Đền thờ Sĩ Nhiếp, thuộc xã Thanh Khương, Thuận Thành, Bắc
Ninh.
Nơi kèm với di tích Chùa Phi Tướng và Thành cổ Luy Lâu.
Thành cổ Luy Lâu giờ đã phai tàn, chùa Phi Tướng đã Trùng
tu nhiều lần. Đền Sĩ Vương thì xuống cấp nghiêm trọng. Trong khuôn viên đền còn
cây cầu đá từ thời Lê và nhiều Bia đá cổ của các triều đại. Trong đó có 1 tấm
bia gần đây của Cử nhân Nguyễn Diệp Quảng, soạn dưới thời Nguyễn. Nội dung là 1
bài thơ Ngũ ngôn tán tụng công lao mở mang Nho học của nước ta thời Bắc thuộc.
Copy được ảnh rõ nét trên Facebook.
(nguồn ảnh Facebook: Thiên Hỏa) Tấm bia trước bị lút chân vào tường khu trung điện, sau khi được đào lên đưa ra chỗ cao ráo.
Xin được phiên âm dịch nghĩa như sau:
Phiên âm:
Khải Định Giáp tí cửu niên mạnh xuân nhân nhật
Ngã quốc tứ thiên niên
Văn phong kim thượng truyền
Nam Giao nho học tổ
Bắc địa Sĩ vương tiên
Chủng tộc tồn nhân đạo
Thi thư tác chính quyền
Tùng
lâm phong vũ ngoại
Lăng
tẩm cố y nhiên
Tiểu
thủ thần Cử nhân Thiếu Phượng Nguyệt Khanh Nguyễn Diệp Quảng bái đề
(dấu
triện: Tiên Hương)
(Nguồn ảnh Facebook: Thiên Hỏa)
Dịch
nghĩa:
Ngày Nhân đầu
xuân năm Giáp tí niên hiệu Khải Định thứ 9 (1924)
Đất nước bốn
nghìn năm
Văn chương còn
truyền tụng
nước Nam Tổ Nho
học
Là Sĩ vương Tiên
đất bắc
Giống nòi còn
nhân đạo
Chính quyền giảng
Thi Thư
Rừng tùng còn
mưa gió
Lăng tẩm vẫn còn
nguyên
Bề tôi trông
coi, Cử nhân hiệu Thiếu Phượng, Nguyệt Khanh Nguyễn Diệp Quảng bái đề
Dấu triện: Tiên
Hương
Cùng GS Ngô Đức Thọ trên cây cầu đá đền Sĩ Nhiếp xã Thanh Khương, Thuận Thành Bắc Ninh.
Cừu đá tại Lăng Sĩ Nhiếp, thôn Tam Á, Thuận Thành Bắc Ninh
Cổng đền Sĩ Nhiếp, Tam Á (Cổng ngoài: Nam giao học tổ/ Tổ học Trời Nam)
Cổng đền Sĩ Nhiếp, Tam Á (Cổng trong: Hữu công Nho giáo/ có công với Nho giáo)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét