Chủ Nhật, 31 tháng 1, 2016

An Nam Chí Nguyên


Trần Văn Giáp/ Lược truyện các tác gia Việt Nam/ TẬP I/ CHƯƠNG I CÁC SÁCH THAM KHẢO I- SỬ CHÍ

6. An Nam Chí Nguyên
Tác giả Cao hùng Trưng



3 quyển, sách phim hoạt bản, chữ xếp khổ sách 24x18, đóng thành một cuốn, phần chữ Hán là Nguyên sách 257 trang phần, chữ Pháp khảo cứu 56 trang, cộng 311, trang do học viện Viễn Đông của Pháp đính san tại Hà Nội năm 1931( phần Pháp văn đề là năm 1932). Đầu sách có: 1. tổng mục lục; 2. Bài tựa, không ghi tên và niên hiệu (nhưng có thể hiểu là của tác giả) Sau đó, mỗi quyển có mục lục riêng. Sau cùng có bài khảo cứu của nhà xuất bản gồm 56 trang bằng Pháp văn.
Nội dung:
Quyển 1, có 9 mục:1. tổng yếu (trang 3 đến 77), nói khái quát về lịch sử An Nam từ Thượng Cổ (đời Đường Nghiêu) đến triều Minh (đời Thành Tổ 1403 đến 1424); 2. phân dã; 3. cương vực; 4. lý chí; 5. bát đáo; 6. thành trì; 7. Sơn xuyên; 8. phường, quách, hương, trấn; 9. thổ sản.   
Quyển 2, có 23 mục (trang 79 đến 170): 1.Cống Phú (thuế má); 2. phong tục; 3. hình thế; 4. hộ khẩu; 5. học hiệu; 6. quân vệ; 7 chiến phạt huân tích (công lao đánh dẹp); 8. thủ ngự huân tích (công lao phòng giữ); 9. giải xá( nhà cửa); 10. đàn tràng (nơi cúng tế); 11. phố xá; 12. từ quán, tự miếu; 13. Kiều lương; 14. Cổ Tích; 15. Thành quách; 16. cung thất; 17. độ tân (bến đò); 18. quan ải (cửa ải); 19. Nham động; 20 viên Trì; 21. Pha uyển (đê đường); 22. cảnh vật; 23. hoạn tích (các quan có công).
Quyển 3, có 4 mục (trang 171 đến 257): 1. nhân vật (người giỏi); 2. tiên thích (các sư, nhà tu đạo); 3. tạp chí (lặt vặt); 4. thơ văn.
Về phần Pháp văn ngoài bià đề như sau:
Collection des textes et documents sur l.Indochine I. Ngan nan tche yuan,  texte chinois edite et publie sous la direction de Léonard Aurousseau avec une étude sur le Ngan nan tche yuan et son auteur E. Gaspadone, Hà Nội, Imp. d.Extreme – Orient, 1932 (Tùng Thư các tài liệu về Đông Dương 1. An Nam Chí Nguyên bằng chữ Hán, xuất bản và phát hành dưới sự lãnh đạo của L.Aurousseau, có một bài khảo cứu về An nam Chí Nguyên và tác giả sách ấy của E. Gaspardone, Hà Nội nhà tin Viễn Đông năm 1932.  Trong sách, trên hết là mục lục chung bằng chữ Pháp, rồi đến Bài tưạ của G.Coedes. Bài khảo có các chi tiết: lịch sử sách, các bản sao chép, tác giả và niên đại, nguyên ủy và giá trị, khảo dị, phụ chú.


Sách An Nam Chí Nguyên tuy đã xuất bản gọi là toàn bộ, nhưng do sự Tam Sao Thất Bản nên còn có thiếu sót, nay chỉ đưa ra một vài thí dụ: Theo Kiến Văn Tiểu Lục, mục Thiên chương (quyển 4 tờ 12 đến 13) Lê Quý Đôn có nói trong mục Thi Văn sách An Nam chí có một số bài thơ, nhưng như trên đã trình bày, thì bộ sách đã in này còn thiếu phần thơ. Lê Quý Đôn nói: “… mà trong Sách An Nam chí của người Minh cũng đã có chép … bài thơ của Phạm Sư Mạnh để ở phía tay phải núi Thạch môn, là một bài cổ thể, nay còn thấy khắc trên đá …”
Một số các mục trong sách, có thể nói Cẩn Y Phàm lệ (xin theo phàm lệ), hay Kim y phàm lệ (xin theo phàm lệ), hay Tất y Phàm lệ (nay theo phàm lệ), v.v … nhưng trong sách  không có phản Lệ về chấm vn chấm chấm chấm vậy ta dùng tài liệu sách này nên để ý Nghiên cứu kỹ
Riêng về mục các tiểu chuyện, có chép Nhân vật, từ Lý ông Trọng đ:ời Tần đến Lương như Hốt đời Minh (Vĩnh Lạc thứ 9 -1411) có 34 người. Tiên thích, từ An kỳ Sinh đời Hán đến Từ Quan, Huệ thông thái sư (không rõ đời nào) có 23 người, tổng cộng (34 cộng 23 bằng 57 người). Trong số đó phần nhiều là các nhà chính trị, quân sự, tu hành, chỉ có 3 nhà có tên tác phẩm truyền lại: 1. Trần Toại có Sầm lâu Văn tập; 2. Trần ích Tắc có Củng cực lạc Ngâm tập; 3. Trần Tú Tuấn có Thúy sơn ngâm Thảo.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét