Chủ Nhật, 10 tháng 5, 2015

Tư liệu về chủ quyền quần đảo Hoàng Sa trong sách Viêm Giao Trưng Cổ Kí của Cao Xuân Dục.

Tư liệu về chủ quyền quần đảo Hoàng Sa
chép trong Viêm Giao Trưng Cổ Kí của Cao Xuân Dục
Cao Xuân Dục 高春育; tự là Tử Phát, hiệu Long Cương, Cổ Hoan Đông Cao; sinh năm 1843 mất năm 1923) là một quan đại thần của triu đình nhà Nguyễn. Quê ông tại thôn Thịnh Mỹ (Thịnh Khánh), xã Cao Xá, huyện Đông Thành, phủ Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Năm 1876, ông đCử nhân, đồng khoa với Phan Đình PhùngHà Tĩnh, Nguyễn Đôn Tiết ở Thanh Hoá và Phan Văn Ái ở Hà Nội. Trong quá trình làm quan, ông đã trải qua những chức: Biện lư Bộ Hình (1883), Án sát Hà Nội (1883), Bố chính Hà Nội (1884), Tuần phủ Hưng Yên (1889), Tổng đốc Sơn Tây - Hưng Hóa - Tuyên Quang (1889), Khâm sai Chủ khảo trường thi Hương Hà Nam (1894), Tổng đốc Định Ninh (1896), Phong hàm Kiên Giang Quận công (1898), Phó Tổng tài Quốc Sử Quán (1898) rồi làm Tổng tài Quốc Sử Quán (1903), Chủ khảo trường thi Hội (1901), kiêm quản Quốc Tử Giám. Thăng Thượng thư Bộ Học (1907), sung Cơ mật viện Đại thần - Phụ chính Đại thần. Phong hàm Thái tử Thiếu bảo (1908). Phong tước An Xuân tử (1911). V hưu với hàm Đông các Đại học sĩ (1913). Là một trong Tứ trụ Triu đình, bốn vị quan lớn có nhiệm vụ bàn bạc với vua những chuyện quan trọng của đất nước. Soạn thảo các văn thư quan trọng, coi sóc việc tuyển chọn nhân sự của triu đình. Có lúc ông bị gièm pha, giáng chức v làm Tri phủ huyện Quốc Oai, Hoàng Xá.
Cao Xuân Dục qua đời năm 1923, thọ 81 tuổi. Trong cuộc đời làm quan, ông cho sao chép sưu tập nhiều sách vở thư tịch cổ, tích thành Thư Viện Long Cương nổi tiếng tại quê nhà.
Các con ông là Cao Xuân Tiếu, Phó bảng khoa Ất Mùi (1895), làm quan đến Thượng thư, Cao Xuân Khôi, đậu Tú tài (1905), Cao Xuân Thọ, Cử nhân (1911), làm quan Tri phủ, Cao Thị Hòa, nhà thơ. Con rể ông có các ông: Đặng Văn Thụy, (cưới bà Cao Thị Bích), đỗ Đình nguyên Hoàng giáp năm Giáp Thìn (1904), làm quan đến chức Tế tửu; Hoàng Tăng Bí (cưới bà Cao Thị Thuyên), đỗ Phó bảng khoa Canh Tuất (1910).
Các cháu ông cũng nhiều người thành đạt như: Cao Xuân Tảo, cử nhân (1912), làm quan Tá lư Bộ Lễ. Cao Xuân Huy, Giáo sư Triết học phương Đông và văn học Trung quốc ở Hà Nội. Cháu ngoại là Hoàng Minh Giám, cháu ngoại (con ông Hoàng Tăng Bí), giữ các chức vụ Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Việt Nam. Đặng Văn Hướng, (con ông Đặng Văn Thụy), đPhó bảng, từng làm Tổng đốc Nghệ An trong nội các Trần Trọng Kim, Quốc vụ khanh trong Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
Các tác phẩm của ông, hay ông tham gia biên soạn hiện còn tản mát trong kho tư liệu Hán Nôm ở các nơi. Những các sách được biết đến như: Đại Nam thực lục, Quốc Triu Sử Toát Yếu, Đại Nam Nhất Thống Chí (địa chí Trung Bộ - Duy tân - 1910), Đại Nam Dư Địa Chí Ước Biên (Trung và Bắc Bộ), Quốc Triu Luật Lệ Toát Yếu (Duy Tân 1907-1916), Quốc triu tin biên toát yếu, Quốc triu khoa bảng lục (ghi chép tên họ, quê quán người thi đỗ), Quốc Triu Hương Khoa Lục (ghi chép tên họ, quê quán người thi đỗ kì Hương thí). Bộ Nhân Thế Tu Tri (1901 - 8 tập 900 trang) trích trong Kinh Sử những lời hay ý đẹp nhằm giúp giáo dục con người tu dưỡng, sửa mình và mưu sinh; Long Cương Văn Đối; Long Cương Bát Thập Thọ Ngôn; Long Cương Đối Liên; Long Cương lai hạ tập; Long Cương hưu đình hiệu tần; Hà Nam trường hương thi văn tuyển; Hạ Thọ Liên; Hạ Ngôn đăng lục.
Còn nhiều sách vở, bia ký chưa được tổng hợp hết. Hiện tại thư viện tại Thư viện Hiệp hội Á Châu (Societe asiatique ) nước Cộng hòa Pháp, lưu giữ bản Viêm Giao Trưng Cổ Kí, sách mang kí hiệu HM2232. Ghi chép về những dấu tích cổ của nước ta. Nước Việt Nam ta ở phía nam thuộc vùng nhiệt đới nóng, cổ gọi là Viêm Bang hay Nam Giao. Cao Xuân Dục dùng từ Viêm Giao để đề tên sách với cái ý lưu giữ vốn cổ của đất nước. Sách đã được nhà nghiên cứu Hán Nôm Nguyễn Văn Nguyên sưu tập trong đợt ông Công tác tại Cộng Hòa Pháp. Ông Nguyễn Văn Nguyên đã tự mình dịch toàn văn văn bản này ra Tiếng Việt. Bản dịch do nhà xuất bản Thời đại in 2010, dày 222 trang.
Sau khi tìm hiểu và sao lục lại toàn bộ nguyên bản và dịch bản, chúng tôi đã tìm lọc  những dòng tư liệu ghi chép về Quần đảo Hoàng Sa, khẳng định chủ quyền của Nhà Nguyễn với quần đảo này. Nhân sự kiện Trung Quốc muốn chiếm lĩnh Biển Đông, xâm chiếm các Quần đảo có chủ quyền lâu đời thuộc Việt Nam. Nhiều nguồn tư liệu lịch sử để bảo vệ pháp lý chủ quyền của đất nước được các nhà nghiên cứu đưa ra. Có nhiều nguồn tư liệu trong cũng như ngoài nước. Chúng tôi không rõ tư liệu của Viêm Giao Trưng Cổ Kí có được đưa vào hay chưa, nên tự tiện đăng lại lên Blog của cá nhân để người muốn tìm hiểu có thêm tư liệu để nghiên cứu.
TỈNH QUẢNG NGÃI
Tờ 153
 
Đảo Hoàng Sa
Đảo ở phía đông đảo Rí. Từ bờ biển Sa Kì ra khơi đi thuận chiều gió 3 ngày đêm thì tới nơi. Trên đảo có đến 130 ngọn núi giăng la liệt, đều nằm cách xa biển từ 1 ngày đến vài canh giờ đi đường. Giữa đảo có bãi Cát Vàng kéo dài hàng nghin dặm, tục gọi là bãi Vạn Lí Trường Sa, trên có giếng nước ngọt, nước rất trong. Chim biển kéo về tụ tập thành bầy, đông đúc không sao đếm xuể. Thổ sản ở đây có nhiều ốc vằn, hải sâm, đồi mồi, rùa biển. Hàng hóa, đồ vật của những chiếc thuyền gặp nạn bởi gió bão trôi giạt tích tụ cả về đây. Hồi đầu dựng nước của triều ta đã lấy dân người xã An Vĩnh sung vào lập ra đội Hoàng Sa, hàng năm cứ đến tháng 3 vượt biển ra đây thu gom những vật trôi giạt trên biển, đến tháng 8 đem giao nộp ở cửa biển Tư Hiền . Lại lập ra đội Bắc Hải, giao cho đội Hoàng Sa kiêm quản, để đi đến khắp các hải đảo tìm vớt đồ vật trên biển. Phía đông đảo gần với Hải Nam, phủ Quỳnh Châu của nước Thanh. Vua Gia Long cũng phỏng theo lệ cũ lập đội Hoàng Sa , rồi về sau bãi bỏ. Đầu triều Minh Mệnh thường sai quan thuyền đi đến đảo này thăm dò đường biển . Có một cồn cát trắng tích tụ thành đống, chu vi đến 1070 trượng, cây cối rậm rạp. Trong cồn cát có giếng. Phía tây nam đảo có ngôi miếu cổ không rõ được dựng từ thời nào. Bia của miếu khắc 4 chữ "Vạn lí ba bình" (sóng yên nghìn dặm). Ngày xưa gọi là chùa thờ Phật. Bờ nam của núi toàn là đá san hô nằm dốc nghiêng bao lấy mặt nước. Mạn tây bắc đảo nổi lên một gò, chu vi 340 trượng, cao 1 trượng 2 thước, ngang bằng với bãi cát, gọi là đá Bàn Than. Năm [Minh Mệnh] thứ 16 (1835) sai quan đi thuyền đến dựng chùa, dựng bia ở mé bên trái chùa để ghi dấu . Lại bắc cầu gỗ ở ba mặt phía sau, bên phải và bên trái. Khi lính và dân phu san sửa nền chùa đã đào được hơn hai nghìn tấm lá bằng đồng và sắt.
(Theo bản dịch của Nguyễn Văn Nguyên, Nxb Thời đại, 2010)
Nguyễn Đức Toàn sưu tầm.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét