Tuyết thư –
Bức thư tự bạch của Lê Hoan trong hoàn cảnh bị dèm pha nghi ngờ.
Cuối triều Nguyễn, khi nước Đại Nam phong kiến lạc hậu đối mặt với sức mạnh xâm lấn của Đế quốc Pháp. Triều đình nhà Nguyễn cùng tầng lớp Trí thức tinh hoa cũng đối mặt với những lựa chọn khó khăn, Hòa hay Chiến. Nhận thức của kẻ sĩ cũng phân chia theo nhiều dòng nhiều phái, nhưng chung quy lại vẫn là lòng yêu nước thương dân. Từ xưa đến nay, đọc sử sách dưới chế độ định hướng của CNXH, học sinh sinh viên học sử chỉ nhai đi nhai lại những bài yêu nước căm thù giặc, hễ ai đánh Pháp thì yêu nước, ai giúp Pháp (thậm chí Trung Dung) thì cũng là Tay Sai, là Việt Gian. Những tên Tay Sai nổi bật được nên tên của dân Sử định hướng như: Tôn Thọ Tường, Hoàng Cao Khải, Lê Hoan, ... Còn những nhà yêu nước được Sử định hướng khen như: Tôn Thất Thuyết, Trần Xuân Soạn, Ông Ích Khiêm, ... dưới thì có Hoàng Hoa Thám, ... Nhưng ai có nhận ra Trần Xuân Soạn, Ông Ích Khiêm chính là những kẻ thí quân (sát hại vua Hiệp Hòa), ai có nhận ra Tôn Thất Thuyết là kẻ tiếm quyền phế lập (phế Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc), thâu tóm quyền lực, trừ khử những thành phần không về phe Chiến (giết Trần Tiễn Thành), khai sự gây chiến dẫn đến thảm cảnh của thành Huế năm 1885.
Ngày nay, nhìn lại lịch sử với con mắt khách quan nhân học, với tư tưởng dân chủ hòa đồng, tôn trọng mọi chủ kiến, quyền sống, quyền tự do tư tưởng và ngôn luận. Với những tư liệu còn lại, ta có thể nhìn nhận lại các nhân vật lịch sử mà dòng Sử định hướng kia đã che mắt chúng ta bao năm qua. Ít nhất là về cá nhân mỗi con người, mỗi nhân vật lịch sử. Chúng ta thấy Hoàng Cao Khải và Lê Hoan là những người có công bình ổn đất Bắc Kỳ đầy nhiễu nhương cướp bóc, với những chính sách cứng rắn nhưng hiệu quả. Chúng ta thấy Tôn Thất Thuyết là người ngạo mạn độc quyền không có tầm nhìn xa. Những nhân vật khác chúng tôi chưa có gì để nói. Lần về Việt Nam vừa qua, đươc người bạn từng du học ở Pháp đưa cho file ảnh tập tài liệu sưu tầm được, bản chép tay Tuyết thư của Lê Hoan và bản dịch. Tôi xin phép người bạn đó được dùng tư liệu và bản dịch này đăng trên Blog Yêu Hán Nôm để mọi người có thêm tư liệu để nhân định về nhân vật Lê Hoan.
Lê Hoan, như chúng ta biết là người theo Pháp dẫn quân đánh dẹp Hoàng Hoa Thám. Từng bị người Pháp nghi ngờ, điều tra vì giúp đảng Cách mạng. Tuy nhiên qua những dòng Tuyết thư dưới đây, thì ông là người hoàn toàn trong sạch, vi công mẫn cán. Bức thư chắc chắn được viết khi ông đang bị điều tra, nghi ngờ.
Nguyên văn và lời dich Tuyết thư của ông:
Theo trang tài liệu wiki (https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%AA_Hoan) thì:
Cuối triều Nguyễn, khi nước Đại Nam phong kiến lạc hậu đối mặt với sức mạnh xâm lấn của Đế quốc Pháp. Triều đình nhà Nguyễn cùng tầng lớp Trí thức tinh hoa cũng đối mặt với những lựa chọn khó khăn, Hòa hay Chiến. Nhận thức của kẻ sĩ cũng phân chia theo nhiều dòng nhiều phái, nhưng chung quy lại vẫn là lòng yêu nước thương dân. Từ xưa đến nay, đọc sử sách dưới chế độ định hướng của CNXH, học sinh sinh viên học sử chỉ nhai đi nhai lại những bài yêu nước căm thù giặc, hễ ai đánh Pháp thì yêu nước, ai giúp Pháp (thậm chí Trung Dung) thì cũng là Tay Sai, là Việt Gian. Những tên Tay Sai nổi bật được nên tên của dân Sử định hướng như: Tôn Thọ Tường, Hoàng Cao Khải, Lê Hoan, ... Còn những nhà yêu nước được Sử định hướng khen như: Tôn Thất Thuyết, Trần Xuân Soạn, Ông Ích Khiêm, ... dưới thì có Hoàng Hoa Thám, ... Nhưng ai có nhận ra Trần Xuân Soạn, Ông Ích Khiêm chính là những kẻ thí quân (sát hại vua Hiệp Hòa), ai có nhận ra Tôn Thất Thuyết là kẻ tiếm quyền phế lập (phế Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc), thâu tóm quyền lực, trừ khử những thành phần không về phe Chiến (giết Trần Tiễn Thành), khai sự gây chiến dẫn đến thảm cảnh của thành Huế năm 1885.
Ngày nay, nhìn lại lịch sử với con mắt khách quan nhân học, với tư tưởng dân chủ hòa đồng, tôn trọng mọi chủ kiến, quyền sống, quyền tự do tư tưởng và ngôn luận. Với những tư liệu còn lại, ta có thể nhìn nhận lại các nhân vật lịch sử mà dòng Sử định hướng kia đã che mắt chúng ta bao năm qua. Ít nhất là về cá nhân mỗi con người, mỗi nhân vật lịch sử. Chúng ta thấy Hoàng Cao Khải và Lê Hoan là những người có công bình ổn đất Bắc Kỳ đầy nhiễu nhương cướp bóc, với những chính sách cứng rắn nhưng hiệu quả. Chúng ta thấy Tôn Thất Thuyết là người ngạo mạn độc quyền không có tầm nhìn xa. Những nhân vật khác chúng tôi chưa có gì để nói. Lần về Việt Nam vừa qua, đươc người bạn từng du học ở Pháp đưa cho file ảnh tập tài liệu sưu tầm được, bản chép tay Tuyết thư của Lê Hoan và bản dịch. Tôi xin phép người bạn đó được dùng tư liệu và bản dịch này đăng trên Blog Yêu Hán Nôm để mọi người có thêm tư liệu để nhân định về nhân vật Lê Hoan.
Lê Hoan, như chúng ta biết là người theo Pháp dẫn quân đánh dẹp Hoàng Hoa Thám. Từng bị người Pháp nghi ngờ, điều tra vì giúp đảng Cách mạng. Tuy nhiên qua những dòng Tuyết thư dưới đây, thì ông là người hoàn toàn trong sạch, vi công mẫn cán. Bức thư chắc chắn được viết khi ông đang bị điều tra, nghi ngờ.
Nguyên văn và lời dich Tuyết thư của ông:
Bản dịch của Việt Anh-Cao
(RSTNF.1947)
Gửi nhà nước bảo hộ cùng các tòa
báo nước Nam
Tiết
thứ nhất
Tôi sinh vào
năm 1857, đến nay tuổi đã năm mươi ba, xuất thân từ binh nghiệp. Vào năm 1883
dương lịch, ban đầu được bổ hàm bát phẩm ở tỉnh Lạng Sơn, rồi được thăng bổ chức
Thông phán ở tỉnh ấy. Về sau đổi bổ chân Thông phán tỉnh Hưng Yên, sau lại sung
Bang tá quân vụ ba tỉnh Hải Dương, Bắc Ninh, Hưng Yên. Thời điểm này ngụy Vinh
ra đầu thú (năm 1888), [tôi] được thăng bổ Án sát tỉnh Hưng Yên kiêm sung Tán
tương quân vụ ba tỉnh (Hải Dương, Bắc Ninh, Hưng Yên), truy bắt ngụy Đề Tính, Đề
Ban, Tán Thuật, Hai Kế. Năm 1889 được thăng Chánh Quản Đạo đạo Địch Lâm. Cùng năm ấy được thăng Bố Chánh Sứ
tỉnh Lục Nam. Sau đổi làm Bố Chánh Sứ tỉnh Sơn Tây kiêm Tuần Phủ Sứ ba tỉnh Sơn
Tây, Hưng Hóa, Tuyên Quang, truy nã Đề Kiều, Đốc Ngữ, tại xóm Hương Cần, Thể Cần
cầm quân ba phen giao chiến ba phen thắng trận. Năm 1890 được thăng Tuần phủ tỉnh
Hưng Hóa. Trong vòng chưa đầy hai tháng bắt được phỉ tặc sơn lâm hoành hành nhiễu
loạn, được đổi sung Tán Lý quân vụ ba tỉnh Hải Dương, Bắc Ninh, Hưng Yên. Chinh
phạt giặc cướp, hoặc bắt sống, hoặc chém đầu, được hơn ba trăm tên, thu hoạch
nhiều đạn pháo. Năm 1891 quay lại làm Tuần phủ Hưng Hóa, dẹp phỉ, dụ được ngụy
Đề Kiều dắt đồng đảng cùng pháo ra đầu thú. Năm 1892 được thăng Tổng đốc Bắc
Ninh kiêm sung Đại thần Đổng lý quân vụ tiến quân dẹp cướp. Về sau dụ được ngụy
Tán Phức, ngụy Thống Luận mang đồng đảng ra đầu thú. Từ năm 1891 đến 1893 từng
trải nhiều chinh chiến, hoặc bắt sống hoặc chém đầu, hoặc dụ hàng, trước sau cả thảy hơn một ngàn tên,
đạn pháo thu được chất đống, cờ giặc ước tính trăm chiếc cùng một cỗ đại pháo bắn
liền năm phát .
Năm 1892 được
ban tặng một chiếc Bắc đẩu bội tinh (do Toàn quyền Đại thần De Lanessan tiến cử).
Năm 1893 được
tấn phong tước Nam (do Toàn quyền Đại thần Rousseau tiến cử). Lại lần lượt được
ban thưởng [cả thảy] mười chiếc kim khánh, kim tiền, ngân tiền.
Một đời tôi thảy
đều nhờ ơn quốc gia cất nhắc, làm quan nhất phẩm, lạm nắm đại quyền. Đương
nhiên biết rằng trọng trách lớn thời đố kỵ nổi lên, đố kỵ dấy lên thời dèm pha
xảy đến. Nhưng mà đem thân báo quốc, nào dám chẳng tận tâm gánh việc để vì mệnh
vua, để đền ơn nước trong muôn một. Không ngờ việc đang yên mà kẻ thù dấy loạn
gây phiền, cấp trên tra xét, báo giới a dua cùng công kích,coi tôi là kẻ bất hảo,
ngày ngày báo chí đăng tải cho tôi là kẻ phản quốc. Còn những khi xuất chinh từng
trải bao nhiêu nguy hiểm thì chẳng thấy ai nói tới. Chỉ nghe thấy những lời
tranh nhau dèm pha.
Tôi dù đang bệnh,
bất đắc dĩ phải dốc lòng cho tỏ với nước nhà cùng các bậc chính nhân quân tử để
cùng biết cho.
Tiết
thứ hai
Lại
nói, Hoàng [Hoa] Thám trái mệnh [trên], lại thông đồng với kẻ xấu ngầm mưu tà lệch, phạm tội đầu độc quan nhân quý quốc
và nhũng nhiễu dân địa phương. Quốc gia ắt phải dẹp trừ để tiêu diệt bè đảng phản
nghịch mà cứu dân lành. Vì thế vào năm 1909, ngày 29 tháng Giêng, trước tiên điều
200 lính khố xanh tiến công Hoàng Thám. Tiếp đó sai quan năm Bataille kéo quân
đánh vào hang ổ. Hoàng Thám chạy trốn vào rừng núi, một phen giao chiến với Cả Dinh
ở Đồng Vương, một phen giao chiến ở Rừng Phe, thảy đều là nơi hiểm yếu nhất, giặc
thấy được quan quân [triều đình] nhưng quan quân không phát hiện được giặc. Nếu
không phải người làm tướng trí dũng, giỏi tính
mưu đốc chiến, dẫn binh sĩ xung phong phá địch thì không tránh khỏi tổn
tướng hao quân như ở trận ngoài khe núi Sơn Quả. [Thế mà] trong hai lần giao
chiến nơi rừng thẳm này đã đánh đuổi được giặc, khiến [ngụy] Cả Trọng tử thương. Lại bắt được đồng đảng, vợ con của
Hoàng Thám. Bọn ra đầu thú cũng nhiều. Hoàng Thám thấy tình cảnh bại vong như
thế kinh sợ trốn biệt. Bèn hạ lệnh cho quan năm Bataille đắc thắng trở về.
Ngờ đâu Hoàng
Thám đã cho người vợ ba là Đặng Thị Nhu cùng Cả Huỳnh đi trước tới huyện Kim
Anh hợp cùng Ba Biều, sẵn sàng lương thực, tập hợp đồng đảng tính chuyện về
sau. Hoàng Thám dẫn lực lượng tới đất Phúc Yên hợp cùng Ba Biều hoành hành cướp
bóc. Hoàng Thám lại nhớ việc năm xưa bắt được thương gia người Tây là Chesnay,
nhà nước phải chuộc lại bằng số bạc là hai vạn nguyên, lại phải hứa cho [Thám]
hưởng sưu thuế bốn tổng[1].
[Vậy nên Hoàng Thám] lại làm chuyện bắt
con tin người Tây là Voisin như vụ Chesnay cũ. May nhờ Toàn quyền Klobukowski
bàn tính không chấp nhận yêu cầu của Hoàng Thám, lập tức sai quan tư[2]
Chofflet đem quân chinh phạt. Thời điểm ấy cả miền Phúc Yên là sào huyệt của giặc.
Quan tư Chofflet đem theo một kẻ đã đào ngũ là Nguyễn Đình Chú làm thám báo. Một
trận giao chiến nổ ra ở làng Lầy. Hoàng Thám mang theo Voisin chạy thoát. Cho
người chiêu dụ nhưng Hoàng Thám không nghe. Lại giao chiến ở làng Xuân Lai,
Hoàng Thám lại đem theo Voisin chạy thoát. Nguyễn Đình Chú theo quan tư dò thám
tình hình, mượn cớ dọa dân mắc tội mà sách nhiễu dân lành vòi tiền. Nhiều lương
dân oan uổng, kinh sợ bỏ chạy theo phỉ tặc. Còn Hoàng Thám đến xã nào cũng giả
xưng là khởi nghĩa, phàm dùng vật gì đều trả tiền theo giá trị. Vì thế giặc tới
thời dân che chở, quan quân tới thời dân dối cho. Hoàng Thám được thể càng tung
hoành. Nhà nước hiểu lẽ đó, cho đặt chức Khâm sai vâng ý chỉ xuất chinh, làm
cho toàn dân cùng thấy Hoàng Thám là giặc
nước, để chấm dứt cái mưu mượn cớ khởi nghĩa mà dối dân. Việc chưa thành mà
Thám đã biết, bèn ngầm họp lực lượng tại xã Hiền Lương mà bàn bạc. Thám nói:
nay nhà nước sai tướng xuất quân, ta có một kế có thể hoãn binh. Các tướng hỏi
kế gì. Thám bảo trước bắt Voisin là để thương thuyết thì thả Voisin có thể hoãn
binh. Cả bọn đều khen là hay. Bèn sai Cả Dinh đem Voisin tới thả trước lỵ sở
huyện Kim Anh (theo lời kể của tên đầu thú là Đinh Thử). Quan tư Chofflet hay
tin, dẫn quân tới Hiền Lương truy bắt. Hoàng Thám cự chiến từ sáng sớm tới chiều
tối. Đêm đến, Hoàng Thám thất thủ bỏ chạy. Từ đó, bọn đồng đảng bất tài cho rằng
Hoàng Thám là người vô địch, đua nhau a dua, kết thành mối đe dọa lớn. Nhà nước
muốn tiêu diệt giặc ngày càng lớn mạnh, bèn đặt chức trách Khâm sai.
Tiết
thứ ba
Ngày 11 tháng
Sáu nhận điện [bề trên], tôi vâng mệnh làm Khâm sai Đại thần Bắc kỳ. Ngày 14 được
Đại thần Nguyên soái Đông Dương, Đại thần Thống sứ Bắc kỳ dâng Thượng dụ cùng cầm
ấn Khâm sai tới tòa Công sứ tỉnh Phúc
Yên, lập đàn bày nghi trượng tuyên phong trao ấn, nghi lễ trọng thị, ủy thác
cho [Khâm sai] chuyên quyền mọi việc ngoài chiến trận. Phàm mọi việc chuẩn cho
tùy tiện thực thi. Dụ chỉ này đã được dịch đăng trên tờ báo “L’Avenir du
Tonkin” số ngày 26 tháng Ba năm 1910 dương lịch.
Được hai nhà
nước tin giao trọng trách, tôi được nắm đại quyền Khâm sai. Từ đó tôi vâng mệnh
[bề trên] ra quân. Chưa đầy mười ngày mà báo giới đã tới tấp chỉ trích dèm pha,
kẻ thủ đã nhiều phen đố kỵ. Nghe nói có người tới kể rằng một đại viên chức hồi
hưu đã dụng tâm hại nhau vu cáo hối lộ. Tôi vốn có biết việc này, nhưng khi đó
một mặt Hoàng Thám hoành hành, một mặt bọn Nguyễn Đạt ở Hà Nam tụ tập quân tướng
tính ứng hợp với Nguyễn Kiêm tấn công tỉnh Hòa Bình, thu hết pháo đạn. Còn Nguyễn
Xuân Sơn ở Bắc Ninh tụ tập lực lượng thành bè đảng ứng viện. Việc đã đại nguy,
cho nên không dám phí lời suông mà bỏ bê việc nước. Bèn chia lập đồn tại các
nơi trọng yếu mà cắt lối của Hoàng Thám. Đồng thời tư cho các tỉnh Hà Nam, Bắc
Ninh bắt Nguyễn Đạt, Nguyễn Xuân Sơn để chặt vây cánh của Hoàng Thám, Nguyễn
Kiêm. Một trận giao chiến diễn ra ở Bạch Đa, rồi trận thứ hai ở Đường An. Bọn
ngụy Biều chấp nhận đầu thú, bè đảng tan rã. Từ đó ngụy Trưng, ngụy Huân dẫn bè
đảng gồm cả 11 cây pháo ra hàng. Bọn Nguyễn Đạt, Nguyễn Xuân Sơn bị bắt hết về
chịu án. Ở Hòa Bình, Nguyễn Kiêm thế trơ trọi. Hoàng Thám thì trốn chạy xa.
Trong hàng ngũ
quân binh của quan tư Chofflet, biết Nguyễn Đình Chú quy hàng mà có ý sàm bậy
hai lòng, khiến quan chức nhà nước bất hòa, sợ là ảnh hưởng tới việc lớn. Bèn lệnh
cho quan tư Bonifacy thay Chofflet cầm quan, chuyển Nguyễn Đình Chú lên làm
chân sai phái ở tỉnh Cao Bằng. Từ đó các tòa báo phần nhiều xúm vào chỉ trích
việc quân. Tôi biết rằng tương lai nhất định trở nên vô cùng gai góc. Nhưng thị
phi đã có nước nhà thấu hiểu, không phải bận tâm. Ngày 15 tháng Tám tin mật báo
Hoàng Thám trốn ở Lương Sơn, cùng với Nguyễn Kiêm ở Hòa Bình kết bè đảng. Tôi
tâu hết hiện trạng lên bề trên đồng thời tư cho Đại thần Thống sứ [Bắc kỳ] thẩm
xét. Ngày 19 kéo quân tới đồn Liễn Sơn thuộc Vĩnh Yên sắp đặt việc quân, dùng kế
trước dụ hàng sau tấn công.
Tiết
thứ tư
Khi ấy kể từ
lúc người con ruột là Cả Trọng bị giết chết, Hoàng Thám ẩn náu tại Lương Sơn là
nơi rất hiểm trở, binh quyền giao hết cho người con nuôi là Cả Dinh giữ chức
Phó tướng. Người này vô cùng dũng cảm lại am hiểu việc quân. Dựa vào thế đất hiểm
yếu này thì có thể dùng kế mà thắng chứ không thể lấy sức thắng được. Lúc ấy
trinh thám cho biết Hoàng Thám muốn cử Cả Dinh đi tìm gặp Nguyễn Kiêm để họp mặt
tại núi Ba Vì để gây danh tiếng dụ dỗ tù trưởng trợ giúp lương thực. Tôi một mặt
chia quân đánh du kích, cắt lối phòng thủ hiểm yếu, một mặt phái tàu tuần tiễu
trên sông Thao, một mặt truyền thư dụ hàng, một mặt thực thi kế phản gián khiến
Thám ngờ Dinh, khiến Dinh rời xa Thám. Tính toán ổn thỏa, bèn giao cho Tổng đốc
Trần Đình Lượng, Đô thống Đỗ Đình Thuật dẫn 300 quân thẳng tới Lương Sơn, giả dụ
hàng mà vây chặt. Trinh thám được biết Hoàng Thám nghi Cả Dinh đã thể hiện ra lời.
Dinh sợ bị Hoàng Thám giết nên sinh lòng lìa bỏ, ra đóng ở đồn khác. Trinh thám
biết rõ địch tình cùng địa thế hiểm yếu, vẽ thành sơ đồ. Lập tức lệnh cho quan
tư hội đại quân ở Quế Trạo, sớm ngày 22 tháng Tám chia binh tiến đánh. Giao chiến
từ 11 giờ đến 7 giờ tối, phá nát hang ổ giặc. Tù trưởng của Hoàng Thám là bọn
Chu Văn Cát chống cự nơi tiền đồn, bị quan quân phá tan nhất loạt. Hoàng Thám
đóng ở hậu đồn Hố Võng cùng vợ ba là Đặng Thị Nhu chạy thoát. Cả Dinh ngờ sợ
không theo, dắt đồ đảng 12 tên cùng pháo trở lại Liễn Sơn đầu thú. Hoàng Thám
đem theo tàn quân chạy đến Tam Đảo. Nguyễn Kiêm thế cô, không dám tung tác.
Từ khi Cả Dinh
đầu thú, dư luận chê bai càng tăng điều đố kỵ. Có kẻ thuê tòa báo ra hẳn chuyên
san, có kẻ đặt điều rằng tôi thông đồng với Hoàng Thám mà không giao chiến. Hoặc
có kẻ nói khi giao chiến, quân của Thám đầu hàng quân của tôi để kiếm thức ăn.
Hoặc có người thêu dệt việc tôi kiếm người khác giả làm Cả Dinh ra hàng. Hay là
có kẻ đặt điều Cả Dinh trá hàng, cướp lấy 60 cây pháo và chiêu dụ biền binh
cùng làm phản. Kẻ chê bai còn ngầm sai người lén nói với Cả Dinh là nhà nước
nghị án [y] phải đi đày, rồi sắp đặt là kẻ phạm tội sẽ bị tù nơi hải đảo khiến
Cả Dinh biết ý ấy để [y] làm phản. Tôi còn nhận được điện của ngài Thống sứ cho
biết có một vị đại quan âm mưu xúi giục những người đã đầu thú làm phản, [nhắc
tôi] hãy cẩn thận phòng thủ, chớ có lòng nghi ngại. Như thế ắt là ngài Thống sứ
đã biết người ấy. Xem thế mới hay, lòng người hiểm hơn sông núi.
Tiết
thứ năm
Dò xét được Hoàng
Thám ở Tam Đảo hy vọng khôi phục cơ đồ, có tìm đến địa hạt của Lương Tam Kỳ mua
đạn. Tôi một mặt điện báo trình với Thống sứ và báo với các tỉnh thượng du, một
mặt giao cho Tổng đốc Trần Đình Lượng,
Đô thống Đỗ Đình Thuật cùng quan tư dẫn quân truy đuổi khắp núi rừng thăm thẳm,
không biết Hoàng Thám trốn nơi nào. Lại phái quân sĩ tìm Thám khắp nơi, không
núi cao nào không trèo, không chốn hiểm nào không lặn lội. Ngày 18 tháng Chín
truy tìm đến đất Nha Vân, trinh thám biết Lương Tam Kỳ cùng người tây khai
khoáng. Chốn này có nhiều kẻ vốn trước là quân cách mạng được thuê làm công.
Hoàng Thám muốn ngầm trở lại mỏ khoáng này để cầu viện ở những người cách mạng,
tìm mua thuốc súng, lương thực. [Tôi] bèn mật phái tên Lâm tới dò thám, tận mắt
thấy bảy tên thuộc đảng cách mạng cũ của Hoàng Thám làm việc tại đó, không biết
là những kẻ đã ra đầu thú hay chưa. Có điều mỏ khoáng này thuộc quyền của người
Tây và người Thanh, không tiện tra xét truy bắt. Tổng đốc Trần Đình Lượng lập tức
về Thái Nguyên báo với quan Công sứ tra xét. Quả nhiên đêm hôm sau Hoàng Thám
lén vào mỏ khoảng này bắt một con ngựa của tòa Công sứ mà đi. Còn công nhân của
mỏ khoáng trong đêm ấy có 15 tên mang theo pháo súng bỏ trốn, trong đó có 7 tên
thuộc đồ đảng cũ của Hoàng Thám. Công sứ Thái Nguyên trách hỏi Lương Tam Kỳ.
Trong khoảng 10 ngày, con trai của Lương Tam Kỳ dẫn được 5 tên bỏ trốn đêm đó
cùng pháo súng ra đầu thú. Còn 10 tên không biết ở đâu. Trong vòng một tháng, Tổng
đốc Trần Đình Lượng dẫn quân truy tìm Hoàng Thám, trải qua năm phủ huyện là Đại
Từ, Phú Lương, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Phú Bình, không một ngày dừng nghỉ, quân giặc
chạy tới đâu, quan quân truy tới đó. Hoàng Thám không thể chạy xa, cùng đường
tính quay về chốn cũ. Trinh thám biết được Hoàng Thám đã lén về lại miền Yên Thế.
Đô thống Đỗ Đình Thuật, Giám binh Binetki[悲湟箕]đem quân truy đuổi, đến Na Lương gặp
viên Đại lý Nhã Nam là Bouchet, cho rằng Hoàng Thám không dám quay trở lại vùng
Yên Thế. Một mặt [viên này] gửi điện trình với quý Thống sứ, mặt khác ngăn trở
quân truy đuổi, không cho vào địa phận [Nhã Nam]. Đô Thống Đỗ Đình Thuật cùng Giám binh Binetki[悲湟箕] dẫn quân quay về trình báo. Tổng đốc Trần Đình Lượng tư truyền
cho các đạo quan binh rút hết về Yên Thế, chia thành các cánh khép vòng vây
truy nã. Tôi cùng Khâm sứ Bojue [玻觉] đến Nhã Nam. Tên
Cai Sơn dẫn theo đồ đảng cùng khí giới
ra đầu thú. Khi đó Bouchet mới chịu nhận là Hoàng Thám quả thực đã quay lại
vùng Yên Thế. Lúc này quan tư Pháp dẫn quân đóng tại Na Lương. Tôi lập tức cho
gọi hết quân về họp ở Nhã Nam bàn tính phân chia binh lực bao vây truy nã. Tôi
nghiêm khắc đốc thúc các cánh quân luân phiên tuần tiễu, vây bắt được Đặng Thị
Nhu. Người đàn bà này mưu lược binh sách không gì không biết, cũng là bậc túc
trí trong số nữ nhân, là bậc tham mưu trong lực lượng của Hoàng Thám, được coi
là cột trụ. Thấy gương Thị Nhu bị bắt, đồ đảng kinh sợ kéo theo ra hàng. Lại
phái người chiêu dụ Nguyễn Văn Kiêm cũng
đem đạn pháo ra đầu thú. Chỉ còn có Hoàng Thám trốn chạy trong rừng. Vốn trước
đây Hoàng Thám ở vùng Yên Thế chi nhiều
tiền bạc tu tạo đình chùa các xã, lại cấp cho [dân] trâu cày, cho [dân] vay tiền
bạc, không nơi nào không tạo ơn nên thu được lòng trung thành [của dân]. Vì thế
khi Hoàng Thám đến, dân dù chết cũng không khai báo. Tôi không những đã nhiều
nhiều lần tuyên truyền giáo huấn, và ngài Thống sứ cũng thường ân cần dạy bảo,
nhưng lòng dân mê muội không đổi dời. Tôi ở Yên Thế hơn ba tháng trời không thấy
một ai khai báo một việc gì. Tôi tra xét được có 6 người trong hạt này thông đồng
với Hoàng Thám, ngầm đem lương thực thực phẩm tặng cho giặc cướp. Bèn xử án lưu
đầy, nhưng nhân dân kiên quyết xin phóng thích.
Vả lại, việc trị loạn ắt phải dùng nghiêm
luật. Năm trước qua các đợt tiễu phỉ, phàm gặp các trường hợp phạm nhân thông đồng,
tra hỏi ra tới hơn trăm người mới có thể dẹp yên được loạn. Kỳ này chỉ chém tại
pháp trường có 5 tên phạm nhân, còn lại lưu đầy 6 kẻ thông đồng mà nhân dân
kiên quyết xin thả. Rồi các tòa báo la lối chỉ trích là lạm dụng hình phạt. Như
thế thì công cuộc giáo hóa rèn dũa sẽ ra sao để có thể trừng trị kẻ gian được!
Tháng 12 năm ngoái, tôi đã cho truyền nghiêm lệnh tới các Tổng, Lý dốc sức dò
xét, thông tin xác thực sẽ được hậu thưởng tiền bạc, thăng phẩm trật. Thế là
người người tranh hưởng hậu thưởng, dốc sức dò xét truy nã. Hoàng Thám có lẽ
cũng khó mà thoát! Ngờ đâu bề trên nghe lời sàm tấu, việc này bị bỏ.
Tiết thứ sáu
Từ buổi đầu Tân Toàn quyền là Picquié tới
Hà Nội, những người đố kỵ [tôi] kẻ vào cửa
trước, kẻ luồn cửa sau, đặt điều sàm tấu. Có kẻ nói Hoàng Thám chỉ là giặc cỏ
mà ngài Toàn quyền trước vì tham công đã cử đại quân, đến mức tổn hại ngân sách
quốc gia; lại sinh sự mà đặt chức Khâm sai, không những hại nước mà còn bán bằng
sắc, thu về hơn mười vạn bạc chia đều với ngài Thống sứ [Bắc kỳ], đều là việc
sai lầm của ngài Toàn quyền trước. Lời nói ấy có ý muốn triệt Thống sứ, bỏ Khâm
sai, đổ lỗi cho ngài cựu Toàn quyền để [ngài] không thể quay lại [Đông Dương].
Tân Toàn quyền Picquié bị kẻ sàm tấu che mắt,
phái quan nhân tra xét. Song le, nguyên tắc hành quân chỉ có thưởng công phạt tội
mà thôi. Phạt là để răn đe kẻ gian ác, thưởng là để khích lệ người có công. Lần
hành quân ấy được bề trên chuẩn cho tuyển mộ lấy 400 lính. Tháng 7 hành quân,
nhiều lính dầu dãi lam sơn chướng khí mà dần dà phải mộ lính mới thay lính bệnh,
mộ người thay thế lính qua đời, thành tới hơn một ngàn. Mỗi một lần mộ lính
thay mới là một lần dùng quyền cấp văn bằng
sung vào việc điểm danh. Vả lại khi lâm trận, không câu nệ lính khố vàng, khố
xanh, khố đỏ, kỳ binh với thám tử, tuần đinh, điện báo, phụ trách khí giới, hậu
cần, hết thảy đều trợ giúp nước nhà, góp phần đắc lực. Tất cả đều được cấp cho
chứng thực tên tuổi, đợi có tư sẽ được thưởng phẩm hàm, hoặc có trát sẽ được cấp
ngân bài, khiến người người vui hăng hái nhận việc mà thôi. Không ngờ tháng 7
hành quân nơi chướng khí, khi lâm trận gặp địch vào sinh ra tử, chẳng một chút
thưởng nào, như thế lấy gì là khích lệ.
Vả lại, việc mộ binh không như lính khố đỏ,
khố xanh, kỳ binh, khi đăng lính có đơn đầu quân do Tổng, Lý chứng thực. So với
đó, lúc này có khi kẻ ứng mộ dù là đinh tráng ngoại tịch nhưng lại ghi tên
chính đinh. Hoặc có kẻ muốn cầu công trạng mà mượn người đầu quân thế cho. Hoặc
có kẻ nguyên là Suất đội, Đội trưởng cựu binh đã có văn bằng, khi vào mộ lính
thì giả mạo họ tên anh em, ruột thịt để mà cầu lấy bằng cấp khác cho người
thân. Thêm nữa, trong quân, chủ tướng chỉ biết họ tên người dự tuyển tự khai,
không giống như ở tỉnh có sổ bạ để có thể tra cứu. Khi lâm trận thấy người nào
có công thì [tướng có quyền] lập tức cấp văn bằng để tỏ sự khích lệ. Vì thế
trong số đó có kẻ không lâm trận mà có văn bằng.
Đã kịp thời phái quan chức tìm nhiều phương
kế để tra xét, chưa thấy người nào khai có bằng chứng đem bạc mua lấy văn bằng.
Trong đó chỉ có một, hai người là kẻ thù
của tôi, hô hào bắt được kẻ gian khai nhận. Ví dụ như người hầu của Giapi甲悲 tên là Bốn,
kẻ ở Thái Bình tên Khải. Đã biết, nguyên Tuần phủ Thái Bình Nguyễn Duy Hàn có
người cháu ruột là Nguyễn Huỳnh (tức Đỗ Huỳnh) trước theo Phan Bội Châu sang Nhật
Bản. Niên hiệu Duy Tân thứ 3 (1909) được
nguyên Thống sứ [Bắc kỳ] Morel gia ân cho Nguyễn Duy Hàn tìm đưa về đầu
thú. Nguyễn Duy Hàn đã làm cam đoan. Về sau Nguyễn Huỳnh trở mặt không ra đầu
thú, lại theo Hoàng Thám. Năm ngoái đã bắt được, tôi đem ra xử nghiêm trước
quân. Nguyễn Duy Hàn vì thế oán tôi, làm đơn ép kẻ dưới là Khải ký tên. Về sau
tên Khải tự biết vu cáo là có tội, đã có đơn khai rõ ở tòa Thống sứ. Nhà nước
không vị tình riêng, há đâu lại tin lời vu cáo! Tôi không phải không biết họ
tên kẻ thù chọc gậy bánh xe mưu đồ điên đảo. Tôi vâng mệnh trên xuất chinh, lạm
được [bề trên]ủy thác việc quân, gặp khi dục vọng chúng nhân nổi lên, kẻ lớn
mưu tính lớn, kẻ nhỏ toan tính nhỏ. Có kể mưu nắm quyền Kinh lược, có kẻ mưu hưởng
lợi thuế muối thuế rượu. Có kẻ nhân đào ngũ
quy hàng mà cầu được tin dùng. Có kẻ a dua sàm nịnh mà cầu được sủng ái.
Có kẻ muốn báo thù mà giăng lời phỉ báng, gây nhiều sự đa đoan. Một tấm lòng
son thực khôn tỏ rõ.
Trước nay tôi từng cùng quan năm Pennequin,
quan năm Galiéni và nhiều quý vị sĩ quan từng trải binh nhung, thảy đều đồng
tâm lo việc, không một chút mâu thuẫn. Thế nhưng kẻ thù dám đặt điều nói tôi tầm
thường mà dám coi khinh các quý vị sĩ quan. Vả tôi vâng mệnh trên lần này, quả
thực là do Nguyên soái quân đội Đông Dương Jiecon[皆公 ] và Thống sứ
Bắc kỳ tiến cử. Vào năm trước, tôi cùng quý Nguyên soái chinh phạt Đề Kiều, Đốc
Ngữ, quý Nguyên soái đã biết tôi tận trung báo quốc, không nề nguy hiểm, nay lại
thêm lần tiến cử. Tôi mượn lẽ tuổi cao sức yếu, cố từ chối nhiều lần nhưng Thống
sứ De Miribel trước là sĩ quan quân đội ân cần khích lệ. Ấy đều do các quý vị
đã hiểu rõ tôi trong quân ngũ là chiến binh tận tâm, từng trải hiểm nguy gian
khó. Vì thế trong cuộc hành quân này chiêu dụ được hơn 60 kẻ ra đầu thú, lại bắt
được hơn 30 tên, bắn chết 14 tên, khiến cho hai tên đầu sỏ phỉ tặc là Cả Dinh,
Nguyễn Kiêm không còn có thể lộng hành nhiễu nhương dân địa phương. Lại thu được
hơn 70 cây súng, hơn một ngàn đạn pháo, giúp cho người trong lãnh thổ bảo hộ được
bình an, năm tỉnh may mắn được yên ổn. Những điều ấy chưa từng thấy ai nhắc tới.
Thế mà đến ngày khải hoàn, đã có kẻ thù vu cáo.
Từ khi Tân Toàn quyền phái quan nhân tra
xét đến nay, các tòa báo ngày ngày thêu dệt, rằng tôi ăn nhiều của hối lộ, hay ức
hiếp dân lành, thường lạm dụng hình phạt buộc tội cho những người vô can. Những
kẻ ấy khua môi múa mép như thế mà nhà nước cứ để vậy không hỏi tới thì bọn ấy
ngày càng khua môi múa mép. Quan nhân tra xét cũng theo đó mà hùa vào, không
dám giữ vững phép công. Ai mà biện biệt loài chim đực với cái!
Tôi xét ý tứ những kẻ sàm nịnh, trước sau
chúng chỉ mong ngài cựu Toàn quyền Klobukowski không được trở lại nước Nam mà
thôi. Trong việc thuế rượu thuế muối, tôi chưa từng biết tới và tham dự nhưng cứ
nhằm vào tôi để trả cái thù mất mối lợi về rượu và muối. Người Tây ấy hoặc kiêu
căng ngạo ngược, hoặc tham lợi mà lòng dạ ác độc ngông cuồng để thỏa cái thù vặt.
Tôi dùng một lời tóm gọn, ấy là: Phàm kẻ bất lương thì lòng dạ tráo trở.
Tiết thứ bảy
Những điều tự thuật trên đây không phải tôi
dùng lời hoa mỹ che dấu sai trái. Bởi vì có thể nói ra những gì là sự thực, mà
không thể nói cho hết được. Chỉ là đại lược mấy điều cốt yếu để tỏ rõ tâm sự mà
thôi. Kẻ thù kia cố tình xiên xẹo khiến tôi bị dồn ép đến mức có lỗi với bề
trên. Bọn chúng dụng tâm đến vậy, quá là giảo trá. Há đâu vô cớ mà đặt điều bất
hảo về quan chức nhà nước bảo hộ.!
Tôi từ khi vào quan trường tới nay đã nhiều
phen hầu việc với ngài Toàn quyền, luôn luôn tận tâm báo quốc. Tấm lòng này đến
nay không đổi dời. Việc lần này cũng như họa bất ngờ, cũng không dám đổ lỗi cho
cựu Toàn quyền Klobukowski, bởi vì quý ngài ấy dốc lòng vì nước, theo việc mà đặt
chức quan. Cũng không dám oán Tân Toàn quyền Picquié, bởi quý ngài ấy bị kẻ sàm
tấu che mắt. Cũng không nói người tây không am hiểu việc bằng tôi hiểu việc. Ấy
là nói về việc Nguyễn Kiêm đầu thú.
Đáng trách là những kẻ tham lợi, mượn việc
công mưu việc riêng, muốn tôi không thành toàn trọng trách. Từ khi tôi cầm quân, bọn sàm nịnh nhiều phần
dậy dồn toan tính ác độc không kể xiết. Nhưng tướng sĩ tòng chinh vì nước quên
mình, có người hy sinh, có người ốm bệnh, thân từng trải gian lao, lòng ngậm
ngùi cay đắng mà linh hồn chưa được an ủi,
danh tiếng chưa được vẻ vang. Một thân tôi cũng không dám kể lể nhiều.
Lại nói, trước đặt ra Nha Kinh lược Bắc kỳ,
việc cấp bằng sắc văn ban từ Tổng đốc tới bát, cửu phẩm, võ ban từ Đề đốc tới
Suất đội, Đội trưởng. Trong vòng một năm cũng không thu được tới mười vạn bạc,
con số thế nào cũng không thấy tra xét. Huống gì cả tháng 7 tôi ở mãi trong rừng
núi, cấp văn bằng cho việc mộ lính sao thu được số bạc như thế mà bọn sàm tấu
kia đặt điều cho rằng tôi lộng hành.
Mong bậc cao minh chính trực một khi xem
thư này, là thị phi đều rõ. Còn những kẻ cuồng điên phỉ báng, đọc thư này cũng
[sẽ] biết hối cải. Bởi vì tôi chỉ biết dẹp yên giặc gây loạn, làm hết chức phận
của mình. Vả lại tôi phụ giúp nhà nước đã 25 năm, đến nay trước sau trải trăm
trận chiến, chỉ lo tuổi già, cả nước đều rõ.
Thế mà những kẻ ác tâm a dua công kích đặt điều, bề trên tin lời sàm nịnh
mà tra xét. Bậc đại thần của nước nhà đáng phải như vậy sao?
Niên hiệu Duy Tân thứ 4 (1910), ngày 21
tháng Ba.
Lê Hoan, nguyên Bắc kỳ Khâm sai Đại thần,
Thái tử Thiếu bảo, Hiệp biện Đại Học sĩ, lãnh Hải-Yên Tổng đốc, tước Phú Hoàn
nam.
(Triện son Hải Yên Tổng đốc)
Việt Anh Cao sưu tầm-dịch nghĩa.
Lê Hoan (1856-1915)
còn có tên là Lê Tôn; là đại thần cuối triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.
Ông có người con trai là họa sĩ nổi tiếng Lê Phổ.[1]
Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]
Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]
Ông sinh năm Bính Thìn (1856)
tại làng Mọc, xã Nhân Mục, tổng Khương Đình, huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông; nay là quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
Thân thế ông không rõ, chỉ biết thời
trẻ Lê Hoan đi lính triều Nguyễn đóng ở Sơn Tây. Khi quân Pháp xâm chiếm Bắc Kỳ, ông phối hợp với Quân cờ đen đánh
Pháp. Sau vì phạm quân lệnh bị khép án tử hình, nhưng được giảm án.
Năm 1886,
dưới triều vua Đồng Khánh thân
Pháp, Lê Hoan quy thuận Pháp, nên được bổ làm thông phán ở Lạng Sơn, rồi Hưng Yên.
Sau đó ông thăng tiến rất nhanh. Dưới
triều vua Thành Thái, năm 1892,
ông được thăng chức Bố chính Sơn Tây, rồi lần lượt trải các chức: Tuần phủ Hưng Hóa kiêm
Tiễu phủ sứ Tam Tuyên (gồm các tỉnh Sơn Tây, Hưng Hóa, Tuyên Quang), Tổng đốc Bắc Ninh. Năm 1896,
Lê Hoan bị cách chức Tổng đốc Bắc Ninh vì để hai người Pháp bị giết
và về tội ăn hối lộ[2]. Người Pháp nghi ngờ ông làm gián
điệp hai mang, vừa cộng tác với Pháp vừa kín đáo ủng hộ các hoạt động chống
Pháp, tuy nhiên họ không thể công khai chuyện này vì ảnh hưởng đến công cuộc
cai trị của người Pháp.[3]
Dưới triều nhà vua yêu nước Duy Tân ông vẫn tiếp tục được trọng dụng,
năm 1909, ông là Tổng đốc Hải Dương, được phong
Khâm sai đi tiễu trừ Đề Thám với
400 lính. Cuối năm đó, ông bị người Pháp kết án về tội thương lượng, lấy lòng Đề
Thám. Hội đồng điều tra sau đó kết luận là Lê Hoan vô tội, nhưng ông vẫn bị thực dân Pháp gạt
ra[4].
Năm Ất Mão (1915),
Lê Hoan mất ở tuổi 59. Sinh thời, ông được triều đình nhà Nguyễn phong tước Phú Hoàn nam [5].
Con trai ông là Lê Phổ, họa sĩ người Pháp gốc Việt nổi tiếng của
thế kỷ 20.
Con trai thứ mười của ông là Lê Tuân,
năm 1928 tham gia các hoạt động của An nam Cộng sản Đảng, về sau là Thư ký cho
Chủ tịch Mặt trận Liên Việt Tôn Đức Thắng.
Theo GS. Trần Huy Liệu, khoảng
năm 1909 (dưới triều vua Duy Tân), để đối phó lại các cuộc tấn công
theo lối du kích của nghĩa quân Hoàng Hoa Thám,
Lê Hoan (lúc bấy giờ đang làm Khâm sai đại thần Bắc Kỳ) đã cùng với quân đội Pháp ra sức khủng
bố nhân dân, cắt đứt mối liên hệ giữa nhân dân với nghĩa quân và tìm cách bao
vây nghĩa quân. Trước sự dồn ép ấy, nghĩa quân từ chỗ lưu động, phải rút lên lập
cứ điểm tại vùng núi Lang, tả ngạn sông Thanh Giang. Rồi một cuộc ác chiến đã
diễn ra tại núi Lang vào ngày5 tháng 10 năm 1909,
đã làm một phần lớn nghĩa quân bị tan vỡ. Từ đó, nghĩa quân Yên Thế chỉ còn một số nhỏ, và không đóng
ở một vị trí nào...[6]
Ngoài ra, tên tuổi Lê Hoan còn lưu lại
trong bộ sách Việt Lam xuân thu (gồm 60 hồi, dựng lại cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Trước khi in, Lê Hoan đã đề tựa và đổi tên sách là Việt Lam tiểu sử).
Tương truyền sách này do Vũ Xuân Mai (? - ?, người phường Xuân Yên, tỉnh
Hà Nội, đỗ Cử nhân năm 1884)
làm ra. Sau, Lê Hoan tình cờ tìm ra tập bản thảo này trong hòm sách của một gia
đình nổi tiếng, nhân vì thấy "tác phẩm về mặt bút pháp…đều chưa thật
xảo diệu tinh kỳ, bởi vậy nhân lúc rỗi rãi đã mạn phép đem sách ra sửa sang
trau chuốt thêm rồi đưa in và công bố" (trích bài tựa của Lê Hoan
viết năm 1908 đề ở đầu sách)[7].
2. ^ “Nghi án: Lê Hoan, sĩ phu hay Việt gian?”. Báo
Sức khỏe & Đời sống. Truy cập 13 tháng 7 năm 2014.
6. ^ Trần Huy Liệu, "Hoàng Hoa Thám,
một Lãnh tụ của nghĩa quân Yên Thế, một Anh hùng dân tộc của nhân Việt
Nam", in trong Trần Huy Liệu với sử học. Nxb Khoa học xã hội,
2011, tr. 448-449.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét