Thứ Tư, 13 tháng 9, 2017

ĐỘNG CƠ - LƯƠNG TÂM

Nhớ lại những bài đã viết đăng Facebook. Bài từ 3 tháng 6 năm 2016.Tưởng Blog cũng có, nhưng tìm mãi không thấy. Lưu lại đây để khỏi trôi mất theo thời gian. 
ĐỘNG CƠ - LƯƠNG TÂM
https://www.facebook.com/nguyenductoan.thang/posts/1113729822033939

Ân nhân của hàng nghìn Thuyền nhân Việt Nam những năm 70 - Rupert Neudeck, nhà báo theo chủ nghĩa nhân đạo người Đức, nổi tiếng về việc làm cứu vớt hàng chục ngàn thuyền nhân Việt Nam trên Biển Đông năm 1979 bằng tàu Cap Anamur. Đã qua đời ngày 31/5/2016. 


Ông còn nổi tiếng với nhiều công tác thiện nguyện khác ở I rắc, Apganistan, … Ông có 1 tác phẩm xuất bản năm 2005: "Ich will nicht mehr schweigen. Recht und Gerechtigkeit in Palästina" (Tôi sẽ không im lặng nữa. Luật pháp và Công lý ở Palestine) nhằm bênh vực những người Palestine. (https://vi.wikipedia.org/wiki/Rupert_Neudeck) Phải chăng tên tác phẩm ấy cũng gần gũi với câu: Đừng im lặng của MC Phan Anh. Câu chuyện hot. Mình ở xa, không trong cái vòng xoáy „cá -mú sắt- thép biểu -tình dân- chủ đảng- trị“ này nọ. Nhưng không khí Facebook là 1 làn không khí tự do. Một kiểu tự do mà chính con người thực sự khát khao, nhưng trong đời thường lại rụt rè không dám phô bày và phải bày ra trên Facebook. Đó là cái hấp dẫn của Facebook. Có 1 hay 2 người Đức mà tôi hỏi chuyện, khi nhắc đến Facebook thì họ phẩy tay quầy quậy, coi đó là trò con nít, nhưng thực sự thì chính họ ai cũng có 1 tài khoản mạng xã hội không hề chối cãi. Nhớ lại nững câu chuyện tình ma quái trong môn Văn học Trung đại thời Sinh viên, như vang vang lời thầy Nguyễn Kim Sơn. Rằng những chuyện dâm tình ma quái như thế, như là ẩn ức 1 khát vọng về tự do luyến ái hoan lạc, của con người trong vòng kiềm tỏa đạo đức của Nho gia phải thác gửi vào những câu chuyện tình với … Ma. Vâng con người ta muốn tự do hoan lạc, khát khao dục vọng ái tình, nhưng lại đổ thừa cho ma quỷ, để rồi 1 lát sau lại chui vào cái áo quan Nho gia vuông thành sắc cạnh. Và những tuyệt tác văn chương tình ái thì liệt vào hàng dâm thư. Nhưng kỳ lạ thay, dâm thư lại còn được lưu truyền đến ngày nay chẳng kém gì thánh thư, kinh thư cả. 
Facebook, nơi các anh các chị chụp ảnh những giây phút thăng hoa ngộ nghĩnh của đời mình, những địa danh mà anh chị mong lưu dấu, từ cái nắp cống cho đến con cái, bố mẹ anh chị lúc quây quần, các công trình thành tựu anh chị gặt hái, ý kiến này nọ ... đủ thứ khác, ... Ai mà đồng cảnh ngộ thì anh chị like cho 1 cái động viên. Vì cảm xúc nó trùng hợp kỳ lạ mà người ta gọi là đồng cảm đấy. Chả biết động cơ là gì! (nhưng chắc là có động cơ/ khoe khoang. Hay nói nhẹ hơn là đồng cảm xúc- vì là người biết thông cảm với những khoảnh khắc đăng của đối tượng.) Nhưng bên cạnh đó có nhiều người biết lợi dụng Facebook để truyền tin cho nhanh, chia sẻ gây tạo cảm xúc, biểu đạt suy tư tình cảm ... cũng ná ná như các anh các chị thôi. Chả biết động cơ là gì (nhưng chắc là có động cơ/ chia sẻ cảm xúc và suy tư/ đánh bóng tên tuổi). Cái sự đồng cảm của con người phải nói là như nhau. Nhưng cái vấn đề là ở chỗ nhận thức của con người về giá trị lợi ích thì khác nhau nên định hướng hành vi khác. 
Khi nhiều người muốn khoe khoang cảm xúc yêu nước thương nòi, đấu tranh vì môi trường, vì lợi ích nghìn năm của dân tộc. Họ vì họ ư! Đúng! Điều đó đúng cả 2 nghĩa vì được phô bày bản thân và vì lợi ích của tương lai. Và một số người khác thì bình tĩnh quan sát và tìm cách lý giải theo cách của mình, coi đó là 1 hiện tượng xã hội, tâm lý cộng đồng, đám đông, ... Họ tách mình ra khỏi cảm xúc chung để đưa nó vào trạng thái đối tượng nghiên cứu (đôi khi đối tượng nghiên cưu lại chính là nguồn cảm hứngs cho nghiên cứu đấy nhé). Họ có đầy đủ mọi chứng cứ khoa học, dịch từ Anh/Pháp/Trung/ Nhật ... Và dường như đám kia là 1 đám rảnh việc. Những triết lý họ đưa ra, từ NĂng Lực Media Litracy (1 dạng năng lực để sống trong môi trường đa truyền thông), từ Văn hóa bình tĩnh không bị nhiễm độc mạng Xã hội, ... Rồi từ ông quỷ ông quỳ nào nữa. Nhưng rồi thì Nghĩa lộ vẫn nguyên Nghĩa lộ, khi luận thuyets không đủ hấp dẫn số đông, người ta cười trừ, vin vào những thứ khôi hài, như ... Nhạc Chế chẳng hạn. những bài hát Chế ỷ ôi: Đừng đưa nhau lên Face, đừng đưa nhau lên Face, (Nhại lại bài Đừng xa em đêm nay, đừng xa em đêm nay ). Và nói chung là họ vô tư, một cách có trật tự và thờ ơ 1 cách có khoa học, phản biện có lý thuyết với trào lưu rảnh rỗi kia. Trong khi đó họ vẫn sử dụng Face để Show hàng của họ (não trạng Double – think).. Nhưng sâu xa thay là họ muốn đám kia bị phản biện và ứng dụng theo dòng lí thuyết vòng vèo của họ. Vì họ là những người ơn cao lộc nước nên cũng khó mà hiểu thấu cái tâm của đám Tiện Hạ Sĩ, họ ấm êm với vòng xoáy em dịu của cuộc đời đang càng ngày càng êm dịu (theo đúng nhạc của họ: Học giởi, ra trường, công việc, vợ con, thăng chức ... ). Đúng như Kinh Phật nhắc, đến 1 loại người ở cái xứ xử xừ xừ gì mà sung sướng đủ đầy không thấu khổ đau khó tu thành Phật quả được. 
Và quay lại tôi không hiểu cái ông người Đức theo chủ nghĩa nhân Đạo tên là Rupert Neudeck kia lập ra cái Tàu Cap Anamur để đi cứu Thuyền nhân Việt Nam vì động cơ gì ? (chắc là có. Liệu có phải là Tấm Bia Vinh Danh ông của Việt Kiều dựng ở Hamburg/ Bronzetafel in Hamburg mit Danksagung der vietnamesischen Flüchtlinge. ) 

Và những Thuyền Nhân đã sẵn sàng bỏ mạng trên những chiếc ghe bé nhỏ để ra khơi. (chắc là có động cơ. Nhưng không phải để đem cái ghe đó dựng đài tưởng niệm ở Trosdorf/ Fluchtboot, das Ende April 1984 von der Cap Anamur im südchineschen Meer aufgefunden wurde. Heute steht es als Denkmal in Troisdorf).

Và hơn hết tôi nhớ đến 1 cái thực sự không có "động cơ", nhưng nó lại là "động cơ" cho mọi hành vi đó là Lương Tâm. Đôi khi Lương Tâm bị 1 vài vấn đề nó sẽ không thể làm động cơ cho hành vi cơ bản cần phải có, và hành vi đó bị lệch pha, đó là hành vi im lặng, hoặc phát ngôn ngược với những điều Lương Tâm lành lặn phải tỏ bày.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét