũ.
Ngày mùng 1 tháng 7 năm Đồng  Khánh thứ 2 (1887), gia  tặng  Dực  bảo  trung hưng.











[1] NCS. Học viện Khoa học Xã hội.
[2] NCS. Học viện Khoa học Xã hội.
[3] Khải Định 5 (1920)
[4] Thác bản đã được Nguyễn Kim Oanh giới thiệu trong Thông báo Hán Nôm 1998. Chúng tôi được biết thông tin sau khi đã gửi bài. Độc giả có thể tham khảo theo http://www.hannom.org.vn/detail.asp?param=737&Catid=541
[5] Chu Diên: là đơn vị hành chính, một bộ trong số 15 bộ dưới thời Hùng Vương
[6] Nguyên văn: Càn Tốn hướng: là hướng Tây Bắc – Đông Nam. Theo Sơn Hải kinh đồ tán: Địa khuy Tốn duy, thiên khuyết Càn giác/ Đất khuyết đường Tốn, trời khuyết góc Càn.
[7] Đời Lý Thái tổ.
[8] Chín bệ: Nguyên văn là “Cửu trùng”, nơi vua ngự gọi là Cửu trùng, chỉ sự tôn nghiêm, có thể dịch là “chín bậc”, “chín bệ”
[9] Ý cả câu: Vua là bậc chí tôn thiên tử, thi hành đức nhân ra khắp nơi cho muôn dân được thấm nhuần theo đức tốt.
[10] Nguyên văn là chữ “Mân ” là quan tiền, có thể dịch là sâu tiền hay chuỗi tiền
[11] Nguyên văn “Miếu lợi dã tụy”: lấy ý quẻ Tụy trong Kinh Dịch, nói vua thánh đến, gây dựng tỏ đức hiếu, dân chúng tụ về, thế mới gọi là có miếu – hữu miếu
[12] Nguyên văn “Quán hữu phu quan”: lấy ý quẻ Quán trong Kinh Dịch, nói vương đạo thi hành được không gì bằng việc tế tự ở Tông miếu, việc ở Tông miếu không gì đáng xem bằng lễ Quán Tẩy, ý chỉ sự nghiêm trang kính cẩn trong tế lễ.
[13] Đời vua Trần Anh tông
[14] Đời Lý Thái tổ
[15] Đời Lý Anh tông
[16] Đời Lý Cao tông
[17] Vũ miếu: Tức miếu thờ về việc Võ, việc quân đối lập với Văn miếu
[18] Đời Trần Thái tông
[19] Đời Trần Anh tông
[20] Thái nhất: Theo Triết học Đạo gia, cái Thái nhất là cái đầu tiên sơ khởi của tất cả vạn vật trong vũ trụ
[21] Đức đủ âm dương: Nói là chung đúc tinh anh đầy đủ của cả hai khí âm dương
[22] Tức năm 1328 đời Trần Minh tông, quân nhà Trần đánh thắng Chiêm Thành bắt được vua Chiêm là Chế Chí, thu được rất nhiều súng đạn, voi ngựa.
[23] Trần Quốc Chẩn là con của Trần Nhân tông, là em của Trần Anh tông, là bố của Huy Thánh công chúa (sau là Lệ Thánh hoàng hậu, vợ của Trần Minh tông), ông ngoại của Trần Dụ tông. Đảm đương chức lớn trong triều, nhiều lần cầm quân đi đánh Chiêm Thành đại thắng, công lao rất lớn. Năm 1328 bị Trần Khắc Chung vu cáo tội mưu phản, bị giết.
[24] Trương Hán Siêu (? - 1354), danh nho đời Trần, là môn khách của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, có tài lại cương trực, được Hưng Đạo vương tiến cử. Sau khi mất được phong Thái Phó, phối thờ ở Văn Miếu. Có nhiều tác phẩm còn lưu truyền.
[25] Tức Trần Quốc Chẩn là con của Trần Nhân tông, là em của Trần Anh tông, là bố của Huy Thánh công chúa (sau là Lệ Thánh hoàng hậu, vợ của Trần Minh tông), ông ngoại của Trần Dụ tông. Đảm đương chức lớn trong triều, nhiều lần cầm quân đi đánh Chiêm Thành đại thắng, công lao rất lớn. Năm 1328 bị Trần Khắc Chung vu cáo tội mưu phản, bị giết.
[26] Trương Hán Siêu (? - 1354), danh nho đời Trần, là môn khách của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, có tài lại cương trực, được Hưng Đạo vương tiến cử. Sau khi mất được phong Thái Phó, phối thờ ở Văn Miếu. Có nhiều tác phẩm còn lưu truyền.
[27] Chữ bị mờ.
[28] Mỹ tự: Tên đẹp để tặng cho thần.
[29] Tiền công bản: Chưa rõ?
[30] Thể hành Kiền mạnh, khắc cát Khôn trinh: ý nói khí tốt hợp đức của âm dương trời đất.
[31] Thế tử: Con của nhà chúa, đây nói con chúa Trịnh
[32] Tên Hiển: chưa rõ, nguyên văn ghi là Hiển , không phải Hiển . Chúng tôi luận rằng đây là danh từ riêng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét